Môn: Tự nhiên xã hội
TUẦN 1
Tên bài dạy: Cơ thể của chúng ta
A. Mục tiêu : Sau bài học này HS biết:
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể : đầu , mình , chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc , tai , mắt , mũi , miệng , lưng , bụng .
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt
B. Đồ dùng dạy học : Các hình trong bài 1 SGK
C. Hoạt động dạy và học :
Môn: Tự nhiên xã hội TUẦN 1 Tên bài dạy: Cơ thể của chúng ta A. Mục tiêu : Sau bài học này HS biết: Nhận ra 3 phần chính của cơ thể : đầu , mình , chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc , tai , mắt , mũi , miệng , lưng , bụng . Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt B. Đồ dùng dạy học : Các hình trong bài 1 SGK C. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ồn định tổ chức lớp :: II. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập III. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh - GV đưa ra chỉ dẫn: Quan sát các hình ở trong sách trang 4 SGK - GV theo dõi và giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động này - Động viên các em thi đua - GV sử dụng hình vẽ phóng to gọi HS lên bảng. 2. Hoạt động 2: - Cho HS quan sát tranh chỉ và nói xem các bạn trong tường hình đang làm gì? - Cơ thể chúng ta có mấy phần - GV đưa ra yêu cầu - GV đưa ra kết luận: Cơ thể của chúng ta gồm 3 phần đó là đầu, mình và tay chân. Chúng ta nên tích cực hoạt động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. 3. Hoạt động 3: Tập thể dục GV HD HS học bài hát “Cúi mãi mỏi lưng viết mãi mỏi tay thể dục thế này là hết mệt mỏi” - GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát. - GV gọi 1 HS lên bảng đứng trước lớp thực hiện. - KL: GV nhắc nhở HS muốn cho cơ thể phát triển tốt cần luyện tập thể dục hàng ngày. Trò chơi: ai nhanh, ai đúng VI. Củng cố dặn dò : - Gọi một số HS nói tên các bộ phận bên ngoài - Về ôn bài; chuẩn bị tiết sau: Chúng ta đang lớn. Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể HS hoạt động theo cặp HS xung phong nói tên các bộ phận cơ thể HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài HS quan sát tranh HS làm việc theo nhóm nhỏ Các em làm việc theo nhóm Hoạt động cả lớp: biểu diễn từng hoạt động. HS tập và hát theo GV HS hát và làm theo Lớp nhìn theo và cùng làm Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát 1 HS lên bảng nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể, vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ Các HS đếm xem bạn kể được bao nhiêu bộ phận và chỉ đúng không ? + Phân biệt được bên phải , bên trái cơ thể . @ Bổ sung – rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ============{================ Môn: Tự nhiên xã hội TUẦN 2 Tên bài dạy: CHÚNG TA ĐANG LỚN A. Mục tiêu : Giúp HS biết: Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao , cân nặng và sự hiểu biết của bản thân . ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn, ... đó là bình thường B. Đồ dùng dạy học : - Các hình trong bài 2 SGK - Phiếu bài tập (vở BT TNXH 1 bài 2) C. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ồn định tổ chức lớp :: II. Bài cũ: Trẻ em có những quyền gì ? III. Bài mới: a. Khởi động: Trò chơi vật tay - Kết thúc cuộc chơi GV hỏi xem trong 4 nhóm người ai thắng thì giơ tay. b. Kết luận: Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn ... hiện tượng đó nói lên gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. 1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK B1: làm việc theo cặp B2: Hoạt động cả lớp Kết luận: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động (biết lẫy, bò, ngồi, đi ...) và sự hiểu biết các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn. 2. Hoạt động 2: B1: Thực hành theo nhóm B2: Câu hỏi: - Dựa vào kết quả thực hành đo nhau, các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không ? - KL: Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau. Các em cần ăn uống điều độ; giữ gìn sức khoẻ không ốm đau sẽ chóng lớn hơn. 3. Hoạt động 3: Vẽ về các bạn trong nhóm VI. Củng cố dặn dò : - Cho HS trưng bày sản phẩm trong nhóm xem bức vẽ nào đẹp nhất chọn đem lên trưng bày trước lớp. - Về xem lại bài, chuẩn bị bài: Nhận biết các vật xung quanh 4 HS một nhóm, chơi vật tay. Mỗi lần một cặp, những người thắng lại đấu với nhau. 2 HS quan sát các hình ở trang 6 SGK và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong từng hình. Một số HS lên nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm, các HS khác bổ sung. Mỗi nhóm 4 HS chia làm 2 cặp, lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn. - Các bạn đo tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn - HS quan sát xem ai béo, ai gầy. HS phát biểu suy nghĩ CN về những câu hỏi GV đưa ra. + Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao , cân nặng và sự hiểu biết HS thực hành vẽ 4 bạn trong nhóm. @ Bổ sung – rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ============{=============== Môn: Tự nhiên xã hội TUẦN 3 Tên bài dạy: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH A. Mục tiêu : Giúp HS biết: Hiểu được mắt , mũi , tai , lưỡi , tay , ( da) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể. B. Đồ dùng dạy học : - Các hình trong bài 3 SGK - Một số đồ vật như: bông hoa hồng hoặc xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng, quả mít hoạc loại quả có vỏ sần sùi như chôm chôm, sầu riêng ... cốc nước nóng, nước đá lạnh. C. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ồn định tổ chức lớp :: II. Bài cũ: Trẻ em có những quyền gì ? III. Bài mới: 1. GV cho HS chơi trò chơi Nhận biết các vật xung quanh Sau khi kết thúc trò chơi GV nêu vấn đề. GV giải thích tên bài học mới 2. Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK hoặc vật thật. B1. Chia nhóm 2 HS: - HD quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi... của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình ở SGK hoặc các vật do các em mang tới. B2. Một số HS chỉ về từng vật trước lớp. 3. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ: vai trò các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh. B1: GV HD HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm. B2. GV cho HS xung phong, GV lần lượt nêu một số câu hỏi cho cả lớp thảo luận và GV kết luận. VI. Củng cố dặn dò : - Nhờ đâu mà chúng ta nhận biết mọi vật xung quanh ? - Về xem lại bài, chuẩn bị bài: Bảo vệ mắt và tai. 2-3 HS lên chơi. Dùng khăn sạch che mắt một bạn, lần lượt đặt vào tay bạn đó một số đồ vật như đã mô tả, mở phần đồ dùng, đoán xem vật đó. HS mô tả một số vật xung quanh. HS từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các vật có trong hình hoặc các vật do các em mang đến lớp. HS chỉ và nói hình dáng, màu sắc và các đặc điểm khác nhau như: nóng, lạnh, nhẵn, sần sùi, mùi vạ ... Các em khác bổ sung. Dặ vào hoạt động của GV, HS tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, các em thay nhau hỏi và trả lời. HS đứng trước lớp nêu câu hỏi, một bạn ở nhóm khác trả lời. - Nêu được những ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng @ Bổ sung – rút kinh nghiệm : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ============{================ Môn: Tự nhiên xã hội TUẦN 4 Tên bài dạy: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI A. Mục tiêu : Giúp HS biết: Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai . Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ. B. Đồ dùng dạy học : - Các hình trong bài 4 SGK, phiếu BT (vở BT TNXH1, bài 4) - Một số tranh ảnh HS và GV sưu tầm được về các hoạt động liên quan đến mắt và tai. C. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ồn định tổ chức lớp :: II. Bài cũ: Điều gì xảy ra nếu mắt và tai bị hỏng ? Điều gì xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc ? III. Bài mới: 1. GV cho HS chơi trò chơi 2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK: B1: HD HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK và HD HS tập đặt và trả lời ... ................................................................................................................................................. ============{================ Môn: Tự nhiên xã hội TUẦN 17 Tên bài dạy: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH , ĐẸP ( Mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường : toàn phần ) A. Mục tiêu : Giúp HS biết: Nhận biết được thế nào là lớp học sạch , đẹp . Biết giữ gìn lớp học sạch , đẹp Có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch đẹp. e Tích hợp giáo dục môi trường : - Biết sự cần thiết phải giử gìn môi trường lớp học , sạch , đẹp . - Biết các công việc cần phải làm để lớp học sạch , đẹp . - Có ý thức giử gìn lớp học sạch sẻ , không vứt rác , vẽ bậy bừa bải , .. B. Đồ dùng dạy học : Một số đồ dùng và dụng cụ như: chổi có cán, khẩu trang, khăn lau, hốt rác, kéo, bút màu... C. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ồn định tổ chức lớp :: II. Bài cũ: Nêu các hoạt động ở lớp học của mình, nhận xét bài cũ. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm trước chúng ta học bài gì ? Hôm nay ta học bài “Giữ gìn lớp học sạch sẽ” 2. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp B1: HD HS quan sát tranh ở trang 36 SGK. B2: Gọi 1 số HS trả lời trước lớp B3: Gọi 1 số HS trả lời - Biết sự cần thiết phải giử gìn môi trường lớp học , sạch , đẹp . - Biết các công việc cần phải làm để lớp học sạch , đẹp . - Có ý thức giử gìn lớp học sạch sẻ , không vứt rác , vẽ bậy bừa bải , .. KL: Để lớp học sạch, đẹp, mỗi HS phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch, đẹp và tham gia những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch đẹp. 3. Hoạt động 2: Thảo luận và thực hành theo nhóm. B1: Chia nhóm theo tổ, phát cho mỗi tổ 1, 2 dụng cụ. B2: Những dụng cụ này được dùng vào việc gì ? cách sử dụng từng loại như thế nào ? KL: Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lý, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. VI. Củng cố dặn dò : + Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau ôn tập. - HS Hát - Ổn định tổ chức vào tiết học Bài hoạt động ở lớp học. - Lắng nghe và 2 HS nhắc lại tựa bài học mới . HS quan sát và trả lời câu hỏi HS thảo luận và trả lời câu hỏi. + Nêu những việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp sạch , đẹp - Biết sự cần thiết phải giử gìn môi trường lớp học , sạch , đẹp . - Biết các công việc cần phải làm để lớp học sạch , đẹp . - Có ý thức giử gìn lớp học sạch sẻ , không vứt rác , vẽ bậy bừa bải , .. Mỗi tổ sẽ thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV. Đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành. + HS trả lời + HS trả lời kết luận : Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lý, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. - Học sinh lắng nghe nhận xét @ Bổ sung – rút kinh nghiệm : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ============{================ Môn: Tự nhiên xã hội TUẦN 18 CUỘC SỐNG XUNG QUANH I . Mục tiêu: Nêu được một số nét về cảnh quang thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở . HS biết yêu thương, gắn bó với địa phương nơi mình đang sinh sống. II . Chuẩn bị : 1/ GV: Tranh minh hoạ. 2/ HS : SGK III . Các hoạt động : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ . Khởi động : Hát II/. Bài cũ: Giử gìn lớp học sạch , đẹp III/. Bài mới : Tiết này các em học bài : Cuộc sống xung quanh. a/ Hoạt động 1 : Tham quan xung quanh khu vực sân trường PP: đàm thoại , trực quan, thảo luận - GV cho HS tham quan khu vực quanh trường và nhận xét về quang cảnh trên đường ( người, phương tiện giao thông ) - Nhận xét 2 bên đường : nhà cửa, cây cối, người dân sống bằng nghề gì ? - GV phổ biến nội quy : đi thẳng hàng, trật tự, nghe hướng dẫn của GV - GV nhận xét. b/ Hoạt động 2 : Làm việc với SGK PP: thảo luận , thực hành - GV treo tranh – Tranh vẽ gì ? Ở đâu ? tại sao em biết ? - Em thích cảnh nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét. c/ Hoạt động 3 : Củng cố - Người dân nơi em ở họ sống bằng nghề gì ? - GV nhận xét. VI/ Củng cố – dặn dò : (1’) - Chuẩn bị : Tiết 2 - Nhận xét tiết học - HS Hát - Ổn định tổ chức vào tiết học - HS lên bảng thực hiện KT theo yêu cầu GV - Lắng nghe và 2 HS nhắc lại tựa bài học mới . HS đi tham quan xung quanh khu vực sân trường HS thảo luận câu hỏi + Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị HS quan sát – Thảo luận câu hỏi Gọi HS trả lời + Làm ruộng , nuôi thuỷ sản. - Học sinh lắng nghe nhận xét @ Bổ sung – rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................============{================ TUẦN 19 CUỘC SỐNG QUANH TA (Tiết 2) Mục tiêu: Nêu được một số nét về cảnh quang thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở . Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. Chuẩn bị: Giáo viên: Các hình ở SGK bài 18. Tranh ảnh về cuộc sống nông thôn. Học sinh: SGK, vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp? - Em đã làm gì để giữ gìn lớp học sạch đẹp? Bài mới: Giới thiệu: Học bài: Cuộc sống xung quanh. Hoạt động 1: Cho học sinh tham quan khu vực quanh trường. * Phương pháp: quan sát. Mục đích: Học sinh tập quan sát thực tế cuộc sống diễn ra xung quanh mình. Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ. - Nhận xét về cảnh quan trên đường, quang cảnh 2 bên đường người dân địa phương sống bằng nghề gì? - Đi thẳng hàng, trật tự. * Bước 2: Thực hiện hoạt động. - Giáo viên theo dõi, nhắc nhở học sinh đặt câu hỏi gợi ý trong khi quan sát. * Bước 3: Kiểm tra kết quả. - Em đi tham quan có thích không? Con thấy những gì? * Kết luận: Xung quanh ta, có rất nhiều nhà cửa cây cối, ở đó có nhiều người và họ sinh sống bằng các nghề khác nhau. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. - Phương pháp: quan sát, đàm thoại. Mục đích: Nhận ra tranh vẽ về cuộc sống ở nông thôn, kể được 1 số hoạt động ở nông thôn. Cách tiến hành: * Bước 1: Treo tranh SGK. - Con nhìn thấy những gì trong tranh? - Đây là tranh vẽ cuộc sống ở đâu? Vì sao con biết? Bước 2: - Theo Em bức tranh đó có cảnh gì đẹp nhất? Vì sao con thích? - Mọi người đang làm gì? - Xe cộ chạy ra sao? VI/ Củng cố - Dặn dò: - Em đi tham quan có thích không? - Em nhìn thấy những gì? - Cuộc sống ở đây là thành thị hay nông thôn? Kết luận: Qua bài học, các em thấy được các hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu được mọi người cần phải làm việc nhằm góp phần phục vụ cho quê hương. - Về nhà tập quan sát cuộc sống của mọi người xung quanh. - Chuẩn bị bài: An toàn trên đường đi học. Hát. Hoạt động lớp. - Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị Học sinh đi thành hàng để quan sát 2 bên đường. Học sinh nêu. Hoạt động lớp. bưu điện, trạm y tế, trường học. cuộc sống ở nôn thôn, vì có cánh đồng. Học sinh suy nghĩ và nêu. @ Bổ sung – rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ============{================ Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của Tổ chuyên môn ....................................................................... ............................................................ ....................................................................... ............................................................ ....................................................................... ............................................................ ....................................................................... ............................................................ ....................................................................... ............................................................ Ngày.........Tháng........Năm 20...... Ngày.........Tháng........Năm 20...... Hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn
Tài liệu đính kèm: