Giáo án Tuần 20 - Lớp 3

Giáo án Tuần 20 - Lớp 3

Tập đọc – Kể chuyện.

ở lại với chiến khu

I/ Mục tiêu:

A/ Tập đọc:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

B/ Kể chuyện:

1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2, Rèn kĩ năng nghe. Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

II/ Đồ dùng dạy - học:

 - Bảng lớp viết đoạn văn cần HD HS luyện đọc.

 - Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý.

III/ Các hoạt động dạy - học :

 * Hoạt động 1: - ổn định lớp.

 - Kiểm tra bài cũ:

 - Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng

 

doc 27 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 20 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2009
Chào cờ
Tập trung toàn trường
__________________________________________
Tập đọc – Kể chuyện.
ở lại với chiến khu
I/ Mục tiêu:
A/ Tập đọc:
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
B/ Kể chuyện:
1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2, Rèn kĩ năng nghe. Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy - học:
	 - Bảng lớp viết đoạn văn cần HD HS luyện đọc.
	 - Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 * Hoạt động 1: - ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu giờ học, ghi tên bài lên bảng
* Hoạt động 2: Đọc đúng.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
- GV theo dõi luyện sửa phát âm sai cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- GVHDHS nghỉ hơi đúng và đọc từng đoạn văn với giọng thích hợp.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
* Em hiểu ntn là trung đoàn trưởng?
* Nhà dựng tạm ,sơ sài ,thường bằng tre nứa gọi là gì?
* Tây ở đây có nghĩa là gì?
* Người Việt Nam làm tay sai cho giặc gọi là gì?
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV quan sát ,HD các nhóm.
+Thi đọc .
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
+ Đọc đồng thanh.
* Hoạt động 3: Đọc hiểu.
- Yêu cầu HS đọc lại bài và TLCH.
+Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
+ Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”?
- GV chốt: Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi thấy rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
+ Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
+ Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
+ Tìm hình ảnh so sánh ỏ câu cuối bài?
+ Qua câu chuyện này, các em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.
- GV đọc lại đoạn 2.
- HDHS đọc đúng đoạn văn.
- GVvà cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
* Hoạt động 5: Kể chuyện.
1, GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo các câu hỏi gợi ý HS tập kể lại câu chuyện ở lại với chiến khu.
2, HDHS kể câu chuyện theo gợi ý.
* Kể mẫu.
- GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi gợi ý .
- Yêu cầu 2 HS kể mẫu đoạn 1, 2.
* Kể theo nhóm.
- GV chia lớp thành nhóm 4 .Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện theo từng đoạn .
 * Kể trước lớp.
- Gọi các nhóm kể trước lớp.
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét, cho điểm HS.
* Hoạt động 6: Củng cố – Dặn dò.
- Tổ chức cho cả lớp thi hát lại một đoạn trong bài hát: Bài ca Vệ quốc quân .
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Đọc theo HD.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Trung đoàn trưởng: người chỉ huy trung đoàn ( đơn vị bộ đội tương đối lớn).
- Nhà dựng tạm ,sơ sài thường bằng tre nứa gọi là lán.
- Tây: ở đây chỉ thực dân Pháp.
- gọi là Việt gian.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc .
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
+ HS đọc thầm đoạn 1.
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: Cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
+ HS đọc đoạn 2.
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động khi nghĩ rằng mình phải xa chiến khu ,xa trung đoàn trưởng và không được tham gia kháng chiến.
- HS nghe. 
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu, không muốn ở với tụi Tây, trừ Việt gian.
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
+ HS đọc đoạn 3.
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hi sinh vì Tổ Quốc của các chiến sĩ nhỏ. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy và nguyện vọng của các em.
+ HS đọc đoạn 4.
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc.
- Nghe
- 1 vài HS thi đọc đoạn văn.
- 2 HS thi đọc cả bài.
- Nghe.
- Đọc các câu hỏi gợi ý.
- 2 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn trước lớp.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
 - 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Cả lớp hát 1 đoạn trong bài.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng.
I/ Mục tiêu: 
 - HS hiểu thế nào là điểm ở giữa 2 điểm cho trước.
 - Hiểu thế nào là trung điểm của 1 đoạn thẳng.
 - Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng cho sẵn trong bài tập.
II/ Đồ dùng dạy - học:
	 - Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: - ổn định lớp.
 - KTBC: 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào nháp : 
 Tìm số liền trước và liền sau của các số sau : 349, 760, 671.
 - Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
1, Điểm ở giữa .
- GV vẽ hình trong SGK lên bảng.
+ Ba điểm A, O, B là 3 điểm ntn với nhau?
- GV nhấn mạnh. A, 0, B là ba điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: Điểm A, rồi đến điểm 0, đến điểm B. 0 là điểm ở giữa hai điểm Avà B.
- GV giới thiệu: Có 3 điểm A, O , B thẳng hàng xếp theo thứ tự từ trái sang phải ta nói O là điểm ở giữa A và B.
- GV lấy thêm 1 vài ví dụ cho HS biết thêm về điểm ở giữa.
2, Trung điểm của đoạn thẳng.
- GV vẽ hình trong SGK lên bảng.
+ Ba điểm A, M, B là 3 điểm ntn với nhau ?
+ M nằm ở vị trí nào so với A và B?
- Yêu cầu HS dùng thước thẳng đo độ dài đoạn thẳng AM và đoạn thẳng MB.
+ Em có nhận xét gì về độ dài của đoạn thẳng AM và độ dài đoạn thẳng MB? 
 * Khi đó ta nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. 
+ Vì sao M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB? 
- GV nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn AB:
* M là điểm ở giữa hai điểm Avà B.
* AM = AB
- GV lấy 1 vài ví dụ khác để củng cố kĩ năng trên.
* Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành.
Bài 1: Nhận biết ba điểm thẳng hàng.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét – chữa bài.
Bài 2: Câu nào đúng, câu nào sai.
- HDHS làm bài: Chúng ta phải quan sát hình vẽ và kiểm tra các câu nhận xét xem câu nào đúng ,câu nào sai .
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài .Yêu cầu HS giải thích câu trả lời. GV kết luận câu trả lời đúng .
Bài 3: Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng.
- HDHS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi: 
+Trung điểm của đoạn thẳng BC là gì?
+ Vì sao nói I là trung điểm của đoạn thẳng BC?
- Hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
- GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
* Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát.
- Là 3 điểm thẳng hàng với nhau.
- Nghe.
- HS nhắc lại điểm ở giữa.
- HS quan sát hình vẽ.
- Là 3 điểm thẳng hàng với nhau.
- Điểm M nằm giữa A và B.
- 1 HS lên bảng thực hiện , HS cả lớp đo hình vẽ trong SGK.
- Hai đoạn thẳng AM và MB có độ dài bằng nhau .
- Nghe .
- Vì M là điểm ở giữa A và B ; Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo cặp . 1 HS đọc câu hỏi ,1 HS vừa chỉ trên hình vừa trả lời .Sau mỗi câu lại đổi vai.
- 1 HS lên bảng , vừa chỉ hình vẽ vừa trả lời.
a, Ba điểm thẳng hàng là ba điểm A, M,B; M, O, N; C, N, D.
b, M là điểm ở giữa hai điểm A và B .
 O là điểm ở giữa hai điểm M và N.
 N là điểm ở giữa hai điểm C và D.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài. 2 HS lên bảng.
A, Đúng B, Sai
E, Đúng C, Sai 
 D, Sai 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- Là điểm I.
- Vì I là điểm ở giữa hai điểm B và C ,độ dài đoạn thẳng BI bằng độ dài đoạn thẳng IC.
- HS trả lời các câu hỏi còn lại .
-------------------------------------------------------------------
 Đạo đức
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (T2)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết được: Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
 - Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 - HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
 - HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi nước khác.
III/ Các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: - ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu nội dung bài học tiết 1.
 - Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng.
* Hoạt động 2: Giới thiệu những sáng tác hoặc những tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
+ Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
+ Cách tiến hành:
 - Yêu cầu HS trưng bày tranh, ảnh tư liệu sưu tầm được.
 - Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giới thiệu tranh, ảnh, tư liệu.
 - GV khen các HS hoặc nhóm HS đã sưu tầm tốt về chủ đề bài học.
* Hoạt động 3: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi các nước.
+ Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
+ Cách tiến hành:
 - Yêu cầu HS thảo luận.
	+ Lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước n ... ta làm gì?
- Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện tính cộng các số có 4 chữ số.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
- Y/c Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nhận xét cả cách đặt tính và kết quả tính.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Giải bài toán về cộng các số có 4 chữ số.
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Muốn biết cả hai đội trồng được bao nhiêu cây ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữ bài , chốt bài giải đúng.
Bài 4: Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của HCN.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Nêu tên của hình chữ nhật.
+Nêu tên các cạnh của hình chữ nhật ABCD?
+ Hãy nêu trung điểm của các cạnh của hình chữ nhật ABCD?
+ Hãy giải thích vì sao M là trung điểm của cạnh AB?
- GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS nêu lại cách thực hiện phép cộng.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe GV đọc đề bài.
- Tính tổng: 3526 + 2759 ( Thực hiện hiện phép cộng 3526 + 2759 ).
- HS tính và báo cáo kết quả.
- HS nêu: Viết 3526 rồi viết 2759 xuống dưới sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn.
- Bắt đầu cộng từ phải sang trái ( Từ hàng đơn vị đến hàng chục , hàng trăm , hàng nghìn).
 3526 * 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
 2759
 6285 * 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8
 viết 8. 
 * 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
 * 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, 
 viết 6.
 Vậy 3526 + 2759 = 6285
- Muốn cộng các số có 4 chữ số với nhau ta làm như sau:
Đặt tính: Viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đơn vị thẳng cột với nhau, hàng nghìn thẳng hàng nghìn, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đợn vị thẳng hàng đơn vị. Viết dấu + và kẻ vạch ngang dưới các số.
 Thực hiện tính từ phải sang trái.( thực hiện tính từ hàng đơn vị )
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện tính.
- 4 HS làm bài trên bảng. HS cả lớp làm bài vàovở bài tập.
 5341 7915 
 1488 1346 
 6829 9261
 4507 8425
 2568 618 
 7075 9043
- 2 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt và tính.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
 2634 1825
 4848 455 
 7482 2280
 5716 707
 1749 5857 
 7465 6564
- 2 HS đọc bài toán: Đội 1 trồng được 3680 cây, đội 2 trồng được4220 cây. Hỏi cả 2 đội trồng được bao nhiêu cây?
- Ta tính tổng 3680 + 4220.
- 1 HS lên làm bài trên bảng, HS cả lớp làm vào vở .
Tóm tắt:
Đội Một : 3680 cây
Đội Hai : 4220 cây
Cả hai đội :  cây?
Bài giải.
Cả hai đội trồng được số cây là:
3680 + 4220 = 7900 ( cây)
 Đáp số: 7900 cây.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hình chữ nhật ABCD.
- Các cạnh AB, BC, CD, DA.
+ Trung điểm của các cạnh AB là M. 
+ Trung điểm của cạnh BC là N.
+ Trung điểm của cạnh BC là P.
+ Trung điểm của cạnh CD là Q.
- Vì ba điểm A, M, B thẳng hàng. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB ( bằng 3 cạnh 3 ô vuông con).
- 2 HS nêu lại cách thực hiện.
-----------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Báo cáo hoạt động.
I/ Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng vừa qua lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tịn.
 - Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo ( thầy giáo ) theo mẫu đã cho.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Chuẩn bị mẫu báo cáo như trang 20 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: - ổn định lớp.
 - KTBC: 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Chàng trai làng phù ủng.
 - Giới thiệu bài: Nêu mục đích – Y/c giờ học ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: HD HS làm bài tập.
Bài tập 1: Báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
- GV HD HS cách làm bài: Yêu cầu HS đọc lại bài “ Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội ” . 
+ Báo cáo gồm những nôị dung gì?
+ Bài tập yêu cầu báo cáo hoạt động theo những mục nào?
- Yêu cầu HS làm bài theo tổ.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng tự tin.
Bài 2: Viết lại nội dung báo cáo trên gửi cô giáo theo mẫu.
- GVHD HS cách trình bày bản báo cáo.
- Yêu cầu HS đọc 2 dòng đầu trong báo cáo.
- Giới thiệu cho HS : Đây được gọi là quốc hiệu và tiêu ngữ , trong hầu hết các báo cáo chúng ta đều có Quốc hiệu và tiêu ngữ ở trên cùng. 
- Tiếp theo phần Quốc hiệu và tiêu ngữ , bản báo cáo viết gì?
- Yêu cầu HS viết bài theo mẫu.
- Gọi HS đọc bài trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét – GV chấm điểm 1 số báo cáo.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. 
- Yêu cầu HS về nhà viết lại báo cáo cho hoàn chỉnh và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại bài: Báo cáo
- 2 HS trả lời.
- Theo 2 mục : học tập và lao động .
- HS các tổ trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng và mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi. Lần lượt HS đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình. - Cả tổ nhận xét góp ý – chọn người tham gia cuộc thi trình bầy báo cáo.
- 1 vài HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày. báo cáo trước lớp.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
 Cộng hoà Việt Nam 
 Độc lập .hạnh phúc.
- Viết địa điểm , thời gian làm báo cáo.
- Từng HS tưởng tượng mình là tổ trưởng viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
- 1 số HS đọc bài báo cáo đã viết.
---------------------------------------------------------------------
 Tự nhiên - xã hội
 Ôn tập :Thực vật.
I/ Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
 - Nêu được đặc điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
 - Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
 - Vẽ và tô màu 1 số cây.
II/ Đồ dùng dạy học:
	 - Các hình trong SGK trang 66, 67.
	 - Các cây có ở sân trường vườn trường.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: - ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ:
 - Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng.
* Hoạt động 2: Ôn theo nhóm ngoài thiên nhiên.
+ Mục tiêu: - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
	 - Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức – Hướng dẫn.	
 - GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm .
 - HDHS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
 - GV giao nhiệm vụ và gọi một vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh sân trường.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự: 
 + Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
 + Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dáng và kích thước của những cây đó.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
 - GV yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đi đến các khu vực để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết của làm việc quả nhóm mình.
 - GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật xung quanh.
* Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. chúng có hình thức và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá hoa, và quả
 - GV giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77
* Hoạt động 3 : Làm việc các nhân.
+ Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một số cây.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì ra để vẽ 1 hoặc vài cây mà các em quan sát được
- HD HS cách tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày
- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp
- GV yêu cầu 1 số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV và HS nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 ______________________________________________
 Hát nhạc
 Học hát: Bài Em yêu trường em
I/ Mục tiêu : 
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời 2 của bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
- Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi : Khuông nhạc bàn tay ằ.
II/ Đồ dùng dạy học :
Nhạc cụ quen dùng.
 Một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
Ghi lời 2 vào bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1 : - Ôn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ :
 - Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi bảng.
* Hoạt động 2: Ôn tập lời 1 bài Em yêu trường em và học lời 2.
 - HS ôn lại lời 1 của bài hát.
 - GV dạy hát lời 2.
 - Cho HS đọc lời ca.
 - Dạy hát từng câu. Chú ý những tiếng hát luyến 3 âm như : Cúc vàng nở, hồng đỏ, yêu thế.
 - Cho HS tập gõ đệm theo bài hát.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện các động tác phụ hoạ cho bài hát.
 - Gọi từng nhóm HS thực hiện bài hát.
 - GV động viên các em tự nghĩ các động tác múa hoặc vận động phụ hoạ khác nhau cho phong phú, sinh động thêm.
* Hoạt động 3: Ôn tập tên các nốt nhạc.
 - Cho HS đọc tên các nốt nhạc : Đô - Rê – Mi – Pha – Son – la – Si – (Đô).
 - Dùng bàn tay làm khuông nhạc 5 dòng, HS chỉ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
 - GV giới thiệu thêm vị trí 2 nốt La – Si( Nốt La ở khoảng trống giữa ngón đeo nhẫn và ngón giữa ; nốt Si ở ngón tay giữa.
 - Cho HS luyện tập ghi nhớ tên gọi và vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
* Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò :
 - GV cho Hs hát ôn lại lời 2 của bài hát.
 - Nhận xét giờ học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài học sau.
 ______________________________________________
 Sinh hoạt lớp tuần 20
 Nhận xét tuần
* Ưu điểm : HH
 - Lớp đi học đều, đúng giờ, tỉ lệ chuyên cần đạt 100%
 - Trong lớp có ý thức học tập tương đối tốt, chú ý nghe giảng.
 - Học bài và chuẩn bị bài ở nhà tương đối đầy đủ.
 - Đã có nhiều cố gắng trong học tập.
 - Chữ viết đã có nhiều tiến bộ.
 - Vệ sinh trương, lớp sạch sẽ.
 * Tồn tại:
 - Một số em còn lười học, nhận thức chậm, tính toán yếu: Hoàn, Dương.
 - Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Văn, Dương.
 * Khắc phục:
Cần khắc phục những tồn tại trên.
 ____________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20 - LOP 3.doc