Tập đọc
Mẩu giấy vụn
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.(Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK ; HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4).
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câc câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “Cái trống trường em”
+ Tìm những từ tả tình cảm, hoạt động của cái trống?
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
B. Dạy - học bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
- Hãy nêu chủ điểm của tuần này?(Chủ điểm trường học)
- Để trường học luôn sạch đẹp chúng ta phải làm gì? Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em giải đáp câu hỏi này.
- GV ghi mục bài.
HĐ2: Luyện đọc
- GV đọc mẫu lần 1.
- HS luyện đọc câu: Mỗi em đọc một câu từ đầu cho đến hết bài.
- Nêu từ khó HS luyện đọc cá nhân, cả lớp các từ khó: rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, mẫu giấy.
- GV giải nghĩa từ : sáng sủa, đồng thanh, hưởng ứng, thích thú.
- HS luyện đọc câu văn dài:
+Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.
+Nào! các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé!!
- Luyện đọc nối tiếp đoạn. GV hướng dẫn cánh đọc giọng của từng nhân vật.
- Đọc từng đoạn theo nhóm 4.
- 3 nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh
Tuần 6 Thứ 2 ngày 4 tháng 10 năm 2010 Tập đọc Mẩu giấy vụn I. Mục tiêu: - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.(Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK ; HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4). II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa bài đọc SGK. - Bảng phụ ghi sẵn câc câu văn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy-học: Tiết 1: A. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “Cái trống trường em” + Tìm những từ tả tình cảm, hoạt động của cái trống? - GV nhận xét và cho điểm học sinh. B. Dạy - học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài - Hãy nêu chủ điểm của tuần này?(Chủ điểm trường học) - Để trường học luôn sạch đẹp chúng ta phải làm gì? Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em giải đáp câu hỏi này. - GV ghi mục bài. HĐ2: Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1. - HS luyện đọc câu: Mỗi em đọc một câu từ đầu cho đến hết bài. - Nêu từ khó HS luyện đọc cá nhân, cả lớp các từ khó: rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, mẫu giấy. - GV giải nghĩa từ : sáng sủa, đồng thanh, hưởng ứng, thích thú. - HS luyện đọc câu văn dài: +Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào. +Nào! các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé!! - Luyện đọc nối tiếp đoạn. GV hướng dẫn cánh đọc giọng của từng nhân vật. - Đọc từng đoạn theo nhóm 4. - 3 nhóm thi đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh Tiết 2: HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1(Từ đầu đến lối ra vào) - GV nêu câu hỏi- HS trả lời: + Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?(Mẫu giấy vụn nằm ngay giữa lối ra vào, rất dễ thấy). - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2: ( Từ cô giáo bước vào lớpđến nói tiếp). + Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì? ( Cô giáo yêu cầu cả lớp nghe sau đó nói lại cho cô biết mẩu giấy nói gì? ) - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3,4 (Cả lớp .đến hết). - Tại sao cả lớp xì xào? (Vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì ). - Khi cả lớp hưởng ứng lời nói của bạn trai là Mẫu giấy không biết nói thì chuyện gì xảy ra? (Một bạn gái đứng lên nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác). - Bạn gái nghe mẩu giấy nói gì? ( Các bạn ơi! Hãy nhặt bỏ tôi vào sọt rác!). - Đó có phải là tiếng nói của mẫu giấy không? Vì sao? ( Đó không phải là lời của mẩu giấy..Đó là lời của bạn gái, vì bạn hiểu được cô giáo muốn nhắc nhở HS hãy cho rác vào thùng). - 1 HS đọc câu hỏi 4. Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì?( Cô giáo muốn nhắc nhở HS biết giữ vệ sinh trường học để trường luôn sạch đẹp). - Muốn trường lớp luôn sạch đẹp chúng ta cần phải làm gì? (Không vứt rác bừa bãi) * GV tiểu kết: Muốn trường lớp sạch mỗi học sinh cần có ý thức giữ vệ sinh chung. Các con phải thấy khó chịu với những việc làm xấu, làm bẩn trường lớp. Không được thờ ơ thấy mà không làm, mỗi chúng ta đều có ý giữ vệ sinh chung giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - GV liên hệ với thực tế trong lớp. HĐ4: Thi đọc truyện theo vai. - Các nhóm tự phân theo vai đọc: Người dẫn chuyện, cả lớp đồng thanh, 1HS nam, 1HS nữ. - Đại diện từng nhóm thi đọc. - GV nhận xét ghi điểm cho các nhóm. IV. Củng cố-dặn dò : - Em có thích bạn gái trong truyện này không? Vì sao? _______________________________________________ Toán 7 cộng với một số: 7+5 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7+5, lập được bảng 7 cộng với một số. - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. II. Đồ dùng dạy-học: - 20 que tính, bảng cài. III. Các hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc bảng cộng 9, bảng cộng 8. - Cả lớp, giáo viên nhận xét. B. Dạy- học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài- ghi tên bài HĐ2: Giới thiệu phép cộng 7+5 - Lấy 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?(Thực hiện phép cộng 7 +5) - HS thao tác trên que tính tìm kết quả? - Một số HS trình bày cách làm. Cả lớp nhận xét. * GV nhận xét và kết luận cách tính: gộp 7 que tính ở hàng trên với 3 que tính ở hàng dưới để có 10 que tính, thay 10 que tính bằng 1 thẻ 1 chục que tính. 1 chục que tính với 2 que tính, tất cả là 12 que tính( vừa nói vừa thao tác). - Vậy 7 cộng 5 bằng bao nhiêu? (12). - GV hướng dẫn HS đặt tính và tính. 7 5 12 - Gọi 2HS nhắc lại cách tính. - HS lập bảng cộng: 7 cộng với 1 số. 7 + 3 = 10 . 7 + 9 = 16 - Yêu cầu HS tính và nối tiếp nhau nêu kết quả. - HS đọc nhiều lần đồng thanh, cá nhân - Yêu cầu HS thuộc lòng bảng cộng 7 ngay tại lớp. HĐ3: Luyện tập Bài 1: Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu của bài tập này là gì?(Tính nhẩm) - HS làm bài theo nhóm 2. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 7 + 4 = 11 7 + 6 = 13 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16 4 + 7 = 11 6 + 7 = 13 8 + 7 = 15 9 + 7 = 16 Bài 2: 1HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vở - Dựa vào bảng cộng tìm kết quả. - GV chấm, chữa bài Bài 4: Gọi 1HS đọc bài toán. - Bài toán cho biết gì?(Em 7 tuổi, anh hơn em 5 tuổi) - Bài toán yêu cầu tìm gì?(Tuổi anh?) - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi 1HS lên bảng chữa bài. Bài giải: Tuổi anh là: 7+5 = 12 (tuổi). Đáp số: 12 tuổi. IV. Củng cố –dặn dò: - Dặn HS học thuộc lòng bảng cộng. _______________________________________ Đạo đức Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào. - Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng,ngăn nắp chỗ học,chỗ chơi. - Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. II. Đồ dùng dạy-học: - Phiếu học tập bài 3 III. Các hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1HS lên bảng trả lời. + Vì sao lại phải sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập ngăn nắp? - Cả lớp và GV nhận xét. B. Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài- ghi tên bài HĐ2: Đóng vai theo các tình huống. Bài tập3: Các nhóm xử lý tình huống. + Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ . + Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy, nhưng em thấy bạn không làm . Em sẽ - Đại diện các nhóm báo cáo. Cả lớp nhận xét, * GV kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng ngăn nắp nhà cửa, nơi ở của mình. HĐ3: Tự liên hệ. Bài 4: GV nêu từng ý, HS giơ tay 1 trong 3 ý. - Thường xuyên xếp gọn chỗ học chỗ chơi. - Chỉ làm khi được nhắc nhở. - Thường nhờ người khác làm hộ. - GV ghi bảng số liệu vừa thu đựoc. - GV khen những học sinh ở nhóm a. Nhắc nhở các học sinh khác học tập. HĐ4: Kể chuyện Bác Hồ ở Pắc Bó. - GV kể cho HS nghe câu chuyện. -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Câu chuyện này kể về ai, với nội dung gì? (Câu chuyện kể về Bác Hồ) + Qua câu chuyện này em học tập được ở Bác Hồ điều gì? (Tính gọn gàng, ngăn nắp của Bác) + Em có thể đặt tên cho câu chuyện này? - GV theo dõi HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. * GV kết luận: Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa luôn sạch đẹp và khi cần sử dụng không mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luôn được mọi người yêu quý. IV. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập sạch sẽ gọn gàng. _________________________________________ Luyện Toán 7 cộng với một số: 7 + 5 I. Mục tiêu: - Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 7+5 từ đó lập công thức 7 cộng một số. - Củng cố giải bài toán về nhiều hơn. II. Các hoạt động dạy-học: HĐ1: Giới thiệu bài: - GV giới thiệu và ghi mục bài. HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập (Tính nhẩm). - HS làm nhóm đôi - Đại diện một 3 nhóm lên trình bày. - GV hỏi cách thực hiện. 7 + 4 = 11 7 + 5 = 12 7 + 6 = 13 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16 7 + 7 = 14 4 + 7 = 11 5 + 7 = 12 6 + 7 = 13 8 + 7 = 15 9 + 7 = 16 7 + 0 = 7 Bài 2: Dựa vào bảng cộng tìm kết quả. - Gọi 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3.Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập (Tìm và nối các phép tính có kết quả bằng nhau). * Ví dụ: 7 + 5 nối với 7 + 3 + 2 - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Gọi 1HS lên bảng chữa bài. - GV chấm chữa bài. Bài 4.Gọi 1HS đọc bài toán- Cả lớp đọc thầm. - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu tìm gì? - 1HS lên tóm tắt rồi giải bài toán- Cả lớp làm vào vở - GV chấm, chữa bài Bài giải Tuổi chị Hoa là: 7+5=12 (tuổi). Đáp số: 12 tuổi. Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi - Yêu cầu HS điền dấu + hoặc dấu – vào chỗ chấm để được kết quả đúng: 7.8 = 15 ; 737=11 IV. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học _____________________________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện đọc: Mẩu giấy vụn I. Mục tiêu: - Luyện cho HS biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. - Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa bài đọc SGK. - Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS đọc bài Mẩu giấy vụn- Cả lớp theo dõi nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm B. Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi mục bài HĐ2: Luyện đọc - GV đọc mẫu- HS theo dõi - Luyện đọc câu: Mỗi em đọc một câu từ đầu cho đến hết bài. - Nêu từ khó HS luyện đọc cá nhân, cả lớp: rộng rãi, sáng sủa, lắng nghe, mẫu giấy. - GV giải nghĩa từ : sáng sủa, đồng thanh, hưởng ứng, thích thú. - HS luyện đọc câu văn dài: +Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào. +Nào! các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé!! - Luyện đọc nối tiếp đoạn. GV hướng dẫn cách đọc giọng của từng nhân vật. - Đọc từng đoạn trong nhóm 4 - Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN, từng đoạn, cả bài) - Các nhóm tự phân theo vai đọc: Người dẫn chuyện, cả lớp đồng thanh, 1HS nam, 1HS nữ. - Đại diện từng nhóm thi đọc. - GV nhận xét ghi điểm cho các nhóm. IV. Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét tiết học __________________________________________ Thứ 3 ngày 5 tháng 10 năm 2010 Toán 47+ 5 I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng ... Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài ở lớp- cả lớp viết bảng con chữ D. - GV nhận xét,cho điểm HS. B. Dạy- học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài- ghi tên bài HĐ2: Hướng dẫn viết chữ hoa. - Hướng dẫn quan sát, nhận xét chữ Đ (Độ cao, sổ nét, cách viết). - GV đính chữ mẫu lên bảng, HS quan sát nêu cấu tạo và quy trình viết chữ Đ hoa. + Chữ Đ hoa gần giống chữ nào đã học? Chữ Đ hoa khác chữ D hoa ở chỗ nào? - GV viết chữ mẫu-nhắc lại quy trình viết. - Hướng dẫn HS viết bảng con. HĐ3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Đẹp trường, đẹp lớp - HS đọc cụm từ ứng dụng- Giải nghĩa: Là lời khuyên luôn phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - GV viết mẫu. Cả lớp nhận xét dòng chữ ứng dụng. - Tìm xem cụm từ có mấy chữ? Độ cao của các con chữ? - GV nhắc khoảng cách giữa các chữ. - GV viết chữ Đẹp lên bảng. - HS viết chữ Đẹp vào bảng con. - Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết. - GV theo dõi nhắc nhở thêm. - GV thu vở chấm, chữa bài. IV. Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện viết chữ Đ hoa. Toán Luyện Tập I. Mục tiêu: - Thuộc bảng 7 cộng với một số. - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25. - Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng. II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài tập 4 viết lên bảng lớp. III. Các hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: - 3HS đọc thuộc lòng bảng cộng 7. GV hỏi một số HS về một số phép cộng bất kỳ trong bảng cộng 7. - GV nhận xét, cho điểm B. Dạy học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài- ghi tên bài HĐ2: Luyện tập. Bài 1: Gọi 1HS đọc yêu cầu bài(Tính nhẩm). - Gợi ý học sinh cách đặt tính và thực hiện. - Yêu cầu 4 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - GV chấm, chữa bài 7 +3 = 10 7 + 4 =11 7 + 5 = 12 7 + 6 = 13 7 + 7 = 14 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16 7 + 10 = 17 5 + 7 =12 6 + 7 = 13 8 + 7 = 15 9 + 7 = 16 Bài 2: (Cột 1, 3, 4) HS nêu yêu cầu, sau đó làm bài vào vở. - Gọi 3HS lên bảng chữa bài. 37 24 67 + + + 15 17 9 52 41 76 - GV nhận xét chữa bài. Bài 3 : Yêu cầu HS nhìn tóm tắt đọc đề toán. - 1HS lên giải ở bảng- Cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Cả hai thúng có số quả và quả quýt là: 28 + 37 = 65 ( quả) Đáp số: 65 quả - GV chấm, chữa bài cho HS. Bài 4: (Dòng 2)Yêu cầu học sinh làm vào vở. 1HS lên bảng chữa bài (Điền dấu >,<, =) + Để điền dấu đúng trước tiên chúng ta phải làm gì?(phải thực hiện phép tính sau đó so sánh kết quả tìm được với nhau) - GV chấm chữa bài. IV. Củng cố- dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện pháp tính 47 + 5. - Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà ôn lại bài học. _________________________________ Luyện từ và câu Kiểu câu Ai là gì ? Khẳng định, phủ định. Từ ngữ về đồ dùng học tập. I. Mục tiêu: - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định( BT1), đặt được câu phủ định theo mẫu( BT2). - Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy để làm gì? ( BT3). II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa bài tập 3; Bảng phụ III. Các hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS viết bảng- Cả lớp viết bảng con: sông Đà, núi Hoàng Liên Sơn , hồ Than Thở, thành phố Hồ Chí Minh - GV nhận xét, cho điểm B. Dạy- học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài- ghi tên bài HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1:1HS nêu yêu cầu bài tập ( Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm) - Yêu cầu HS thảo luận theo N2: 1HS đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm, 1HS trả lời. - Đại diện 3 nhóm thực hiện- Cả lớp theo dõi nhận xét. + Ai là học sinh lớp 2? + Ai là học sinh giỏi nhất lớp? + Môn học em yêu thích là môn gì? Bài 2: Yêu cầu HS tìm những cách nói có nghĩa giống nhau với nghĩa câu đã cho. - HS nối tiếp nhau nêu câu mình tìm được. VD: + Em không thích nghỉ học đâu. + Em có thích nghỉ học đâu. + Em đâu có thích nghỉ học. Bài 3: Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh +Tô màu vào các đồ dùng học tập + Nêu tên các đồ dùng có ở trong tranh. Nói rõ tác dụng của mỗi đồ dùng: 4 quyển vở, 3 chiếc cặp, 2 bút chì, 1 thước kẻ,1 ê ke, 1 com pa. - HS lần lượt nêu - GV và HS theo dõi, nhận xét IV.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học __________________________________________ Chính tả Ngôi trường mới I. Mục tiêu: - Chép chính xác bài chính tả , trình bày đúng các dấu câu trong bài “Ngôi trường mới”. - Làm được bài tập 2, bài tập 3 a/b. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3. III. Hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc, 2 HS viết bảng. Cả lớp viết bảng con các tiếng có vần ai / ay. - GV nhận xét chữa bài. B. Dạy- học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài- ghi tên bài HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc bài chính tả- 2 HS đọc lại- Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi + Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có gì mới? + Có những dấu câu nào được dùng trong bài chính tả? - GV nêu một số từ khó HS viết bảng con: mái trường, rung động, nghiêm trang, thân thương. - GV nhận xét sữa sai. - GV đọc, HS viết bài vào vở. - Chấm, chữa bài. HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2: Thi tiếp sức: 3 tổ thi viết nhanh các tiếng có vần ai / ay; - HS làm bài vào vở bài tập. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 3: Nhóm thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng s / x. - HS làm bài vào vở bài tập. - GV chốt lời giải đúng IV. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. ________________________________________ Toán Bài toán về ít hơn I. Mục tiêu: - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn. II. Đồ dùng dạy-học: - Mô hình quả cam, nam châm. III. Các hoạt động dạy-học: HĐ1: Giới thiệu bài- ghi tên bài HĐ2: Giới thiệu bài toán về ít hơn. - GV nêu bài toán- 2 HS đọc lại. - Hàng trên có mấy quả cam ? GV đính 7 quả. - Hàng dưới có ? quả (ít hơn hàng trên 2 quả). GV tách 2 quả rồi chỉ đoạn thẳng biểu thị số quả cam hàng dưới. - Hàng dưới có bao nhiêu quả cam? - Muốn tìm số cam ở hàng dưới ta làm thế nào? - HS giải vào vở nháp - 1 HS lên bảng giải. Bài giải Số quả cam ở hàng dưới là: 7 - 2= 5 (quả) Đáp số: 5 quả. HĐ3: Luyện tập Bài 1:Gọi 1HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì?(Vườn nhà Mai có 17 cây cam; vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam) + Bài toán yêu cầu tìm gì? (Vườn nhà Hoa có mấy cây cam). - Cả lớp làm bài vào vở, 1HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét ghi điểm. Bài 2: HS nhìn vào tóm tắt đọc bài toán . GV lưu ý thấp hơn cũng có nghĩa ít hơn. -Yêu cầu HS tìm hiểu bài toán. - 1HS lên bảng giải- Cả lớp giải vào vở. - GV chấm, chữa bài Bài giải: Chiều cao của Bình là: 95 – 5 = 90 (cm) Đáp số: 90 cm. IV. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. _____________________________________ Tập làm văn Khẳng định, phủ định. Luyện tập mục lục sách I. Mục tiêu: - Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định (BT1, BT2) - Biết đọc và ghi lại thông tin từ mục lục sách (BT3). II. Đồ dùng dạy-học: - Mỗi HS một tập truyện thiếu nhi. - Bảng phụ viết các mẫu câu ở BT1,2. III. Các hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc mục lục sách tuần 6, tuần 7. - Cả lớp nhận xét, GV cho điểm. B. Dạy- học bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi mục bài. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài (Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu). -Yêu cầu HS thảo luận theo N3 thực hành hỏi đáp + Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý? (Có, em rất thích đọc thơ) + Câu trả lời nào thể hiện không đồng ý? (Không, em không thích đọc thơ) - Gọi 3 HS thực hành hỏi đáp như mẫu SGK. - GV ghi các câu trả lời lên bảng. Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài. - 3HS nối nhau đặt 3 câu theo mẫu. + Trường em không xa đâu ! + Trường em có xa đâu ! +Trường em đâu có xa! - Mỗi HS đặt 1 câu - Cả lớp theo dõi nhận xét. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc mục lục tập truyện của mình. Cả lớp nhận xét. - Đọc mục lục các bài ở tuần 7, ghi lại tên 2 bài tập đọc và số trang vào vở . - 5 HS đọc bài của mình. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm IV. Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét tiết học ______________________________________ Thủ công Gấp máy bay đuôi rời I. Mục tiêu: - HS biết gấp máy bay đuôi rời;hoặc một đồ chơi tự chọn đơn giản, phù hợp.Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. II. Đồ dùng dạy-học: - Mẫu giấy máy bay đuôi rời; - Quy trình gấp máy bay đuôi rời. - Giấy màu, kéo, bút màu, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy-học: HĐ1: Giới thiệu bài- ghi tên bài HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành - GV cho HS nhắc lại các bước gấp: * Bước 1: Tạo hình vuông và một hình chữ nhật: gấp chéo tờ giấy sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài. Gấp tiếp theo đường dấu gấp, mở ra và cắt theo đường dấu gấp ta được một hình chữ nhật và một hình vuông. * Bước 2: Gấp đầu và cánh mấy bay. * Bước 3: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng. - Cho HS thực hành gấp theo N2 - Các nhóm gấp vào giấy A4. - GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS. IV. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà thực hành gấp lại. _______________________________________ Thể dục Bài 12 I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng của bài thể dục phát triển chung . - Biết cách chơi và thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi . II. Địa điểm – phương tiện: - Sân bãi sạch sẽ, 1 cái còi. III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Xoay các khớp cổ tay, cánh tay. 2. Phần cơ bản: - Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại; - GV giải thích động tác hô khẩu lệnh và dùng lời chỉ dẫn cho HS nắm tay nhau di chuyển thành vòng tròn theo ngược chiều kim đồng hồ. Sau đó tập chuyển về đội hình ban đầu. Đến lần ba HS dừng lại tập bài thể dục phát triển chung. - Ôn lại động tác bụng; - Ôn 5 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. - Lần 1 GV làm mẫu và hô, lần 2 thi giữa các tổ. - Trò chơi kéo cưa lừa xẻ: - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi sau đó cho HS chơi theo tổ. 3. Phần kết thúc: - Cúi người thả lỏng - Cúi lắc người thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống lại bài học. ___________________________________
Tài liệu đính kèm: