Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 29, 30, 31

Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 29, 30, 31

I. Mục tiêu

1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.

2- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện.

Hiểu nội dung bài. Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

II. Đồ dùng dạy – học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK + bảng phụ

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 31 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 29, 30, 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29+30
(Đi thi GV dạy giỏi cấp huyện
Đ/C Lò – Phượng dạy)
-------------------------------------o0o---------------------------------
TUẦN 31
Ngày soạn: 30/03/2012 Ngày dạy:T2/ 02/04/2012
TIẾT 1 : CHÀO CỜ
-------------------------------------o0o---------------------------------
TIẾT 2 : KHOA HỌC
(GV dự trữ dạy)
-------------------------------------o0o---------------------------------
TIẾT 3 : TẬP ĐỌC
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
2- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện.
Hiểu nội dung bài. Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK + bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
 Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
 GV nhận xét,cho điểm.
2. Bài mới
*Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
*Luyện đọc
 HS đọc bài.
 Đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn:
Đ1:Từ đầu đến“không biết giấy gì?
Đ2:tiếp theo đến “...chạy rầm rầm” Đoạn 3: phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
-Luyện đọc các từ ngữ khó: Ba Chẩn, truyền đơn, dặn dò, quảng cáo, thấp thỏm, hớt hải.
Đọc đoạn nhóm
- Cho HS đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm bài một lượt.
* Tìm hiểu bài
• Đoạn 1+2
 - Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
 - Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
- Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?
• Đoạn 3
-Vì sao chị muốn thoát li?
 GV chốt lại
* Đọc diễn cảm
- GV đưa bảng đã ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc và HD cách đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GVnhận xét, khen HS đọc hay
4. Củng cố, dặn dò 
 Bài văn nói gì?
- GV nhận xét tiết học
 5'
1'
10'
10'
10'
4'
- HS1 đọc đoạn 1+2 bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi.
- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
- HS2 đọc phần còn lại.
- HS có thể phát biểu.
+Khi mặc áo dài, phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn.
+Chiếc áo dài làm cho phụ nữ Việt Nam trong tha thướt, duyên dáng.
 HS lắng nghe.
- 1HS giỏi đọc bài văn.
- Lớp đọc thầm theo.
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS đọc theo nhóm 3 (mỗi em đọc 1đoạn) (2 đoạn).
- 1–2 HS đọc cả bài
- 1 HS đọc chú giải
- 3 HS giải nghĩa từ.
- 1HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK
+ Rải truyền đơn.
+ Chị út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đên dậy nghĩ cách giấu truyền đơn.
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quân. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- 1HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK
+Vì chị út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- Một số HS lên thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét
+Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
TIẾT 4: TOÁN
TIẾT 151: PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu 
 Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ (tranh vẽ) bảng tóm tắt như SGK trang 159.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
* Ôn tập phép trừ và tính chất.
- GV viết bảng phép tính: a – b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính, GV ghi bảng (như SGK)
- GV viết bảng: a – a =..
 a – 0 =..
- Yêu cầu HS điền vào chỗ chẫm 
- Yêu cầu HS phát biểu thành lời tính chất trên.
*Thực hành – luyện tập 
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu bài, thảo luận cách làm.
a) Đặt tính.
 Thử lại 
Gọi 1 HS tính rồi thử lại:
- GV: Khi thực hiện phép trừ, muốn thử lại ta lấy hiệu cộng với số trừ. Kết quả bằng số bị trừ thì đó là phép tính đúng.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở.
- GV đánh giá nhận xét.
b) Đối với phép trừ phân số, thực hiện các bước tương tự như phép cộng. Yêu cầu thảo luận bài mẫu trước khi làm.
- Thực hiện phép trừ: - = 
- Nêu cách thử lại.
- Yêu cầu HS thử lại.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở
- GV có thể gợi ý cho HS học yếu.
- Hãy nhẩm lại (xem lại) quy tắc trừ hai phân số (cùng mẫu số và khác mẫu số).
- Yêu cầu HS nhận xét
- Chú ý: Phép trừ với phân số ta trình bày theo hàng ngang và tính nhẩm các bước quy đồng.
c) Trừ đối với số thập phân., Tương tự
- Gọi HS lên bảng làm ví dụ, giải thích bài mẫu.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính đối với số thập phân.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đánh giá.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV viết đề bài lên bảng.
- Yêu cầu HS xác định thành phần chưa biết trong các phép tính?
- Hỏi: Hãy nêu cách tìm các thành phần chưa biết.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vờ.
- GV nhận xét.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV theo dõi cách làm của một số đối tượng HS trong lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
7’
10’
10’
10’
3’
Trả lời:
- a: số bị trừ; b là số trừ; c là hiệu
a – b cũng là hiệu.
 a – a = 0
 a – 0 = a
- Một số bất kì trừ đi chính nó = 0.
- Một số bất kì trừ đi 0 bằng chính nó.
- Tính rồi thử lại theo mẫu
 Thực hiện trừ, sau đó thử lại bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS thử lại.
- 2 HS lên bảng làm bài và chữa bài.
- Cách thử lại: Lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả bằng phân số bị trừ thì đó là phép trừ đúng.
 + = 
 - = TL: + = 
 - = - = 
TL: + = 
 1 - = - = TL: + = 1
Thử lại 
 Thử lại 
 Thử lại 
a) Số hạng chưa biết.
b) Số bị trừ.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
a) x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,28
b) x – 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35
 x = 2,9
- HS đọc
- Đất trồng lúa: 540,8ha.
 Đất trồng hoa: ít hơn đất trông lúa 385,5ha.
Hỏi tổng diện tích đất trôn lúa và trồng hoa?
Bài giải
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa và hoa 
là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 ha
TIẾT 5: CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục tiêu
 - Nghe - Viết đúng bài chính tả.
 - Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, kỉ niệm chương (BT2, 3a/b).
II. Đồ dùng dạy – học 
 GV: - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
 - 3 tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm BT2
 - 3 tờ giấy khổ A4 để HS làm BT3
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
GV đọc Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh.
GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới
* Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
* Viết chính tả
 Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả một lượt.
 Bài Cô gái của tương lai nói gì?
- Cho HS đọc thầm bài chính tả.
- Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: In-tơ-nét, ốt-xtrây-li-a, Nghị viện thanh niên.
* HS viết chính tả
- GV đọc từng câu hoặc bộ phân câu để HS viết.
* GV chấm, chữa bài 
- GV đọc lại một lượt toàn bài.
- Chấm 5-7 bài
- GV nhận xét chung
*HD Làm BT
Bài tập 2
-Mỗi em đọc lại đoạn văn.
Gạch dưới những cụm từ in nghiêng
- Chữ nào trong cụm từ in nghiêng đấy phải viết hoa? Vì sao?
- Cho HS làm bài. Gv dán phiếu đã ghi sẵn các cụm từ tin nghiêng có trong đoạn văn lên + dán phiếu ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
BT3
Cho HS đọc y/c, đọc 3 câu a,b, c.
+ Mỗi em đọc lại 3 câu a, b, c.
+ Tìm tên huân chương để điền vào chỗ trống trong các câu a, b, c sao cho đúng.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS và dán ảnh minh hoạ các huân chương lên bảng.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng tên huân chương cần điền.
 4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở BT2,3.
4'
1'
20'
6'
6'
3'
3 HS cùng lên bảng để viết, HS còn lại viết vào giấy nháp.
HS lắng nghe.
- HS theo dõi trong SGK.
- Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
- HS đọc thầm.
- HS viết vào giấy nháp
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi (sửa ra lề)
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS đọc nội dung ghi trên phiếu.
- 3 HS lên làm bài trên phiếu (mỗi em sửa lại 2 cụm từ sau, nói rõ vì sao lại sửa như vậy).
- Lớp nhận xét.
+Anh hùng Lao động (là cụm từ gồm 2 bộ phận, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận)
+Anh hùng Lực lượng vũ trang 
( tương tự như cụm từ trên)
+ Huân chương sao vàng (như trên)
+ Huân chương Độc lập hạng Ba
+Huân chương Lao động hạng Nhất
+Huân chương Độc lập hạng Nhất
- Nhất, Nhì, Ba viết hoa vì đó là từ chỉ hạng của huân chương.
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS quan sát ảnh.
- 3 HS làm bài trên phiếu.
- HS còn lại làm vào giấy nháp.
- 3 HS làm bài trên phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
a. Huân chương Sao vàng
b. Huân chương Huân công
c. Huân chương Lao động
Ngày soạn: 1/04/2012 Ngày dạy:Thứ ba ngày 3/4/2012
TIẾT 1: TOÁN
TIẾT 152: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu 
 - Ôn các quy tắc cộng, trừ các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
 - Củng cố và vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành hành tính và giải toán.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
 Chữa BT 4
 GV nhận xét cho điểm HS
Bài mới
1)Giới thiệu bài: GV nêu M ĐYC giờ học – ghi tên bài
2) HDHS làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài. 
a) Yêu cầu HS tự làm cá nhân.
Hãy nêu quy tắc cộng  ... a) Trong phép chia hết
- GV ghi bảng phép chia a : b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép chia.
- GV ghi bảng trả lời của HS.
- Hãy nêu tính chất của số 1 trong phép chia?
- Ghi theo câu trả lời của HS:
- GV viết: a : 1 = a
 a : a = 1 (a khác 0)
 Hãy nêu tính chất của số 0 trong phép chia?
- GV viết 0 : a = 0 (a: khác 0)
b) Trong phép chia có dư
- GV viết phép chia a : b = c (dư r)
- Yêu cầu HS nêu thành phần của phép chia.
- GV viết bảng (như SGK tr. 163)
- Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia?
- Treo bảng tổng kết đã chuẩn bị yêu cầu HS đọc lại vài lần.
Thực hành – luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV đặt 2 phép tính.
5832 : 24; 5837 : 24
- Yêu cầu HS nêu cách thử lại.
- Xác nhận: Trong phép chia hết, để thử lại lấy thương nhân với số chia, nếu kết quả bằng số bị chia thì đó là phép chia đúng.
- GV yêu cầu nêu phép tính thử lại.
- Thử lại trong phép chia có dư.
- GV xác nhận
 - GV chú ý: Phép chia hết a; b = a, ta có a = b c (b khác 0)
Phép chia có dư: a ; b = c dư r, ta có: a = bc + r (0 < r < b)
Tương tự với phần (b).
Bài 2
- Yêu cầu HS tự giải
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài
a) Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nối tiếp đọc bài làm.
- GV gợi ý: Trong phần phép nhân và phép chia số thập phân, chúng ta đã biết cách nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001
b) Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc nối tiếp bài chữa.
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV gợi ý (nếu cần):
+ Để tính giá trị biểu thức (theo cách 1), ta dựa vào quy tắc nào?
+ Để tìm được cách 2 dựa vào tính chất nào của phép chia?
- GV tổng kết: Một phép tính có nhiều cách thực hiện nhưng cần quan sát phép tính đã cho để chọn cách làm thuận tiện nhất.
- Yêu cầu HS về nhà ôn và hoàn thiện bài tập.
6'
8'
8’
8’
8’
- a là số bị chia, b là số chia
 (a; b), c gọi là thương.
+ Bất kì số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó.
+Bất kì số nào khác 0 chia cho chính nó cũng bằng 1.
+ Không có phép chia cho số 0.
+ Số 0 chia cho bất kì số nào khác 0 cũng bằng 0.
- a là số bị chia; b là số chia; c là thương; r là số dư.
- Số dư bé hơn số chia (r < b)
 r = a – c b.
- Gọi 2 HS lên bảng, thực hiện chia HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Tính rồi thử lại theo mẫu
5832 24 5837 24
103 243 103 243 
 072 077
 0 05
TL: 243 24 + 5 =?
 243 24 = 5832
 243 24 + 5 = 5837
a) 8192 : 32 = 256
 Thử lại: 256 32 = 8192
 1535 : 42 = 365 dư 5
 Thử lại: 365 42 + 5 = 1535
b) 79,95 : 3,5 = 21,7
 Thử lại; 21,7 3,5 = 75,95
 97,65 : 21,7 = 4,5
 Thử lại: 4,5 21,7 = 97, 65
- HS tự giải
 a) : = = = 
 b) : = = 
- Tính nhẩm:
a)25 10 = 250 48 : 0,01 = 4800
 48 100 = 4800 95 : 0,1 = 950
 72 : 0,01 = 7200
b)11 : 0,25 = 44 11 4 = 44
 32 : 0,5 = 64 32 2 = 64
 75 : 0,5 = 150 125: 0,25=150
Tính bằng 2 cách
 a) C1: 
 : + : = ( + ) : 
 = 1 : = 1 = 
 C2 : + = + = 
b) C1: ( 6,24 + 1,26) : 0,75
 = 7,50 : 0,75 = 10
C2: (6,24 + 1,26) : 0,75)
 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75
 = 8,32 + 1,68 = 10
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 
CỦA TỈNH SƠN LA
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La
- Kể đúng tên các huyện, TP của Sơn La.
- Trình bày được một số đặc điểm chính và địa hình, khí hậu và sông ngòi của tỉnh Sơn La.
2. Kỹ năng:
- Xác định vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La trên bản đồ hành chính VN và bản đồ hành chính tỉnh Sơn La.
- Có kỹ năng làm việc với bản đồ và hình ảnh.
3. Thái độ:
- GDHS Yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường nơi đang sống.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: Giáo án, tài liệu nghiên cứu.
HS: Tài liệu về địa lí Sơn La.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Xác định vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La.
- Bước 1: Yêu cầu HS quan sát Bản đồ hành chính VN
Gọi hs lên bảng chỉ vị trí tỉnh Sơn La trên bản đồ
- Bước 2: Hoạt động nhóm 4 thảo luận:
 (?) Tỉnh Sơn La tiếp giáp với các tỉnh nào?
(?) Tỉnh Sơn La gồm mấy huyện, TP? Nêu tên các huyện, TP trong tỉnh?
- Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình bày
- Bước 4: GV nhận xét kết luận.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sơn La.
+ Bước 1: Hoạt động nhóm. 
- Yêu cầu HS đọc mục 2 phần thông tin kết hợp với sự hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi.
(?) Em có nhận xét gì về địa hình của Sơn La?
(?) Khí hậu ở Sơn La có đặc điểm gì?
(?) Kể tên 2 con sông lớn chảy qua tỉnh Sơn La và nêu đặc điểm chính của 2 con sông đó?
+B2: Các nhóm quan sát H1,2 thảo luận.
+B3: Các nhóm trình bày, NX, bổ sung.
→ GV kết luận: Sơn La có độ cao TB 600 m so với mực nước biển. Đồi núi chiếm ¾ DT toàn tỉnh có 2 cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản địa hình tương đối bằng phẳng.... 
4. Hoạt động 3: Liên hệ kiến thức đã học với huyện.
+ Bước 1: Hoạt động cá nhân.
(?) Địa hình của Mường La như thế nào? 
(?) Khí hậu Mường La có đặc điểm gì? 
(?) Kể cho các bạn nghe về một cảnh đẹp của huyện.
Bước 2: Trình bày kết quả
Bước 3: GV nhận xét kết luận.
IV. Củng cố - dặn dò:
(?) Tỉnh Sơn La giáp với những tỉnh nào? 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà tìm hiểu thêm về địa lí Sơn La.
- Nhận xét tiết học.
1'
1'
10'
12'
8'
3'
- Hát.
- HS nhắc lại tên bài.
- Hs thảo luận theo nhóm 4. 
- 2-3 hs lên bảng chỉ.
+ Tỉnh Sơn La miền núi Tây Bắc nước CHXHCNVN, phía bắc giáp với Yên Bái, Lai Châu, phía đông giáp với tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình, phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa phăn, Luông-pha-băng của nước cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào, phía tây giáp tỉnh Điện Biên, 
+ Tỉnh Sơn La có 11 huyện và 1 TP đó là TP Sơn La, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Yên Châu, Mai Sơn, Mộc Châu... 
+ Cử đại diện lên trình bày kết quả.
- Chia lớp thành 2 nhóm.;
- 1 HS đọc mục 2 trong SGK.
+ Địa hình Sơn La đa số là đồi núi thấp, độ cao trung bình là 600-700m.
+ Có cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Nà Sản.
+ Khí hậu SL nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh từ tháng 9 đến tháng 3.
+ Sông Đà, Sông Mã; 2 con sông có đặc điểm là nhiều nước về mùa mưa, cạn nước về mùa khô, chảy siết nhiều thác ghềnh...
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nghe 
- Trả lời câu hỏi.
+ Đồi núi chiếm diện tích chủ yếu
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa...
- HS tự liên hệ
- 1 h\s nhắc lại
TIẾT 3: ÂM NHẠC
GV chuyên dạy
---------------------------------------o0o-------------------------------------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
 - Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh- một dàn ý với ý của riêng mình.
 - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng lớp viết 4 đề bài.
- Một số tranh ảnh (nếu có) phục vụ yêu cầu của đề.
- Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho 4 đề.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
 Trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã đọc hoặc đã viết trong học kì I hoặc trong tiết Tập làm văn trước- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
* HDLàm BT
HĐ1: HS làm BT1 
- Cho HS chép 4 đề bài a, b, c, d lên bảng lớp.
+Các em đọc lại 4 đề
+Chọn 1 đề miêu tả một trong 4 cảnh. Các em nhớ chọn cảnh mà các em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
- Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 4 HS lập dàn ý của 4 đề trước khi phát giấy cần biết em nào làm đề nào để phát giấy cho 4 em làm.
- Cho HS trình bày dàn ý.
- GV nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh 4 dàn ý trên lớp.
HĐ2: HS làm BT2 
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS trình bày miệng dàn ý.
- Cho lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt, bình chọn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về sửa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh tuần 32.
5'
1'
16'
15'
3'
2 HS lần lượt trình bày 
HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc gợi ý trong SGK, cả lớp lắng nghe.
- Dựa vào gợi ý, ,ỗi em lập dàn ý cho riêng mình.
- 4 em làm bài dàn ý cho 4 đề vào giấy.
- 4 HS làm dàn ý vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét + bổ sung
- HS tự hoàn chỉnh dàn ý của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT2.
- HS dựa vào dàn ý đã lập trình bày miệng trước lớp.
- Lớp trao đổi, thảo luận.
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 31
I. Mục tiêu: 
 Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
 Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 32.
II. Nội dung sinh hoạt 
1.Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 31
 a. Đạo đức :
 - Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
b. Học tập
 - Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Dung Hòa, Hiền, Trang.
 - Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ, trong lớp còn hay ngủ gật: Thảo, thu, Giới,
 c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
	- Duy trì đeo khăn quàng đội viên.
2. Kế hoạch tuần sau
 - Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém.
 - Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.
 - Tiếp tục xây dựng các phong trào học nhóm.
 - Lao động vệ sinh dọn dẹp khu trường.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ
 Cán sự văn nghệ điều khiển
--------------------------------------o0o-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 29,30,31.doc