Giáo án Tuần 03 - Lớp 3

Giáo án Tuần 03 - Lớp 3

 Tiết2,3 Tập đọc - Kể chuyện

CHIẾC ÁO LEN

I/ Mục tiêu:

 A/ Tập đọc:

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những âm vần thanh dễ lẫn: lạnh buốt, lất phất, bối rối, phụng phịu.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

 - Đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật. Biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 -Nêu nghĩa các từ khó ở chú giải và từ mới có trong bài.

- Hiểu nội dung: Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương, quan tâm đến nhau

 B/ Kể chuyện:

1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong sgk, hs biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện.

 - Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt ,biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2, Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Nhận xét đánh giá lời kể của bạn kể tiếp được lời kể của bạn.

II/ Đồ dùng:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

 - Bảng viết câu hướng dẫn đọc.

 

doc 71 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 03 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 3 Thứ bảy ngày 29 tháng 8 năm 2009
 Chào cờ
 Tiết1 Tập trung toàn trường
------------------------------------------------------
 Tiết2,3 Tập đọc - Kể chuyện
Chiếc áo len
I/ Mục tiêu:
 A/ Tập đọc:
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những âm vần thanh dễ lẫn: lạnh buốt, lất phất, bối rối, phụng phịu.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 - Đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật. Biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 -Nêu nghĩa các từ khó ở chú giải và từ mới có trong bài.
Hiểu nội dung: Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương, quan tâm đến nhau
 B/ Kể chuyện:
1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong sgk, hs biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện.
 - Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt ,biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2, Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Nhận xét đánh giá lời kể của bạn kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
 - Bảng viết câu hướng dẫn đọc.
III/ Các hoạt động dậy học. HĐ1: Ôn định lớp:
 - Kiểm tra: 1HS đọc bài: Cô giáo tí hon . 
 - Giới thiệu bài : Nêu MĐYC giờ học- Ghi tên bài lên bảng. HĐ 2: Luyện đọc đúng.
- Giáo viên đọc mẫu.
a, Đọc từng câu.
- GV quan sát, luyện sửa phát âm sai cho HS.
b, Đọc từng đoạn trước lớp.
- HDHS đọc 1 số câu văn dài, khó có trong bài.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
- Em hiểu ntn là bối rối ?
- ( Nói) rất nhỏ người ta gọi là gì ?
c, Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV quan sát HD các nhóm luyện đọc.
+ Thi đọc.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
 HĐ 3: Đọc - hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH.
 - Mùa đông năm nay ntn?
- Chiếc áo len của bạn Hà đẹp và tiện lợi như thế nào ?
Câu 2
- Vì sao Lan đã rỗi mẹ ?
Câu 3.
- Anh Tuấn đã nói với mẹ những gì ?
Câu 4
- Vì sao Lan ân hận ?
- Tìm 1 tên khác cho bài ?
- Câu chuyện trên cho em biết điều gì ?
- GV đặt thêm 1 số câu hỏi cho HS liên hệ bản thân:
- Có khi nào em đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền chưa ?
- Có khi nào em rỗi một cách vô lý không ?
 HĐ 4: Luyện đọc lại.
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 2 em và yêu cầu đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình.
- Tổ chức thi đọc trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương các nhóm đọc tốt.
- Học sinh quan sát, đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- Đọc theo HD.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn có trong bài.
- Bối rối : lúng túng, không biết làm thế nào.
....gọi là thì thào.
Đọc nối tiếp nhau đoạn trong bài.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc.
- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm.
- Mùa đông năm nay đến sớm và lạnh buốt.
- áo màu vàng có dây kéo, ở giữa có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
- 1 HS đọc đoạn 2- Lớp đọc thầm.
- Vì em nói rằng muốn mua một chiếc áo như của Hoà nhưng mẹ nói rằng không thể mua 1 chiếc áo đắt như vậy.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
- Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em. Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm. Nếu lạnh con mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
- HS thảo luận nhóm 2 để tìm câu trả lời.
- Vì Lan làm mẹ buồn/Vì Lan thấy mình ích kỉ/ Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn độ lượng của anh Tuấn..
- Ba mẹ con/ Người anh tốt bụng....
* Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu thương, nhường nhịn anh chị , em, trong gia đình.
- HS nêu ý kiến.
- Mỗi HS trong nhóm nhận 1 trong các vai: người dẫn chuyện, Lan, mẹ Lan, Tuấn, sau đó luyện đọc bài trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi , bình chọn nhóm đọc hay.
Kể chuyện
GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các gợi ý , kể lại từng đoạn truyện : Chiếc áo len theo lời của Lan.
 HĐ5: HD kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- Kể theo lời của Lan là kể ntn?
- Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý, Y/c HS đọc gợi ý của bài tập 1.
- Nội dung của đoạn 1 là gì ? Nội dung cần thể hiện qua mấy ý, nêu cụ thể nội dung của từng ý ?
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1 của câu chuyện.
+ Kể trong nhóm 2.
- Chia HS thành nhóm 2 HS và Y/c các bạn HS trong nhóm tiếp nối nhau kể chuyện trong nhóm, mỗi HS kể một đoạn.
+ Kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu nhóm kể trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét phần trình bày của từng nhóm.
 HĐ 6: Củng cố, dặn dò: Em thích nhân vật nào trong truyện Vì sao ?
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu 
- HS nối tiếp kể đoạn của câu chuyện.
- Là kể bằng cách nhập vai vào Lan, kể bằng lời của Lan nên khi kể cần xưng hô là tôi, mình hoặc em.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Đoạn 1 nói về Chiếc áo đẹp, cần kể rõ 3 ý: Mùa đông năm nay rất lạnh, Chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và ấm; Lan đòi mẹ mua cho mình chiếc áo giống như của bạn Hoà.
- 1 HS kể mẫu- Lớp theo dõi nhận xét.
- Từng HS kể trước nhóm, các bạn khác trong nhóm theo dõi và giúp đỡ nhau trong quá trình bạn kể.
- 1 nhóm thực hành kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nêu ý kiến.
Tiết 4 Toán
Ôn tập về hình học
 I/ Mục tiêu: 
 - Ôn tập về đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc.
 - Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
 - Nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài đếm hình và vẽ hình.
 II/ Các hoạt động dạy- học.
 HĐ 1: Ôn định lớp:
 - Kiểm tra: - Gọi 1 HS lên bảng – Cả lớp làm nháp: 
 Giải bài tập theo tóm tắt sau:
 1 giỏ : 9 quả cam
 5 giỏ : ...quả cam ?
 - Giới thiệu bài 
 HĐ 2 Bài 1:Tính độ dài đường gấp khúc. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm ntn?
+ Độ dài đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng ? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Nêu cách tính chu vi của một hình ?
+ Hình tam giác MNP có mấy cạnh ? Đó là những cạnh nào ? Hãy nêu độ dài của từng cạnh?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Em có nhận xét gì về chu vi của hình tam giác MNP và đường gấp khúc ABCD ?
HĐ3 Bài 2.Tính chu vi tam giác.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hãy nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước ?
- Nêu độ dài của mỗi đoạn thẳng ?
- Yêu cầu HS thực hành tính chu vi của hình chữ nhật sau khi đã đo độ dài.
- Em có nhận xét gì về các cặp cạnh của hình chữ nhật?
- GV nhận xét, chữa bài.
 HĐ4 Bài 3.Tính chu vi HCN
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và HDHS đánh số thứ tự cho từng phần .
- Yêu cầu HS đếm số hình vuông và hình tam giác có trong hình vẽ.
- GV nhận xét, chữa bài.
HĐ5 Bài 4: HS vẽ hình theo mẫu.
- HDHS muốn vẽ phải vẽ từ 1 đỉnh của hình.
- Tổ chức cho HS thi vẽ hình giữa các nhóm, nhóm nào vẽ được nhanh hơn và đúng hơn thì tổ đó thắng.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
HĐ6 : Củng cố, dặn dò : Về nhà xem lại bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu bài tập..
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta ta tính tổng độ dài các cạnh của đường gấp khúc đó.
- Độ dài đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng tạo thành, đó là : AB, BC, CD . 
- Độ dài đoạn thẳng AB là 34cm, độ dài đoạn thẳng BC là 12cm, độ dài đoạn thẳng CD là 40cm.
- Lớp làm bài vào vở. – 1 HS lên bảng .
Bài giải.
Độ dài đường gấp khúc ABCD là :
34 + 12 + 40 = 86 ( cm).
Đáp số : 86 cm.
- Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó. 
- Hình tam giác MNP có 3 cạnh đó là MN, NP và PM.
- Độ dài của MN là 34cm, độ dài của NP là 12cm, độ dài của PM là 40cm.
- Lớp làm bài – 1 HS lên bảng.
Bài giải.
Chu vi hình tam giác MNP là:
34 + 12 + 40 = 86 ( cm).
Đáp số : 86 cm.
- Chu vi hình tam giác MNP bằng độ dài đường gấp khúc ABCD.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
- Độ dài cạnh AB và CD là 3cm. Độ dài đoạn thẳng AD và BC là 2cm.
- Lớp làm bài – 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải.
Chu vi hình chữ nhật ABCD là :
3 + 2 + 3 + 2 = 10( cm)
Đáp số : 10cm.
- Trong hình chữ nhật có 2 cặp cạnh bằng nhau.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS quan sát hình vuông và đánh số thứ tự cho từng phần.
- HS đếm số ô vuông , hình tam giác và nêu kết quả.
+ Có 5 hình vuông và có 6 hình tam giác.
- HS nêu yêu cầu bài .
- HS nghe HD.
- HS các nhóm thi vẽ hình.
 Tiết 5 
 Đạo đức
Giữ lời hứa
I/ Mục tiêu.
 Học sinh hiểu:
 - Thế nào là giữ lời hứa.
 - Vì sao phải giữa lời hứa.
 - Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
 - Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II/ Tài liệu và phương tiện. 	
Tranh minh hoạ truyện : Chiếc vòng bạc. 
Phiếu học tập dùng cho hoạt động 2 – tiết 1.
Các tấm bìa nhỏ, màu đỏ, màu xanh màu trắng.
 III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
* HĐ 1: - Ôn định lớp:
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài- ghi bảng.
 *HĐ 2: Thảo luận nhóm truyện :Chiếc vòng bạc.
 + Mục tiêu: HS biết được thế nào là giữ đúng lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa
. + Cách tiến hành. 
 - GV kể chuyện vừa kể vừa minh hoạ tranh.
 - GV mời 1 – 2 HS đọc lại truyện.
 - Thảo luận cả lớp.
 + Bác Hồ đã làm gì khi gặp lai em bé sau 2 năm đi xa?
 + Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy ntn trước việc làm của Bác? 
 + Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
 + Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ? 
 + Thế nào là giữ lời hứa?
 + Người biết giữ lời hứa được mọi người đánh giá ntn?
 * Kết luận: Tuy bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với 1 em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
 Qua câu chuyện trên, chúng ta cần phải giữ đúng lời hứa. Giữ đúng lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người giữ đúng lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
 * HĐ 3: Xử lý tình huống.
 + Mục tiêu: Giúp HS biết tại sao phải giữa đúng và phải làm gì nếu không giữ 
 đúng lời hứa với người khác.
 + Cách tiến hành.
 - HS xử lí các tình huống trong phiếu bài tập GV giao.
 * Tình huống 1: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán.Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay...
Theo em, bạn Tân có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó?
Nếu là Tân em sẽ chọn cách ứng xử nào  ... văn liên quan đến phép nhân.
+ Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò.
- GV nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét giờ học.
- HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu: 
- Chuyển phép nhân thành tổng của các số hạng bằng nhau:12 x 3 = 12 + 12 + 12 = 36.
 12 x 3 = 36.
- 1 HS lên bảng – Cả lớp làm bài vào nháp.
 12 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. 
3 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
 36	
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
- 2-3 HS nêu lại cách thực hiện phép tính.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài – 2 HS lên bảng.
 24 22 11 
 2 4 5 
 48 88 55 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
- Thực hiện tính từ phải sang trái.
- HS làm bài trên bảng con.
- HS lên bảng làm.
a, 32 11 b, 42 
 3 6 2 
 96 66 84 .....
- HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết mỗi hộp có 12 bút chì màu.
- Bài toán hỏi 4 hộp như thế có bao nhiêu bút chì màu?
- HS làm bài – 1 HS lên bảng làm bài.
Tóm tắt.
1 hộp : 12 bút chì
 4 hộp : ....bút chì ?
Bài giải
	Số bút chì 4 hộp có là :
12 x 4 = 48 (bút chì) 
 Đáp số : 48 bút chì
-----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
 Nghe kể : Dại gì mà đổi -Điền vào giấy tờ in sẵn
 I/ Mục tiêu.
 - Rèn kĩ năng nói: Nghe, kể câu chuyện Dại gì mà đổi . Nhớ nội dung câu chuyện, kể tự nhiên.
 - Rèn kĩ năng viết: Biết điền được vào tờ in sẵn Mẫu điện báo.
 	 II/ Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ truyện :Dại gì mà đổi. 
 - Bảng lớp viết 3 câu hỏi làm điểm tựa cho HS kể chuyện.
 III/ Các hoạt động dạy- học.
* Hoạt động 1: - Ôn định lớp.
 - Kiểm tra: - Gọi 2 em đọc đơn xin phép nghỉ học.
 - Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học – Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Luyện tập- thực hành:
Bài 1.
+ Mục tiêu: HS nghe và kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi theo gợi ý.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ của câu chuyện.
- GV kể câu chuyện: “Dại gì mà đổi” lần 1.
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé ?
+ Cậu bé đã trả lời mẹ như thế nào ?
+Vì sao cậu bé nghĩ vậy ?
- GV kể câu chuyện lần 2.
- Cho HS nhìn bảng gợi ý tập kể lại câu chuyện trong nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS kể.
- Gọi HS kể trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay.
+Truyện này buồn cười ở điểm nào ? 
Bài 2:
+ Mục tiêu: HS biết điền vào tờ giấy in sẵn mẫu điện báo.
+ Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu điện báo.
+ Tình huống cần viết điện báo là gì ?
+ Bài tập yêu cầu em viết những nội dung gì trong điện báo ?
+ Người nhận điện ở đây là ai?
+ Khi viết địa chỉ người nhận điện, chúng ta cần lưu ý điều gì để bức điện đến tay người nhận?
- Phần tiếp theo chúng ta cần ghi là nội dung bức điện .Vì là điện báo nên chúng ta cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý.
- Phần cuối cùng là họ tên, địa chỉ người gửi. Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu.
- Gọi HS làm miệng trước lớp.
 - Yêu cầu HS làm bài .
- Gọi một số HS trình bày bức điện trước lớp.
- GV nhận xét, chấm điểm 1 số bài.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Về nhà tập viết thực hành khi cần gửi điện báo.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tranh minh hoạ. Đọc thầm gợi ý.
- HS nghe.
- Vì cậu rất nghịch.
- Cậu bé nói : Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu .
- Vì cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
- HS nghe.
- HS nhìn bảng gợi ý tập kể lại câu chuyện trong nhóm.
- Lần 1: 1 HS khá kể.
- Lần 2: 3 HS kể.
- Truyện buồn cười vì cậu bé mới 4 tuổi rất nghịch ngợm mà cũng biết rằng không ai đổi một đứa trẻ ngoan lấy một đứa trẻ nghịch ngợm.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Em được đi chơi xa, trước khi đi ông bà, bố mẹ lo lắng nên nhắc em đến nơi gửi điện về ngay . Đến nơi , em gởi điện báo cho mọi người ở nhà yên tâm.
- Viết tên , họ và tên địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.
- Là gia đình em.
 - Chúng ta phải viết rõ tên và viết địa chỉ thật chính xác.
- Một số HS nói địa chỉ người nhận trước lớp.
- Một số HS nói phần nội dung mình sẽ ghi trong bức điện trước lớp.
- Các HS khác theo dõi, góp ý để bức điện ngắn gọn và gia đình yên tâm.
- 1-2 HS nói hoàn chỉnh bức điện trước lớp, - Cả lớp theo dõi, nhận xét , bổ sung.
- Làm bài vào vở sau đó một số HS đọc bài trước lớp.
_____________________________________________
Tự nhiên - Xã hội
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
 I/ Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS biết:
 - So sánh nhịp đập của tim khi chơi đùa quá sức, hoặc làm việc nặng nhọc, với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. 
 - Nêu được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan tuần hoàn.
 - Tập thể dục đều đặn, vui chơi lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II/ Đồ dùng dạy - học 
 - Các hình trong SGK trang 18, 19.
III/ Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: - Ôn định lớp. 
 - Kiểm tra: Nêu chức năng của mạch máu ?
 - Giới thiệu bài:
*Hoạt động 2 : Chơi trò chơi vận động.
 + Mục tiêu : So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
 + Cách tiến hành .
 Bước 1.
 - GV nói cho HS nhận xét sự thay đổi của nhịp tim mỗi trò chơi.
 - Cho HS chơi trò chơi: Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang.
 - Sau khi HS chơi xong , GV hỏi: 
 + Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không? 
( Ta thấy mạch và nhịp đập của tim nhanh hơn một chút).
 Bước 2: Cho HS chơi trò chơi vận động nhiều.
 - Cho HS chơi trò chơi: Đổi chỗ cho nhau.
 + So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi ?
 (Khi vận động ta thấy nhịp tim và nhịp mạch đập nhanh hơn lúc bình thường)
	* Kết luận: Khi ta vận động hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim, mạch. Tuy nhiên lao động hoặc hoạt động quá sức tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 
 + Mục tiêu: Nắm được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 
 + Cách tiến hành.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh trang 19 và trả lời câu hỏi?
 + Hoạt động nào có lợi cho tim mạch ?
 (Thường xuyên tập thể dục thể thao, học tập, làm việc vui chơi vừa sức ).
 + Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức ?
 ( Luyện tập và lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.)
 + Theo bạn những trạng thái cảm xúc nào dưới đây làm cho tim đập mạnh hơn ?
 * Khi quá vui.
 * Lúc hồi hộp, xúc động mạnh. 
 * Lúc tức giận. 
 * Khi thư giãn.
 ( Khi quá vui. Lúc hồi hộp, xúc động mạnh. Lúc tức giận)
 + Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo và đi giày , dép quá chật ?
 ( Vì không đảm bảo an toàn của tính mạng, hạn chế nhịp thở của tim và nhịp mạch)
 + Kể tên một số thức ăn đồ uống... làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch ?
 (Các thức ăn có nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma tuý... làm tăng huyết áp và xơ vữa động mạch).
Bước 2: - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Tập thể dục, đi bộ ...có lợi cho tìm mạch.Tuy nhiên nếu luyên tập và lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
- Cuộc sống vui vẻ, thư thái, tránh những xúc động mạnh hay giận giữ ..sẽ giuúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải, nhịp nhàng , tránh được tăng huyết áp và những cơn co , thắt tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến cho tính mạng.
- Các loại thức ăn: các loại rau, các loại quả, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá , lạc, vừng, ..đều có lợi cho tim mạch.Các loại thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật , các chất kích thích như rượu , thuốc lá, ma tuý ...làm tăng huyết áp gây xơ vữa động mạch.
* Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: 
 - Gọi HS đọc bài học trong SGK.
 - GV nhận xét giờ học , dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Học hát bài : Bài ca đi học.( Lời 2).
 	I/ Mục tiêu:
 - HS hát đúng lời và giai điệu của bài lời 1 và lời 2.
 	 - Giáo dục lòng yêu mến trường lớp, yêu mến bạn bè.
II / Chuẩn bị.
 	 GV: - Hát thuộc lời và giai điệu đoạn 1 và đoạn 2 bài hát. 
 - Chuẩn bị 1 vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
 III/ Các hoạt động dạy học.
 * Hoạt động 1: - Ôn định lớp.
 	 - Kiểm tra: Gọi 2 HS hát lời 1 của bài.
 	 - Giới thiệu bài:
	* Hoạt động 2: Dạy hát lời 2 - Ôn luyện cả bài.
 - GV hát cho HS nghe.
 - Cho HS đọc đồng thanh lời 2 của bài.
 - GV dạy HS hát từng câu theo hình thức móc xích.
 - Cho HS hát lại lời 1, sau đó hát nối liền với lời 2 của bài.
 - Ôn luyện cả bài ( Chia nhóm và hát cá nhân).
 - Cho HS vừa hát vừa gõ đệm.
* Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát.
 - GV giới thiệu cho HS một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
 - HDHS hát và vận động phụ hoạ cho bài hát.
 * Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS hát lại bài hát.
 - Yêu cầu HS về nhà hát lại cho thuộc cả bài há
 - GV nhận xét giờ hoc.
 	--------------------------------------------------------------
 Sinh hoạt lớp tuần 4
 Nhận xét tuần
 * Ưu điểm:
 - Ngoan ngoãn, lễ phép , đoàn kết với bạn.
 - Chuyên cần: Đi học đều.
 - Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt: xếp hàng đầu giờ, giờ truy bài.
 - Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 * Nhược điểm.
 - Một số em nghỉ học còn chưa có lí do.
 - Về nhà còn chưa học bài và làm bài tâp.
 - Chữ viết còn xấu, cẩu thả.
 * Biện pháp.
 - Cần khắc phục những nhược điểm trên.
_____________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 - LOP 3.doc