Kế hoạch bài dạy - Bài 103: Ôn tập

Kế hoạch bài dạy - Bài 103: Ôn tập

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức:Hiểu được từ ứng dụng.

 Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.

 - Kỹ năng: Đọc, viết được các vần có âm đệm u: uê-uy, ươ-uya, uân-uyên, uynh-uych, từ ứng dụng: ủy ban, hòa thuận, luyện tập.

 Đọc được từ và bài ứng dụng.

 Nghe, hiểu và kể lại được câu chuyện: Truyện kể mãi không hết bằng ngôn ngữ của học sinh.

 - Thái độ: Yêu thích học tiếng Việt.

 Giáo dục sự yêu thương, hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau giữa các anh, chị em và bạn bè trong lớp.

II. Đồ dung dạy học:

 - GV: Tranh minh họa, SGK, bảng ôn.

 - HS: SGK, bảng con, bộ ghép chữ.

III.Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp giảng dạy.

 - Phương pháp đàm thoại

 - Phương pháp thảo luận nhóm

 - Phương pháp thực hành- luyện tập

 - Phương pháp trực quan

 

doc 3 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy - Bài 103: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 103: ÔN TẬP
Tuần....., tiết....., ngày dạy: .../ ..../ 2010
Lớp: 1, tập 2, trang 42- 43
CBGD: Lê Ngọc Hóa	SVTH: 	Phan Thị Tuyết Hạnh
	Dương Hoàng Huy 
I. Mục tiêu:
 	- Kiến thức:Hiểu được từ ứng dụng.
	Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
 	- Kỹ năng: 	Đọc, viết được các vần có âm đệm u: uê-uy, ươ-uya, uân-uyên, uynh-uych, từ ứng dụng: ủy ban, hòa thuận, luyện tập.
	Đọc được từ và bài ứng dụng.
	Nghe, hiểu và kể lại được câu chuyện: Truyện kể mãi không hết bằng ngôn ngữ của học sinh.
	- Thái độ: 	Yêu thích học tiếng Việt.
	Giáo dục sự yêu thương, hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau giữa các anh, chị em và bạn bè trong lớp.
II. Đồ dung dạy học:
	- GV: Tranh minh họa, SGK, bảng ôn.
	- HS: SGK, bảng con, bộ ghép chữ.
III.Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp giảng dạy.
	- Phương pháp đàm thoại
	- Phương pháp thảo luận nhóm
	- Phương pháp thực hành- luyện tập
	- Phương pháp trực quan
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của học sinh (SH)
1’
4’
35’
35’
4’
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Tiết trước chúng ta học bài gì?
 	+ Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
	+ Yêu cầu HS đọc đoạn bài ứng dụng.
	+ Nhận xét, ghi điểm.
	+ Yêu cầu HS viết từ “phụ huynh”, “ngã huỵch” vào bảng con.
	+ Nhận xét, ghi điểm.
	- Nhận xét chung.
 3. Dạy bài mới:
TIẾT 1
a.Giới thiệu bài:
	- Dán lần lượt hai tranh lên bảng và hỏi:
 	+ Bức tranh 1 vẽ gì?
 	+ Trong từ “vạn tuế” có tiếng nào chứa vần bắt đầu bằng âm “u”
	+ GV lặp lại: Trong tiếng vạn tuế có tiếng tuế có vần uê bắt đầu bằng âm u.
	+ Hình 2 vẽ gì? Chim én báo hiệu mùa nào trong năm? Trong từ “mùa xuân” có tiếng nào có vần bắt đầu với âm u.
	+ GV lặp lại: Trong từ mùa xuân có tiếng xuân có vần uân bắt đầu với âm u.
 Hôm nay, chúng ta tiến hành ôn tập với các vần có âm u đứng đầu.
	-GV viết bảng, yêu cầu HS lặp lại
 b.Ôn vần:
	-Treo bảng ôn thứ nhất và đọc to vần uê.
	+ Gọi HS lặp lại và cả lớp lặp lại
	+Âm u kết hợp với âm ơ ta được vần gì?
	+ GV nhận xét, chỉ bảng cho HS đọc.
	+ GV hỏi: Các em hày quan sát vần uê và uơ và cho biết hai vần này có gì giống và khác nhau?
	- Làm tương tự cho bảng ôn thứ 2, 3, 4.
	- Sau khi treo hết 4 bảng ôn. GV cho HS lặp lại toàn bộ bảng ôn.
	+GV chỉ, HS đọc theo.
	+GV mời HS lên bảng chỉ theo vần GV đọc.
	+GV mời HS lên chỉ vần cho cả lớp đọc.
	+ GV chỉ, cả lớp đọc.
 c.Đọc từ ứng dụng:
	- GV dán 3 bảng phụ viết từ “ủy ban”, “hòa thuận”, “luyện tập”.
	- GV chỉ cho cả lớp đọc từ ứng dụng.
	- Yêu cầu học sinh gạch chân vần chúng ta vừa ôn.
	- Nhận xét.
	- GV gọi HS phát biểu và hướng dẫn để HS hiểu ý nghĩa từng từ.
	- GV tóm lại và gọi HS lặp lại.
 d.Hướng dẫn viết từ hòa thuận, luyện tập:
	-GV hướng dẫn từng từ và lưu ý HS cách đặt dấu thanh, viết các từ liên kết với nhau.
	-Yêu cầu HS viết vào bảng con.
	-Nhận xét.
TIẾT 2
 e.Luyện đọc bài ứng dụng:
	-GV đọc mẫu bài ứng dụng.
	- Yêu cầu học sinh lặp lại.
	-Yêu cầu HS tìm tiếng có vần chúng ta vừa ôn và gạch chân vần đó.
	-Cả lớp đọc lại bài ứng dụng.
 g.Kế chuyện: “Chuyện kể mãi không hết”
	-GV treo tranh và kể theo tranh cho HS nghe.
	-Kể lại lần 2.
	-GV chia nhóm cho HS tự kể với nhau. GV quan sát và giúp đỡ nếu thấy HS gặp khó khăn.
	-GV hướng dẫn, đặt câu hỏi phụ để giúp HS kể lại toàn bộ chuyện.
	- GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.
 4. Củng cố:
	- Yêu cầu HS nhắc lại các vần vừa ôn.
	- Yêu cầu HS đọc lại tứ ứng dụng và từ ứng dụng.
	- Nêu nghĩa câu chuyện vừa được nghe kể.
Cả lớp hát tập thể
- HS trả lời.
- 1-2 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp.
 - HS lắng nghe.
 - HS, cả lớp đọc.
- HS trả lời.
 - HS lắng nghe, đọc.
 - HS trả lời.
- HS đọc.
 - 1HS lên bảng chỉ.
- 1 HS lên bảng chỉ, cả lớp đọc.
 - Cả lớp đọc.
- HS quan sát.
 - Lớp đọc.
- HS lên bảng gạch.
- HS lắng nghe.
- Hs trả lời.
- HS lắng nghe và lặp lại.
- HS lắng nghe và viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS lặp lại.
- HS thực hiện.
- Lớp đọc.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS làm việc nhóm.
- HS kể lại.
- HS hoan nghênh.
- HS nhắc lại.
- HS đọc.
- HS nêu.
V. Dặn dò:( 1 phút)
	- Về nhà hoc lại các vần vừa ôn.
	- Kể câu chuyện này cho cha mẹ, người thân nghe.
	- Chuẩn bị trước bài mới, bài “Trường em”.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 103 On Tap.doc