I.MỤC TIÊU:
-Hiểu nội dung bài thơ. Hiểu nghĩa của những từ khó trong bài: trêu, vuốt tóc. Biết rút ra lời khuyên từ câu chuyện trong bài thơ. Ôn các vần uôt, uôc; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôt, uôc. Trả lời được câu hỏi trong SGK.
-Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngư: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ,khổ thơ. Rèn kĩ năng xác định giá trị, tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực.
-Giáo dục Hs yêu thích môn học, chăm ngoan khi ở lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bảng phụ.
Tuần: 30 Thứ Ngày TIẾT PPCT MÔN TÊN BÀI DẠY GHI CHÚ Hai 4/4 1 249 Tập đọc Chuyện ở lớp (tiết1) KNS 2 250 Tập đọc Chuyện ở lớp (tiết1) 3 30 Aâm nhạc 4 30 Đạo Đức Bảo vệ ...công cộng (t1) KNS 5 30 Chào cờ Sinh họat dưới cờ Ba 5/4 1 117 Toán Phép trừ trong100.(k/nhớ) 2 28 Tập viết Tập tô :O,Ô,Ơ,P 3 30 Thể dục 4 10 Chính tả Chuyện ở lớp Tư 6/4 1 118 Tóan Luyện tập 2 251 Tập đọc Mèo con đi học (tiết1) KNS 3 252 Tập đọc Mèo con đi học (tiết2) KNS 4 30 Mỹ thuật Năm 7/4 1 119 Tóan Các ngày trong tuần 2 11 Chính tả Mèo con đi học 3 5 Kể chuyện Sói và sóc KNS 4 30 Thủ công Cắt dán hình tam giác (t2) Sáu 9/4 1 120 Toán Phép cộng trừ (K/N)...100 2 253 Tập đọc Người bạn tốt (tiết1) KNS 3 254 Tập đọc Người bạn tốt (tiết1) KNS 4 30 TNXH Trời nắng trời mưa KNS+ MT 5 30 SHTT Ngày soạn: 28/3 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 4/4/2011. Tiết: 1+ 2 Tập đọc PPCT: 249+250 CHUYỆN Ở LỚP I.MỤC TIÊU: -Hiểu nội dung bài thơ. Hiểu nghĩa của những từ khó trong bài: trêu, vuốt tóc. Biết rút ra lời khuyên từ câu chuyện trong bài thơ. Ôn các vần uôt, uôc; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần uôt, uôc. Trả lời được câu hỏi trong SGK. -Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngư: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ,khổ thơ. Rèn kĩ năng xác định giá trị, tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực. -Giáo dục Hs yêu thích môn học, chăm ngoan khi ở lớp. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bảng phụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định: 2.KTBC : Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Chú công” và trả lời các câu hỏi trong SGK. Nhận xét KTBC. 3.Bài mới: a. Khám phá/ giới thiệu bài. GV đưa ra những câu hỏi cho hs trả lời: Hãy nói về những chuyện em thích, em không thích ở lớp? +Hàng ngày đi học về, em có hay kể chuyện ở lớp cho ông bà, bố mẹ nghe không? Em đã kể những chuyện gì? +Bức tranh Sgk vẽ cảnh gì? Hãy đoán xem bạn nhỏ nói gì với mẹ? GV nhận xét- giới thiệu bài thơ: Chuyện ở lớp. b. Kết nối *Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài thơ (giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé kể cho mẹ nghe chuyện ở lớp. Đọc giọng dịu dàng, âu yếm các câu thơ ghi lời của mẹ). Tóm tắt nội dung bài: °Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Ở lớp: (l ¹ n), đứng dậy: (d ¹ gi), trêu (tr ¹ ch), bôi bẩn: (ân ¹ âng), vuốt tóc: (uôt ¹ uôc) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Trêu : chọc, phá, trêu ghẹo. °Luyện đọc câu: Gọi học sinh đọc trơn câu theo nhiều cách. °Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn) Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau. Đọc cả bài. *Hoạt động 2: Luyện tập: Ôn các vần uôt, uôc. Giáo viên treo bảng yêu cầu bài tập1: Tìm tiếng trong bài có vần uôt ? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt ? Củng cố tiết 1: Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. Tiết 2 *Hoạt động 3: Tìm hiểu bài và luyện nói: Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp? Mẹ nói gì với bạn nhỏ ? Nhận xét học sinh trả lời. Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn. Luyện nói: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói. Nhận xét chung phần luyện nói của học sinh. c. Thực hành:Hs luyện đọc lại bài thơ: -Hs luyện đọc lại cả bài thơ theo nhóm. -Các nhóm thực hành -Kiểm tra kết quả hoạt động. -Nhận xét- tuyên dương d. Vận dụng: -Hs làm việc theo nhóm: câu chuyện trong bài thơ khuyên em điều gì? -Liên hệ: Tìm ví dụ người thật, việc thật gần giống với nội dung câu chuyện trong bài thơ Giáo viên chốt lại: Một bạn nhỏ kể cho mẹ nghe rất nhiều chuyện chưa ngoan của các bạn trong lớp nhưng mẹ muốn nghe bạn kể về chính bạn xem bạn ở lớp đã ngoan thế nào +Biết quan sát, nhận xét và đánh giá việc làm của người khác là rất tốt nhưng đừng quên tự đánh gái chính bản thân mình. Giao việc về nhà: +Vẽ tranh về những việc tốt của em và các bạn ở lớp và chia sẻ với người thân. +Kể với cha mẹ, hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào? +Tiếp tục tìm ví dụ người thật việc thật, việc thật gần giống với nội dung câu chuyện trongg bài thơ +Luyện đọc, ghi nhớ nội dung, chuẩn bị tiết học sau. Trật tự 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. 1. Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu tơ màu nâu gạch, sau vài giờ chú đã biết làm động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt. 2. Đuôi lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu, mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẩm được tô điểm bằng những đốm tròn đủ màu, khi giương rộng đuôi xoè rộng như một chiếc quạt lớn đính hàng trăm viên ngọc. Hs trả lời Hs nhìn tranh trả lời câu hỏi Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng. 2 Học sinh đọc 1 câu, đọc nối tiếp từng câu đến hết bài theo dãy. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm. 2 em, lớp đồng thanh. Vuốt. Học sinh đọc mẫu theo tranh: Máy tuốt lúa. Rước đuốc. Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần uôc, vần uôt ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng. Ví dụ: cuốc đất, cái cuốc, bắt buộc, Tuốt lúa, chau chuốt, vuốt mặt, 2 em. Hs trả lời. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên. Chẳng hạn: Các em nói theo cặp, một em hỏi và một em trả lời và ngược lại. Bạn nhỏ đã làm được việc gì ngoan? Bạn nhỏ đã nhặt rác ở lớp vứt vào thùng rác. Bạn đã giúp bạn Tuấn đeo cặp. Hoặc đóng vai mẹ và con để trò chuyện: Mẹ: Con kêû xem ở lớp đã ngoan thế nào? Con: Mẹ ơi, hôm nay con làm trực nhật, lau bảng sạch, cô giáo khen con giỏi. Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài trên. Hs làm việc theo nhóm Các nhóm thi luyện đọc trước lớp. Hs nói về bài thơ Hs nêu ví dụ Hs lắng nghe Thực hành ở nhà. Tiết 4 Đạo đức PPCT 30: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: -Biết được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. Biết được quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em. quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. -Nêu được cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Rèn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi cộng. Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng. - HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Vở bài tập đạo đức. -Bài hát: “Ra chơi vườn hoa”(Nhạc và lời Văn Tuấn) -Các điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế quyền trẻ em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định: 2.KTBC: Gọi 2 học sinh đọc lại câu tục ngữ cuối bài tiết trước. Tại sao phải chào hỏi, tạm biệt? GV nhận xét KTBC. 3.Bài mới : a. Khám phá- Giới thiệu bài Hát bài “Ra chơi vườn hoa” +Em đã bao giờ ra chơi ở sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên chưa? Chơi ở đó có thích không? Vì sao? +Để sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, luôn mát em phải làmgì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài “bảo vệ cây và hoa nơi công cộng” b. Kết nối *Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 1: Mục tiêu: Hs biết được một số cách bảo vệ cây và hoa. Quan sát tranh bài tập 1 và trả lới các câu hỏi: +Các bạn nhỏ đang làm gì? +Những việc làm đó có tác dụng gì? +Trong lớp mình bạn nào có những việc làm để bản vệ cây và hoa nơi công cộng? Giáo viên kết luận : Các em biết tưới cây, nhổ cỏ, rào cây, bắt sâu. Đó là những việc làm nhằm bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi ...làm cho trường em, nơi em sống thêm đẹp, thêm trong lành. Đó cũng chính là quyền được sống trong môi trường trong lành, an toàn của các em. * Hoạt động 2: Quan sát thảo luận theo bài: Mục tiêu: Hs phân biệt được hành động đúng-sai để bảo vệ cây và hoa -Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thảo luận theo cặp. +Các bạn đang làm gì ? +Em tán thành những việc làm nào? Tại sao? + Tô màu vào quần áo những bạn có hành động đúng trong tranh. Kiểm tra kết quả hoạt động Nhận xét Giáo viên kết luận : Biết nhắc nhở khuyên ngăn bạn không phá hại cây là hành động đúng. Bẻ cây, đu cây là hành động sai. °Hoạt động nối tiếp. -Hs nêu lại tên bài học -Em cần làm gì để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng? -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau kiểm diện 2 HS đọc câu tục ngữ, học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng chưa. Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng l ... ác câu đối thoại) Tóm tắt nội dung bài: Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Liền: (n ¹ l, iên ¹ iêng), sửa lại: (s ¹ x) Cho học sinh ghép bảng từ: ngượng nghịu. Ngượng nghịu: (ương ¹ ươn). Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Ngượng nghịu: Khó chịu, gượng ép, không thoả mái. Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu với nhiều hình thức. Cho học sinh luyện đọc nhiều lần câu đề nghị của Hà và câu trả lời của Cúc. Chú ý rèn câu hội thoại cho học sinh. Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Hà”: Tổ chức cho các em đọc phân vai: 1 em đóng vai người dẫn chuyện, 1 em đóng vai Hà, 1 em đóng vai Cúc, 1 em đóng vai Nụ. Đoạn 2: Phần còn lại: Cần chú ý nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy. Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Đọc cả bài. * Họat động 2: Luyện tập: Ôn các vần uc, ut: Giáo viên nêu yêu cầu Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần uc, có vần ut ? Giáo viên nêu tranh bài tập 2: Nói câu chứa tiếng có mang vần uc hoặc ut. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. Tiết 2 Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Hà hỏi mượn bút , ai đã giúp Hà? Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp ? Em hiểu thế nào là người bạn tốt ? Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói: Kể về người bạn tốt của em. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau nói cho nhau nghe về người bạn tốt của mình. Nhận xét phần luyện nói của học sinh. c. Thực hành: Hs luyện đọc lại bài : -Hs luyện đọc diễn cảm lại đoạn 1, đoạn 2 hoặc cả bài theo nhóm. -Các nhóm thực hành -Kiểm tra kết quả hoạt động. -Nhận xét- tuyên dương d. Vận dụng: +Thi xếp các thẻ từ thành câu nói về ba nhân vật Hà, Cúc, Nụ trong câu chuyện. +Câu chuyện khuyên em điều gì? +Hãy nêu một ví dụ về người thật viiệc thật cho thấy lời khuyên của câu chuyện trên là đúng. Gv chốt lại: +Hà quên bút hỏi mượn Cúc nhưng Cúc từ chối. Hà không hỏi nhưng Nụ đã quyết định cho Hà mượn bút của mình. Tuy vậy, hà không giận Cúc. Thấy giây đeo cặp của Cúc bị tuột, hà vẫn tự nguyện sửa lại giúp bạn. Nụ hà là những người bạn tốt, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn hồn nhiên chân thành. +Hãy chia sẽ và sẵn lòng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Giao việc về nhà: +Chia sẻ câu chuyện với người thân? +Tiếp tục tìm ví dụ người thật việc thật, việc thật gần giống với nội dung câu chuyện trong bài thơ. +Luyện đọc, ghi nhớ nội dung, chuẩn bị tiết học sau Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Câu 2: Mèo kêu đuôi ốm xin nghỉ học. Câu 3: Cừu nói: Muốn nghỉ học thì phải cắt đuôi, Mèo vội xin đi học ngay. . Hs trả lời Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ trên bảng. 2hs đọc một câu. Đọc nối tiếp từng câu theo dãy 4 em đọc câu. 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn đóng vai để luyện đọc đoạn 1. Lớp theo dõi và nhận xét. Các nhóm thi luyện đọc theo phân vai. 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất. 2 học sinh đọc lại bài. Cúc, bút. Đọc mẫu câu trong bài. Hai con trâu húc nhau. Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét. 2 em đọc lại bài. Cúc từ chối, Nụ cho bạn mượn. Hà tự đến giúp Cúc sửa dây đeo cặp. Người bạn tốt là người sẵn sàng giúp đỡ bạn. học sinh đọc lại bài văn. Luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên: Tranh 1: Trời mưa, Tùng rủ Tuấn cùng khoác áo mưa đi về. Tranh 2: Hải ốm, Hoa đến thăm và mang theo vở chép bài cho bạn. Tranh 3: Tùng có chuối, Tùng mời Quân cùng ăn. Tranh 4: Phương giúp Uyên học ôn, hai bạn đều được điểm 10. Hoạt động nhóm Các nhóm thi đua. Hs xếp thẻ từ trên bảng theo hình thức thi đua. Hs trả lời Hs lắng nghe Hs thực hiện ở nhà Tiết: 4 TNXH PPCT: 30 TRỜI NẮNG – TRỜI MƯA I.MỤC TIÊU : -Nêu được một số dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. -Biết mô tả về bầu trời và những đám mâ khi trời nắng trời mưa. Rèn kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng tự bảo vệ, phát triển kĩ năng giao tiếp. -Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới nắng, dưới mưa, biết bảo vệ môi trường II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Một số tranh ảnh về trời nắng, trời mưa. -Hình ảnh bài 30 SGK. Mũ nón, áo mưa. Giấy bìa to, giấy vẽ, bút chì, III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. +Muỗi thường sống ở đâu ? +Nêu tác hại do bị muỗi đốt ? +Khi đi ngủ bạn thường làm gì để không bị muỗi đốt ? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: a. Khám phá: *Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu bài Hát bài “trời nắng, trời mưa +Trong bài hát, thỏ đi tắm nắng khi trời thế nào? +Tại sao thỏ lại mau mau chạy thôi? Để biết dấu hiệc của trời nắng, trời mưa hôm nay, chúng ta sẽ học bài “Trời nắng, trời mưa”. 