Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần học 14 - Trường Tiểu học Ngọc Thiện 1

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần học 14 - Trường Tiểu học Ngọc Thiện 1

TUẦN14 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010.

Chào cờ

_________________

Học vần

Bài 55: eng - iêng

I.Mục tiêu:

1.HS đọc và viết được: eng , iêng , lưỡi xẻng , trống ,chiêng

2.Đọc được từ ứng dụng: và câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

3.Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao , hồ , giếng (Từ 2 đến 4 câu )

II.Đồ dùng dạy học:

1.Tranh minh hoạ cho từ khoá ; từ , câu ứng dụng và phần luyện nói.

2.Bộ mô hình Tiếng Việt

 

doc 32 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần học 14 - Trường Tiểu học Ngọc Thiện 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần14 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010.
Chào cờ
_________________
Học vần
Bài 55: eng - iêng
I.Mục tiêu: 
1.HS đọc và viết được: eng , iêng , lưỡi xẻng , trống ,chiêng 
2.Đọc được từ ứng dụng: và câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
3.Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao , hồ , giếng (Từ 2 đến 4 câu )
II.Đồ dùng dạy học:
1.Tranh minh hoạ cho từ khoá ; từ , câu ứng dụng và phần luyện nói.
2.Bộ mô hình Tiếng Việt
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
I. ổn định tổ chức
II.Bài cũ:
- HS đọc bài trong SGK 
- HS viết bảng:cây sung , trung thu , củ gừng , vui mừng
Cả lớp hát một bài.
- 4 HS đọc bài trong SGK
- Cả lớp viết bảng con ( mỗi tổ viết một từ)
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy các con hai vần : eng , iêng
2. Dạy vần
2. 1 .eng
a. Phát âm, nhận diện :
-Phát âm: eng
-Nhận diện:
-Phân tích vần eng
+Vần eng có âm e đứng trước, âm ng đứng sau.
b. Đánh vần, ghép vần
- Đánh vần: e - ng - eng
- Ghép vần : eng
-HS phát âm ( cá nhân , tổ)
-HS phân tích vần.
-HS đánh vần ( cá nhân ).
-HS ghép vần eng trên bộ thực hành.
-HS đọc trơn (cá nhân, đồng thanh)
c. Ghép, luyện đọc, phân tích tiếng.
- Ghép tiếng : xẻng
+Có vần eng, muốn ghép tiếng xẻng ta làm như thế nào? 
(Thêm âm x trước vần eng, thanh hỏi trên âm e)
-HS ghép xẻng trên bộ thực hành.
- Luỵện đọc: xẻng
-HS đọc cá nhân ,đọc đồng thanh.
d.Ghép từ, luyện đọc, phân tích từ.
 cái xẻng
- HS quan sát tranh để gợi từ khoá: cái xẻng
-HS ghép từ cái xẻng
-1HS gài từ cái xẻng trên bộ thực hành biểu diễn.
-Luyện đọc: cái xẻng
- GV nhận xét
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Phân tích : 
+Từ cái xẻng có tiếng cái đứng trước , tiếng xẻng đứng sau
-HS phân tích từ cái xẻng
e. Luyện đọc trơn
 eng - xẻng - cái xẻng
-HS đọc bài trên bảng lớp.( cá nhân , đồng thanh)
2. 2. iêng
-Phân tích:
+Vần iêng có âm đôi iê đứng trước, âm ng đứng sau.
Tiếng mới: chiêng
Từ mới: trống chiêng
- Khi dạy vần iêng ,các bước thực hiện tương tự vần eng
-So sánh vần eng và vần iêng
+Giống nhau : âm ng cuối vần.
+Khác nhau : vần eng có âm e đứng trước, vần iêng có âm đôi iê đứng trước.
-HS so sánh hai vần vừa học.
2. 3. Luyện đọc trơn toàn bài
eng - xẻng - cái xẻng
iêng - chiêng - trống chiêng
-HS đọc(cá nhân, đồng thanh)
Nghỉ 2' : Cất mô hình
3. Đọc từ ứng dụng :
 cái kẻng củ riềng
xà beng bay liệng
-Tiếng có vần mới: kẻng , beng , riềng , liệng 
-Tiếng kẻng có trong từ nào? ( cái kẻng )
-Phân tích từ bay liệng( Từ bay liệng có tiếng bay đứng trước, tiếng liệng đứng sau)
-GV giải nghĩa từ.
+ cái kẻng: Một dụng cụ khi gõ phát ra tiếng kêu để báo hiệu.
+ xà beng: Vật dùng để lăn, bẩy các vật nặng.
+ củ riềng: Một loại củ có thể dùng làm gia vị hoặc làm thuốc chữa bệnh.
Bay liệng: Bay lượn và chao liệng trên không.
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng chứa vần mới
-Luyện đọc, phân tích từ.
4. Viết bảng con
eng , iêng
lưỡi xẻng , trống chiêng
-Cấu tạo: - GV hướng dẫn HS viết bảng 
Lưu ý HS điểm đặt bút , dừng bút , độ cao , độ rộng của các chữ.
-GV nhận xét, sửa lỗi.
+ eng :con chữ e đứng trước,con chữ ng đứng sau
+ iêng: con chữ i đứng trước,con chữ ê đứng giữa, con chữ ng đứng sau.
-HS viết bảng con
- lưỡi xẻng : gồm chữ lưỡi đứng trước , chữ xẻng đứng sau 
- trống chiêng : chữ trống đứng trước ,chữ chiêng đứng sạu
III. Củng cố- Dặn dò: 
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- HS tìm tiếng , từ chứa vần vừa học.
Tiết 2
I.Bài cũ:
eng iêng
 xẻng chiêng
lưỡi xẻng trống chiêng
-HS đọc bài trên bảng lớp 
cái kẻng củ riềng
xà beng bay liệng
II.Bài mới:
1 .Đọc câu ứng dụng
 +Tranh vẽ gì? ( các bạn học sinh) -GV giới thiệu nội dung tranh 
=> Câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
-Tiếng có vần mới: nghiêng, kiềng 
Câu ứng dụng là thể thơ lục bát.
-HS quan sát tranh minh hoạ 
HS tìm tiếng và gạch chân tiếng có vần mới.
-HS luyện đọc câu
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
2. Luyện đọc sách giáo khoa.
- GV chấm điểm , nhận xét.
-HS mở SGK , đọc bài . 
Nghỉ 2 phút
3. Luyện viết vở
eng , iêng
lưỡi xẻng , trống chiêng
GV nhắc HS ngồi đúng tư thế , hướng dẫn HS cách cầm bút , đặt vở.
-HS viết bài trong vở tập viết in
4. Luyện nói
Chủ đề: Ao , hồ , giếng
+ Trong tranh vẽ gì?( vẽ ao , hồ , giếng)
+Hãy chỉ ao , hồ , giếng trong bức tranh trên bảnglớp ?( HS tự lên bảng chỉ )
+Con đã nhìn thấy ao ,hồ , giếng bao giờ chưa? con nhìn thấy ở đâu ?( con đã nhìn thấy ở quê)
+Ao ,hồ, giếng có gì giống và khác nhau?(giống nhau : đều chứa nước , khác nhau : về kích thước , địa điểm , ....)
+ Nơi con ở thường lấy nước ăn ở đâu?
+ Theo con lấy nước ăn từ đâu thì hợp về sinh?
+ Để giữ vệ sinh cho nguồn nước ăn, con và các bạn phải làn gì?
- GV nhận xét , đánh giá.
-HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm ( một học sinh đặt câu hỏi , một học sinh trả lời )
III. Củng cố - dặn dò.
-Củng cố.
-Dặn dò.
Bài sau: uông , ương
-HS đọc lại bài.
____________________________
Tự nhiên xã hội
An toàn khi ở nhà 
I/ Mục tiêu:
Kể được tên một số vật sắc nhọn có thể gây đứt tay, chảy máu.
Kể được tên một số vật trong nhà có thể gây chảy máu, đứt tay. 
Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra . HS khá giỏi biết cách phòng cháy và xử lý đơn giản khi có tai nạn xảy ra ở nhà.
II/ đồ dùng dạy học: 
Tranh vẽ
Một số tình huống để HS thảo luận.
III/ hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ
- Con đã làm những việc gì để giúp đỡ bố mẹ?
- Con đã làm những việc gì để giúp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp?
GV nhận xét- Khen những HS biết giúp đỡ bố mẹ
 Bài mới :
 a Giới thiệu bài
 b Hoạt động 1 : Làm việc với SGK để biết được các vật dễ gây đứt tay và cách phòng tránh.
Câu hỏi thảo luận:
+ Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang làm gì?
 + Dự kiến điều gì có thể xảy ra với các bạn nếu các bạn đó không cẩn thận?
 + Khi dùng dao hoặc đồ dùng sắc , nhọn cần chú ý điều gì?
+ Khi dùng các vật sắc nhọn cần phải làm gì để tránh bị đứt tay?
Kết luận: - Khi phải dùng dao hoặc những đồ sắc nhọn cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay .
 - Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm tay với của các em nhỏ , không cho các em cầm chơi..
 c - Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm để biết cách phòng tránh một số tai nạn do lửa và những chất gây cháy .
Câu hỏi thảo luận:
+ Điều gì xảy ra trong các cảnh trên?
+ Nếu điều không may xảy ra em sẽ làm gì, nói gì lúc đó?
+ Số điện thoại gọi cứu hoả là bao nhiêu? 
 Gv kết luận: 
Không được để đèn dầu và các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa.
Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây cháy và bỏng.
Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện dây dẫn đề phòng chúng bị hở .Điện giật có thể gây chết người.
Phải lưu ý không cho em bé chơi gần những vật dễ cháy và gần điện .
Củng cố
Trò chơi : Sắm vai:- GV chia lớp thành 4 nhóm.Phân cho mỗi nhóm 1 tình huống , yêu cầu các em trong nhóm thảo luận tìm cách ứng xử tốt nhất , sau đó đóng vai thể hiện lại tình huống và cách giải quyết.
 + Tình huống 1: Một hôm Lan đi học về thấy nhà bác Ba bên hàng xóm có khói bốc lên. Lúc đó khoá cửa không có ai ở nhà. Lan nghĩ là trong nhà bác có đám cháy.Nếu là Lan em sẽ làm gì khi đó? 
+ Tình huống 2: Lan đang ngồi học bài thì Hương ( em gái của Lan) bị đứt tay do em cầm dao gọt táo.Nếu là Lan em sẽ làm gì khi đó?
+ Tình huống 3: Đang nấu cơm giúp mẹ ,chẳng may em bị siêu nước nóng đổ vào chân. Em sẽ làm gì khi đó.?
 4- Dặn dò
 Thực hiện theo nội dung bài học
HS trả lời cá nhân
Bước 1: Thảo luận nhóm đôi
Hs hoạt động theo bàn ( 2 em một )
Quan sát tranh trang 30sgk để trả lời các câu hỏi 
Bước 2: Thu kết quả thảo luận
- HS lên trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 1 : hoạt động theo nhóm 4
Quan sát tranh trang 31và trả lời các câu hỏi 
Bước 2 : Hoạt động cả lớp
Một số em lên chỉ tranh và trình bày ý kiến của nhóm mình .Các nhóm khác nghe , bổ sung
_________________________________________________________________
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010.
Toán:
Phép trừ trong phạm vi 8
I. Mục tiêu
 1. HS tiếp tục củng cố, khắc sâu khái niệm phép trừ.
 2.Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ . Làm bài 1, 2, bài 3 cột 1, bài 4 ( Viết một phép tính ).
 3.Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 8
II. Đồ dùng dạy học
 1. Hình tam giác, hình tròn, hình vuông.
 2. Hình vẽ minh hoạ bài 5.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Bài cũ :
Bài 1: Tính
 - Giáo viên gọi 1HS lên bảng làm bài, kiểm tra HS dưới lớp về các phép cộng trong phạm vi 8
- GV nhận xét, cho điểm. 
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta học bài : Phép trừ trong phạm vi 8. 
2. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
a.Hướng dẫn HS thành lập công thức 8 - 1 = 7 và 8 - 7 = 1
- Trên bảng cô có mấy tam giác? (8 tam giác).
- Trên bảng còn mấy tam giác? (còn 7 tam giác)
*Bài toán: Có 8 tam giác, bớt đi 1 tam giác. Hỏi còn mấy tam giác?
-8 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác còn lại 7 hình tam giác hay ta có thể nói gọn như thế nào? ( 8 bớt 1 còn 6 )
HS nêu lại bài toán.
- Tìm số tam giác còn lại bằng phép trừ: 8 – 1 = 7
( tám trừ một bằng bảy)
- HS nêu cách giải bài toán.
- HS đọc phép trừ.
- Phép trừ: 8 – 7= 1 ( Tám trừ bảy bằng 1)
- HS quan sát tiếp hình vẽ để nêu kết quả của phép trừ: tám hình tam giác bớt đi 7 hình còn lại mấy hình.
Giới thiệu phép trừ: GV giới thiệu bằng trực quan qua số hình vuông, tròn.
8 - 1 = 7, 8 - 7 = 1 và 8- 2= 6, 8 - 6=2
8 - 3 = 5, 8 - 5 = 3 và 8- 4= 4 ( tương tự phép trừ 8-1 = 7 và 8 - 7 = 1)
d. Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
8 - 1 = 7 8 - 7 = 1
8 - 2 = 6 8 - 6 = 2
8 - 3 = 5 8 - 5 = 3
8 - 4 = 4 
- HS đọc lại nhiều lần bảng trừ, sau đó xoá bảng yêu cầu HS thi nhau lập lại các phép trừ vừa xoá.
Nghỉ 2'
III. Luỵện tập.
Bài 1 Tính
 8 8 8 8 8 8	8 
 1 2 3 4 5 6 7 
- HS đọc đề bài
HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
HS chữa bài
Lư ... ành
 - Đọc câu ứng dụng bài trước
-GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài trong SGK và viết bảng con ( mỗi tổ viết một từ)
- 2HS cầm sách đọc
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài-GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hôm nay cô dạy các con hai vần : inh , ênh
2. Dạy vần
2. 1. inh
a. Phát âm, nhận diện :
-Phát âm: inh
-GV gài vần inh trên bộ thực hành biểu diễn.
-GV phát âm mẫu .
-Nhận diện:
-Phân tích vần inh
+Vần inh có âm i đứng trước, âm nh đứng sau.
b. Đánh vần, ghép vần
- Đánh vần: i - nh - inh
- Ghép vần : inh
-HS phát âm ( cá nhân , tổ)
-HS phân tích vần.
-HS đánh vần ( cá nhân ).
-HS ghép vần inh trên bộthực hành.
-HS đọc trơn (cá nhân, đồng thanh)
c. Ghép, luyện đọc, phân tích tiếng
. GV giới thiệu tiếng tính và gắn tiếng mới trên bộ thực hành biểu diễn.
- Ghép tiếng : tính
+Có vần inh muốn ghép tiếng tính ta làm như thế nào? 
(Thêm âm t trước vần inh , thanh sắc trên âm i )
-HS ghép tiếng tính trên bộ thực hành.
- Luỵện đọc: tính
-HS đọc cá nhân ,đọc đồng thanh.
+Phân tích tiếng tính?
(Tiếng tính có âm t đứng trước , vần inh đứng sau , thanh sắc trên âm i ).
- HS phân tích tiếng tính
d.Ghép từ, luyện đọc, phân tích từ.
máy vi tính
 -GV hỏi HS về máy vi tính
- GV giải thích
- HS quan sát tranh để gợi từ khoá: máy vi tính
-HS ghép từ máy vi tính
 -1HS gài từ máy vi tính
trên bộ thực hành biểu diễn. 
-Luyện đọc: máy vi tính
- GV nhận xét
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Phân tích : 
+Từ máy vi tính có tiếng máy đứng trước , tiếng vi đứng giữa, tiếng tính đứng sau.
-HS phân tích từ máy vi tính
e. Luyện đọc trơn
inh - tính - máy vi tính
-HS đọc bài trên bảng lớp.( cá nhân , đồng thanh)
2. 2 ênh
-Phân tích:
+Vần ênh cóâm ê đứng trước,âm nh đứng sau.
Tiếng mới: kênh
Từ mới: dòng kênh
- Khi dạy vần ênh,các bước thực hiện tương tự vần inh
-So sánh vần inh và vần ênh
+Giống nhau : âm nhcuối vần.
+Khác nhau : vần inh có âm i đứng trước, vần ênh có âm ê đứng trước.
-HS so sánh hai vần vừa học.
2. 3. Luyện đọc trơn toàn bài
inh - tính - máy vi tính 
ênh - kênh - dòng kênh
- GV nhận xét , đánh giá.
-HS đọc(cá nhân, đồng thanh)
Nghỉ 2' : Cất mô hình
3. Đọc từ ứng dụng : GV gài từ ứng dụng trên bộ thực hành biểu diễn.
đình làng bệnh viện 
thông minh ễnh ương
-Tiếng có vần mới: đình , minh , viện , ễnh
-Tiếng minh có trong từ nào? ( thông minh)
-Phân tích từ bệnh viện( Từ bệnh viện có tiếng bệnh đứng trước , tiếng viện đứng sau)
+ Đình làng: Ngôi đình ở một làng nào đó, thường là nơi dân làng tập trung, tụ họp bàn việc làng, tổ chức lễ hội...
+Thông minh: Khi một bạn học giỏi, tiếp thu tốt thì ta bảo bạn thông minh.
+ Bệnh viện: Nơi khám chữa bẹnh và nhận những người ốm đau vào điều trị.
+ễnh ương: Là loài vật giống như con ếch.
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng chứa vần mới
-Luyện đọc, phân tích từ.
4. Viết bảng con- GV hướng dẫn HS viết bảng 
Lưu ý HS điểm đặt bút , dừng bút , độ cao , độ rộng của các chữ.
- inh , ênh
máy vi tính , dòng kênh
-Cấu tạo:
+ inh:con chữ i đứng trước, con chữ nh đứng sau.
+ ênh: con chữ ê đứng trước, con chữ nh đứng sau.
-HS viết bảng con
+ máy vi tính : gồm chữ máy đứng trước , chữ vi đứng giữa , chữ tính đứng sau
+ dòng kênh : gồm chữ dòng đứng trước , chữ kênh đứng sau
-GV giải nghĩa từ.
III. Củng cố- Dặn dò: 
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- HS tìm tiếng , từ chứa vần vừa học.
Tiết 2
I.Bài cũ:
 inh ênh
 tính kênh
 máy vi tính dòng kênh
-HS đọc bài trên bảng lớp 
đình làng bệnh viện 
thông minh ễnh ương
- GVnhận xét , đánh giá.
 1 .Đọc câu ứng dụng
-GV giới thiệu nội dung tranh
 +Tranh vẽ gì?( vẽ cái thang và đống rơm)
 Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra.
-Tiếng có vần mới: lênh khênh , kềnh 
2. Luyện đọc sách giáo khoa.
- GV chấm điểm , nhận xét.
Nghỉ 2 phút
3. Luyện viết vở
- inh , ênh
- máy vi tính , dòng kênh
- GV nhắc HS ngồi đúng tư thế , hướng dẫn HS cách cầm bút , đặt vở.
-HS quan sát tranh minh hoạ 
-HS tìm tiếng và gạch chân tiếng có vần mới.
-HS luyện đọc câu
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-HS mở SGK , đọc bài . 
-HS viết bài trong vở tập viết in
4. Luyện nói
Chủ đề: máy cày , máy nổ , máy khâu , máy
tính
+ Con hãy kể tên các loại máy mà con biết trong bức tranh trên ?( HS chỉ trên bảng lớp )
+Máy cày dùng làm gì ?Con thường thấy ở đâu ?( máy cày dùng để cày ruộng thay con trâu , con thường nhìn thấy trên ti vi )
+Máy nổ dùng làm gì ?( dùng để chạy và phát điện )
+Máy khâu dùng làm gì ?( dùng để máy quần áo)
+Máy tính dùng làm gì ?( dùng để tính )....
Ngoài các máy trong tranh con còn thấy những máy gì nữa? Chúng dùng để làm gì?
- GV nhận xét , đánh giá.
-HS quan sát tranh 
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý 
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
-
III. Củng cố - dặn dò.
-Củng cố.
Trò chơi:Thi tìm tiếng, từ có vần inh, ênh
-HS đọc lại bài( GV chỉ bảng không theo thứ tự).
--Tìm các tiếng có inh , ênh
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010.
Toán:
Phép trừ trong phạm vi 9
 I. Mục tiêu
 1. HS tiếp tục củng cố, khắc sâu khái niệm phép trừ. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
 2.Tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.Làm bài 1, bài 2 cột 1, 2, 3, bài 3 Bảng 1, bài 4.
 3.Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 9.
II. Đồ dùng dạy học
 1. Hình tam giác, hình tròn, hình vuông.
 2. Hình vẽ minh hoạ bài 5.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Bài cũ :
Bài 1: Tính
 - Giáo viên gọi 1HS lên bảng làm bài, kiểm tra HS dưới lớp về các phép cộng trong phạm vi 8
- GV nhận xét, cho điểm. 
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta học bài : Phép trừ trong phạm vi 9. 
2. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
a.Hướng dẫn HS thành lập công thức 9 - 1 = 8 và 9- 8=1
- Trên bảng cô có mấy tam giác? (9 tam giác).
- Trên bảng còn mấy tam giác? (còn 8 tam giác)
*Bài toán: Có 9 tam giác, bớt đi 1 tam giác. Hỏi còn mấy tam giác?
-9 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác còn lại 8 hình tam giác hay ta có thể nói gọn như thế nào? ( 9 bớt 1 còn 8 )
HS nêu lại bài toán.
- Tìm số tam giác còn lại bằng phép trừ: 9 – 1 = 8 ( chín trừ một bằng tám)
- HS nêu cách giải bài toán.
- HS đọc phép trừ.
- Phép trừ: 9– 8= 1 ( chín trừ tám bằng 1)
- HS quan sát tiếp hình vẽ để nêu kết quả của phép trừ: tám hình tam giác bớt đi 8 hình còn lại mấy hình.
Giới thiệu phép trừ: GV giới thiệu bằng trực quan qua số hình vuông, tròn.
9 - 1 = 8, 9 - 7 = 2 và 9- 2= 7, 9 - 6=3
9 - 3 = 6, 9-5 = 4và 9-4= 5( tương tự phép trừ 9-1 =8và 9-8= 1)
d. Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
- HS đọc lại nhiều lần bảng trừ, sau đó xoá bảng yêu cầu HS thi nhau lập lại các phép trừ vừa xoá.
Nghỉ 2'
III. Luỵện tập.
Bài 1 Tính
 9 9 9 9 9 9 9
 1 2 3 4 5 6 7 
- HS đọc đề bài
HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
HS chữa bài
Lưu ý hs cách trình bày phép tính cột dọc
Bài 2: Tính cột 1, 2, 3.
GV rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- HS đọc đề bài
- HS làm bài vào vở (Lưu ý HS làm bài theo từng cột)
HS đổi vở chữa bài.
- HS nx các phép tính ở cột 1
Bài 3: Tính bảng 1
 Gv cho HS nhận xét kết quả .
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS làm bài vào vở. 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đặt đề toán.
- HS nêu phép tính ứng với các đề toán
IV. Củng cố – Dặn dò.
Về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9.
_______________________________
Học vần:
ôn tập
I. Mục tiêu
 - HS đọc và viết được chắc chắn các vần kết thúc bằng ng/ nh từ bài 52 đến bài 59.
 - Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng :
 - Nghe, hiểu và kể lại theo tranh chuyện kể : Quạ và công . HS khá giỏi kể được 2 – 3 đoạn theo truyện tranh.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng ôn trang 104 SGK.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng.
- Tranh minh hoạ cho truyện kể Quạ và công
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
I. ổn định tổ chức
II.Bài cũ:
- HS đọc bài trong SGK 
- HS viết bảng : - GV nhận xét , đánh giá.
Cả lớp hát một bài.
- 4 HS đọc bài trong SGK
- HS viết bảng con ( 2 tổ một từ)
II) Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
Trong tuần vừa qua , các con đã được học một số vần mới . Giờ học hôm nay , cô hướng dẫn các con ôn tập lại các vần đã học.
2. Ôn tập:
 GV treo bảng ôn đã được phóng to.
a. Các vần vừa học.
b.Bảng ôn 
- HS chỉ các chữ vừa học trong tuần
- HS ghép các chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang để thành vần
- HS nhận xét bảng ôn : 
- HS đọc trơn các vần.( cá nhân)
- HS toàn bảng ôn ( GV chỉ không theo thứ tự)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng : - GV gắn từ ứng dụng trên bộ thực hành biểu diễn
- HS đọc các từ ứng dụng ( cá nhân , đồng thanh)
-HS kết hợp phân tích từ theo yêu cầu của GV.
d. Tập viết từ ngữ ứng dụng:
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS cách viế GV sửa nét cho HS 
- HS viết bảng con
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
- HS đọc bài trên bảng ( cá nhân , đồng thanh)
- Đọc câu ứng dụng
+ Bức tranh vẽ gì?
-> Nội dung câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần vừa ôn
- HS quan sát tranh minh hoạ 
- HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, đồng thanh) 
b. Luyện viết 
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi , cách cầm bút , đặt vở.
- HS viết vở tập viết in
c. Kể chuyện
- HS đọc tên câu chuyện: Quạ và công
- GV kể chuyện lần 1
- Tranh 1: - Tranh 2: - Tranh 3: ia.
- Tranh 4: 
 GV bổ sung, nhận xét.
- HS quan sát tranh
- HS nghe chuyện
- HS kể lại từng đoạn câu chuyện.
- HS nêu được ý nghĩa truyện bằng những câu hỏi gợi mở.
III Củng cố, dặn dò
* Củng cố:
*Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau:ong, ông
- HS đọc lại bảng ôn
______________________________
Sinh Hoạt lớp
Sinh hoạt sao nhi đồng
I.Mục tiêu: 
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của mình , của lớp trong tuần .
 - Nắm được phương hướng tuần 15.
 - GD các em sửa chữa ưu khuyết điểm .
II.Nội dung: 
Tổ kiểm điểm các thành viên trong tổ .
GV nhận xét , nêu rõ ưu khuyết điểm của từng cá nhân , của lớp trong tuần .
Tuyên dương em thực hiện tốt .
Phê bình em yếu kém .
Phương hướng tuần 15 : Đi học đều , đúng giờ , học , làm bài đầy đủ .
Vui văn nghệ cuối tuần .
III. Tổng kết – dặn dò : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 CKTKn van NT.doc