Giáo án Tuần thứ 20 - Lớp 1

Giáo án Tuần thứ 20 - Lớp 1

TIẾT 3 + 4: TIẾNG VIỆT.

 BÀI 81: ACH.

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

- HS đọc được: ach, cuốn sách; đọc được các từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được: ach, cuốn sách.

- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.

- Giáo dục HS yêu thích môn tiếng Việt.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bộ đồ dùng dạy học tiếng Việt , tranh minh hoạ.

HS: Bộ đồ dùng dạy học tiếng Việt, Bảng con.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

doc 26 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần thứ 20 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012
Ngày soạn: 30/12/2011.
Ngày giảng: 2/1/2012. 
Tiết 1: Hoạt động đầu tuần. 
============================================
Tiết 2: Hát nhạc.
GV chuyên soạn giảng.
============================================
Tiết 3 + 4: Tiếng Việt.
 Bài 81: ach.
A. Mục đích yêu cầu.
- HS đọc được: ach, cuốn sách; đọc được các từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ach, cuốn sách.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
- Giáo dục HS yêu thích môn tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bộ đồ dùng dạy học tiếng Việt , tranh minh hoạ.
HS: Bộ đồ dùng dạy học tiếng Việt, Bảng con.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Ôn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài 80. 
- GV nhận xét, ghi điểm .
- Yêu cầu HS viết bảng con: iêc, ươc, cá diếc, dây cước.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- 3 HS đọc.
- HS viết vào bảng con.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay các em học bài 81.
- GV ghi bảng vần ach, đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- HS đọc cá nhân - nhóm - lớp.
2. Dạy vần:
* Vần ach:
a. Nhận diện vần:
- Gọi HS nhận diện vần ach.
- GV hướng dẫn đánh vần: 
 a- chờ - ach.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- Yêu cầu ghép vần ach.
- Vần ach gồm a và ch.
-.HS đánh vần cá nhân – nhóm – lớp 
- HS ghép.
b. Tiếng :
? Đã có vần ach, muốn có tiếng sách ta ghép thêm âm và dấu gì ?
- Ghép thêm âm s và dấu sắc.
- Yêu cầu HS ghép tiếng sách, nêu cách ghép.
- HS ghép, nêu cách ghép.
- GV ghi bảng tiếng sách, yêu cầu HS đọc, nêu vị trí, cấu tạo tiếng.
- HS đọc cá nhân.
+Cấu tạo: Âm s, ghép với vần ach.
+ Vị trí : Âm s đứng trước, vần ach đứng sau thêm dấu sắc đặt trên âm a.
- Hướng dẫn đánh vần: 
 sờ - ach – sách – sắc – sách.
- HS đánh vần cá nhân - nhóm - lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS.
c. Từ khoá:
- GV giơ cuốn sách cho HS xem và yêu cầu HS trả lời 
- HS quan sát.
? Đây là cái gì?
- HS trả lời.
- GV ghi bảng từ khoá, yêu cầu HS đọc 
- HS đọc cá nhân - nhóm - lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- GV đọc mẫu, giải thích, yêu cầu HS đọc cá nhân.
- HS nghe, đọc cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc phân tích tổng hợp vần, tiếng, từ.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- Yêu cầu HS so sánh ach và ac.
- HS luyện đọc cá nhân - nhóm - lớp.
- Giống: Bắt đầu bằng a .
- Khác: ach Kết thúc bằng ch . 
d. Hướng dẫn viết:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con.
- HS quan sát.
- HS tập viết vào bảng con.
 ach cuốn sỏch 
đ. Đọc từ ứng dụng:
- GVghi lần lượt các từ ứng dụng lên bảng.
- HS luyện đọc cá nhân - nhóm -lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS .
- GV đọc mẫu, giải thích, yêu cầu HS đọc cá nhân.
viên gạch kênh rạch
sạch sẽ cây bạch đàn
- HS nghe, đọc cá nhân 
- Yêu cầu HS tìm vần vừa học trong các từ ứng dụng.
- HS tìm.
* Củng cố:
Gọi HS nêu lại vần vừa học.
- HS vần ach.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc toàn bài trên bảng lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- HS luyện đọc cá nhân - nhóm - lớp.
b. Đọc bài ứng dụng:
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét tranh minh hoạ .
- HS quan sát.
- GV ghi đoạn thơ ứng dụng lên bảng, yêu cầu HS đọc.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- HS luyện đọc cá nhân - nhóm -lớp.
- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc 
- HS đọc cá nhân .
- GV chỉnh sửa cho HS.
- Yêu cầu HS tìm tiếng ghi vần vừa học ở trong đoạn thơ bài ứng dụng.
- HS tìm.
c. Luyện nói:
- Yêu cầu HS nêu chủ đề bài luyện nói, GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS thảo luận nội dung bài luyện nói dựa vào tranh minh hoạ.
? Bức tranh vẽ gì?
? các bạn nhỏ dang làm gì ?
? Tại sao cần giữ gìn sách vở ?
? Em đã làm gì để giữ gìn sách vở ?
?Các bạn trong lớp em đã biết giữ gìn sách vở chưa ?
? Em hãy giới thiệu một quyển sách hoặc một quyển vở được giữ gìn sạch đẹp nhất ?
Giữ gìn sách vở.
- HS thảo luận nhóm.
- Gọi một số nhóm thảo luận trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét, khen nhóm thảo luận tốt.
d. Luyện viết:
- Yêu cầu HS luyện viết trong VTV.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa tư thế viết cho HS.
- HS luyện viết trong VTV.
IV. Củng cố:
? Hôm nay các em học vần gì ?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài, luyện viết thêm, chuẩn bị bài sau.
- HS: vần ach.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................
========================================
Cho HS hát chuyển tiết.
Tiết 5: đạo đức.
Bài 9: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (t2)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo. Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo. Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Giáo dục lễ phép với thầy, cô giáo.
II. đồ dùng dạy học.
GV: Tranh minh hoạ.
HS: VBT Đạo đức
III. Các hoạt động dạy học:
C. Các hoạt động dạy học :
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra: 
? Khi gặp thầy, cô giáo chúng ta phải làm gì?
? Chúng ta có thực hiện đúng những lời thầy (cô ) giáo dạy bảo hay không?
- GV nhận xét đánh giá.
III.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: lamg bài tập 3.
- 2 HS trả lời.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận hỏi và nói với nhau về nội dung trong tranh.
- HS thảo luận nhóm.
- Gọi một số nhóm trình bày trước trước lớp.
? Trong tranh những bạn nào đã lễ phép, vâng lời ?
? Trong tranh những bạn nào chưa lễ phép vâng lời ?
? Kể 1, 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường về việc lễ phép và vâng lời thầy (cô) giáo.
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung 
- HS trả lời.
- HS liên hệ.
- GV nêu kết luận.
3. Hoạt động 2: Làm bài tập 4.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 theo câu hỏi: 
?Em sẽ làm gì nếu bạn chưa lễ phép, vâng lời ?
- HS thảo luận nhóm.
- Kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thấy ( cô ) giáo em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
- GV tổ chức cho HS thi chọn bài hát theo nhóm về chủ đề: Lễ phép, vâng lời thầy
(cô) giáo.
- HS thi chọn bài múa, hát theo nhóm.
- Gọi một số nhóm lên trình bày bài hát, múa đã chọn trước lớp .
- HS khác nhận xét .
- GV nhận xét, khen.
IV. Củng cố:
- Hướng dẫn HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Thực hiện theo nộ dung bài học. Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************************************************
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
Ngày soạn: 30/ 12/ 2011.
Ngày giảng: 3/ 1/ 2012. 
Tiết 1: toán.
phép cộng dạng 14 + 3
A. Mục tiêu:
- HS biết làm tính công( không nhớ )trong phạm vi 20.
- Biết cộng nhẩm dạng 14 + 3.
- Làm bài tập: Bài 1(cột1, 2, 3), bài 2( cột 2, 3), bài 3(phần 1).
- Giáo dục cho HS yêu thích môn toán.
B.Đồ dùng dạy học:
- GV: Que tính, bảng phụ,
- HS : Bảng con, VBT, que tính,
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng viết số 20 
- Gọi HS nêu cấu tạo của số 20.
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3. 
a.- GV hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính.
- Giáo viên cho học sinh lấy 14 que tính ( gồm 1 bó chục que tính và 4 que tính rời), rồi lấy thêm 3 que tính nữa. Hỏi tất cả có mấy que tính? (Cho học sinh đếm số que tính)
- Giáo viên cho học sinh đặt số que tính lên bàn (bó 1 chục que tính ở bên trái, 4 que tính rời bên phải)
- Giáo viên thể hiện trên bảng lớp:
Có 1 bó chục, viết 1 ở hàng chục.
4 que tính rời, viết 4 ở hàng đơn vị.
Lấy 3 que nữa đặt ở dưới 4 que rời.
Giáo viên nói: Thêm 3 que rời, viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị.
Chục 
Đơn vị
1
4
 +
3
1
7
? Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta gộp 4 que tính rời và 3 que tính rời, được 7 que tính rời. Có 1 bó chục và 7 que tính rời là bao nhiêu que tính? (17 que tính).
b. GV hướng dẫn cách đặt tính theo cột dọc: Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4. viết dấu +, kẻ gạch ngang dưới 2 số đó. Tính từ phải sang trái 
 14
- 4 cộng 3 bằng 7 viết 7 
+
 3
 - Hạ 1, viết 1 
 17
 14 + 3 bằng 17
3. Bài tập:
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Giáo viên lưu ý học sinh viết các số thẳng cột ở hàng đơn vị và cộng từ phải sang trái.
- Cho HS làm cột 1,2,3 (HS khá làm cả bài)
? Nêu cách đặt tính?
- GV cùng HS nhận xét sửa sai.
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS thảo luận nhóm trên phiếu học tập cột 2,3 (HS khá làm cả bài)
- GV nhận xét và đánh giá. 
*Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống
- Gọi nêu yêu cầu của bài:
- GV cho HS chơi trò chơi theo 2 đội làm ở phiếu học tập. 
- GV nhận xét và đánh giá. 
IV. Củng cố.
- GV củng cố nội dung bài. Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò.
- Về nhà làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 1 HS lên bảng.
- HS lấy 14 que tính rồi lấy thêm 3 que tính rời nữa.
- HS đặt bó 1 chục que tính ở bên trái và 4 que tính rời ở bên phải. lấy thêm 3 que tính nữa rồi đặt ở dưới 4 que rời. 
- HS gộp 4 que tính rời với 3 que tính rời ta được 7 que tính rời có 1 chục và 7 que tính là 17 que tính
- HS có đếm số que tính và trả lời : 17 que tính.
- HS theo dõi.
- HS làm bài vào bảng con,lên bảng
14 15 13 
+ 2 + 3 + 5 
16 18 18 ...
12 + 3 = 15 13 + 6 =19 12 + 1 =13
14 + 4 =18 12 + 2 =14 16 + 2 =18
13 + 0 =13 10 + 5 =15 15 + 0 =15
- Học sinh làm bài vào phiếu học tập.
14
1
2
3
4
5
15
16
17
18
19
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................
===================================
Cho HS hát chuyển tiết
Tiết 2 + 3. Tiếng việt.
Bài 82 : ich, êch.
a. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc được: ich, êch, tờ lịch, con ếch; đọc được các từ và  ... n tích số).
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************************************************
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
Ngày soạn: 2/ 1/ 2012.
Ngày giảng: 6/ 1/ 2012.
Tiết 1 : toán.
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- HS thực hiện được phép trừ ( không nhớ ) trong hạm vi 20.
- Trừ nhẩm dạng 17 - 3.
- Giáo dục HS yêu thích môn toán.
B.Đồ dùng dạy học:
- GV: phiếu bài tập.
- HS : Bảng con, VBT, que tính.
C. Các hoạt động dạy học:
I ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra VBT của HS .
- GV nhận xét. 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập :
- Hát.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. Gọi một số HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, ghi điểm .
Đặt tính rồi tính .
14 - 3
16- 5
17- 5
17- 2
19- 2
19 - 7
 14
 16
 15
 17
 19
 19
-
-
-
-
-
-
 3
 5
 5
 2
 2
 7
 11
 11
 12
 15
 17
 12
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
Tính nhẩm.
- Gọi HS trả lời miệng.
- GV ghi kết quả đúng lên bảng 
15 - 4 = 11
17 - 2 = 15
15 - 3 = 12
19 - 8 = 11
16 - 2 = 14
15 - 2 = 13
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Tính.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu.
- GV cùng HS chữa bài, nhận xét.
12 + 3 - 1 = 14
15 - 3 + 1 = 11
 17 - 5 + 2 = 14
IV. Củng cố:
- Củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Làm các BT trong VBT.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................
=================================
Cho HS hát chuyển tiết.
Tiết 2 + 3: tiếng việt.
Bài 85 : ăp , âp
a. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc được: ăp, âp, cải bắp, cá mập ; đọc được các từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ăp, âp, cải bắp , cá mập.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
- Giáo dục HS yêu thích môn tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bộ đồ dùng dạy học tiếng Việt , tranh minh hoạ.
HS: Bộ đồ dùng dạy học tiếng Việt . bảng con.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Ôn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc bài 84. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Yêu cầu HS viết bảng con: op, ap, đóng góp, giấy nháp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- 3 HS đọc.
- HS viết vào bảng con.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em học bài 85.
- GV ghi bảng vần ăp, đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- HS đọc cá nhân- nhóm - lớp.
2. Dạy vần :
* Vần ăp :
a. Nhận diện vần:
- Gọi HS nhận diện vần ăp.
- GV hướng dẫn đánh vần: á - pờ - ăp.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- Yêu cầu ghép vần ăp.
- Vần ăp gồm ă và p .
-.HS đánh vần cá nhân - nhóm - lớp.
- HS ghép.
b. Tiếng:
? Đã có vần ăp, muốn có tiếng bắp ta ghép thêm âm và dấu gì ?
- Ghép thêm âm b và dấu sắc.
- Yêu cầu HS ghép tiếng bắp, nêu cách ghép.
- HS ghép, nêu cách ghép.
- GV ghi bảng tiếng bắp, yêu cầu HS đọc, nêu vị trí, cấu tạo tiếng.
- HS đọc cá nhân.
+Cấu tạo: Âm b, ghép với vần ăp.
+ Vị trí: Âm b đứng trước, vần ăp đứng sau thêm dấu sắc đặt trên âm ă.
- Hướng dẫn đánh vần:
 bờ - ăp - băp - sắc - bắp.
- HS đánh vần cá nhân - nhóm - lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS.
c. Từ khoá:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 
- HS quan sát.
? Bức tranh vẽ rau gì?
- HS trả lời.
- GV ghi bảng từ khoá, yêu cầu HS đọc.
- HS đọc cá nhân - nhóm -lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- GV đọc mẫu, giải thích, yêu cầu HS đọc cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc phân tích tổng hợp vần, tiếng, từ.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- HS nghe, đọc cá nhân.
- HS luyện đọc cá nhân - nhóm - lớp.
* Vần âp :
a. Nhận diện vần:
- Gọi HS nhận diện vần âp
- GV hướng dẫn đánh vần: ớ - pờ - âp.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- Yêu cầu ghép vần âp.
- Vần âp gồm â và p .
-.HS đánh vần cá nhân - nhóm - lớp.
- HS ghép.
b. Tiếng:
? Đã có vần âp, muốn có tiếng mập ta ghép thêm âm và dấu gì ?
- Ghép thêm âm m và dấu nặng.
- Yêu cầu HS ghép tiếng mập, nêu cách ghép.
- HS ghép, nêu cách ghép.
- GV ghi bảng tiếng mập, yêu cầu HS đọc, nêu vị trí, cấu tạo tiếng.
- HS đọc cá nhân.
+Cấu tạo: âm m, ghép với vần âp.
+ Vị trí: Âm m đứng trước, vần âp đứng sau , thêm đấu nặng dưới âm â.
- Hướng dẫn đánh vần: 
mờ - âp - mâp - nặng - mập.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- HS đánh vần cá nhân - nhóm -lớp.
c. Từ khoá:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 
 ? Bức tranh vẽ con gì?
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- GV ghi bảng từ khoá, yêu cầu HS đọc.
- HS đọc cá nhân - nhóm - lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- GV đọc mẫu, giải thích, yêu cầu HS đọc cn.
- HS nghe, đọc cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc phân tích tổng hợp vần, tiếng, từ.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- Yêu cầu HS so sánh âp và ăp.
- HS luyện đọc cá nhân - nhóm - lớp.
- Giống: kết thúc bằng p.
- Khác: âp bắt đầu bằng â . 
d. Hớng dẫn viết:
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con.
- HS quan sát.
- HS tập viết vào bảng con .
- GV chỉnh sửa cho HS.
 ăp õp cải bắp cỏ mập 
đ. Đọc từ ứng dụng:
- GVghi lần lượt các từ ứng dụng lên bảng.
- HS luyện đọc cá nhân - nhóm -lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS .
- GV đọc mẫu, giải thích, yêu cầu HS đọc cá nhân.
- Yêu cầu HS tìm vần vừa học trong các từ ứng dụng.
gặp gỡ tập múa 
ngăn nắp bập bênh
- HS nghe, đọc cá nhân.
- HS tìm.
* Củng cố: 
Gọi HS nêu lại vần vừa học.
- HS: vần ăp, âp.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc toàn bài trên bảng lớp.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- HS luyện đọc cá nhân - nhóm - lớp.
b. Đọc bài ứng dụng:
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét tranh minh hoạ.
- HS quan sát.
- GV ghi đoạn thơ ứng dụng lên bảng yêu cầu HS đọc.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- HS luyện đọc cá nhân - nhóm -lớp.
- GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc. 
- HS đọc cá nhân.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- Yêu cầu HS tìm tiếng ghi vần vừa học ở trong đoạn thơ ứng dụng.
- HS tìm.
c. Luyện nói:
- Yêu cầu HS nêu chủ đề bài luyện nói, GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS thảo luận nội dung bài luyện nói dựa vào tranh minh hoạ.
? trong cặp của em có những gì ?
? Hãy kể tên những loại sách vở của 
em ?
? Em có những loại đồ dùng học tập nào ? 
? Em sử dụng chúng khi nào ?
? Khi sử dụng sách vở đồ dùng học tập, em phải chú ý điều gì ?
? Bạn nào có thể nói cho cả lớp nghe về chiếc cặp của mình ?
Trong cặp sách của em.
- HS thảo luận nhóm.
- Gọi một số nhóm thảo luận trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét, khen nhóm thảo luận tốt.
d. Luyện viết:
- Yêu cầu HS luyện viết trong VTV.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa tư thế viết cho HS.
- HS luyện viết trong VTV.
IV. Củng cố:
? Hôm nay các em học vần gì ?
- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò: 
- Về nàh đọc bài, chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS: vần ăp, âp.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................
=================================
Cho HS hát chuyển tiết.
Tiết 4: tự nhiên xã hội.
bài 20: aN TOàN TRÊN Đường đi học
A. Mục tiêu:
- Giúp HS biết xác định 1 tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học 
- Quy định về đi bộ trên đường tránh 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học
- Đi bộ trên vỉa hè, đi bộ sát lề đường bên phải của mình. 
- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. 
B. Đồ dùng dạy học:
GV: Các hình trong bài 20 sgk
- Chuẩn bị những tình huống có thể xảy ra trên đường phù hợp với địa phương mình 
- Các tấm bìa tròn màu đỏ, xanh và các tấm bìa vẽ hình xe máy, ô tô,
HS: Vở
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
? Tiết trước học bài gì?
? Kể lại những gì em đã quan sát được trong buổi tham quan tiết trước?
- GV nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
 - Yêu cầu HS quan sát trsn thảo lụân các tình huống trong tranh theo câu hỏi gợi ý sau:
? Điều gì có thể xảy ra trong các hình?
? Đã khi nào em hành động vậy chưa ?
 ? Nếu nhìn thấy bạn em hành động như vậy, em sẽ làm gì ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận.
* Kết luận: để tránh các tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những quy định vè trật tự an toàn giao thông.
3. Hoạt động 2: Quan sát tranh: 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:
? Đường phố ở tranh 1 và đường phố ở tranh 2 có gì khác nhau ?
? Tranh 1, người đi bộ đi ở vị trí nào ?
? Tranh 2 người đi bộ đi ở vị trí nào ?
* Kết luận: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè phải đi về phía lề đường bên phải. Khi đi bộ trên đường có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè.
4. Hoạt động 3: Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ.
- Gọi HS nhắc lại quy tắc đèn hiệu.
- GV dùng phấn kẻ một ngã tư đường phố ở lớp.
- Yêu cầu một số HS đóng vai đèn hiệu, một số HS đóng vai xe cộ, một số HS đi lại trên đường phố 
- GV nhận xét, khen những HS thực hành đúng. 
IV.Củng cố:
- GV chốt nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
V.Dặn dò:
-Thực hiện theo nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.
- Cuộc sống xung quanh.
- HS quan sát tranh thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét bổ xung
- Đường phố ở tranh 1 có xe cộ đi lại tấp nập, có vỉa hè.
- Đường ở tranh 2 là đường làng ít xe cộ.
- Đi trên vỉa hè.
- Đi sát lề đường bên phải.
- HS thực hành.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................
====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 20(6).doc