Giáo án Tự nhiên - Xã hội - Tiết 6: Tiêu hoá thức ăn

Giáo án Tự nhiên - Xã hội - Tiết 6: Tiêu hoá thức ăn

Tự nhiên - Xã hội

 Tiết 6 TIÊU HOÁ THỨC ĂN

I Mục tiêu :

 Học sinh nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở dạ dày, miệng, ruột non, ruột già.

 Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ.

 II Chuẩn bị

Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá.

III Hoạt động dạy học :

A. Bài cũ: Cơ quan tiêu hoá.

 Chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.

Chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hóa.

 Nhận xét

B. Bài mới: Tiêu hóa thức ăn

Khởi động: Trò chơi: Chế biến thức ăn

Hoạt động1 : Thực hành - Thảo luận

 Mục tiêu : Học sinh nắm sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày .

Thực hành theo nhóm 2 em

Thời gian: 1 phút

Giáo viên phát cho học sinh 1 mẩu bánh hoặc kẹo, yêu cầu học sinh nhai kĩ và mô tả lại sự biến đổi thức ăn ở miệng, cảm giác về vị của thức ăn

 Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ăn ?

 Vào dạ dày thức ăn được tiêu hóa như thế nào?

 Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên

Giáo viên kết luận : Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi, nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày thức ăn tiếp tục nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày vào 1 phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng .

Hoạt động 2: Sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non, ruột già .

Mục tiêu: Học sinh nắm sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non, ruột già .

Giáo viên hướng dẫn học sinh bày tỏ ý kiến :

 1) Vào ruột non thức ăn tiếp tục biến đổi thành gì ?

 2) Phần chất bổ trong thức ăn được đưa đi đâu ? Để làm gì?

 3)Phần chất bã có trong thức ăn đượ đưa đi đâu?

4)Sau đó chất bã được biến đổi thành gì? Được đưa đi đâu?

 

doc 2 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên - Xã hội - Tiết 6: Tiêu hoá thức ăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên - Xã hội
 Tiết 6 TIÊU HOÁ THỨC ĂN
I Mục tiêu : 
 Học sinh nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở dạ dày, miệng, ruột non, ruột già.
 Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ.
 II Chuẩn bị
Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá.
III Hoạt động dạy học : 
A. Bài cũ: Cơ quan tiêu hoá.
 Chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
Chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hóa.
 Nhận xét
B. Bài mới: Tiêu hóa thức ăn
Khởi động: Trò chơi: Chế biến thức ăn
Hoạt động1 : Thực hành - Thảo luận 
 Mục tiêu : Học sinh nắm sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày .
Thực hành theo nhóm 2 em
Thời gian: 1 phút
Giáo viên phát cho học sinh 1 mẩu bánh hoặc kẹo, yêu cầu học sinh nhai kĩ và mô tả lại sự biến đổi thức ăn ở miệng, cảm giác về vị của thức ăn 
	 Nêu vai trò của răng, lưỡi, nước bọt khi ăn ?
	 Vào dạ dày thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
	Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên
Giáo viên kết luận : Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi, nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày thức ăn tiếp tục nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày vào 1 phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng .
Hoạt động 2: Sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non, ruột già . 
Mục tiêu: Học sinh nắm sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non, ruột già . 
Giáo viên hướng dẫn học sinh bày tỏ ý kiến :
	1) Vào ruột non thức ăn tiếp tục biến đổi thành gì ?
	2) Phần chất bổ trong thức ăn được đưa đi đâu ? Để làm gì?
 3)Phần chất bã có trong thức ăn đượ đưa đi đâu?
4)Sau đó chất bã được biến đổi thành gì? Được đưa đi đâu?
Hoạt động3 : Vận dụng vào thực tế
Mục tiêu: Hiểu được ích lợi và tác hại của việc ăn chậm nhai kĩ, không chạy nhảy sau khi ăn .
Học sinh làm việc theo nhóm 2 em.
	Tại sao nên ăn chậm, nhai kĩ ?
	Tại sao không nên chạy nhảy sau khi ăn ?
Ăn chậm nhai kĩ sẽ tốt cho sự tiêu hoá. Nếu ăn no mà chạy nhảy dễ bị đau bao tử .
Liên hệ thực tế :
 Em đã làm gì để bảo vệ cơ quan tiêu hoá ? 
C.Củng cố-Dặn dò : 
Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày( để tránh bị táo bón)
 Nhận xét tiết học.
Cần phải ăn chậm, nhai kĩ; Không nô đùa chạy nhảy sau khi ăn no; đi đại tiện hằng ngày
Xem bài : Ăn uống đầy đ
Đạo đức
 Tiết 6 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( Tiết 2)
I Mục tiêu
Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
Nêu được ích lợi của việc gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi .
Tự giác giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi 
Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
Kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng quản lí thời gian
II .Chuẩn bị 
GV : bảng phụ , thăm ghi tình huống 
HS : VBT 
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A.Bài cũ:Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 1)
 Gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì ?
 Hãy xếp sách vở của em cho gọn gàng.
Nhận xét- Tuyên dương
B.Bài mới : Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2)
Hoạt động 1 : Đóng vai theo tình huống (Kĩ năng giải quyết vấn đề.)
Mục tiêu : Biết cách ứng xử phù hợp, giữ gìn nhà cửa gọn gàng . 
Giáo viên chia nhóm 2 em 
Thảo luận theo tình huống
Thời gian: 3 phút.
Từng nhóm lên đóng vai
 Nhận xét
Giáo viên kết luận
	Ai cũng có nhiệm vụ giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình .
Hoạt động 2: Tự liên hệ ( Kĩ năng quản lí thời gian)
Mục tiêu: Kiểm tra việc thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi .
Giáo viên hướng dẫn học sinh giơ tay theo 3 cấp độ :
	Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi .
	Chỉ làm khi được nhắc nhở .
	Thường nhờ người khác làm hộ . 
Nhận xét, so sánh
Giáo dục: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa sạch đẹp. Khi cần sử dụng không mất công tìm kiếm, còn được mọi người yêu quý .
C. Củng cố- Dặn dò
Học sinh chọn câu đúng ghi vào bảng con :
	1) a/ Gọn gàng ngăn nắp là sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định .
	 b/ Gọn gàng ngăn nắp là nơi để ở đâu cũng được .
	 c/ Gọn gàng, ngăn nắp là dồn tất cả vào 1 nơi .
	2) Ích lợi của việc gọn gàng ngăn nắp là :
	 a/ Được mọi người yêu quý .
	 b/ Nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, khi cần dễ tìm thấy .
	 c/ Cả a,b đều đúng .
Nhận xét 
Về nhà xem bài Chăm làm việc nhà .

Tài liệu đính kèm:

  • docTự nhi↑n , DD lop 2.doc