iáo án dạy học Lớp 1 - Tuần thứ 25 - Năm học 2018-2019

iáo án dạy học Lớp 1 - Tuần thứ 25 - Năm học 2018-2019

TNXH

Con cá

I. Mục tiêu :

1. Biểt kể tên và nêu ích lợi của cá.

2. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hay vật thật.

3. Giáo dục học sinh có ý thức trân trọng bảo vệ các loài cá biển và môi trường biển.

*HSNK: Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn

KNS:

- Kĩ năng ra quyết định: Ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá.

- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về cá.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

*GDBĐ : Liên hệ giới thiệu các loài cá biển.

II. Các pp/kt dạy học:

- Trò chơi. Hỏi – đáp. Quan sát và thảo luận nhóm

 

docx 16 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "iáo án dạy học Lớp 1 - Tuần thứ 25 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 25 
(Thực hiện từ ngày 04/03/2019 đến ngày 08/03/2019)
Thứ
ngày
Buổi
Lớp
Tiết
Môn
Tên bài dạy
PPCT
G/C
Ba
5/3
Sáng
1.2
1
Tiếng việt
Vần /iêu/, /ươu/ (t1)
3
2
Tiếng việt
Vần /iêu/, /ươu/ (t2)
4
4
Toán
Luyện tập
97
5
TNXH
Con cá
25
BVMT, KNS
Tư
6/3
1.4
1
Toán
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
98
2
Tiếng việt
Vần /oam/, /oap/, /oăm/, /oăp/, /uym/, /uyp/ (t1)
5
3
Tiếng việt
Vần /oam/, /oap/, /oăm/, /oăp/, /uym/, /uyp/ (t2)
6
4
Âm nhạc
Ôn tập bài hát : Quả
25
Năm
7/3
Sáng
1.3
1
Tiếng việt
Vần /oăng/, /oăc/, /uâng/, /uâc/ (t1)
7
2
Tiếng việt
Vần /oăng/, /oăc/, /uâng/, /uâc/ (t2)
8
3
Toán
Luyện tập chung
99
ĐCND
4
Thủ công
Cắt, dán hình chữ nhật (t2)
25
Chiều
1.1
1
HT TViệt
Ôn tập rèn đọc viết các bài đã học.
2
HT TViệt
Ôn tập rèn đọc viết các bài đã học.
3
HT Toán
Ôn tập cộng, trừ, giải toán có lời văn.
Sáu
8/3
Sáng
1.5
1
Tiếng việt
Vần /uênh/, /uêch/, /uynh/, /uych/ (t1)
9
2
Tiếng việt
Vần /uênh/, /uêch/, /uynh/, /uych/ (t2)
10
3
Toán
Kiểm tra giữa học kì II
100
4
Thủ công
Cắt, dán hình chữ nhật (t2)
25
**********************************************************
NS: 28/02/2019
ND: 5/03/2019	
Thứ ba, ngày 5 tháng 3 năm 2019
	Sáng	
Tiết 1	
Tiếng việt
Vần /iêu/, /ươu/ (t1) (Dạy theo sách thiết kế)
**************************
Tiết 2	
Tiếng việt
Vần /iêu/, /ươu/ (t2) (Dạy theo sách thiết kế)
	*************************	
Tiết 4	
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
1. Biết đặt tính, làm tính và trừ nhẩm các số tròn chục. Biết giải toán có phép cộng.
2. Làm được các bài tập 1, 2, 3, 4.
3. HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
18’
7’
4’
1’
1. Ổn định :	
2. Kiểm tra bài cũ : 
+ Tiết trước em học bài gì ?
 60 – 20 = 
 70 – 40 = 
+ Nhận xét, yêu cầu học sinh nêu cách tính theo cột dọc và tính nhẩm 
+ Nhận xét bài cũ 
3. Bài mới : 
*Hoạt động 1 : GQMT1
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- Em hãy nêu cách đặt tính bài 70 – 50 
- Em hãy nêu cách trừ 70 – 50 theo cột dọc. 
- Giáo viên viết các phép tính ở bài 1 lên bảng và yêu cầu học sinh làm vào bảng con. 
- Gọi 3 em lên bảng chữa bài. 
Bài 2 : Điền số vào vòng tròn và ngôi sao. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua 2 tổ. 
- Giáo viên đính hình bài 2 lên bảng ( 2 bảng ) yêu cầu học sinh mỗi tổ xếp hàng 1, khi có lệnh của giáo viên, em đầu tiên của mỗi tổ sẽ tìm số đúng đính vào vòng tròn thứ nhất, em thứ 2 tiếp tục tìm số đúng đính vào vòng tròn thứ 2 . Lần lượt đến em thứ 4 là hết. Tổ nào làm nhanh hơn và đúng thì tổ đó thắng .
90 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương tổ thắng 
*Trò chơi :
Bài 3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S. 
- Giáo viên viết các phép tính của bài 3 lên bảng ( 2 bảng ). Yêu cầu học sinh cử đại diện của đội lên thi đua gắn chữ Đ hay S vào sau mỗi phép tính.
- Giáo viên nhận xét, kết luận : 
*Phần a) sai vì kết quả thiếu cm 
*Phần c) sai vì tính sai kết quả. 
*Hoạt động 3 : GQMT2,3. Giải toán.
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán 4. Giáo viên treo bảng tóm tắt bài toán 
- Giáo viên cho học sinh tự suy nghĩ giải bài toán vào vở
- Lưu ý học sinh trước khi giải đổi 1 chục cái bát bằng 10 cái bát. 
- Giáo viên sửa bài 
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt. 
5. Dặn dò:
- Dặn dò học sinh về ôn lại cách đặt tính, cách tính. 
- Chuẩn bị bài : Điểm ở trong và ở ngoài 1 hình.
+ Hát – chuẩn bị SGK. 
( Trừ các số tròn chục ) 
hs làm bài.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài 1. 
- Viết 70 rồi viết 50 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị. Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang rồi tính.
- Ta lấy 0 trừ 0 bằng 0, viết 0.
 7 trừ 5 bằng 2, viết 2.
- Vậy 70 – 50 = 20.
 - Mỗi dãy bàn làm 2 phép tính theo yêu cầu của giáo viên. 
- Học sinh tự chữa bài. 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
-Học sinh cử 4 em /tổ tham gia trò chơi 
- Chơi đúng luật .
- Học sinh dưới lớp cổ vũ cho bạn.
	 -20 -30 -20 +10
- Học sinh nêu yêu cầu của bài. 
Đ
S
S
- Học sinh gắn xong giải thích vì sao đúng, vì sao sai. 
a) 60 cm – 10 cm = 50 
b) 60 cm - 10 cm = 50 cm 
c) 60 cm – 10 cm = 40 cm 
 - Nhà Lan có 20 cái bát, Mẹ mua thêm 1 chục cái nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát ?
- Học sinh tự giải bài toán.
-1 em lên bảng giải. 
- Học sinh tự nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe.
*****************************
Tiết 5	
TNXH
Con cá
I. Mục tiêu : 
1. Biểt kể tên và nêu ích lợi của cá.
2. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hay vật thật.
3. Giáo dục học sinh có ý thức trân trọng bảo vệ các loài cá biển và môi trường biển.
*HSNK: Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn
KNS:	
- Kĩ năng ra quyết định: Ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá.
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về cá.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
*GDBĐ : Liên hệ giới thiệu các loài cá biển.
II. Các pp/kt dạy học:
- Trò chơi. Hỏi – đáp. Quan sát và thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị :
- sgk.
IV. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
2’
15’
8’
4’
1’
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Tiết trước học bài gì?
+ Kể tên một số cây gỗ mà em biết ?
+ Trồng cây gỗ có lợi ích gì ?
- Nhận xét ktbc.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : 
- Ở gia đình hàng ngày mẹ thường cho các em ăn cơm với những loại thức ăn nào ?
- Em hãy kể những loại các mà mẹ các em hay làm cho các em ăn ?
- Khi ăn cơm với các hàng ngày giúp gì cho các em ?
Hôm nay chúng ta học TNXH bài: Con cá 
Hoạt động1 :GQMT2,3
Tìm hiểu các bộ phận chính của Con cá
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát :
- GV cho HS lần lượt kể tên một số loài cá mà em biết.
+ GV nêu : Các loài rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước . . . nhưng cá đều có chung về mặt cấu tạo – Vậy cá gồm những bộ phận chính nào?
Bước 2 : Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ về cá.
Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi :
- Gv cho HS làm việc theo nhóm 4 .
+ GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm : Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học :
+ Cá sống ở đâu ?
+ Con cá có những bộ phận nào ?
+ Tại sao con cá luôn mở miệng ?
+ Tại sao nắp mang của con cá luôn mở ra rồi khép lại ?
+ Con cá bơi bằng bộ phận nào ?
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá .
+ GV hướng dẫn, gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 .
Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức 
+ GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát , thảo luận .
 + GV cho HS vẽ các bộ phận chính của một loài cá.
 + GV hướng dẫn HS so sánh và đối chiếu .
 + GV gọi 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một con cá. 
- Cá có đầu, mình, đuôi, các vây.
MTBĐ : Cá sống ở dưới nước : biển, ao, hồ muốn cho các loài cá được phát triển chúng ta cần phải giữ sạch nguồn nước.
- Cá bơi bằng cách uốn mình và vẩy đuôi để di chuyển, cá sử dụng vây để giữ thăng bằng.
- Cá thở bằng mang, khi há miệng thì nước chảy vào, khi ngậm miệng nước chảy qua các lá mang. Ôxi tan trong nước được đưa vào máu cá.
* Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về cá. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
*Hoạt động 2 :GQMT1, *: 
-GV nêu câu hỏi : hs trả lời.
+ Hãy kể tên các loài cá mà em biết ?
*HSNK: Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt và nước mặn
+ Làm cách nào để bắt được cá ?
+Cá có lợi ích gì ?
- Cá có nhiều lợi ích : làm thức ăn cho người. Thịt cá có nhiều chất đạm rất tốt cho xương phát triển. Nuôi cá để bán phát triển kinh tế.
*Khi ăn cá lưu ý để khỏi bị hóc xương, vì rất nguy hiểm.
* Kĩ năng ra quyết định: Ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá.
4. Củng cố :
- Hôm nay học bài gì ?
- Cá có những bộ phận nào?
+ Nó sống ở đâu ?
+ Hãy kể tên một số loài cá mà em biết ?
+ Cá có lợi ích gì ?
5. Dặn dò : xem bài mới.
- Hát.
- HS trả lời: cây gỗ.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
+ HS nghe và suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi, khám phá .
+ HS làm việc cá nhân thông qua vật thực hoặc hình vẽ về con cá – ghi lại những hiểu biết của mình về các bộ phận chính của con cá vào vở ghi chép thí nghiệm ( HS có thể viết hoặc vẽ hình ) .
+ HS làm việc theo nhóm 4 : Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của một con cá .
+ Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về cấu tạo của con cá.
Quan sát và thảo luận
+ Các nhóm quan sát con cá và thảo luận các câu hỏi ở bước 3 .
+ Đại diện các nhóm trình bày kết luận về cấu tạo của con cá
+ HS vẽ và mô tả lại các bộ phận chính của một con cá vào vở ghi chép thí nghiệm .
+ HS so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không ?
 + 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một con cá 
HS nêu.
Trò chơi
- Học sinh chơi trò chơi đố bạn
- Học sinh nêu lại nội dung bài.
+ HS trả lời.
- HS thực hiện.
*********************************************************
NS: 28/02/2019
ND: 7/3/2019	
Thứ tư, ngày 6 tháng 3 năm 2019
	Sáng	
Tiết 1
Toán
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
I. Mục tiêu: 
1. Nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài của một hình.
2. Củng cố về cộng trừ các số tròn chục và giải bài toán có phép cộng.
3. Hs yêu thích học bài
II. Chuẩn bị : 
 - Gv: Thước kẻ, phấn màu .
 - Hs: Thước kẻ.
III.Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
6’
1
9’
4’
1’
1. Ổn định:
2.KTBC : 
- Gọi 3 hs lên bảng thực hiện
- Gv nx.
 3.Bài mới :
*Hoạt động 1:GQMT1
+ Giới thiệu điểm ở trong,điểm ở ngoài hình vuông.
-Vẽ hình vuông và các điểm: A,N.
- GV chỉ vào điểm A và nói : A ở trong hình vuông. 
*A
 * N
- GV chỉ điểm N và nói : điểm N ở ngoài 
hình vuông .
+ Giới thiệu điểm ở trong và điểm ở ngoài hình tròn.
- HS nhìn v ... 50 40 cm – 20 cm = 20 cm
*Cả lớp tham gia chơi
-HS làm bài vào vở+ 1 học sinh lên bảngBài giải
Cả hai lớp vẽ được số bức tranh là:
20 + 30 = 50 ( bức tranh )
Đáp số: 50 bức tranh
- Cá nhân nêu
- Hs thực hiện.
*****************************
Tiết 4
Thủ công
Cắt, dán hình chữ nhật (tiết 2)
I. Mục tiêu:	
 1- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
 2- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
 3- Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.
 * Với HS khéo tay:- Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II. Chuẩn bị:	
- GV: Hình chữ nhật mẫu dán trên giấy nền, tờ giấy kẻ ô lớn
- HS: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở học sinh, vở thủ công
III. Các hoạt động dạy-học:
1’
4’
25’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 - GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
 b) thực hành: 
 - GV treo bảng hình chữ nhật mẫu, hỏi: Hình chữ nhật có mấy cạnh? Độ dài các cạnh như thế nào ?
 - Giáo viên hướng dẫn mẫu cách kẻ :
 - GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật.
 - GV tiếp tục hướng dẫn cách cắt và dán hình chữ nhật.
 - Cho học sinh thực hành, giáo viên quan sát.
 - Hướng dẫn cách kẻ thứ 2: Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hcn có độ dài cho trước, như vậy chỉ còn cắt 2 cạnh còn lại.
 - GV cho học sinh thực hành kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản trên giấy vở có kẻ ô.
4. Củng cố : 
 - GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
 - HS để đồ dùng học tập lên trên bàn.
 - Cả lớp lắng nghe.
Cắt dán hình chữ nhật (tiết 2)
- Học sinh quan sát hình chữ nhật mẫu và trả lời câu hỏi: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- HS nghe và quan sát GV làm mẫu.
 + Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ A đếm xuống 5 ô theo dòng kẻ được điểm D. Từ A và D đếm sang phải tô theo đường kẻ ta được B và C. Nối lần lượt A - B, B - C, C với D, D với A ta được hình chữ nhật ABCD.
 - Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật, bôi hồ, dán cân đối.
 - Học sinh quan sát giáo viên thao tác mẫu từng bước cắt và dán. Học sinh kẻ, cắt hình chữ nhật trên giấy vở.
 - Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy vở theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*******************************
Tiết 1
HT Tiếng việt
 Ôn tập rèn đọc, viết các bài đã học (T1 + 2).
I. Mục tiêu : 
- Ôn lại cách đọc, viết, phân tích các tiếng có vần đã học.
- Có ý thức rèn đọc, chữ viết giữ vở, viết cẩn thận sạch đẹp.
- Yêu thích giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Sách Tiếng Việt 1.
- Vở rèn Tiếng Việt, bảng con .
III. Bài mới : ( 36” )
- Gv giới thiệu nội dung tiết học. Ghi tựa bài : Ôn tập rèn đọc, viết các bài đã học. 
*Việc 1: Đọc.
- Yêu cầu hs đọc lại các mẫu vần đã học trong sách Tiếng việt.
a) Hướng dẫn hs đọc.	
- Hs đọc thành tiếng :
+ Đọc cá nhân. ( Gọi 1số hs đọc chưa đúng để rèn đọc và hỗ trợ hs )
+ Đọc nhóm.
+ Đọc cả lớp.( đọc theo cấp độ)
* Việc 2 : Viết. 
1) Hs đọc và viết bảng con các tiếng. ( Ví dụ : oái oăm, quằm quặp, .....)
- Viết vào vở rèn 
- Quan sát hỗ trợ hs. 
- Viết bảng con :	
+ Viết một số từ khó.
+ Viết rồi đọc tiếng vừa viết.
+ Hs thực hiện đúng quy trình.
- Gv quan sát sửa chữa những điểm viết chưa chính xác, nhận xét và tuyên dương những em viết đúng.
IV. Củng cố dặn dò:( 2”)
- Về nhà em rèn đọc bài, rèn viết thêm .
*****************************
Tiết 3
HT Toán
Ôn Cộng trừ và giải toán có lời văn.
I. Mục tiêu :	
- HS thực hiện tính trừ (đặt tính, tính) và trừ nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Rèn làm tính cẩn thận, làm tính đúng.
- Ham thích học toán.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Một số bài tập.
- Học sinh : Vở rèn toán, bảng con, vở bài tập toán
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2'
3’
30’
3’
2’
1. Ổn định tổ chức : 
- Cho hs hát tập thể một bài hát
2. Kiểm tra bài cũ :	
- Chúng ta vừa học xong bài gì ?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài : 
- Ghi tựa bài : cộng các số tròn chục
b) Giải quyết mục tiêu :
Bài 1. Tính :
 80 50 60 70 80
 - - - - -
 50 40 20 30 10
 .... ..... ..... ..... .....
- Yêu cầu hs thực hiện vào bảng con.
- Gv nhận quan sát, hỗ trợ, nhận xét, tuyên dương.
Bài 2 . An có 20 bông hoa, Hoa cho An thêm 20 bông nữa. Hỏi An có tất cả bao nhiêu bông hoa ? 
+ Có bao nhiêu bông hoa ?
+ Hoa cho An bao nhiêu bông hoa ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu Hs làm bài vào vào vở.
- Quan sát hỗ trợ.
- Chấm một số bài.
- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương.
Bài 3. Điền + hoặc – (Bồi dưỡng)
60 ... 30 = 30 ; 60 ... 30 = 90
70 ... 20 = 90 ; 70 ... 20 = 50
- Yêu cầu hs thực hiện vào bảng con.
- Gv nhận quan sát, hỗ trợ, nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố :
- Cho HS thực hiện lại một số phép tính vào bảng con.
- 5. Dặn dò :
- Về nhà ôn lại bài và cách thực hiện phép cộng trừ các số tròn chục, cách giải bài toán có lời văn.
- Ban văn nghệ thực hiện
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, thực hiện .
- Hs thực hiện vào bảng con.
Bài 1.
 80 50 60 70 80
 - - - - -
 50 40 20 30 10
 20 10 40 40 70
- Hs nhận xét chữa bài.
Bài 2 . 
+ 20 bông hoa.
+ 20 bông hoa.
+ Hỏi An đó có tất cả bao nhiêu bông
 hoa ?. 
- HS thực hiện vào vở.
- HS chữa bài
 Bài giải
 An có tất cả số bông hoa là : 
 20 + 20 = 40 ( bông hoa )
 Đáp số : 40 bông hoa
- Hs nhận xét.
- Hs thực hiện vào bảng con.
60 - 30 = 30 ; 60 + 30 = 90
70 + 20 = 90 ; 70 - 20 = 50
- Hs nhận xét chữa bài.
- Hs thực hiện.
- Hs lắng nghe và thực hiện.
**************************************************
NS: 28/02/2019
ND: 8/03/2019	
Thứ sáu, ngày 8 tháng 03 năm 2019
	Sáng	
Tiết 1	
Tiếng việt
Vần /uênh/, /uêch/, /uynh/, /uych/ (t1) (Dạy theo sách thiết kế)
	**************************	
Tiết 2	
	Tiếng việt
Vần /uênh/, /uêch/, /uynh/, /uych/ (t2) (Dạy theo sách thiết kế)
*************************
Tiết 3
Toán
Kiểm tra giữa học kì II
Ôn tập
I. Mục tiêu :	
1- Biết cấu tạo số tròn chục và cộng, trừ các số tròn chục.
2- Giải toán có một phép cộng.
3- Hs yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 - Gv: Nd bài học.
 - Hs: sgk, VBT.
III/ Các hoạt động dạy-học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
25’
4’
1’
1. Ổn định :
2. KTBC :
- Gọi 2 hs lên bảng làm BT
- Gv và cả lớp nx 
a. GTB : ghi tựa bảng. 
3. Bài mới :
b. HD luyện tập.
HĐ1: HD/HS làm bài tập
Bài 1: Gọi hs nêu y/c 
- Gọi lần lượt hs nêu kết quả.
Bài3:
- Y/c hs làm vào bảng con
- Gv nx – sửa sai.
+ Hs chơi giữa tiết:
HĐ2: HD giải toán
Bài 4: Gọi hs đọc bài toán, nêu tóm tắt
Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?
- Gvnx.
4. Củng cố:
- Gv hệ thống lại nd bài.
- LHGD – Nx tiết học.
5. Dặn dò:
- Về xem lại nd bài
- Chuẩn bị bài sau
- Hs hát
- Hs lên thực hiện.
- Hs nhắc lại
B1: Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
 Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
 Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
B3: Hs làm vào bảng con
 50 + 20 = 70 60cm + 10cm = 70cm
 70 - 50 = 20 30cm + 20cm = 50cm
 70 - 20 = 50 40cm - 20cm = 20cm
- Cả lớp tham gia chơi
B4: Bài giải 
Cả hai lớp vẽ được số bức tranh là:
20 + 30 = 50 ( bức tranh )
 Đáp số: 50 bức tranh
- Cá nhân nêu.
- Hs thực hiện.
- Hs thực hiện.
 *******************************
Tiết 4
Thủ công
Cắt, dán hình chữ nhật (tiết 2)
I. Mục tiêu:	
 1- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
 2- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
 3- Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.
 * Với HS khéo tay:- Kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng.Có thể kẻ, cắt được thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
II. Chuẩn bị:	
- GV: Hình chữ nhật mẫu dán trên giấy nền, tờ giấy kẻ ô lớn
- HS: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở học sinh, vở thủ công
III. Các hoạt động dạy-học:
1’
4’
25’
4’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 - GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
 b) thực hành: 
 - GV treo bảng hình chữ nhật mẫu, hỏi: Hình chữ nhật có mấy cạnh? Độ dài các cạnh như thế nào ?
 - Giáo viên hướng dẫn mẫu cách kẻ :
 - GV hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật.
 - GV tiếp tục hướng dẫn cách cắt và dán hình chữ nhật.
 - Cho học sinh thực hành, giáo viên quan sát.
 - Hướng dẫn cách kẻ thứ 2: Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hcn có độ dài cho trước, như vậy chỉ còn cắt 2 cạnh còn lại.
 - GV cho học sinh thực hành kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản trên giấy vở có kẻ ô.
4. Củng cố : 
 - GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
 - HS để đồ dùng học tập lên trên bàn.
 - Cả lớp lắng nghe.
Cắt dán hình chữ nhật (tiết 2)
- Học sinh quan sát hình chữ nhật mẫu và trả lời câu hỏi: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- HS nghe và quan sát GV làm mẫu.
 + Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ A đếm xuống 5 ô theo dòng kẻ được điểm D. Từ A và D đếm sang phải tô theo đường kẻ ta được B và C. Nối lần lượt A - B, B - C, C với D, D với A ta được hình chữ nhật ABCD.
 - Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật, bôi hồ, dán cân đối.
 - Học sinh quan sát giáo viên thao tác mẫu từng bước cắt và dán. Học sinh kẻ, cắt hình chữ nhật trên giấy vở.
 - Học sinh thực hành kẻ và cắt trên giấy vở theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
***********************************************************************
Kí duyệt ngày tháng 3 năm 2019
 Tổ trưởng	
Phạm Thị Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docxiao_an_day_hoc_lop_1_tuan_thu_25_nam_hoc_2018_2019.docx