Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 19 (chi tiết)

Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 19 (chi tiết)

I. MỤC TIÊU:

* Giúp h/s sau bài học h/s có thể:

- HS đọc và viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

+Đọc được từ ứng dụng: màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.

+ Đọc được câu ứng dụng trong bài :

- Luyện nói tự nhiên được 2 - 4 câu theo chủ điểm: Ruộng bậc thang.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ GV:Bộ ghép chữ tiếng Việt1 . Tranh minh họa từ khóa. tranh minh họa câu ứng dụng. Phần luyện nói.

+ HS : bộ ghép chữ, bảng con, phấn.

 

doc 31 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 19 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19
Thứ 2 ngày 5 tháng 1 năm 2009
Tiếng việt ( Tiết 163 - 164 )
bài 77: ăc -âc
I. Mục tiêu:
* Giúp h/s sau bài học h/s có thể:
- HS đọc và viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
+Đọc được từ ứng dụng: màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.
+ Đọc được câu ứng dụng trong bài : 	
- Luyện nói tự nhiên được 2 - 4 câu theo chủ điểm: Ruộng bậc thang.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:Bộ ghép chữ tiếng Việt1 . Tranh minh họa từ khóa. tranh minh họa câu ứng dụng. Phần luyện nói.
+ HS : bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	 - Đọc và viết các từ ứng dụng bài 76 ( 2 HS: TB )
	 - Đọc đoạn thơ ứng dụng bài 76 ( HS: K )
2. Bài mới:	Tiết 1
* Hoạt động1: Nhận diện vần vần và hướng dẫn đọc.
- GV viết lên bảng vần ăc. HS đọc trơn vần ăc.(Cả lớp đọc )
- Phân tích vần ăc. (h/s TB phân tích; hs : K, G bổ sung)
- So sánh vần ăc với ăt.(h/s: K,G so sánh, h/s: TB, Y, KT lắng nghe và nhắc lại ).
- Ghép vần ăc . ( Cả lớp - 1 hs : K lên bảng ghép ) - GV : Nhận xét .
- Yêu cầu HS đánh vần vần ăc (h/s:đánh vần lần lượt ) GV: Lưu ý HS: TB-Y
? Muốn có tiếng mắc ta phải thêm âm và dấu gì ?(h/s : K G trả lời)
- Phân tích tiếng mắc . (h/s :TB,Y phân tích, h/s: K,G nhận xét, bổ sung ).
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép ( HS: đồng loạt ; 1 HS: K lên bảng ghép )- G/v nhận xét .
- Đánh vần tiếng mắc (h/s :K,G đánh vần ,TB,Y đánh vần lại).
- G/v cho h/s q/s tranh và rút ra từ khóa: mắc áo.
- H/s ghép từ mắc áo. ( Cả lớp ) G/v nhận xét.
- H/s đánh vần và đọc trơn từ khóa :(h/s đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
- G/v chỉnh sửa nhịp đọc cho h/s.	
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : (H/s khá, giỏi đọc trước, h/s tb yếu đọc lại )
- Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. (2H/s TB lên bảng gạch.)
- G/v có thể giải thích một số từ ngữ : Đông nghịt , thời tiết , hiểu biết...
- G/v đọc mẫu. H/s đọc nhóm, lớp, cá nhân.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết.
- G/v viết mẫu vần ăc , mắc áo. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát )
- H/s viết bảng con ; G/v nhận xét và sửa lỗi cho h/s.
* Vần : âc ( Quy trình tương tự )
tiết 2
* Hoạt động4: Luyện đọc lại và đọc câu ứng dụng.
- Luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- Chủ yếu gọi h/s TB, yếu luyện đọc,h/s khá ,giỏi theo dõi nhận xét.
- H/s quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- H/s khá giỏi đọc trước, h/s TB ,yếu đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- G/v chỉnh sửa lỗi cho h/s.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(h/s k ,G tìm trước h/sTB,Ynhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 5: Luyện nói.
- H/s đọc tên bài luyện nói: Ruộng bậc thang.(h/s K,G đọc trước,h/s TB,Y nhắc lại).
- G/v cho h/s quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ gì. (H/s: Ruộng bậc thang).
? Ruộng bậc thang là như thế nào. (H/s: Ruộng cao, ruộngthấp...).
? Ruộng bậc thang thường có ở đâu? Để làm gì. (H/s: có ở miền núi, vùng cao...).
- G/v q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các nhó lần lượt ) GV nhận xét .
* Hoạt động6: Luyện viết.
- H/s viết vào vở tập viết vần: ăc, mắc áo, âc , quả gấc.
- G/v quan sát giúp đỡ h/s yếu.Nhận xét và chấm một số bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- G/v chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo.
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả h/s đều tìm)
-Dặn h/s học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 78.
toán
 Tiết 73: 	mười một, mười hai
I. Mục tiêu:
*Giúp h/s biết:
- Số 11 gồm một chục và một đơn vị.
- Số 12 gồm một chục và 12 đơn vị.
- Đọc,viết các số đó.Bước đầu nhận biết cấu tạo các số có hai chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Gv: một bảng phụ ghi sẵn đầu bài bài tập số 2 (HĐ2).
	- HS :que tính,bút mầu bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 	- Gọi h/s K lên bảng chữa BT số 2 trong SGK của tiết 69.
- HS dưới lớp và GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
* Hoạt động1: Giới thiệu số 11.
- GV tay phải cầm một chục que tính tay trái cầm một que tính và hỏi : mười que tính thêm một que tính là mấy que tính? (h/s TB trả lời).
- GV gọi một vài h/s nhắc lại.GV ghi bảng:11 lên bảng (cả lớp đọc mười một).
? Mười còn gọi là mấy chục.
?11 gồm mấy chục mấy đơn vị (h/s K,G trả lời,h/s TB,Y nhắc lại).
- GV giới thiệu cách víêt:số 11 gồm hai chữ số 1 viết liền nhau.
+ Hướng dẫn HS viết và bảng con (HS : đồng loạt , hs : TB lên bảng viết)- GVnhận xét 
* Hoạt động2: Giới thiệu số 12.
- GV:tay trái cầm mười que tính tay phải cầm hai que tính và hỏi: Cô có mấy que tính.
(HS trả lời:12)GV ghi bảng 12.Cả lớp đọc đồng thanh 12.
? Số 12 gồm một chục và mấy đơn vị.(h/s K,G trả lời, h/s TB,Y nhắc lại.)
- GV giới thiệu cách víêt: Số 12 gồm có hai chữ số,chữ số 1 đứng trước số 2 đứng sau GV vừa nói vừa viết mẫu. ( hs : đồng loạt viết vào bảng con số 12 )
- GV cho h/s cầm 12 que tính và tách ra thành một chục và 2 đơn vị.
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động3: Thực hành luyện tập.
Bài 1: ( HS : đọc đầu bài và nêu yêu cầu )
 ? Trước khi điền số ta phải làm gì.
+HS làm bài vào vở BT.Gọi hai h/s K,TB tại chổ đọc kết quả điền của mình. Các h/s khác nhận xét.
	Bài 2:GV gọi h/s đọc đầu bài. GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng.Goi một h/s K lên bảng làm bài, đồng thời cả lơp làm bài vào vở BT.
- GV nhận xét và cho điểm.
	Bài 3:Gọi h/s đọc y/c bài toán. HS làm bài vào vở BT.
- Gọi cho hai h/s ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả làm bài.
	Bài 4:GV hướng dẫn h/s về nhà làm bài vào vở bài tập.
3. Củng cố, dặn dò. 
?11 gồm mấy chục và mấy đơn vị.
?12 gồm mấy chục và mấy đơn vị.
? Cách viết số 12 như thế nào.
-Dặn h/s về làm BT 4 trong vở BT. Xem trước tiết 71.
đạo đức 
Tiết 19:	lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo
I. Mục tiêu:
* Giúp học sinh.
- H/s biết: Thầy giáo,cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy , các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- HS biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV :vở BT đạo đức,bút chì màu, tranh BT2(h/đ2).
 +HS vở BT đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng, sách vở học tập.
2.Bài mới: *Giới thiệu bài ( trực tiếp 
* Hoạt động1: Đóng vai.
- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn ( hs : các nhóm đóng vai theo một tình huống của BT1); Các nhóm thực hện GV quan sát giúp đỡ .
- GV gọi 1 số nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Cả lớp thảo luận nhận xét
- Qua việc đóng vai của các nhóm em thấy:
? Nhóm nào thể hiện được vâng lời thầy giáo, cô giáo. Nhóm nào chưa
? Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo
? Cần làm gì khi đưa và nhận sách vở từ tay thầy giáo , cô giáo
+ GV kết luận:
+Khi gặp thầy, cô giáo cần phải chào hỏi
+Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy ,cô giáo cần đưa bằng hai tay...(h/s nhắc lại).
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động2: tô màu vào tranh. 
- H/s tô màu vào tranh trong vở BT(g/v giúp đỡ h/s TB,Yđể hoàn thành bài tập)
- H/s trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó?
- Cả lớp trao đổi nhận xét
+ GVkết luận: Thầy giáo ,cô giáo không quản khó khăn chăm sóc dạy dỗ các em.Để tỏ lòng biết ơn thày cô giáo, các em cần lễ phép , lắng nghe và làm theo lời thầy , cô giáo dạy bảo.:
3. Hoạt động nối tiếp:
- Học sinh chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo cô giáo.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 2 tháng 1 năm 2009
Buổi Sáng
ôn toán
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố.
- Số 11 gồm một chục và một đơn vị.
- Số 12 gồm một chục và 2 đơn vị.
- Đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết cấu tạo các số có hai chữ số.
II. Các hoạt động lên lớp.
GV ghi các bài tập lên bảng , tổ chức cho học sinh làm bài vào trong vở ô li. Gọi HS nêu kết quả, nhận xét, chữa bài.
Bài 1: Viết số:
Mười, mười một, mười hai.
Bài 2: Đọc số:
10, 11, 12.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- 10 gồm .....chục và..... đơn vị.
- 11 gồm .....chục và ....đơn vị.
- 12 gồm .....chục và ....đơn vị.
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Số liền sau số 10 là số.....
Số liền sau số 11 là số.....
Số liền trước số 12 là số.....
Bài 5: Đièn số thích hợp vào mỗi vạch của tia số.
Số liền sau số 10 là số.....
 1 2 5 8 10
Lưu ý: Bài 4,5 HS TB , Yếu, KT không phải làm , sau khi HS K,G Làm xong, chữa bài yêu cầu HS TB, Yếu, KT nhắc lại kết quả. 	
3. Củng cố , dặn dò.
- GV hệ thống bài, nhận xét tiết học.
Ôn Tiếng việt
I. Mục tiêu:
- Củng cố đọc thành thạo lại bài 77. Biết đọc trơn các từ, tiếng , câu có vần ăc, âc.
II. Các hoạt động trên lớp.
* Hoạt động 1: Củng cố đọc lại bài 77.
- GV viết lên bảng một số từ, tiếng, câu có vần ăc, âc . Gọi HS đọc cá nhân. nhóm, lớp.
VD: mặc quần áo, lâm tặc phá rừng, kì quặc, lặc lè, giấc ngủ, tấc đất tấc vàng, giấc mơ, .......
+ Dành cho HS yếu đọc nhiều hơn.
* Hoạt động 2: Luyện viết.
- GV viết lên bảng vài từ có vần ăc, âc , yêu cầu HS viết bài vào vở. GV quan sát , giúp đỡ các bạn viết còn kém.
	Các từ: giấc ngủ, mắc áo, quả gấc, giặc ngoại xâm.
- Viết câu ứng dụng trong bài 77. Yêu cầu học sinh K,G viết.	
3. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi vài HS yếu đọc lại bài, dặn về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
ôn Toán:
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học mười một, mười hai. 
- Vận dụng làm bài tập vở Bài tập Toán và 1 số bài tập khác.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1: Ôn tập
- Gv yêu cầu học sinh nêu cấu tạo số của số mười một, mười hai.
- HS nêu. HS nhận xét bổ sung
- GV nhận xét chốt kiến thức
- Cho HS đọc lại.
? 11 bằng mấy chục? Mấy đơn vị?....
HS nêu.
2. Làm bài tập trong vở bài tập toán in trang 4
- HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài.
- HS làm lần lượt từng bài.
 GV quan sát giúp HS yếu
- GV cùng HS chữa bài,
- GV chấm 1 số bài, nhận xét chung
3. HS làm vở ô li
 Bài 1: Viết các số: 2, 6, 3, 10, 7, 11
 Từ lớn đến bé:
 Từ bé đến lớn:
 Bài 2: Điền vào ô trống:
Viết số
Chục
Đơn vị
Đọc số
10
11
12
 HS làm bài. Gọi HS chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
 Nhận xét giờ học
Buổi chiều
Tiếng việt ( Tiết  ... .
- G/v chỉnh sửa nhịp đọc cho h/s.	
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động 4: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : (H/s khá,giỏi đọc trước.h/s tb yếu đọc lại )
- Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. (2H/s TB lên bảng gạch.)
- G/v có thể giải thích một số từ ngữ : Cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
- G/v đọc mẫu.
- H/s đọc nhóm, lớp, cá nhân.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết viết bảng con.
- G/v viết mẫu vần iêc , xem xiếc . Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát )
- H/s viết bảng con ; G/v nhận xét và sửa lỗi cho h/s.
* Vần : ươc ( Quy trình tương tự )
 tiết 2
* Hoạt động1: Luyện đọc lại và đọc câu ứng dụng.
- Luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- Chủ yếu gọi h/s TB, yếu luyện đọc,h/s khá ,giỏi theo dõi nhận xét.
- H/s quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- H/s khá giỏi đọc trước, h/s TB ,yếu đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- G/v chỉnh sửa lỗi cho h/s.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(h/s k ,G tìm trước h/sTB,Ynhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động5: Luyện nói.
- H/s đọc tên bài luyện nói: Xiếc múa rối , ca nhạc.(h/s K,G đọc trước,h/s TB,Y nhắc lại.)
- G/v cho h/s quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? tranh vẽ những gì. (HS: Vẻ khỉ đi xe đạp...).
? Chú ý phần tranh vẽ cảnh diễn xiếc và giới thiệu. (HS: tự giới thiệu).
? Chỉ và giới thiệu phần vẽ cảnh biểu diễn ca nhạc . (HS: tự giới thiệu).
? Em thích nhất loại hình nghệ thuật nào trong các loại hình trên. (HS: tự trả lời).
? Em hay đi xem xiếc múa rối, ca nhạc ở đâu ? vào dịp nào ? (HS: tự trả lời).
- G/v q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các nhó lần lượt ) GV nhận xét .
* Hoạt động6: Luyện viết vào vở tập viết..
- H/s viết vào vở tập viết vần: iêc, ươc , xem xiếc, rước đèn 
- G/v quan sát giúp đỡ h/s yếu. Nhận xét và chấm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- G/v chỉ bảng cho ha/s theo dõi và đọc theo.
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả h/s đều tìm)
- Dặn h/s học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 81.
toán
	Tiết 75	hai mươi,hai chục
I. Mục tiêu:
*Giúp h/s:
- Nhận biết số lượng 20, 20 còn gọi là hai chục.
- Đọc và viết được số 20. Phân biệt được số chục, số đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bộ đồ dùng dạy toán 1, phấn màu.
+ HS : Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - Gọi 2 h/s TB,Y lên bảng làm BT.
	+ Câu a:viết số từ 0 đến 10.
	+ Câu b: viết số từ 11 đến 19.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài ( trực tiếp)
* Hoạt động1: Giới thiệu số 20.
- GV y/c h/s lấy một bó que tính rồi lấy thêm một bó nữa, còn Gv gài hai bó que tính lên bảng gài.
? Được tất cả bao nhiêu que tính ? vì sao em biết ?(h/s K,G trả lời,h/s TB,Y nhắc lại. 20. Vì một bó một chục thêm một bó một chục nữa là hai chục que tính).
- GV ghi bảng số 20.(Cho h/s đọc cả lớp, nhóm,cá nhân) .
	+ HD h/s viết số 20. (HS viết vào bảng con số 20) - GV nhận xét.
? Vậy số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị. ( HS; Gồm hai chục và không đơn vị).
 (HS K,G đọc trước, HS TB,Y, KT đọc lại. H/s đọc cá nhân, đồng thanh).
Nghỉ giữa tiết
* Hoạt động2: luyện tập.
	Bài 1: HS nêu y/c bài tập: Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10 và đọc các số đó.
( Hai HS TB,Y lên bảng viết,ở rưới lớp làm bài vào vở BT ) - Gv nhận xét bài trên bảng.
	Bài 2: HS nêu y/c bài tập và trả lời câu hỏi.
- HS làm việc theo cặp ( Hs thảo luận làm bài ),Gv q/s giúp đỡ các cặp.
-Đại diện một số cặp hỏi và trả lời câu hỏi của bài tập. ( Hs nhận xét các cặp ), Gv nhận xét chung.
	Bài 3: HS nêu y/c BT.
- Hs làm bài vào vở BT, Gv gọi 1 h/s K lên bảng làm bài.
- Hs nhận xét bài của bạn, Gv nhận xét kết quả của cả lớp.
	Bài 4: HS nêu y/c BT.Gv hướng dẫn h/s về nhà làm bài vào vở BT.
3. Củng cố,dặn dò. 
? Hôm nay chúng ta học số mới là số nào?số 20 còn gọi là gì.
- Dặn h/s về làm BT 4 trong vở BT. Xem trước 74.
	--------------------------------------------------------------------------------------------------	 
 Thứ 6 ngày 8 tháng1năm 2010
tập viết
	 Tuần 17 : tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc...
I. Mục tiêu:
- Giúp HS viết đúng, đẹp các từ ngữ: tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc..
- Viết đúng đẹp chữ thường, đúng quy định của kiểu chữ nét đều. HS viết đúng quy trình các con chữ.
- HS có ý thức học tập, giữ gìn sách vở sạch đẹp. 
- HS khá, giỏi viết đủ số dòng quy điịnh trong vở tập viết.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ viết mẫu các từ luyện viết.
 - HS : Vở luyện viết, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: HS viết vào bảng con từ: con ốc, cá diếc...
- GV nhận xét.
2. Bài mới: *Giới thiệu bài ( trực tiếp ).
* Hoạt động1: HD học sinh viết các từ ngữ.
- GV cho học sinh quan sát chữ mẫu đã viết sẵn ở bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
? Từ “tuốt lúa” gồm có mấy tiếng ghép lại ? Mỗi tiếng có mấy con chữ.(HS K,G trả lời,h/s TB,Y nhắc lại).
- GV viết bảng.
? Từ “hạt thóc”gồm có mấy tiếng ghép lại ? Mỗi tiếng gồm có những con chữ nào ghép lại. (HS: Gồm hai tiếng, tiếng hạt và tiếng thóc...).
- GV viết lần lượt các từ GV đã HD viết mãu lên bảng. HS viết bảng con( GV q/s giúp đỡ HS t/b, yếu, KT.Viết đúng cỡ chữ , các nét nối giữa các con chữ và khoảng cách các tiếng trong từ ).
- GV nhận xét và sửa lỗi cho h/sinh cả lớp.
* Hoạt động2: Học sinh viết vào vở tập viết.
- HS viết bài vào vở tập viết.GV q/s giúp đỡ h/s TB,Y.
- GV thu bài chấm và nhận xét.
3. Cũng cố,dặn dò:
- HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng.
- GV tuyên dương một số bài viết đẹp.
Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết.
Tập viết
 Tuần 18 : con ốc, đôi guốc, cá diếc ...
I. Mục tiêu:
- Giúp HS viết đúng, đẹp các từ ngữ: con ốc, đôi guốc, cá diếc...
- Viết đúng đẹp chữ thường, đúng quy định của kiểu chữ nét đều. HS viết đúng quy trình các con chữ.
- HS có ý thức học tập, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- HS khá, giỏi viết đủ số dòng quy điịnh trong vở tập viết.
II. Đồ dùng dạy học: - GV:bảng phụ viết mẫu các từ luyện viết.
 + HS vở luyện viết,bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: HS viết vào bảng con từ: hạt thóc, tuốt lúa
- GV nhận xét.
2. Bài mới: *Giới thiệu bài ( trực tiếp ).
* Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh viết các từ ngữ.
- GV cho học sinh quan sát chữ mẫu đã viết sẵn ở bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
? Từ “con ốc” gồm có mấy tiếng ghép lại ? Mỗi tiếng gồm có những con chữ nào ghép lại. (HS: Gồm hai tiếng, tiếng con và tiếng ốc...).
? Từ “đôi guốc” gồm có mấy tiếng ghép lại ? Mỗi tiếng gồm có những chữ nào ghép lại. (HS: Gồm hai tiếng, tiếng đôi và tiếng guốc...).
? Từ “cá diếc” gồm có mấy tiếng ghép lại ? Mỗi tiếng gồm có những chữ nào ghép lại. (HS: Gồm hai tiếng, tiếng cá và tiếng diếc...).
- GV viết lần lượt các từ GV đã HD viết mãu lên bảng. HS viết bảng con( GV q/s giúp đỡ HS t/b,yếu.Viết đúng cỡ chữ ,các nét nối giữa các con chữ,và khoãng cách các tiếng trong từ ).
- GV nhận xét và sửa lỗi cho h/sinh cả lớp.
* Hoạt động2: Học sinh viết vào vở tập viết.
- HS viết bài vào vở tập viết.GV q/s giúp đỡ h/s TB,Y.
- GV thu bài chấm và nhận xét.
3. Cũng cố,dặn dò:
- HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng.
- GV tuyên dương một số bài viết đẹp.
Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết.
Thể duc
Tiết 19: Động tác vươn thở và tay của bài phát triển chung
 Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng
- Trò chơi : “Nhảy ô tiếp sức”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm - Phương tiện
- Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học. Cán sự, tập hợp, điểm số báo cáo sĩ số
+ Khởi động: Chạy nhẹ nhàng trên sân tập. Xoay cổ tay, chân, hông, gối.
+ Trò chơi: “Kết bạn” . GV tổ chức cho HS chơi.
2. Phần cơ bản 
- Tập 2 động tác vươn thở và tay. GV làm mẫu, giải thích động tác. HS thực hiện , Gv quan sát biểu dương.
- Ôn hai động tác đã học. GV làm mẫu, quan sát, uốn nắn, sửa sai
- Đội hình 4 hàng ngang.
*Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” . Nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
3. Phần kết thúc.
- Thả lỏng chân tay Cả lớp thả lỏng chân tay, cúi người lỏng, hít, thở sâu.
- Nhận xét giờ học. Đi theo vòng tròn vừa vỗ tay vừa hát.
- Giao bài tập về nhà: Ôn 2 động tác thể dục đã học.
thủ công
Tiết 19: gấp mũ ca nô (T1)
I. Mục tiêu:
 	*Giúp h/s biết gấp mũ ca nô bằng giấy.
- Gấp mũ ca nô bằng giấy.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một chiếc mũ ca nô có kích thước lớn, một tờ giấy hình vuôngto.
- HS một tờ giấy mầu, một tờ giấy vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	
-Kiểm tra đồ dùng học tập của h/s.	
2. Bài mới:	
* Hoạt động1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Học sinh quan sát chiếc mũ ca nô mẫu, một học sinh lên bảng đội thử. Cả lớp quan sát và trả lời hình dáng, tác dụng (h/s K,G trả lời trước, học sinh TB,Y nhắc lại.
* Hoạt động2: Hưóng dẫn mẫu.
- GV treo tranh quy trình. GV hướng dẫn thao tác gấp mũ ca nô, h/s quan sát từng nét bước gấp.
Bước 1: GV hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông.
- Học sinh lấy giấy vở để làm theo. GV quan sát giúp đỡ h/s làm đúg theo bước 1.
Bước 2: Gấp dôi hình vuông theo đường gấp chéo.
Bước 3: Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa.
Bước 4: Gấp một phần của cạnh bên phải vào sao cho mép gấp cách đều với cạnh trên.
Bước 5; Gấp một lớp giấy phần rưới lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp. Lật mặt sau cũng làm tương tự như vậy ta hoàn thành được cái mũ.
- Cả lớp thực hành gấp mũ ca nô trên giấy đã chuẩn bị. GV quan tâm giúp đỡ h/s TB,Y.
- Hai học sinh K,G lên bảng gấp mẫu. Cả lớp nhận xét. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
? Nêu lại các bước gấp mũ ca nô.
- Gv dặn h/s chuẩn bị đồ dùng tiết sau học bài (Gấp mũ ca nô).
*******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19 lop 1day du cac mon.doc