Tuần 16
Ngày soạn : 15/12/2009
Ngày dạy : Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt: ôn luyện: im - um
I. MỤC TIÊU
- Ôn và củng cố lại cách đọc, viết: im, um, chim yến, chùm sao; các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài .
- Rèn cho HS có kĩ năng đọc thông viết thạo, đúng mẫu.
- Vận dụng làm một số bài tập dạng nối từ và điền vần trong vở BTTV.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức
2. Luyện tập
a. Luyện đọc
- GV cho HS lên cách đọc các vần: im, um, chim yến, chùm sao.
GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc .
GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS .
- Luyện đọc từ và câu ứng dụng
Cho HS thi đọc giữa các cá nhân, nhóm, khuyến khích HS đọc trơn.
- Luyện đọc cả bài:
Tuần 16 Ngày soạn : 15/12/2009 Ngày dạy : Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009 Tiếng việt: ôn luyện: im - um I. Mục tiêu - Ôn và củng cố lại cách đọc, viết: im, um, chim yến, chùm sao; các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài . - Rèn cho HS có kĩ năng đọc thông viết thạo, đúng mẫu. - Vận dụng làm một số bài tập dạng nối từ và điền vần trong vở BTTV. II. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS lên cách đọc các vần: im, um, chim yến, chùm sao. GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc . GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . - Luyện đọc từ và câu ứng dụng Cho HS thi đọc giữa các cá nhân, nhóm, khuyến khích HS đọc trơn. - Luyện đọc cả bài: b. Luyện viết: Cho HS mở vở bài tập Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối tiếng ở bên trái với tiếng ở bên phải ) + HS tự đánh vần và nối: chim bồ câu, cái kim, tôm hùm. + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. Bài 2: : Điền im hay um? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bàivào vở. + Gọi HS lên bảng, chữa bài: xâu kim, xem phim, chùm nhãn. Bài 3: Viết: con nhím, tủm tỉm. + GV hướng dẫn HS viết, lưu ý độ cao, khoảng cách giữa các tiếng, từ. + HS viết bài vào vở. GV theo dõi uốn nắn HS viết bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi học sinh đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán : ôn: phép trừ trong phạm vi 10 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ trong phạm vi 10. - Rèn cho HS có kĩ năng làm thành thạo các phép tính trừ trong phạm vi 10. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Tính: a, - GV hướng dẫn HS vận dụng các công thức trừ trong phạm vi 10 để làm tính theo hàng ngang. Lưu ý: Viết các số thẳng cột . - Gọi HS lên bảng làm bài, chữa bài b, - GV hướng dẫn HS vận dụng bảng cộng, trừ 10 đã học để làm tính theo hàng ngang. - HS tự làm bài vào vở bài tập. - Gọi HS lên bảng làm bài theo từng cột và chữa bài. ( Lưu ý: Củng cố về tính chất của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ) Bài 2: Số? - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm tự làm bài vào vở bài tập. - Gọi HS chữa bài. Khi chữa bài GV củng cố cấu tạo của số10. Bài 3: Điền dấu >, < , = vào ô trống. - GV hướng dẫn HS tìm kết quả trước rồi mới so sánh 2 vế và điền dấu vào ô trống. - HS làm bài vào vở bài tập - Gọi học sinh lên bảng làm, GV chữa. Bài 4 : Viết phép tính thích hợp: - GV cho HS tập nêu đề toán và viết phép tính thích hợp vào ô trống. - Gọi HS lên bảng làm. - Nhận xét và chữa bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 10. Luyện chữ: cột cờ, chót vót, tiếng hát, cao vút I. Mục tiêu : - HS viết đúng cỡ chữ, đúng mẫu, đúng khoảng cách từ :cột cờ, chót vót, tiếng hát, cao vút - Trình bày bài sạch, đẹp . - Rèn ý thức luyện chữ giữ vở sạch sẽ. II. Chuẩn bị Chữ mẫu III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GVgiới thiệu bài viết . b. G V hướng dẫn HS viết bảng - Gv treo chữ mẫu “ cột cờ” gọi HS đọc. - Cho HS nhận xét độ cao của từng con chữ trong từ đó - GV viết mẫu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết . Lưu ý: viết các nét chữ trong 1 tiếng phải viết liền mạch. - HS luyện viết bảng con - GV theo dõi sửa lỗi cho HS - Các từ : chót vót, tiếng hát, cao vút. GV hướng dẫn tương tự trên. c. HS luyện viết vào vở - HS luyện viết - GV theo dõi uốn nắn HS viết . d. Chấm và chữa bài - GV thu 1 số vở chấm - Chữa lỗi phổ biến 3. Củng cố – dặn dò - Cho học sinh đọc lại bài viết. - Nhận xét giờ . - Dặn về nhà luyện viết thêm. Ngày soạn : 16/12/2009 Ngày dạy : Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009 Tiếng việt: ôn luyện: iêm - yêm I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết các vần iêm, yêm các từ khoá: dừa xiêm, yếm dãi và các từ , câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học . 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần: iêm, yêm; từ khoá: dừa xiêm, yếm dãi và các từ, câu ứng dụng trong bài . - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở bên trái với các tiếng ở bên phải tạo thành câu.) + HS tự đánh vần và nối. + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. + Gọi HS đọc lại bài vừa nối: Em là niềm vui của gia đình. Mẹ nhìn em âu yếm. Cô cho em điểm mười. Bài 2: Điền iêm hay yêm? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài . + HS khác đọc lại bài: thanh kiếm, đồng chiêm, yếm dãi. Bài 3: Viết: quý hiếm, yếm dãi + GV cho HS viết bảng, sửa lỗi + HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí dấu thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán : Luyện tập (trang 65) I. Mục tiêu: - Tiếp tục củnh cố về phép trừ trong phạm vi 10. - HS làm thành thạo các phép tính trong phạm vi 10. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: - GV hướng dẫn HS vận dụng bảng trừ trong phạm vi 10 để làm tính theo hàng ngang, hàng dọc. - HS tự làm bài vào vở bài tập. - Gọi HS lên bảng làm bài, chữa bài Bài 2: Số? - HS vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 để điền số vào chỗ chấm. - HS làm bài vào vở bài tập. Bài 3: Điền dấu >, < , = vào ô trống. - GV hướng dẫn HS so sánh 2 vế và điền dấu vào ô trống - HS làm bài vào vở bài tập - Gọi học sinh lên bảng làm, GV chữa. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: - GV cho HS quan sát tranh, nêu đề toánHình thành phép tính viết vào ô trống - HS làm bài vào vở. - Nhận xét và chữa bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn về nhà học thuộc các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. Ngày soạn : 17/12/2009 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009 Tiếng việt: ôn luyện: uôm - ươm I. Mục tiêu - Ôn và củng cố lại cách đọc, viết: uôm, ươm, ao chuôm, vườn ươm; các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài . - Rèn cho HS có kĩ năng đọc thông viết thạo, đúng mẫu. - Vận dụng làm một số bài tập dạng nối từ trong vở BTTV. II. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS lên cách đọc các vần: uôm, ươm, ao chuôm, vườn ươm. GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc . GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . - Luyện đọc từ và câu ứng dụng Cho HS thi đọc giữa các cá nhân, nhóm, khuyến khích HS đọc trơn. - Luyện đọc cả bài: b. Luyện viết: Cho HS mở vở bài tập Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối từ với hình ảnh thích hợp ) + HS tự đánh vần và nối + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. Bài 2: : Điền uôm hay ươm? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bàivào vở. + Gọi HS lên bảng, chữa bài: ướm thử áo, lượm lúa, ao chuôm. Bài 3: Viết: nhuộm vải, vườn ươm. + GV hướng dẫn HS viết, lưu ý độ cao, khoảng cách giữa các tiếng, từ. + HS viết bài vào vở. GV theo dõi uốn nắn HS viết bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi học sinh đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. Tiếng việt: ôn luyện: ot - at I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết các vần ot, at các từ khoá: tiếng hót, ca hát và các từ , câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học . 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần: ot, at; từ khoá: tiếng hót, ca hát và các từ, câu ứng dụng trong bài . - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở bên trái với các tiếng ở bên phải tạo thành câu.) + HS đánh vần và nối từ : Chùm nhót đã ửng đỏ. Bé đạt điểm cao. Hương sen thơm ngát. + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. Bài 2: Điền ot hay at? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài . + HS khác đọc lại bài: nhà hát, rót trà. Bài 3: Viết: bánh ngọt, chẻ lạt. + GV cho HS viết bảng, sửa lỗi + HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí dấu thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán : ôn: Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 I. Mục tiêu: - Củng cố bảng cộng và trừ trong phạm vi 10. Biết vận dụng và làm tính. - Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Tiếp tục củng cố và phát triển kỹ năng xem tranh vẽ, đọc và giải quyết bài toán tương ứng. II. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Tính: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS vận dụng các công thức cộng, trừ trong phạm vi các số đã học để làm tính theo hàng ngang và hàng dọc. Lưu ý: Khi làm tính theo hàng dọc phải viết các số thẳng cột. - Gọi HS lên bảng làm bài, chữa bài Bài 2: Số? - GV hướng dẫn HS vận dụng các bảng cộng, trừ đã học để điền số vào ô trống. - Bài này nhằm củng cố cấu tạo của số 10, 9, 8, 7, 6, 5. - Gọi HS lên bảng làm, chữa bài. Bài 3: Tính: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự nhẩm, làm bài và chữa bài. Khi chữa bài GV hỏi HS làm cách nào để tìm ra kết quả viết sau dấu bằng. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: a, - GV cho HS quan sát tranh, nêu đề toánHình thành phép tính viết vào ô trống VD: Hàng trên có 4 cái thuyền ? cái thuyền Hàng dưới có 4 cái thuyền - Yêu cầu HSnêu lời giải( bằng lời) rồi tự lập phép tính thích hợp vào ô trống. - HS làm bài vào vở. 8 = 4 + 4 b, Hướng dẫn tương tự phần a. 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn về nhà học thuộc các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
Tài liệu đính kèm: