Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 26

Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 26

Tập đọc:

Bàn tay mẹ

A. Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất , nấu cơm, rám nắng, đi làm,.

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.

 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK)

B. Đồ dùng dạy - học:

 * Giáo viên:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói trên máy.

 - Bài tập đọc trên máy.

 * Học sinh:

 - SGK, bảng con, bộ đồ dùng Tiếng Việt.

 

doc 26 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần học 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Tập đọc:
Bàn tay mẹ
a. Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất , nấu cơm, rám nắng, đi làm,...
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
 - HS trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK)
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và luyện nói trên máy.
 - Bài tập đọc trên máy.
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bộ đồ dùng Tiếng Việt.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu cả lớp viết
 - Gọi HS đọc bài "Cái nhãn vở".
 - GV nhận xét, cho điểm.
- Cả lớp viết vào bảng con, 2 HS viết trên bảng phụ : gánh nước, nấu cơm.
- 2 HS đọc 
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Hình vẽ trên màn hình.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 a, GV đọc mẫu lần 1:
 - Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
- HS chú ý nghe
 b, Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: 
 - GV yêu cầu HS tìm và ghi bảng. 
 - Gọi HS luyện đọc các tiếng vừa tìm, kết hợp phân tích một số tiếng.
- HS luyện đọc CN, đồng thanh đồng thời phân tích tiếng.
yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương
 - GV giải nghĩa từ:
 + Rám nắng: da bị nắng làm cho đen lại 
 + Xương xương: bàn tay gầy nhìn rõ xương
 * Luyện đọc câu:
 + Bài tập đọc có mấy câu?
+ Bài có 5 câu
 - Gọi HS đọc câu.
- Mỗi câu 2 HS đọc- tiếp nối đọc từng câu trong bài.
 - Yêu cầu HS đọc theo bàn
- Mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu. Các bàn cùng dãy đọc nối tiếp.
 * Luyện đọc đoạn, bài:
 - Đoạn 1: Từ "Bình yêu nhấtlàm việc"
- Mỗi đoạn 3 HS đọc
 - Đoạn 2: Từ "Đi làm về tã lót đầy"
 - Đoạn 3: Từ "Bình yêu lắm  của mẹ"
 - Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc- cả lớp đọc đồng thanh.
 * Thi đọc trơn cả bài:
 - Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1HS chấm điểm
- 3 tổ thi đọc – cả lớp nhận xét.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. ôn tập các vần an, at:
 a, Tìm tiếng có vần an trong bài:
 - Yêu cầu HS tìm, đọc và phân tích tiếng có vần an trong bài.
- HS tìm: bàn (tay)
+ Tiếng “bàn” ( b, an, dấu huyền)
 b, Tìm tiếng ngoài bài có vần an, có vần ạt:
 - Gọi HS đọc từ mẫu trong SGK
 - Chia nhóm 4 và yêu cầu HS thảo luận với nhau để tìm tiếng có vần an, có vần at.
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
 - Gọi các nhóm nêu từ tìm được và ghi nhanh lên bảng .
- Gọi HS khác bổ sung
 - Yêu cầu HS đọc lại các từ trên bảng.
 * Nhận xét chung giờ học.
- Cả lớp đọc đồng thanh
Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 a, Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc:
 - GV đọc mẫu toàn bài.(lần 2)
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 
 - Gọi HS đọc đoạn 1 và 2
- 2 HS đọc.
 + Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình ?
+ Mẹ đi chợ mấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
 - Gọi HS đọc đoạn 3
- 2 HS đọc.
 + Bàn tay mẹ Bình như thế nào ?
 + Em hãy đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình đối với đôi bàn tay của mẹ?
+ Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.
+ Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.
 - Cho HS đọc toàn bài
 - GV nhận xét, cho điểm
- 3 HS đọc
 b, Luyện nói:
 Đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh 
 - Cho HS quan sát tranh và đọc câu mẫu
- HS quan sát tranh và đọc câu mẫu: 
M: + Ai nấu cơm cho bạn ăn?
 + Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.
 - GV gợi mở khuyến khích HS hỏi những câu khác?
- HS thực hành hỏi đáp theo nhóm 2.
- Các nhóm hỏi đáp trước lớp.
 - GV nhận xét, cho điểm
III. Củng cố - dặn dò:
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài. 
 +Tại sao Bình lại yêu nhất đôi bàn tay mẹ?
+ Vì đôi bàn tay mẹ gầy gầy, xương xương.
 - Nhận xét chung giờ học
 - Dặn HS đọc lại bài . Xem trước bài "Cái Bống"
Toán:
Tiết 101: 
 Các số có hai chữ số
A. Mục tiêu:
 - Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50.
 - Nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, các thẻ chục que tính , bảng phụ bài 3, bài 4(139)
 * Học sinh:
 - SGK, các thẻ chục que tính, bảng con.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gắn bảng để HS lên làm.
 - GV nhận xét, cho điểm
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 
 2. Giới thiệu các số từ 20 đến 30:
- 2 HS lên bảng- cả lớp nhận xét.
50 + 30 = 80	 50 +10 =60
 80 - 30 = 50 60 - 10 =50
80 - 50 = 30	 60 - 50 =10
 *Yêu cầu HS thao tác trên que tính .
 - Lấy 2 bó que tính, mỗi bó một chục que tính - đồng thời GV gài 2 bó que tính mỗi bó một chục que tính lên bảng.
- HS thao tác theo hướng dẫn của cô giáo.
 + Có bao nhiêu que tính?
 - Gắn số 20 lên bảng và yêu cầu đọc 
+ Có 20 que tính .
- “ Hai mươi”
 - Gài thêm 1 que tính
- HS lấy thêm 1 que tính
 + Bây giờ chúng ta có tất cả bao nhiêu que tính?
+ Hai mươi mốt que tính.
 - GV: Để chỉ số que tính các em vừa lấy, cô có số “21”.
 - GV gắn viết số “21” lên bảng, yêu cầu HS đọc. 
- “Hai mươi mốt”
 * Tương tự: Giới thiệu số 22, 23... đến số 30 bằng cách thêm dần mỗi lần 1 que tính.
 - Đếm số 23 thì dừng lại hỏi:
 + Chúng ta vừa lấy mấy chục que tính ? GV viết 2 vào cột chục.
+ Chúng ta vừa lấy 2 chục
 + Thế mấy đơn vị ?
+ 3 đơn vị
GV viết 3 vào cột đơn vị. 
 -“ Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô có số 23” (GV viết và hướng dẫn cách viết)
 - Cô đọc là "Hai mươi ba"
 - Yêu cầu HS phân tích số 23.
- HS đọc cá nhân , đồng thanh.
- 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị
* Tiếp tục làm với số 24, 25... đến số 30 dừng lại hỏi :
 + Tại sao em biết 29 thêm 1 bằng 30?
+ Vì đã lấy 2 chục thêm 1 chục bằng 3 chục; 3 chục bằng 30.
 + Vậy 1 chục lấy ở đâu ra ?
+ 10 que tính rời là một chục que tính 
 - Viết số 30 và hướng dẫn cách viết
- HS đọc: “Ba mươi”
 - Yêu cầu HS phân tích số 30
+ 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị
 - Đọc các số từ 20 đến 30
 - GV chỉ trên bảng cho HS đọc: đọc xuôi, đọc ngược kết hợp phân tích số
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.
 - Lưu ý cách đọc các số: 21, 24, 25, 27
 * 21: Đọc là "Hai mươi mốt"
 Không đọc là "Hai mươi một"
 * 25: đọc là "Hai mươi lăm"
 Không đọc là "Hai mươi năm"
 * 27: Đọc là "Hai mươi bảy"
 Không đọc là "Hai mươi bẩy"
- HS chú ý lắng nghe.
 3. Giới thiệu các số từ 30 đến 40:
 - GVhướng dẫn HS nhận biết số lượng đọc, viết nhận biết thứ tự các số từ 30 đến 40 tương tự các số từ 20 đến 30.
- HS thảo luận nhóm 2 để lập các số từ 30 đến 40 bằng cách thêm dần 1 que tính.
 - Lưu ý HS cách đọc các số: 31, 34, 35, 37 (ba mươi mốt, ba mươi tư, ba mươi lăm, ba mươi bảy)
* 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40
 4. Giới thiệu các số từ 40 đến 50:
 - Tiến hành tương tự như giới thiệu các số từ 30 đến 40.
 - Lưu ý cách đọc các số: 44, 45, 47( bốn mươi bốn, bốn mươi lăm, bốn mươi bảy).
* 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50
 5. Luyện tập:
 * Bài 1( 136):
 - Cho HS đọc yêu cầu. 
a, Viết số:
b, Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số 
 - GV hướng dẫn: 
 + Phần a cho biết gì ?
+ Cho biết cách đọc số.
 - Vậy nhiệm vụ của chúng ta phải viết các số tương ứng với cách đọc số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 + Số phải viết đầu tiên là số nào ?
+ Số phải viết đầu tiên là số 20
 + Số phải viết cuối cùng là số nào ?
+ Số phải viết cuối cùng là 29
 - Phần b các em lưu ý dưới mỗi vạch chỉ được viết một số.
- HS làm bài trong sách
- 2 HS lên bảng mỗi em làm một phần 
 - Gọi HS nhận xét, đọc kết quả. 
- HS chữa bài.
 - Gọi HS nhận xét
 - GV kiểm tra, chữa bài và cho điểm.
a, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29.
b,
 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 
 * Bài 2( 137):
 + Bài yêu cầu gì ?
 - GV đọc cho HS viết.
 - Cho HS gắn bài- nhận xét.
* Viết số:
- HS viết bảng con, 2 HS lên viết trên bảng phụ. 
- Chữa bài.
* 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Bài 3( 137):
 + Bài yêu cầu gì ?
 - GV đọc cho HS viết.
 - Gắn bảng chữa bài , nhận xét.
* Viết số:
- Cả lớp viết vào phiếu học tập
- 1 HS viết vào bảng phụ. 
 - GV nhận xét bài làm của HS.
* 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50.
 *Bài 4(137): 
- Cả lớp đổi bài kiểm tra theo cặp.
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
*Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó:
 - Gắn bảng phụ, gọi hS nêu cách làm. 
- HS làm vào sách 
 - Tổ chức HS chơi : Tiếp sức.
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV nhận xét , công bố kết quả.
 - Yêu cầu HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số.
- 3 HS tiếp nối làm bài trên bảng.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
 III. Củng cố - dặn dò:
 + Các số từ 20 đến 29 có điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống: cùng có hàng chục là 2.
+ Khác: hàng đơn vị
 - Hỏi tương tự với các số từ 30 – 39;
từ 40 – 49.
 - HS trả lời.
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện viết các số từ 20 - 50 và đọc các số đó.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Toán:
Tiết 102: 
 Các số có hai chữ số ( tiếp theo)
A. Mục tiêu:
 - HS nhận biết về số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69.
 - Nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Các bó que tính, bài 3, bài 4(139) trên máy.
 * Học sinh:
 - Bảng con, phiếu học tập, các thẻ que tính.
C. Các hoạt động dạy - học: 
 I. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS đọc các số theo thứ tự từ 40 đến 50
và đọc theo thứ tự ngược lại.
 - GV đọc yêu cầu HS viết bảng con.
- 1 HS đọc bài
- Viết : 32, 42, 47, 49, 28, 63.
 - GV nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Giới thiệu các số từ 51 đến 70:
 - Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính - đồng thời GV thực hiện trên màn hình.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
 + Em vừa lấy bao nhiêu que tính ?
+ Lấy 50 que tính 
 - Yêu cầu HS lấy thêm 1 que tính rời.
 + Bây giờ chúng ta có bao nhiêu que tính?
 + 51 que tính gồm mấy chục, mấy đơn vị?
+ Chúng ta đã lấy 51 que tính
+ 51 gồm 5 chục và 1 đơn vị.
 - Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô có số 51
 - GV ghi bảng số 51.
 - Gọi HS đọc
+ HS đọc cá nhân: Năm mươi mốt
 * Cho HS lập tương tự đến số 54 thì dừng lại hỏi HS.
 + Chúng ta vừa lấy mấy chục que tính?
+ Và lấy ... ọc các số theo thứ tự từ 62 đến 70 và đọc theo thứ tự ngược lại.
 - GV đọc yêu cầu HS viết bảng con. 
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc bài
 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70
- Viết : 52, 64, 57, 69, 68, 53.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Giới thiệu các số từ 71 đến 99:
 - Yêu cầu HS lấy 7 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính - đồng thời GV thực hiện trên màn hình.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
 + Em vừa lấy bao nhiêu que tính ?
+ Lấy 70 que tính 
 - Yêu cầu HS lấy thêm 2 que tính rời.
 + Bây giờ chúng ta có bao nhiêu que tính?
 + 72 que tính gồm mấy chục, mấy đơn vị?
+ Chúng ta đã lấy 72 que tính
+ 72 gồm 7 chục và 2 đơn vị.
 - Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô có số 72
 - GV ghi bảng số 72.
 - Gọi HS đọc
+ HS đọc cá nhân: bảy mươi hai.
 * Cho HS lập tương tự đến số 74 thì dừng lại hỏi HS.
 + Chúng ta vừa lấy mấy chục que tính?
+ Và lấy 7 chục que tính.
 - GV viết 7 ở cột chục 
 + Thế mấy đơn vị ?
+ 4 đơn vị
 - GV viết 4 ở cột đơn vị.
 - GV: Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô viết số có 2 chữ số: Chữ số 7 viết trước chỉ 7 chục, chữ số 4 viết sau ở bên phải chữ số 7 chỉ 4 đơn vị .
 - GV viết số 74 vào cột viết số 
 - Đọc là: bảy mươi tư
 GV ghi bảy mươi tư lên cột đọc số 
- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh
 + Số 74 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
+ Số 74 gồm 7 chục và 4 đơn vị
 - Gọi HS tiếp tục đọc các số: GV đồng thời cho HS quan sát trên màn hình các số đến số 80 thì dừng lại hỏi:
 + Tại sao em biết 79 thêm một bằng 80.
+ Vì lấy 7 chục cộng 1 chục là 8 chục, 8 chục là 80.
 + Em lấy một chục ở đâu ra ?
 - Yêu cầu HS đổi 10 que tính rời bằng 1 bó que tính tượng trưng cho 1 chục que tính.
+ Mười que tính rời là 1 chục.
 * Cho HS lập tương tự đến số 81, 89 thì dừng lại hỏi HS và ghi vào bảng ( phần bài học).
 - Đến số 90 thì dừng lại hỏi:
 + Tại sao em biết 89 thêm một bằng 90.
 + Em lấy một chục ở đâu ra ?
+ Vì lấy 8 chục cộng 1 chục là 9 chục, 9 chục là 90.
+ Mười que tính rời là 1 chục.
 - GV chỉ cho HS đọc các số từ 90 đến 99.
 - Lưu ý cách đọc các số: 81, 84, 85, 87, 91, 94, 95, 97.
- HS đọc xuôi, đọc ngược và phân tích số.
Từ 90 đến 99 và từ 99 xuống 90.
 3. Luyện tập:
 * Bài 1( 140):
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
* Viết số:
 - Hướng dẫn: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, tương ứng với cách đọc số trong bài tập.
- HS làm bài, 1 HS làm ở bảng phụ.
- Gắn bài- nhận xét.
 - GVnhận xét, chỉnh sửa và cho HS đọc các số từ 70 đến 80; từ 80 xuống 70.
+ 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80.
 * Bài 2( 141):
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
* Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó:
 - Yêu cầu HS làm bài vào SGK.
 - Gọi 2 HS chữa bài trên bảng phụ.
- HS làm bài vào bảng con,.
- 2 HS chữa bài ở bảng phụ.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa và gọi HS đọc các số đó.
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
 * Bài 3( 141): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
* Viết ( theo mẫu):
 - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm ở bảng phụ.
 - Cả lớp làm bài , 1 HS làm trên bảng phụ.
 a, Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị
 - Cho HS gắn bài, đọc, giải thích.
 - Cho cả lớp kiểm tra theo cặp.
 - Nhận xét bài làm của HS. 
 b, Số 95 gồm 9 chục và 5 đơn vị
 c, Số 83 gồm 8 chục và 3 đơn vị 
 d, Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị
 * Bài 4 (141): 
 + Bài yêu cầu gì ?
* Trong hình vẽ có bao nhiêu cái bát?
 - Yêu cầu HS tự hoàn thành bài tập
 Trong số đó có mấy chục và mấy đơn vị?
 - Gọi HS đọc bài.
 - Cho HS khác nhận xét.
 - GV nhận xét bài HS làm.
- HS làm bài , đọc kết quả.
 + Trong hình vẽ có 33 cái bát.
 + Số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị
III. Củng cố- dặn dò:
 - HS đọc, viết, phân tích các số có 2 chữ số từ 70 đến 99.
- HS đọc và phân tích theo yêu cầu.
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện đọc và viết các số từ 70 đến 99 và ngược lại. Chuẩn bị bài: So sánh các số có hai chữ số.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Tiếng Việt: 
Kiểm tra định kì giữa học kì II
Toán:
Tiết 104: 
So sánh các số có hai chữ số
A. Mục tiêu:
 - Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh hai số có hai chữ số
 - Nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên: 
 - SGK, que tính, bảng gài, các thẻ que tính, bảng phụ bài 4.
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng viết số. 
+ Học sinh 1: Viết các số từ 70 đến 80
+ Học sinh 2: Viết các số từ 80 đến 90
 - Gọi HS dưới lớp đọc các số từ 90 đến 99 và phân tích số 84, 95.
 - Nhận xét và cho điểm.
- 3 em đọc.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Giới thiệu 62 < 65:
 - GV treo bảng gài sẵn que tính và hỏi 
 + Hàng trên có bao nhiêu que tính ?
+ Hàng trên có 62 que tính
 - GV ghi bảng số 62 và yêu cầu HS phân tích.
+ Số 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị.
 + Hàng dưới có bao nhiêu que tính ?
+ Hàng dưới có 65 que tính
 - GV ghi bảng số 65 và yêu cầu HS phân tích.
- Số 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị.
 + Hãy so sánh hàng chục của hai số này?
+ Hàng chục của hai số giống nhau và đều là 6 chục.
 + Hãy nhận xét hàng đơn vị của hai số ?
+ Khác nhau: hàng đơn vị của 62 là 2, hàng đơn vị của 65 là 5.
 + Hãy so sánh hàng đơn vị của hai số ?
+ 2 bé hơn 5
 + Vậy trong hai số này số nào bé hơn ?
+ 62 bé hơn 65
 - GV ghi: 62 < 65 
 + Ngược lại trong hai số này số nào lớn hơn ?
+ 65 lớn hơn 62
 - GV ghi: 65 > 62
 - Yêu cầu HS đọc cả hai dòng 62 62
- HS đọc đồng thanh.
 + Khi so sánh hai số có chữ số hàng chục giống nhau ta phải làm như thế nào ?
+ Phải so sánh tiếp hai chữ số ở hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh
- Một vài em 
 - Ghi ví dụ: So sánh 36 và 30.
- HS so sánh và trình bày : Vì 36 và 30 đều có hàng chục giống nhau nên so sánh tiếp đến hàng đơn vị. 36 có hàng đơn vị là 6 ; 30 có hàng đơn vị là 0, 6 > 0 nên 36 > 30.
 + Ngược lại 30 như thế nào với 36 ?
- 30 < 36
 3. Giới thiệu 63 > 58:
 (HD tương tự phần 2)
 + Hãy so sánh hàng chục của hai số này?
+ Hàng chục của hai số khác nhau: 63 có hàng chục là 6; 58 có hàng chục là 5; 6 lớn hơn 5. Nên 63 lớn hơn 58.
 - Cho HS nhận xét.
+ Nếu hàng chục của hai số khác nhau thì ta so sánh ngay. Số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
 4. Luyện tập:
 * Bài 1( 142): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
* Điền dấu >, <, = vào ô trống
 - Cho HS làm bài, 3 HS lên bảng.
- HS làm bài.
 - Gọi HS nhận xét và hỏi cách so sánh.
 - GV nhận xét, cho điểm
- HS diễn đạt cách so sánh hai số có chữ số hàng chục giống, và khác nhau.
>
<
=
 34 < 38 55 < 57 90 = 90
 36 > 30 55 = 55 97 > 92
 ? 37 = 37 55 > 51 92 < 97
 25 42
 * Bài 2( 143):
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
* .Khoanh vào số lớn nhất:
 + ở đây ta phải so sánh mấy số với nhau?
- Tổ chức HS chơi: Truyền điện.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
- GV nhận xét công bố kết quả .
+ So sánh 3 số với nhau.
80
a, 72 68 
91
b, 87 69 
97
c, 94 92 
45
 d, 40 38
 + Vì sao phần c em chọn số 97 là lớn nhất.
- Vì 3 số có chữ số hàng chục đều là 9, số 97 có hàng đơn vị là 7, hơn hàng đơn vị của 2 số còn lại.
 * Bài3(143): 
 + Bài yêu cầu gì ?
* Khoanh vào số bé nhất.
 - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
 - Gọi HS đọc kết quả, giải thích.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
18
a, 38 48 
75
b, 76 78
60
c, 79 61 
60
d, 79 81
 * Bài 4 (143): 
 - Cho HS đọc yêu cầu.
 - Lưu ý HS: Chỉ viết 3 số 72, 38, 64 theo yêu cầu chứ không phải viết các số khác.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - Chấm một số bài , nhận xét.
* Viết các số 72, 38, 64: 
a, Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS làm bài vào vở- 1 em làm ở bảng phụ.
a, Theo thứ tự từ bé đến lớn: 38, 64, 72.
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé: 72, 64, 38. 
III. Củng cố - dặn dò:
 - Trò chơi : Ai đúng, ai sai?
 - GV đưa ra một số phép so sánh yêu cầu HS giải thích đúng, sai : 62 > 62; 54 < 49;
60 > 59 , 73 < 37.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Cả lớp tham gia chơi.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Sinh hoạt:
Sinh hoạt Sao
I. Mục tiêu:
 - HS nhận thấy ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện các quy định của sao và đề ra phương hướng cho tuần sau.
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực tham gia các hoạt động của sao.
II. Nội dung sinh hoạt:
 * Cho cả lớp hát chung vài bài:
 + Bông hoa mừng cô
 + Cô giáo em
 + Tiến lên đoàn viên 
 + Bông hồng tặng mẹ và cô.
	+ Sao của em,
 * GV nhận xét việc thực hiện các hoạt động của sao trong tuần:
 + Ưu điểm: 
 - Các em ngoan, vâng lời cô giáo, cha mẹ, thực hiện tốt các hoạt động của sao. Đoàn kết giúp đỡ bạn. Chào hỏi lễ phép với người trên, khách đến trường. Thực hiện tốt an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.
 - Đi học đều, đúng giờ. Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. Tích cực học tập , hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực rèn chữ viết, giữ vở sạch. Có ý thức tự quản tốt.
 - Văn nghệ theo chủ đề “ Mẹ và cô ”. Tham gia các hoạt động tập thể đúng quy định của Đội đề ra: tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể tương đối đều, tập bài thể dục nhịp điệu. Tham gia chơi các trò chơi dân gian vui vẻ, lành mạnh.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực sân trường được phân công sạch sẽ. Tích cực phòng bệnh và dịch cúm A H1N1. Trang phục đúng qui định, phù hợp với thời tiết. Tham gia làm báo điểm, trồng cây xanh, chăm sóc công trình măng non tích cực.
 - Khen ngợi em: Thùy Linh, Vân Khánh, Hương Giang, Minh Tâm, Thảo Chi, ...
 + Nhược điểm:
	- Một số em chưa cố gắng thường xuyên để rèn đọc, rèn viết đẹp. 
 * Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nền nếp lớp và các hoạt động của Sao.
 - Phấn đấu đạt nhiều điểm khá giỏi dâng Đoàn nhân ngày 26 – 3.
 - Các đôi bạn cùng tiến tích cực giúp đỡ nhau trong học tập. 
 - Tiếp tục luyện tập các bài hát múa tập thể và bài thể dục nhịp điệu, bài thể dục giữa giờ.
 - Chơi trò chơi dân gian theo lịch một cách nghiêm túc.
 - Toàn sao tiếp tục vui văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cac mon tuan 26.doc