2. Kết nối: *Hoạt động 2 : Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa. Mục tiêu: Nêu được các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. Biết mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa to và nêu yêu cầu: Dán tất cả những tranh ảnh đã sưu tầm được theo 2 cột vào bảng sau và cùng nhau thảo luận các vấn đề sau: Tranh ảnh về trời nắng Tranh ảnh về trời mưa +Nêu các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa? +Khi trời nắng, bầu trời và những đám mây như thế nào? +Khi trời mưa, bầu trời và những đám mây như thế nào? Bước 2: Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên, chỉ vào tranh và nêu theo yêu cầu các câu hỏi trên. Gọi học sinh các nhóm khác nhận xét bạn và bổ sung. Bước 3: Nếu hôm đó trời nắng hay trời mưa giáo viên có thể hỏi thêm: Hôm nay là trời nắng hay trời mưa: Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? Giáo viên kết luận: Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, có Mặt Trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống cảnh vật, Khi trời mưa, bầu trời u ám, mây đen xám phủ kính, không có Mặt Trời, những giọt nước mưa rơi xuống làm ướt mọi vật, * Hoạt động 2: Thảo luận cách giữ sức khoẻ khi nắng, khi mưa: Mục tiêu: Học sinh có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi nắng, khi mưa. Bước 1: Giao nhiệm vụ hoạt động. Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 2 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Yêu cầu các em quan sát 2 hình ở SGK để trả lời các câu hỏi trong đó. +Tại sao khi đi nắng bạn nhớ đội nón, mũ? +Để không bị ướt khi đi dưới mưa, bạn phải làm gì? Bước 2: Kiểm tra kết quả thảo luận: Gọi đại diện các nhóm nêu trước lớp, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh. GV kết luận: Khi đi trời nắng phải đội mũ nón để không bị ốm. Khi đi trời mưa phải mang ô, măïc áo mưa để không bị ướt, bị cảm. c. Thực hành: * Hoạt động 4: Chơi trò chơi: “ trời nắng, trời mưa” Mục tiêu: Biết lựa chọn đồ để đội, mặc khi “trời nắng, trời mưa” Bước 1: Gv phổ biến luật chơi: Một Hs làm phát thanh viên hô “trời nắng”, “trời mưa” hoặc mô tả ngắn gọn dấu hiệu trờin nắng , trời mưa. Các hs khác sẽ mặc đội những đồ phù hợp với thời tiết mà phát thanh viên yêu nêu. Ai thực hiện xong đúng nhanh nhất là người thắng cuộc. Bước 2: Gv tở chức cho Hs chơi Bước 3: Nhận xét, tuyên dương Giaó dục hs biết bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng trời mưa. Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường để thời tiết không mưa nắng thất thường. d. Vận dụng: -Về nhà: Các nhân vẽ tranh mô tả trời nắng hoặc trời mưa. Trật tự Học sinh nêu tên bài học. 3 học sinh trả lời câu hỏi trên. Hs hát “Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm.mau mau về thôi” Trời nắng Trời mưa Học sinh lắng nghe. Học sinh dán các tranh ảnh vào giấy kẻ ô phân loại tranh rồi thảo luận theo nhóm. Bầu trời sáng, có nắng (trời nắng), bầu trời đen, không có nắng (trời mưa) Bầu trời trong xanh, có mây trắng, nhìn thấy ông mặt trời, Bầu trời u ám, nhiều mây, không thấy ông mặt trời, Đại diện học sinh chỉ và nêu theo tranh. Học sinh nói theo thực tế bầu trời hôm đang học bài này. Học sinh nhắc lại. Thảo luận theo nhóm 2 em học sinh. Để khỏi bị ốm. Mang ô, mang áo mưa. Học sinh nêu, những học sinh khác nhận xét và bổ sung. Học sinh nghe. Hs lắng nghe Hs tham gia trò chơi Học sinh tự liên hệ và nêu những ai đã mang đúng dụng cụ khi đi nắng, đi mưa Thực hành ở nhà SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 30 I/NHẬN XÉT TUẦN 30 II/KẾ HOẠCH TUẦN 31 Đã soạn xong tuần 30. Ngày .. tháng năm 2011 Người soạn: Nguyễn Thị Loan. Tổ khối duyệt Nguyễn Thị Linh BGH duyệt Nguyễn Thị Hòa
Tài liệu đính kèm: