Tiết 9:
Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ giúp cho anh chị em mới hoà thuận, đoàn kết; cha mẹ mới vui lòng.
2. Kĩ năng:
- HS biết yêu quý anh chị em của mình.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu quý anh chị em của mình.
B. Đồ dùng dạy- học:
* Giáo viên:
- Vở bài tập Đạo đức 1, Tranh L /Đ Đ 1.5/ T9
* Học sinh:
- Vở bài tập Đạo đức.
Tuần 9 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009 Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Toàn trường chào cờ Đạo đức: Tiết 9: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ giúp cho anh chị em mới hoà thuận, đoàn kết; cha mẹ mới vui lòng. 2. Kĩ năng: - HS biết yêu quý anh chị em của mình. - Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. 3. Thái độ: - Có thái độ yêu quý anh chị em của mình. B. Đồ dùng dạy- học: * Giáo viên: - Vở bài tập Đạo đức 1, Tranh L /Đ Đ 1.5/ T9 * Học sinh: - Vở bài tập Đạo đức. C. Các hoạt động dạy - học: I. Kiểm tra bài cũ: + Giờ đạo đức hôm trước ta học bài gì? + Trong gia đình, trẻ em có quyền gì và bổn phận gì? - Vài em trả lời - GV nhận xét, cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Chuyển tiếp từ bài cũ 2. Hoạt động 1: Kể lại nội dung từng tranh * Bài tập 1: - GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và làm rõ nội dung sau: - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2. + ở từng tranh có những ai? + Tranh 1 có hai anh em, tranh hai có hai chị em. + HS đang làm gì? + Anh nhường em ăn táo, em cám ơn anh. Chị mặc áo búp bê giúp em bé. + Các em có nhận xét gì về những việc làm của họ? + Anh em, chị em thương yêu nhường nhin, giúp đỡ nhau. - Cho một số HS trả lời chung trước lớp - Một vài HS trả lời trước lớp. - GV kết luận theo từng tranh. - HS theo dõi Tranh 1: Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh chị Tranh 2: Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi. * Anh chị em trong gia đình phải thương yêu hoà thuận với nhau. 3. Hoạt động 2: Thảo luận và phân tích tình huống * Bài tập 2: - Yêu cầu HS xem tranh và cho biết: - HS xem tranh trả lời câu hỏi theo nhóm. + Tranh vẽ gì? + Mẹ cho hai chị em quả cam, chị khoanh tay xin mẹ. Em mượn đồ chơi của anh. - GV hỏi: + Theo em, bạn Lan ở trong tranh 1có thể có những cách giải quyết nào trong tình huống đó? + Bạn Lan khoanh tay xin mẹ , rồi chia cho em. Hoặc Lan giữ ăn một mình. + Anh sẽ cho em mượn hoặc không. - GV chốt lại cách ứng xử chính của Lan: - HS theo dõi *Lan nhận quà và giữ lại cho mình. *Lan chia cho em( quả bé), giữ lại cho mình quả to. *Lan chia cho em quả to, giữ lại cho mình quả bé... *Mỗi người một nửa quả to, một nửa quả bé. *Nhường cho em chọn trước - GV chia HS thành các nhóm có cùng sự lựa chọn thảo luận: - Các nhóm trình bày cách lựa chọn của mình. + Vì sao em lại muốn chọn cách giải quyết đó? - Cả lớp nhận xét, nêu ý kiến của mình. - Mời đại diện các nhóm lên trình bày, nhận xét , bổ sung. * GV kết luận: Nhường nhịn cho em bé chọn trước là đáng khen, thể hiện chị yêu em, biết nhường nhịn em. - Cả lớp chú ý lắng nghe. Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách bảo quản đồ chơi khỏi hỏng, thể hiện anh yêu em, biết nhường nhịn em nhỏ. III. Củng cố - dặn dò: - Cho HS tự liên hệ: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. - HS tự liên hệ + Vì sao phải lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ? + Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ giúp cho anh chị em mới hoà thuận, đoàn kết, cha mẹ mới vui lòng. - Nhận xét chung giờ học. - Một vài em nêu. - Thực hành lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ. Học vần: Bài 35: uôi ươi A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học HS : - Đọc và viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích được từ ứng dụng:tuổi thơ, buổi tối, túi lưới, tươi cười - Đọc , ngát nghỉ đúng câu ứng dụng: Buổi tối chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. - Lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức rèn đọc, rèn viết . B. Đồ dùng dạy- học: * Giáo viên: - SGK, bảng phụviết từ , câu ứng dụng * Học sinh: - SGK, Bộ đồ dùng Học Vần, bảng con, vở tập viết. C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ: - Viết và đọc. - Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: cái túi, vui vẻ, gửi quà - Đọc từ và câu ứng dụng. - 3 HS đọc. - GV nhận xét, đánh giá. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Dạy vần: a. Dạy vần uôi: - GV: Vần uôi do uô và i tạo nên. uô là nguyên âm đôi. + Hãy phân tích vần uôi . + Vần uôi do uô và i tạo nên; uô đứng trước,i đứng sau. + Hãy so sánh vần uôi với ôi . + Giống: Cùng kết thúc bằng i. Khác nhau: uôi bắt đầu bằng uô - Đánh vần- đọc vần - HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: uô- i- uôi / uôi - Yêu cầu HS tìm và gài: - HS gài: uôi, chuối + Em hãy phân tích tiếng chuối? + chuối (ch đứng trước, uôi đứng sau, dấu sắc trênô) - Gọi HS đánh vần- đọc tiếng - HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: chờ- uôi- chuôi- sắc- chuối/ chuối - GV giới thiệu nải chuối - HS quan sát - GV viết bảng, cho HS đọc từ - Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: nải chuối - Cho HS đọc bài - Đọc cá nhân: uôi, chuối, nải chuối b. Dạy vần ươi: ( quy trình tương tự dạy vần uôi) + So sánh vần ươi với vần uôi. + Giống: Cùng kết thúc bằng i. Khác nhau: ươi bắt đầu bằng ươ - Gọi HS đánh vần, đọc vần - ươ- i- ươi / ươi - Cho HS cài và phân tích tiếng bưởi + bưởi (b trước, ươi sau, dấu hỏi trên ơ ) - Yêu cầu HS đánh vần, đọc tiếng - bờ- ươi- bươi- hỏi- bưởi/ bưởi - Giới thiệu múi bưởi - HS quan sát múi bưởi - Viết bảng ,gọi HS đọc từ - múi bưởi - Gọi HS đọc bài. - Đọc các nhân, cả lớp: ươi, bưởi, múi bưởi c, Hướng dẫn viết: - GV viết mẫu, nêu quy trình viết. - HS quan sát mẫu uụi nải chuối - 2, 3 HS trình bày cách viết. ươi mỳi bưởi - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa - HS viết trên bảng con: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi - Lưu ý nét nối giữa các con chữ. d, Đọc từ ứng dụng: - GVgắn bảng từ ứng dụng. - HS đọc nhẩm. - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học và gạch chân - 2 HS tìm tiếng có vần mới và gạch chân. - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa - HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. - GV giải thích một số từ- đọc mẫu. tuổi thơ túi lưới buổi tối tươi cười đ. Củng cố: *Trò chơi: Tìm tiếng có vần. - Các nhóm cử đại diện lên chơi. - Nhận xét chung giờ học. Tiết 2 3. Luyện tập: a, Luyện đọc: * Đọc lại bài tiết 1. - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp. - GV nhận xét, chỉnh sửa. * Đọc câu ứng dụng. - Cho HS quan sát tranh. - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm 2. + Tranh vẽ gì ? + Tranh vẽ chị Kha chơi trò đố chữ. + Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh. - 3 HS đọc bài. + Khi đọc câu này ta cần phải chú ý điều gì ? - Ngắt hơi ở các dấu phẩy. - GVđọc mẫu câu ứng dụng. - HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. - GV nhận xét, chỉnh sửa. Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. b, Luyện viết: + Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ? + Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh. - Hướng dẫn HS viết vào vở - HS viết trong vở: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu. - GV nhận xét và chấm một số bài viết. c, Luyện nói theo chủ đề + Em hãy đọc tên bài luyện nói ? * Chuối, bưởi, vú sữa. - Hướng dẫn HS quan sát tranh - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm 4. * GV nêu câu hỏi gợi ý: Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay. + Trong tranh vẽ gì ? + Tranh vẽ quả chuối, bưởi, vú sữa. + Trong ba thứ quả này, em thích loại quả nào? - HS tự nêu suy nghĩ của mình. + Vườn nhà em trồng cây gì? + Vú sữa chín có màu gì ? + Vũ sữa chín có màu tím. + Bưởi thường có nhiều vào mùa nào? + Bưởi có nhiều vào mùa thu. - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét chung. - HS trình bày trước lớp, nhận xét. III. Củng cố , dặn dò: * Trò chơi: Thi viết tiếng có vần uôi hay ươi. - HS tham gia chơi thi theo tổ. - Cho HS đọc lại bài. - Một số em đọc nối tiếp bài trong SGK. - Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS về học bài, xem trước bài 36: ay ây. - HS nghe và làm theo Toán: Tiết 33: Luyện tập A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS củng cố về phép cộng một số với o. - Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học. - So sánh các số và tính chất của phép cộng (Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không đổi). 2. Kĩ năng: - Học thuộc bảng cộng, làm đúng các phép tính cộng trong phạm vi các số đã học, so sánh hai số. 3. Thái độ: - Giáo dục HS thích học toán , làm bài cẩn thận, chính xác. B. Đồ dùng dạy - học: * Giáo viên: - SGK, bảng phụ bài 3, bài 4(52) * Học sinh: - SGK, bảng con, bút dạ. C. Các hoạt động dạy - học: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm: - 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào bảng con. 3 + 0 = 1 + 2 0 + 3 = 3 + 0 4 + 1 > 2 + 2 1 + 3 = 3 + 1 - GV nhận xét và cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1 (52): + Bài tập yêu cầu gì ? * Tính: - Hướng dẫn HS làm bài , gọi HS tiếp nối đọc kết quả. - HS tính, điền kết quả sau đó nêu miệng kết quả. - GV ghi nhanh kết quả lên bảng lớp . 0 + 1= 1 0 + 2=2 0 + 3= 3 0 + 4=4 1 + 1= 2 1 + 2=3 1 + 3= 4 1 + 4=5 2 + 1= 3 2 + 2=4 2 + 3=5 - GV nhận xét bài làm của HS 3 + 1= 4 3 + 2=5 4 + 1= 5 - Cho HS đọc lại bảng cộng, nhận xét từng bảng cộng. - HS đọc đồng thanh, nhận xét bảng cộng *Bài 1 (52): + Nhìn vào bài, ta phải làm gì ? + Tính và viết kết quả sau dấu = - Hướng dẫn HS làm bảng con theo tổ - HS làm bảng con, đọc kết quả - Gắn bài, gọi HS nhận xét. 1 + 2 = 3 1 + 3 = 4 1 + 4 = 5 0 + 5 = 5 2 + 1 = 3 3 + 1 = 4 4 + 1 = 5 5 + 0 = 5 - GV chỉ vào hai phép tính: 1 + 2 = 3 2 + 1 = 3 + Em có nhận xét gì về kết quả của phép tính ? + Kết quả bằng nhau (đều = 3) + Em có nhận xét gì về vị trí các số 1 và 2 trong hai phép tính? + Vị trí của 2 số đổi nhau. + Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả ra sao ? + Kết quả không thay đổi - GV nói: Đó chính là một tính chất trong phép cộng, khi biết 1+ 2=3 thì biết ngay được 2+1=3 * Bài 3 (52): + Bài yêu cầu gì ? * Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm + Làm thế nào để điền được dấu vào chỗ chấm? - HS nêu cách làm - GV hướng d ... ia, mùa dưa, ngà voi, gà mái, ngói mới. 2. Kĩ năng: - Biết viết đúng cỡ, liền nét và chia đều khoảng cách. - Biết viết đúng và đẹp các từ trên. 3. Thái độ: - Rèn thói quen cầm bút, ngồi viết đúng quy định. - Có ý thức giữ vở sạch đẹp và viết chữ đúng đẹp. B. Đồ dùng dạy- học: * Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn các chữ của bài viết. - Bảng trắng kẻ li. * Học sinh: - Vở tập viết, bảng con. C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS viết vào bảng con . - GV nhận xét, sửa chữa - Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con: nho khô, nghé ọ, cá trê - Nhận xét sau khi kiểm tra. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Quan sát mẫu và nhận xét: - Gắn bảng phụ viết chữ mẫu lên bảng. - HS quan sát chữ mẫu. - Đọc cá nhân: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét - HS nhận xét về số nét trong chữ, độ cao, rộng, khoảng cách giữa các chữ - GV giải thích các từ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái 3. Hướng dẫn và viết mẫu: - GV viết mẫu từng từ và nêu quy trình viết. - HS quan sát mẫu xưa kia mựa dưa - Một vài HS trình bày lại cách viết. ngà voi gà mỏi - Cho HS viết trên bảng con. GV theo dõi chỉnh sửa - HS viết trên bảng con : xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái, ngói mới. 4. Hướng dẫn HS tập viết vào vở: - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu. - Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách viết liền nét. - Chấm một số bài, nhận xét. - HS tập viết trong vở theo mẫu : xưa kia, mùa dưa, ngà voi, gà mái, ngói mới III. Củng cố , dặn dò: - GV nhận xét giờ học, khen những em viết đẹp - Dặn HS luyện viết lại bài vào vở ô li. Chuẩn bị bài tuần 8. - HS nghe và ghi nhớ Tập viết: Tuần 8: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ, buổi tối A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được quy trình và cách viết các từ: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ, buổi tối. - Biết viết đúng cỡ, liền nét và chia đều khoảng cách. 2. Kĩ năng: - Biết viết đúng và đẹp các từ trên. - Rèn thói quen cầm bút, ngồi viết đúng quy định. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ vở sạch đẹp và viết chữ đúng đẹp. B. Đồ dùng dạy- học: * Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn các chữ của bài viết. * Học sinh: - Vở tập viết, bảng con. C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS viết và đọc . - Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con, 3 HS lên viết bảng lớp : mùa dưa, ngà voi, gà mái. - GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm. - Nhận xét sau khi kiểm tra. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu tiết học 2. Quan sát mẫu và nhận xét: - Gắn bảng phụ viết chữ mẫu lên bảng. - HS quan sát chữ mẫu. - Gọi HS đọc, cho cả lớp đọc thầm. - Một số HS đọc chữ : đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ, buổi tối. - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét - HS nhận xét về số nét trong chữ, độ cao, rộng, khoảng cách giữa các chữ - GV giải thích từ: ngày hội 3. Hướng dẫn và viết mẫu: - GV lần lượt viết mẫu từng từ và nêu quy trình viết đồ chơi tươi cười - HS quan sát mẫu ngày hội buổi tối - Cho HS viết trên bảng con. GVchỉnh sửa - HS viết trên bảng con: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ, buổi tối. 4. Hướng dẫn HS tập viết vào vở: - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu. - HS tập viết trong vở theo mẫu: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ, buổi tối. - Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách viết liền nét. - Chấm một số bài. - Nêu nhận xét. III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, khen những em viết đẹp - Dặn HS luyện viết lại bài vào vở ô li. Chuẩn bị bài viết tuần 9. - HS nghe và ghi nhớ Toán: Tiết 36: Phép trừ trong phạm vi 3 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Có khái niệm ban đầu về phép trừ, hiểu mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng. 2. Kĩ năng: - Biết làm tính trừ trong phạm vi 3. - Giải được các bài toán đơn giản trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 3. Biết trình bày các phép tính cân đối. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. B. Đồ dùng dạy - học: * Giáo viên: - SHK, bảng phụ, tranh trên máy. * Học sinh: - GSK, bảng con, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 HS làm bài trên bảng - 2 HS làm bài, nhận xét - Gọi HS đọc bảng cộng trong phạm vi 3. 1 + 2 = 3 2 + 0 = 2 - GV nhận xét, đánh giá. 3 + 2 = 5 1 + 4 = 5 II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Qua bài cũ 2. Hình thành khái niệm về phép trừ: - yêu cầu HS quan sát màn hình + Có mấy con gấu ? + Có 2 con gấu. - GV bớt đi 1 con gấu và hỏi: + Trên bảng còn mấy con gấu ? + Còn 1 con gấu - GV nêu lại bài toán: "Có 2 con gấu, bớt 1 con gấu, còn 1 con gấu" - 3 HS nhắc lại + Ai có thể thay từ, bớt bằng từ khác ? + ... bỏ đi, bớt đi, lấy đi, trừ đi + 2 trừ 1 bằng mấy? + 2 trừ 1 bằng 1 - GV nhắc lại câu trả lời đúng: "Hai trừ 1 bằng 1 ? và viết như sau: - GV viết lên bảng lớp. 2 - 1 = 1 - GV: Đây là phép tính trừ, dấu - đọc là "trừ" - Gọi HS đọc lại phép tính. - HS đọc: Hai trừ một bằng một 3. Hướng dẫn học sinh làm phép trừ trong phạm vi 3: - Yêu cầu HS quan sát màn hình . + Có mấy bông hoa ? + Có 3 bông hoa + Hái đi một bông, còn mấy bống hoa? + Còn 2 bông hoa - GV nhắc: 3 bông hoa bớt 1 bông hoa, còn 2 bông hoa . - 3 HS nhắc lại + Ta có thể làm phép tính như thế nào ? + Làm phép tính trừ : 3 - 1 = 2 - GV ghi bảng: 3 - 1 = 2 - HS đọc: ba trừ một bằng hai. * Tiếp tục với 3 con chim, rồi bớt 2 con chim, cho HS quan sát hình và nêu bài toán - 2 HS nêu bài toán: "Có 3 con chim , 2 con chim bay đi . Hỏi còn mấy con chim?” - Gọi HS trả lời bài toán. - HS trả lời bài toán - Yêu cầu HS nêu phép tính ? - HS nêu phép tính: 3 – 2 = 1 - GV ghi bảng: 3 - 2 = 1 - HS đọc: Ba trừ hai bằng một - Cho HS đọc lại - HS đọc cá nhân , cả lớp: 3 - 1 = 2 và 3 - 2 = 1 4. Hướng dẫn học sinh bước đầu nhận biết ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Bật màn hình có 2 chấm tròn - HS quan sát màn hình + Có mấy chấm tròn? + Có 2 chấm tròn - Thêm 1 chấm tròn và yêu cầu HS nêu bài toán. - HS nêu bài toán: Có 2 chấm tròn , thêm 1 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? - Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 + GV lại hỏi: Có 3 chấm tròn, bớt đi 1 chấm tròn. Còn mấy chấm tròn ? + Còn 2 chấm tròn. + Ta có thể viết bằng phép tính nào ? 3 - 1 = 2 * Tương tự: Dùng thao tác để đưa ra phép tính: 3 - 2 = 1 3 - 2 = 1 - 3 HS đọc lại. - GVchỉ vào 4phép tính- nói: “ Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ”. Ta nói “ Phép cộng và phép trừ là hai phép - 2 HS nhắc lại tính ngược lại nhau” 5. Luyện tập: *Bài 1 (54): - Cho HS nêu yêu cầu của bài. * Tính: - Yêu cầu HS làm miệng, làm SGK - HS làm bài, tiếp nối đọc kết quả tính - GV nhận xét. 2-1=1 3-1=2 1+1=2 1+2=3 - Cho HS nhận xét cột 3 - GV củng cố quan hệ giữa 3-1=2 3-2=1 2- 1=1 3- 2=1 3-2=1 2-1=1 3- 1=2 3- 1=2 phép cộng và phép trừ *Bài 2 (54): - Cho HS nêu yêu cầu của bài. * Tính - Hướng dẫn và giao việc - HS làm bài bảng con * Lưu ý: Viết kết quả thẳng cột với các số trong phép tính. - Gắn bài, nhận xét - GV nhận xét, chỉnh sửa. - Gắn bài chữa . - - - 2 3 3 1 2 1 1 1 2 *Bài 3 (54: - Gọi HS nêu yêu cầu * Viết phép tính thích hợp: - Cho HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính vào vở. - HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính. - GV chấm bài. - Cho HS chữa bài, nhận xét 3 - 2 = 1 III- Củng cố - dặn dò: * Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng - HS chơi trò chơi - Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS học thuộc bảng trừ xem lại bài tập. Chuẩn bị bài: Luyện tập. - HS ghi nhớ và làm theo Sinh hoạt: Kiểm điểm thực hiện nền nếp lớp A. Mục tiêu: - Giúp HS nắm được toàn bộ những diễn biến và tình hình học tập của lớp trong tuần và trong đợt thi đua chào mừng ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục 15/ 10 và ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10.. - Biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau và đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11. - Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập, rèn luyện hạnh kiểm và vệ sinh tốt góp phần bảo vệ môi trường , phòng chống dịch bệnh. B. Chuẩn bị: - GV tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện trong tuần và đợt thi đua. - Xây dựng phương hướng tuần 10 và đợt thi đua. C. Nội dung sinh hoạt: I. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Nền nếp ổn định, được duy trì tốt . Thưc hiện tốt nội dung của đợt thi đua . - Thực hiện tốt an toàn giao thông. Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. - ý thức học tập, rèn luyện đã dần đi vào nền nếp - HS đi học đầy đủ, đúng giờ quy định - Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. Có ý thức rèn viết đẹp, giữ vở sạch. - Tích cực, chăm chỉ học tập dành nhiều điểm khá- giỏi. Tiêu biểu: Vân Khánh, Thuỳ Linh, Thảo Chi, Châu Anh, ... - Vệ sinh lớp sạch sẽ, tham gia vệ sinh sân trường tích cực. Trang phục gọn gàng, đúng quy định. - Văn nghệ đúng chủ đề, Thể dục, múa hát tập thể sân trường tích cực, tham gia đủ, nhanh nhẹn. 2. Tồn tại: - Một số HS chưa tích cực phát biểu ý kiến. - Một số HS chưa nỗ lực học tập thường xuyên ( Việt Đức, Quang Dương, Quý Dương, Ngọc ánh) II. Phương hướng: Tuần 10 và đợt thi đua chào mừng ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục 15/ 10 và ngày thành lập hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nền nếp lớp. - Phấn đấu: + 100% học sinh đi học chuyên cần và có đủ đồ dùng, sách vở. + Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến . + Học bài và làm bài đầy đủ. Tham gia tích cực giờ học tốt, tuần học tốt. Giành nhiều điểm khá, điểm giỏi. + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. + Tập và cơ bản thuộc những bài hát múa tập thể mới. + Hát đầu giờ thường xuyên theo chủ đề. + Vệ sinh sạch sẽ,trang phục đúng quy định. + Tập thể dục giữa giờ, múa tập thể nhanh nhẹn, nghiêm túc. + Tập 2 tiết mục văn nghệ chuẩn bị thi chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam. . * Cả lớp tiếp tục vui văn nghệ * Nhắc nhở các em cần cố gắng thực hiện theo lời cô giáo.
Tài liệu đính kèm: