Giáo án Tuần 27 - Chuẩn - Lớp 1

Giáo án Tuần 27 - Chuẩn - Lớp 1

Tiết 1+2 : Tập đọc:

 HOA NGỌC LAN.(T11+12)

 I. MỤC TIÊU:

 +Học sinh đọc trơn cả bài; đọc đúng các từ : hoa lan, lá dày, láp ló,bạc trắng, khắp vườn, búp. Ôn vần ăm, ăp; hiểu nội dung bài.

 +Rèn kỹ năng đọc trơn lưu loát, biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu.

 +Học sinh thích tìm hiểu về các loài hoa.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Sách GK, Vở BTTV.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ:

GV nhận xét bài kiểm tra của HS.

2.Bài mới: Giới thiệu bài:Hoa ngọc lan

a.HD đọc:

GV đọc mẫu,y/c HS đọc thầm.

Cho HS xác định từng câu.

+Luyện đọc từ:

GV gạch chân các từ cần luyện đọc,y/c HS đọc và nêu cấu tạo một số tiếng.

+Luyện đọc câu:

Cho HS đọc nối tiếp theo câu, HD ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu:

VD: “Thân cây cao,/ to,/ vỏ bạc trắng.//”

“ Vào mùa lan,/ sáng sáng,/ bà thường cài một búp lan lên mái tóc em.//”

+Luyện đọc đoạn:

GV HD chia đoạn: Có 3 đoạn:

Đ.1:Từ đầu đến xanh thẫm.

Đ.2:Tiếp theo đến khắp nhà.

Đ.3:Phần còn lại.

 

doc 26 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 27 - Chuẩn - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Thứ 2 ngày 21 tháng 3 năm 2011.
 Tiết 1+2 : Tập đọc:
 HOA NGỌC LAN.(T11+12)
	I. MỤC TIÊU:
	+Học sinh đọc trơn cả bài; đọc đúng các từ : hoa lan, lá dày, láp ló,bạc trắng, khắp vườn, búp. Ôn vần ăm, ăp; hiểu nội dung bài.
	+Rèn kỹ năng đọc trơn lưu loát, biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu.
	+Học sinh thích tìm hiểu về các loài hoa.
	II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách GK, Vở BTTV.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1.Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét bài kiểm tra của HS.
2.Bài mới:	Giới thiệu bài:Hoa ngọc lan
a.HD đọc:
GV đọc mẫu,y/c HS đọc thầm.
Cho HS xác định từng câu.
+Luyện đọc từ:
GV gạch chân các từ cần luyện đọc,y/c HS đọc và nêu cấu tạo một số tiếng.
+Luyện đọc câu:
Cho HS đọc nối tiếp theo câu, HD ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu:
VD: “Thân cây cao,/ to,/ vỏ bạc trắng.//”
“ Vào mùa lan,/ sáng sáng,/ bà thường cài một búp lan lên mái tóc em.//”
+Luyện đọc đoạn:
GV HD chia đoạn: Có 3 đoạn:
Đ.1:Từ đầu đến xanh thẫm.
Đ.2:Tiếp theo đếnkhắp nhà.
Đ.3:Phần còn lại.
Cho HS luyện đọc theo nhóm 3 em.
GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho từng em.
+Luyện đọc cả bài:Y/c HS đọc cả bài .(lưu ý cách ngắt hơi, nhấn giọng ở một số từ)
b.Ôn vần : ăm, ăp.
Cho HS nêu y/c 1.
y/c HS tìm tiếng trong bài có vần ăp: khắp
nêu y/c 2: Nói câu chứa tiếng có vần ăm; vần ăp. 
Cho HS nói theo mẫu:
-Vận động viên đang ngắm bắn.
-Bạn học sinh rất ngăn nắp.
Cho HS thi đua nói thành câu.
GV ghi một số câu, HD sửa cho hoàn chỉnh.
c.Củng cố bài tiết 1: Cho HS đọc lại bài trên bảng.
TIẾT 2.
a.Luyện đọc:
-y/c học sinh đọc bài trong SGK.
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
Nhận xét, tuyên dương.
b.Tìm hiểu bài:
Y/c học sinh đọc đoạn 1.
H:Cây hoa ngọc lan có đặc điểm gì?
GV cho HS quan sát cành cây ngọc lan.
-Y/c học sinh đọc đoạn 2.
HD chọn ý đúng.
H:Nụ hoa lan màu gì?
a) bạc trắng
b)xanh thẫm
c)trắng ngần.
H:Hương hoa lan thơm như thế nào?
c.Luyện nói:
Cho HS quan sát tranh (SGK)
-Hãy gọi tên các loài hoa trong ảnh.
Cho HS hđ nhóm đôi.Gọi một số em lên nói trước lớp.
-Em còn biết các loại hoa nào nữa?
-Trồng hoa để làm gì?
3.Củng cố, dặn dò:
Cho HS đọc lại bài trong SGK.
HD về nhà làm bài tập (VBTTV)
-Nhận xét tiết học.tuyên dương những em luyện đọc tốt.
-Dặn HS chuẩn bị bài: “Ai dậy sớm”
HS nhắc lại đề bài.
HS đọc thầm bài tập đọc trên bảng. Xác định từng câu .
HS đọc từ ,nêu cấu tạo một số tiếng:
Hoa lan, lá dày, lấp ló,khắp vườn,bạc trắng.
Luyện đọc nối tiếp theo câu: (cn-dãy bàn)
Xác định từng đoạn.
Luyện đọc theo đoạn (nhóm 3 HS )
Luyện đọc cả bài: (cn –tổ –đt )
HS nêu : Tìm tiếng trong bài có vần ăp.
Học sinh tìm và đọc tiếng: khắp.
Thi đua nói thành câu:
VD:-Mẹ tắm cho em bé.
-em về quê thăm ông bà.
-bé viết từng hàng thẳng tắp.
-bố gắp thức ăn cho em.
*HS dọc lại bài trên bảng (cn-đt)
Luyện đọc bài trong SGK (cn- tổ- nhóm)
Các nhóm thi đọc.
Đọc đoạn 1. (3 em)
-thân cây cao, to, vỏ bạc trắng. Lá dày, cỡ bằng bàn tay, xanh thẫm.
HS quan sát.
Đọc đoạn 2. (4 em)
HS đọc yêu cầu và chọn ý đúng.
- ý c
-Hương lan ngan ngát toả khắp vườn, khắp nhà.
HS quan sát và nói tên các loài hoa.
( nhóm đôi)
-hoa đồng tiền,dâm bụt,đào, sen, hồng.
-HS tự kể thêm các loài hoa khác.
-Trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa
 HS đọc lại bài trong SGK (cn-đt)
Bài 2
TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
I-MỤC TIÊU
 1)Kiến thức
 -Nhớ tên đường phố nơi em ở và đường phố gần trường học.
 -Nêu đặc điểm của các đường phố này.
 -Phân biệt sự khác nhau giữa lịng đường và vỉa hè: hiểu lịng đường dành cho xe cộ đi lại, vỉa hè dành cho người đi bộ.
 2)Kĩ năng : Mơ tả con đường nơi em ở.
 -Phân biệt các âm thanh trên đường phố.
 -Quan sát và phân biệt hướng xe đi tới.
 3)Thái độ: Khơng chơi trên đường phố và đi bộ dưới lịng đường.
II/ NỘI DUNG AN TỒN GIAO THƠNG
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I/ Ồn định tổ chức : 
II/Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên kiểm tra lại An tồn và nguy hiểm .
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra 
- Giáo viên nhận xét , gĩp ý sừa chửa 
III / Bài mới :
- Giới thiệu bài :
 Một số đặc điểm của đường phố là:
 -Đường phố cĩ tên gọi.
 -Mặt đường trải nhựa hoặc bê tơng.
 -Cĩ lịng đường (dành cho các loại xe) vỉa hè (dành cho người đi bộ).
 -Cĩ đường các loại xe đi theo một chiều và đường các loại xe đi hai chiều.
 -Đường phố cĩ (hoặc chưa cĩ) đèn tín hiệu giao thơng ở ngã ba, ngã tư.
 -Đường phố cĩ đèn chiếu sáng về ban đêm.
Khái niệm: Bên trái-Bên phải
Hoạt đơng 1:Giới thiệu đường phố
-GV phát phiếu bài tập:
+HS nhớ lại tên và mơt số đặc điểm của đường phố mà các em đã quan sát.
-GV gọi một số HS lên kể cho lớp nghe về đường phố ở gần nhà (hoặc gần trường) mà các em đã quan sát.GV cĩ thể gợi ý bằng các câu hỏi:
 1.Tên đường phố đĩ là ?
 2.Đường phố đĩ rộng hay hẹp?
 3.Con đường đĩ cĩ nhiều hay ít xe đi lại?
 4.Cĩ những loại xe nào đi lại trên đường?
 5.Con đường đĩ cĩ vỉa hè hay khơng?
-GV cĩ thể kết hợp thêm một số câu hỏi:
+Xe nào đi nhanh hơn?(Ơ tơ xe máy đi nhanh hơn xe đạp).
+Khi ơ tơ hay xe máy bấm cịi người lái ơ tơ hay xe máy cĩ ý định gì?
+Em hãy bắt chước tiếng cịi xe (chuơng xe đạp, tiếng ơ tơ, xe máy).
-Chơi đùa trên đường phố cĩ được khơng?Vì sao?
Hoạt động 2 :Quan sát tranh
Cách tiến hành: GV treo ảnh đường phố lên bảng để học sinh quan sát
-GV đăt các câu hỏi sau và gọi một số em HS trả lời:
+Đường trong ảnh là loại đường gì?(trải nhựa; Bê tơng; Đá; Đất).
+Hai bên đường em thấy những gì?(Vỉa hè, nhà cửa, đèn chiếu sáng, cĩ hoặc khơng cĩ đèn tín hiệu).
+Lịng đường rộng hay hẹp?
+Xe cộ đi từ phía bên nào tới?(Nhìn hình vẽ nĩi xe nào từ phía bên phải tới xe nào từ phía bên trái tới).
Hoạt động 3 :Vẽ tranh
Cách tiến hành :GV đặt các câu hỏi sau để HS trả lời:
+Em thấy người đi bộ ở đâu?
+Các loại xe đi ở đâu?
+Vì sao các loại xe khơng đi trên vỉa hè?
Hoạt động 4: Trị chơi “Hỏi đường”
Cách tiến hành :
-GV đưa 1 số ảnh đường phố, nhà cĩ số cho HS quan sát.
-Hỏi HS biển đề tên phố để làm gì?
-Số nhà để làm gì?
Kết luận:Các em cần nhớ tên đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường về nhà hoặc cĩ thể hỏi thăm đường về nhà khi em khơng nhớ đường đi.
IV/Củng cố:
a)Tổng kết lại bài học:
+Đường phố thường cĩ vỉa hè cho người đi bộ và lịng đường cho các loại xe.
+Cĩ đường một chiều và hai chiều.
+Những con đường đơng và khơng cĩ vỉa hè là những con đường khơng an tồn cho người đi bộ.
+Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường về nhà.
b)Dặn dị về nhà
+Khi đi đường, em nhớ quan sát tín hiệu đèn và các biển báo hiệu để chuẩn bị cho bài học sau.
+ Hát , báo cáo sĩ số 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV , HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn .
+ Cả lớp chú ý lắng nghe 
- 02 học sinh nhắc lại tên bài học mới 
Hs làm phiếu.
3 hs kể.
3 hs trả lời.
HS thực hiện quan sát tranh theo hướng dẫn của giáo viên 
hs trả lời.
HS trả lời.
2 hs trả lời.
-Hs quan sát .
- Học sinh trả lời 
-Hs lắng nghe.
- Hs liên hệ.
 Thứ 3 ngày 22 tháng 3 năm 2011.
Tiết1: TOÁN: 
 LUYỆN TẬP (T104)
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh: 
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số; về tìm số liền sau của số có 2 chữ số 
- Bước đầu biết phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị 
 +Rèn kỹ năng đọc, viết ,so sánh, phân tích các số có 2 chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bảng phụ ghi các bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ : 
	+ Gọi học sinh lên bảng ( >, < ,= ? ) 34  50 ; 78 69 ; 72 .. 81 
+ Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 
 19 ; 40 ; 38 ; 77.
+ Nhận xét bài cũ 
 2. Bài mới 
Hoạt động 1 : Củng cố đọc viết và so sánh số
-Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài.
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài 1 
-Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 1a, 1b, 1c . Yêu cầu học sinh mỗi tổ làm 1 bài vào bảng con 
-Giáo viên cho học sinh cho học sinh nhận xét bài làm của bạn. Giáo viên chỉ vào các số yêu cầu học sinh đọc lại 
-GV kết luận : Đọc số : ghi lại cách đọc
-Viết số : ghi số biểu diễn cho cách đọc số 
+Bài 2 : Cho học sinh tự nêu yêu cầu 
-Giáo viên treo bảng phụ có bài tập 2 
-Muốn tìm số liền sau 80 em phải làm gì ? 
-Cho học sinh tự làm bài vào vở bài tập 
-Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 
-Giáo viên nhận xét, kiểm tra bài làm của học sinh 
-Kết luận : Muốn tìm số đứng liền sau của 1 số ta thêm 1 đơn vị vào số đã cho trước. 
-Ví dụ : 23 thêm 1 là 24 . Vậy liền sau 23 là 24 
+Bài 3 : Điền dấu , = vào chỗ chấm 
-Giáo viên treo bảng phụ ghi 3 bài tập 3a, 3b, 3c
-Cho học sinh phân 3 đội, mỗi đội cử 4 học sinh tham gia chơi tiếp sức. Từng em sẽ điền dấu , = vào chỗ chấm.
-Đội nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc.
-Nhận xét bài làm của học sinh. Tuyên dương đội thắng cuộc.
-Hỏi học sinh : Muốn so sánh các số có 2 chữ số em cần chú ý điều gì ? 
-Giáo viên kết luận theo ý kiến của học sinh 
+Bài 4 : Viết ( theo mẫu ) .
-Giáo viên hướng dẫn theo mẫu : 
87 gồm 8 chục và 7 đơn vị .
 Ta viết 87 = 80 + 7 .
-Cho học sinh làm bài vào vở
-GV chấm 1 số bài của học sinh 
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài .
-Giáo viên cho học sinh nhận xét cách phân tích so,á tách tổng số chục và số đơn vị 
 3.Củng cố dặn dò : 
3 hs lên bảng làm
Cả lớp làm bảng con
-Ho ... h đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
Ÿ Hoạt động 1 : Thực hành trên giấy màu.
 Giúp Học sinh nắm vững quy trình và thực hành cắt hình vuông đúng.
 Giáo viên cho học sinh thực hành cắt hình vuông theo 2 cách.Lật trái tờ giấy màu kẻ hình vuông có độ dài các cạnh là 7 ô theo 2 cách.
 Kẻ xong học sinh cắt rời hình vuông.
Ÿ Hoạt động 2 : Dán sản phẩm vào vở thủ công.
 Nhắc nhở học sinh cắt thẳng,dán cân đối và phẳng.
 Giáo viên theo dõi,giúp đỡ những em còn lúng túng,khó hoàn thành sản phẩm.
*Đánh giá sản phẩm:
GV nêu các tiêu chí đánh giá, HD HS nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét ,đánh giá SP của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhắc lại quy trình cắt dán hình vuông.
-Tuyên dương những em hoàn thành tốt.
-Nhận xét tiết học, Dặn HS chuẩn bị bài sau: “Cắt ,dán hình tam giác”.
 Cho 2 em học sinh nhắc lại các bước vẽ và cắt hình vuông.
 Học sinh thực hành trên giấy màu,kích thước 7x7 ô.
 Học sinh cắt hình.
 Học sinh thực hành cắt dán vào vở thủ công.
Nhận xét bài của bạn theo các tiêu chí GV đưa ra.
 Thứ 6 ngày 25 tháng 3 năm 2010
Tiết1+2: TẬP ĐỌC: 
MƯU CHÚ SẺ. (T 15 + 16)
I.MỤC TIÊU:
+Học sinh đọc trơn cả bài; đọc đúng các từ:hoảng lắm, nén sợ, lễ phép,sạch sẽ, vuốt râu, xoa mép; Ôn vần :uôn, uông.Hiểu nội dung bài.
+Rèn kỹ năng đọc trơn lưu loát, biết thay đổi giọng đọc theo lời nhân vật.
+Giáo dục HS thái độ bình tĩnh, xử lý tình huống nhanh khi gặp nguy hiểm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc (sgk)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài: Ai dậy sớm.
H:-khi dậy sớm, có điều gì chờ đón em ở trong vườn , ngoài đồng, trên đồi ?
 -tìm tiếng trong bài có vần ương.
Nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Mưu chú Sẻ.
b.HD luyện đọc:
GV đọc mẫu,cho HS đọc thầm, xác định từng câu.
*Luyện đọc tiếng, từ:
GV gạch chân một số tiếng, từ cần luyện đọc.
-y/c HS đọc + phân tích một số tiếng:
Hoảng lắm, nén sợ, lễ phép,sạch sẽ, vuốt râu, xoa mép.
-GV giảng từ: hoảng lắm (sợ hãi )
*Luyện đọc câu:
Cho HS đọc nối tiếp câu. HD cách thể hiện lời nhân vật:
“- Thưa anh,tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt ?”
*Luyện đọc đoạn, bài:
HD chia đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
Tổ chức cho các nhóm luyện đọc theo đoạn.
Yêu cầu HS đọc cả bài.
c.Ôn vần:
+Nêu yêu cầu 1: Tìm tiếng trong bài có vần uôn
cho HS tìm và đọc tiếng.
+Nêu yêu cầu 2:Tìm tiếng ngoài bài :
-có vần uôn
-có vần uông
GV tổ chức cho HS thi đua tìm nhanh và viết vào bảng con.
Nhâïn xét.
+Nêu y/c 3:Nói câu chứa tiếng có vần uôn hoặc uông.
Cho HS nói theo câu mẫu (SGK)
Y/c HS luyện nói theo gợi ý.
GV HD cách bổ sung cho đủ ý.
d.Củng cố bài tiết 1:
GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
TIẾT 2.	
a.luyện đọc:
HD học sinh luyện đọc bài trong SGK.
Tổ chức cho các tổ thi đua đọc bài.
Nhận xét, sửa sai.
b.Tìm hiểu bài:
Cho HS đọc từ đầu đến “rửa mặt”
GV treo bảng phụ, nêu câu hỏi cho HS chọn ý trả lời đúng.
-Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ nói gì với Mèo?
a)Hãy thả tôi ra.
b)Sao anh không rửa mặt ?
c)Đừng ăn thịt tôi.
Cho HS đọc đoạn còn lại.
H:Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ?
Cho HS thi đua xếp các thẻ từ nói đúng về chú sẻ trong bài
Tổ chức cho 2 nhóm thi đua.
3.Củng cố ,dặn dò:
-Cho HS đọc lại bài trong SGK.
-GV liên hệ, gdhs.
-Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài “Mẹ và cô”
3 em đọc
Trả lời câu hỏi
- hương.
HS đọc thầm, xác định câu.
Luyện đọc từ+ phân tích một số tiếng: (cn)
Luyện đọc câu (cn- nối tiếp)
Luyện đọc đoạn ( nhóm 3 hs)
Đọc cả bài (cn-đt)
HS tìm tiếng có vần uôn: muộn
HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần uôn và uông (viết vào bảng con):
VD: cuốn, tuôn, suôn, chuồn
 Muống, cuống, chuồng, 
HS nói câu mẫu:
Bé đưa cho mẹ cuộn len.
Bé lắc chuông.
-HS luyện nói (cn)
Đọc lại bài (cn)
Luyện đọc bài trong SGK(cn- nhóm)
Các tổ thi đọc.
3 em đọc bài .
HS trả lời bằng cách viết vào bảng con: ý b.
HS đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi: Sẻ vụt bay đi.
2 nhóm thi đua ghép thành câu.
Sẻ thông minh.
Sẻ nhanh trí.
Tiết2: Toán: 
LUYỆN TẬP CHUNG (T107)
I.MỤC TIÊU:
+Giúp HS củng cố về đọc ,viết ,so sánh các số có 2 chữ số và giải toán có lời văn.
+Học sinh rèn kỹ năng đọc, viết,so sánh các số có 2 chữ số và giải toán thành thạo, chính xác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sử dụng Sgk và bảng phụ để ghi bài tập .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
+Gọi học sinh đếm các số từ 60®80 ; từ 80®100.
+Hỏi các số liền trước ,liền sau của 53 ,69 ,81 ,99
 Nhận xét bài cũ
2.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a.HD luyện tập:
Bài 1:yêu cầu HS làm vào Bảng con:
 Gọi HS đọc lại dãy số.
GV củng cố về số liền trước, số liền sau của 1 số.
Bài 2:Yêu cầu HS làm vào vở.
Gvkiểm tra,chữa bài.
Bài 3:GV treo bảng phụ,tổ chức cho 3 nhóm thi đua.
Nhận xét,củng cố cách so sánh.
Bài 4:cho HS đọc bài toán,HD tìm hiểu bài toán.
GV tóm tắt lên bảng,HD giải vào vở.
Gọi 1 em lên giải trên bảng lớp.
Chữa bài, nhắc lại các bước giải toán.
Bài 5:GV nêu yêu cầu :Viết số lớn nhất có 2 chữ số.
Cho HS viết kết quả vào bảng con.
Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại các bước giải toán.
Cách so sánh các số có 2 chữ số.
-Nhận xét tiết học;Dặn HS chuẩn bị bài: “Giải toán có lời văn(TT)”
1/Viết các số: (HS viết vào bảng con)
a.15, 16, 17, 18, 19 ,20, 21, 22, 23, 24, 25.
b.69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79.
2/ Đọc mỗi số sau: (hs làm vào vở)
35:ba mươi lăm 85:tám mươi lăm.
41:bốn mươi mốt 69:sáu mươi chín.
64:sáu mươi tư 70: bảy mươi.
3/ >, <, = ? (3 nhóm thi đua )
72. 76 85. 65 15 10 + 4.
85 81 42  76 16  10 + 6.
45  47 33  66 18  15 + 3 
4/ HS giải vào vở; 1 em lên chữa bài trên bảng.
 Bài giải:
 Số cây có tất cả là:
 10 + 8 = 18 (cây)
 Đáp số :18 cây.
5/ HS viết số lớn nhất có 2 chữ số:
 99
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: 
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (TT)
I . MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu : Khi nào cần nói lời cảm ơn , khi nào cần nói lời xin lỗi . Vì sao cần nói lời cảm ơn xin lỗi . Trẻ em có quyền được tôn trọng , được đối xử bình đẳng .
- Học sinh biết nói lời cảm ơn xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày .
- Học sinh có thái độ tôn trọng chân thành khi giao tiếp . Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn xin lỗi .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các nhị và cánh hoa để chơi trò chơi ghép hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Kiểm tra bài cũ :
Khi được ai giúp đỡ em phải nói gì ? 
Khi em làm phiền lòng người khác em phải làm gì ?
- Nhận xét bài cũ .
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Em nĩi lời cảm ơn
- Em phải xin lỗi
 2.Bài mới :
TIẾT : 2
HĐ 1 : Thảo luận nhóm bài tập 3 
 Học sinh biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống ở BT3 
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 3 
Giáo viên cho học sinh chọn cách ứng xử đúng nhất .
* Giáo viên kết luận : 
+ ỞT/h 1: Cách ứng xử “ Nhặt hộp bút lên trả bạn và xin lỗi là đúng nhất ”
+ Ở T/h 2 : cách ứng xử “ Nói lời cảm ơn bạn là đúng ”
Hoạt động 2 : Chơi ghép hoa (BT5)
 Học sinh biết ghép các tình huống phù hợp với cách ứng xử 
Giáo viên chia nhóm : phát cho mỗi nhóm 2 nhị hoa ( mỗi nhị có ghi một từ “ Cảm ơn ” hoặc “ Xin lỗi ”) và các cánh hoa trên đó có ghi nội dung các tình huống .
Nêu yêu cầu ghép hoa 
*GV nhận xét bổ sung , chốt lại các tình huống cần nói lời cảm ơn , xin lỗi .
Hoạt động 3: Học sinh làm BT6 
 Học sinh biết điền từ đúng , thích hợp với tình huống :
- Giáo viên đọc bài tập , nêu yêu cầu , giải thích cách làm bài 
- Gọi Học sinh đọc lại từ đã chọn để điền vào chỗ trống 
* Giáo viên tổng kết : Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ điều gì , dù nhỏ . Cần nói lời xin lỗi khi làm phiền lòng người khác . Biết cảm ơn , xin lỗi là thể hiện tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác .
4.Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tích cực .
Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều đã học , ôn lại bài .
Chuẩn bị bài học cho tuần sau .
HS quan sát tranh (VBT)
Học sinh thảo luận nhóm .
Đại diện nhóm lên trình bày 
Lớp nhận xét bổ sung 
Học sinh chia nhóm đọc nội dung các tình huống trên mỗi cánh hoa .
Học sinh lựa chọn những cánh hoa có tình huống cần nói lời cảm ơn để ghép vào nhị hoa “Cảm ơn” . tương tự vậy với hoa xin lỗi .
Học sinh lên trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp .
Lớp nhận xét
Học sinh tự làm bài tập 
Học sinh nêu :
“ Nói cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ ”
“ Nói xin lỗi khi làm phiền người khác ”
SINH HOẠT LỚP TUẦN 27.
I.Nhận xét hoạt động trong tuần:
1.Hạnh kiểm:
-Thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp và 5 nhiệm vụ của người HS.
-Chấp hành ATGT.
-Tham gia các phong trào thi đua do Đội phát động.
2.Học tập:
-Chuẩn bị bài, xây dựng bài.
-Giúp đỡ bạn trong học tập
-thông qua chất lượng kiểm tra giữa HK.2
II.Sinh hoạt TT.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27chuan.doc