Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần số 13 năm 2008

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần số 13 năm 2008

- Nhận xét hoạt động tuần12

- Kế hoạch hoạt động tuần 13

Tiết 2.Toán:

 Đ49. Phép cộng trong phạm vi 7

A. Mục tiêu:

Học sinh được:

- Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm phép cộng.

- Tự lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.

- Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 7.

B. Đồ dùng dạy học:

- Chuẩn bị 7 hình tam giác, 7 hình tròn, 7 hình vuông bằng bìa.

- Mỗi học sinh một bộ đồ dùng toán 1.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần số 13 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13 Ngày soạn : 8/ 11/ 2008.
 Ngày giảng: Thứ hai 10 / 11 / 2008
 Tiết 1.Chào cờ:
- Nhận xét hoạt động tuần12
- Kế hoạch hoạt động tuần 13
Tiết 2.Toán:
 Đ49. Phép cộng trong phạm vi 7
A. Mục tiêu:
Học sinh được:
- Tiếp tục củng cố khắc sâu khái niệm phép cộng.
- Tự lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
- Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 7.
B. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị 7 hình tam giác, 7 hình tròn, 7 hình vuông bằng bìa.
- Mỗi học sinh một bộ đồ dùng toán 1.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC
- Gọi 2 HS lên bảng làm phép tính sau.
4 +  = 6 4 +  = 5
 + 2 = 4 5 -  = 3 
 + 6 = 6 - 2 = 4
- yêu cầu học sinh đọc thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 6.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HD học sinh tự thành lập và ghi nhớ. Bảng cộng trong phạm vi 7. 
a. Bước 1: Hướng dẫn học sinh thành lập công thức :
 6 + 1 = 7 Và 1 + 6 = 7.
- Giáo viên dán lên bảng 6 hình tam giác và hỏi 
- Có bao nhiêu hình tam giác trên bảng?
- Có 6 hình hình tam giác thêm 1 hình nữa. Hỏi tất cả có có mấy hình tam giác
- Làm thế nào để biết có 7 hình tam giác. 
- Yêu cầu học sinh điền 7 vào phép tính:
 6 + 1 = Trong SGK.
- Giáo viên ghi bảng 6 + 1 = 7
- Yêu cầu học sinh đọc.
+ Làm tương tự để rút ra: 1 + 6 = 7.
b. Bước 2: Hướng dẫn học sinh tập các công thức.
 2 + 5 = 7. và 4 + 3 = 7 
 5 + 2 = 7 và 3 + 4 = 7.
- Cách làm tương tự như bước 1
(Cho học sinh quan sát nêu đề toán và phép tính ) 
c. Bước 3: HD HS hi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
- Cho cả lớp đọc lại bảng cộng .
- Giáo viên xoá bảng và cho học sinh thi đua lập lại bảng cộng.
3. Hướng dẫn học sinh thực hành bảng cộng trong phạm vi 7. 
Bài 1: Tính.
- Cho học sinh làm vào bảng con
- Giáo viên nhận xét và sửa sai.
Bài 2: Tính.
- Cho cả lớp làm bài 
- Giáo viên ghi bảng phép tính và gọi học sinh nêu miệng kết quả.
- Giáo viên khẳng định, cho điểm
- Yêu cầu học sinh quan sát các phép tính ở cùng cột rồi nêu nhận xét về vị trí các số và kết quả.
Bài 3: Tính.
- Hướng dẫn tính nhẩm và ghi kết quả cuối cùng vào SGK.
- Gọi HS lên bảng điền kết quả .
- HS khác nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, đặt đề
toán theo tranh và nêu PT thích hợp.
4. Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh thi đọc thuộc bảng cộng vừa học.
- Nhận xét chung giờ học.
* Làm BT (VBT)
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
2 + 4 = 6 4 + 1 = 5
2 + 2 = 4 5 - 2 = 3
0 + 6 = 6 6 - 2 = 4.
- 2 học sinh đọc.
- Có 6 hình tam giác
- 6 hình tam giác thêm 1 hình nữa là 7 hình tam giác.
- Đếm tất cả các hình tam giác trên bảng. 
- 6 + 1 = 7.
- Cả lớp đọc sáu cộng 1 bằng 7.
- HS đọc ĐT
- 
-HS đọc ĐT-N-CN
-HS thi đua thành lập .
- Mỗi tổ làm 1 phép tính
 6 2 4 1 3
 1 5 3 6 4
- HS theo dõi và nêu kết quả.
 7 + 0 = 7. 1 + 6 = 7. và 3 + 4 = 7.
 0 + 7 = 7. 6 + 1 = 7. và 4 + 3 = 7.
- Khi thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
- HS làm sgk rồi lên bảng chữa.
5 + 1 + 1 = 7 4 + 2 + 1 = 7
3 + 2 + 2 = 7 3 + 3 + 1 = 7
a. Có 6 con bướm, thêm 1 con bướm nữa hỏi tất cả có mấy con bướm?
 6 + 1 = 7
b. Có 4 con chim, thêm 3 con nữa. Hỏi tất cả có mấy con chim?
 4 + 3 = 7
- Học sinh thi đọc giữa các tổ.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
Tiết 3+4.Tiếng việt:	
 Bài 51 . Ôn tập
A. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Đọc và viết chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng n
- Nhận ra các vần có kết thúc bằng người vừa học.
- Đọc đúng các từ và câu ứng dụng, đọc được các từ, câu chứa vần đã học.
- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên 1 số tình tiết quan trọng trong câu chuyện : Chia phần.
- Củng cố cấu tạo các vần đã học trong tuần.
B. Đồ dùng - Dạy học:
- Sách tiếng việt 1, tập 1
- Bảng ôn
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và truyện kể
C. Các hoạt động dạy - Học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết: Cuộn dây, con lươn, vườn nhãn.
- Đọc câu ứng dụng của bài trước.
- GV theo dõi cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới:
1. Giới thiệu bài (trực tiếp)
- Hãy quan sát khung đầu bài của SGK và cho biết đó là vần gì?
- Cấu tạo của vần an NTN?
- Dựa vào tranh hãy tìm tiếng chứa vần an? 
- Ngoài vần an hãy kể những vần khác đã học có kết thúc bằng n?
- Giáo gắn bảng ôn lên bảng 
- GV: Vừa rồi các em đã kể khá đầy đủ những vần kết thúc = n mà ta đã học.
Hôm nay chúng ta ôn lại các vần này.
2. Ôn tập:
a. Các vần vừa học.
- Trên bảng cô có bảng ôn, hãy chỉ các chữ đã học có trong đó 
- Hãy chỉ những chữ cô đọc sau
 (GV đọc không theo thứ tự)
- Yêu cầu học sinh tự chỉ và đọc
b. Ghép âm thành vần.
- Yêu cầu học sinh ghép chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang để tạo vần tương ứng. 
- Yêu cầu học sinh đọc các vần vừa ghép 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
c. Đọc từ ứng dụng:
- Bài ôn hôm nay có những từ ứng dụng nào?
- Giáo viên ghi từ ứng dụng lên bảng 
- Yêu cầu học sinh đọc lại từ ứng dụng
- Giáo viên nghe và chỉnh sửa 
d.Tập viết từ ứng dụng
- Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa
3. Luyện tập 
a. Luyện đọc 
+ Đọc lại bài ôn tiết 1(Bảng lớp )
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa
+ Câu ứng dụng:
- GV treo tranh lên bảng 
- Tranh vẽ gì? 
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng trong tranh 
- Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa
b. Luỵên viết: 
- Hướng dẫn học sinh viết các từ: cuồn cuộn, con lươn
- Uốn nắn và giúp đỡ học sinh yếu 
- Chấm và nhận xét một số bài viết.
c. Kể chuyện: Chia phần 
- Yêu cầu học sinh đọc tên chuyện 
+ Giáo viên kể mãu 2 lần, lần 2 kể theo tranh
+ Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Yêu cầu học sinh dựa vào các bứctranh để kể lại nội dung của câu chuyện.
- Câu chuyện có mấy nhân vật? Là những ai?
- Câu chuyện xảy ra ở đâu?
-Yêu cầu hs kể chuyện
-Giáo viên theo dõi chỉnh sửa 
- Sau khi dọc song chuyện này các em có nhận xét gì không?
- Giáo viên nêu ý nghĩa của câu chuyện và nhận xét cách kể chuyện của học sinh.
4. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi viết chữ có vần ôn 
- Nhận xét chung giờ học 
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
- Vần an
- Vần an có a đứng trước, người đứng sau.
- Lan 
- en, in, un...
- HS chỉ: a, ă, â, o, ô, ơ...
- Học sinh đọc chỉ những chữ giáo viên đã đọc
- Một số em
- Học sinh ghép và đọc 
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp
- Học sinh nêu
- Học sinh đọc 1vài em
- Học sinh tập viết vào bảng con.
- Học sinh đọc CN nhóm lớp
- Học sinh quan sát 
- Tranh vẽ cảnh gà mẹ đang dẫn đàn gà con đi ăn
- 1 vài em đọc
- Học sinh đọc CN, nhóm, lớp
- Học sinh luyện viết trong vở theo mẫu
- Học sinh đọc: chia phần
- Học sinh nghe kể chuyện
- Có 3 nhân vật: Hai anh thợ săn và 8 người kiếm củi 
- ở 1 khu rừng 
- Học sinh quan sát tranh và kể
- Trong cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau.
- Học sinh chơi theo tổ.
Tiết 5.Đạo đức:
	Đ13.Nghiêm trang khi chào cờ (T2)
 A. Mục tiêu
- Học sinh nắm được, nghiêm trang khi chào cờ là đứng thẳng, tay bó thẳng, mắt hướng về lá cờ tổ quốc và không được đùa nghịch nói chuyện riêng, làm việc riêng
- Mỗi học sinh là 1 công dân nhỏ tuổi của đất nước, chào cờ là thể hiện lòng yêu nước của m
- Biết chào cờ 1 cách nghiêm trang.
 Tôn kính lá cờ tổ quốc tự hào chào cờ.
B. Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập đạo đức 1
- Lá cờ tổ quốc.
C. Các hoạt động dạy học: 
* Khởi động:
- Cả lớp hát tập thể bài: "Lá cờ Việt Nam".
* Hoạt động 1: 
- Cho học sinh tập chào cờ.
- GV làm mẫu.
- Mời 4 học sinh lên tập chào cờ trên bảng.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- GV hô cho cả lớp tập chào cờ.
* Hoạt động 2: Thi chào cờ giữa các tổ
- GV phổ biến yêu cầu cuộc thi.
- Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng.
- (cho học sinh nhận xét) GV nhận xét và cho điểm từng tổ, tổ nào cao điểm nhất tổ đó thắng cuộc.
* Hoạt động 3: Vẽ và tô màu quốc kỳ.
- GV yêu cầu vẽ và tô màu quốc kì: Vẽ và tô màu đúng đẹp, không qua thời gian quy định.
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét cho điểm từng tổ, tổ nào nhiều điểm nhất tổ đó thắng cuộc.
- Cho HS đọc đồng thanh câu thơ cuối bài.
Kết luận chung:
- Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
- Trẻ em phải nghiêm trang khi chào cờ để tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với tổ quốc Việt Nam.
* Củng cố dặn dò:
- Hệ thống lại toàn bài.
- Lần lượt 4 học sinh lên bảng tập chào cờ.
- HS tập theo hiệu lệnh hô của GV.
- Tổ trưởng hô cho các bạn tập, các tổ thi nhau tâp.
- HS tô màu vào quốc kỳ.
-HS giới thiệu tranh vẽ.
- Cả lớp đọc.
 Ngày soạn:9/11/2008
 Ngày giảng:Thứ ba 11/11/2008
Tiết 1.Thể dục:
Đ13. Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác thể dục rèn luyện tư thế cơ bản đã học.
 - Học động tác đứng chân sang ngang
 - Ôn trò chơi "chuyền bóng tiếp sức"
- Biết thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác
- Biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm; Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
- GV chuẩn bị 1 còi
III. Các hoạt động cơ bản:
Phần nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A- Phần mở đầu:
1- Nhận lớp:
- Kiểm tra cơ sở vật chất
- Điểm danh
- Phổ biến mục tiêu bài dạy
2- Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng
- Vỗ tay và hát
- Trò chơi: Chim bay, cò bay
B- Phần cơ bản:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Ôn phối hợp: Đứng đưa 1 chân ra trước, 2 tay chống hông
3. Học động tác chân:
- GV phân tích và làm mẫu động tác
 CB 1 2 3 4
- Ôn phối hợp:
- Đứng đưa chân ra trước và ra sau
5- Trò chơi:
- Ôn trò chơi "chuyền bóng"
C. Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh: vỗ tay và hát
- Nhận xét giờ học
(Khen, nhắc nhở, giao bài)
- Xuống lớp.
4-5phút
30-50m
1lần
22-25phút
2-3 lần
2-8 nhịp
3-4 lần
2-8nhịp
1-2 lần
 2-3 lần
4-5phút
x x x x (GV)
x x x x (ĐHNL)
- Thành 1 hàng dọc
- Lớp trưởng đk'
x x x x
 x x x x
3-5m (GV) ĐHTL
- Ôn theo lớp (GV ĐK')
- Ôn theo tổ (tổ trưởng đk')
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS tập đồng loạt sau khi GV đã làm mẫu.
- GV quan sát, sửa sai
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng đk'
- Ôn theo HD của GV
- GV theo dõi, chỉnh sửa
 x x x x
x x x x (GV)
x x x x ĐHTC
x x x x
x x x x
 (GV) ĐHXL
Tiết 2+3. Tiế ...  chủ đề: Rừng, thung lũng, núi đèo.
B. Đồ dùng dạy học.
- Sách tiếng việt lớp 1 tập I.
- Bộ ghép chữ tiếng việt.
- Tranh minh hoạ từ khoá, câu đố và phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học.
I. KTBC:
- Viết và đọc: Rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy vần.
a) Nhận diện vần.
- Ghi bảng vần ung và hỏi.
+ Vần ung có mấy âm tạo nên?
-Hãy so sánh vần ung với vần ang?
- Hãy phân tích vần ung?
b) Đánh vần.
+ Vần:
- Vần ung đánh vần như thế nào?
- Yêu cầu đọc.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Tiếng khoá:
- Yêu cầu HS gài : súng.
- GV ghi bảng Súng.
- Tiếng sung đánh vần như thế nào?
- GV theo dõi chỉnh sủa
- Yêu cầu học sinh đọc.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Từ khoá.
- GV treo bức tranh bông súng và hỏi?
- Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: Bông súng (gt)
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- Cho HS đọc ung - súng; cây súng 
c. Viết.
- GV viết mẫu nêu quy trình viết.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Ưng: (quy trình tương tự)
d) Đọc từ ứng dụng.
- GV ghi bảng từ ứng dụng.
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
- Đọc lại bài tiết 1.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng.
- Treo tranh cho HS quan sát và hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- Hãy đọc câu đó dưới bức tranh?
- GV đọc mẫu và giao việc.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
- Yêu cầu HS thảo luận và giải câu đố.
b) Luyện viết.
- HD HS cách viết vở: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.
- Theo dõi uốn nắn HS yếu.
- Nhận xét bài viết.
c) Luyện nói theo chủ đề.
Rừng, thung lũng, suối, đèo.
- HD và giao việc.
+ Gợi ý:
- Tranh vẽ gì?
- Rừng thường có những gì?
- Em thích những con vật nào có trong rừng?
- Em có biết thung lũng, suối, đèo ở đâu không.
- Chúng ta có cần bảo vệ rừng không?
- Để bảo vệ rừng chúng ta cần làm gì?
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS đọc bài trong SGK.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Thám tử"
- Nhận xét chung giờ học.
Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Mỗi tổ viết một từ vào bảng con.
- Vần ung có hai âm tạo lên đó là âm u và ng.
- Giống: đều kết thúc bằng ng.
- Khác: ung bắt đầu bằng u.
- Vần ung có u đứng trước và ng đứng sau.
-HS ghép vần ung vào bảng cài
- u - ngờ - ung.
-HS đọc ĐT-N-CN
- HS sử dụng bộ đồ dùng để gài súng.
- HS đọc lại.
- Sờ - u - ng - ung - sắc súng.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- HS đọc trơn: Súng.
- HS quan sát.
- Tranh vẽ bông súng.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- HS đọc theo tổ.
-HS tập viết lên bảng con.
- 2 HS đọc.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
-HS đọc ĐT-N-CN
- HS quan sát.
- Mặt trời, sấm sét, mưa.
- 2 HS.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- HS thảo luận nhóm 4 và giải câu đố.
- Không sơn mà đỏ: Ông mặt trời.
- Không gõ mà kêu: Sấm sét.
- Không khều mà rụng: Mưa.
- HS tập viết theo mẫu.
- HS quan sát tranh thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- HS chơi theo tổ.
Tiết 4.Tự nhiên xã hội:
Đ13.Công việc ở nhà
A. Mục tiểu:.
- Kể tên một số công việc làm ở nhà của mỗi người trong gia đình và một số việc em thường làm để giúp gia đình
- Biết được mọi người trong gia đình đều phải làm việc, mỗi người một việc tuỳ theo sức của mình.
-Giáo dục học sinh ngoài việc học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.
B. Chuẩn bị:
- Bài hát "Quả bóng ham chơi"
- Các hình ở bài 13, bút, giấy vẽ.
C. Các hoạt động dạy học:
.I. KTBC
- Cho HS giới thiệu ngôi nhà của mình cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- Bắt nhịp cho cả lớp hát bài "Quả bóng ham chơi".
- Bạn bóng trong bài hát có ngoan không?
GV: ở nhà mỗi người đều phải làm những công việc khác nhau tuỳ theo sức của mình. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.
2. Hoạt động 1: Làm việc với sgk.
- GV nêu yêu cầu: Quan sát các hình ở trang 28 trong sgk và nói từng người trong mỗi hình ảnh đó đang làm gì? Tác dụng của mỗi công việc đó trong gia đình?
- GV treo tranh lên bảng và yêu cầu HS chỉ vào hình trình bày trước lớp về công việc được thể hiện trong mỗi hình. HĐ của mỗi công việc đó trong cuộc sống gia đình.
GVKL
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
+ HS nêu yêu cầu: Kể cho nhau nghe về các công việc ở nhà của mọi người trong gia đình mình thường làm để giúp đỡ bố mẹ.
- Gọi HS nói trước lớp về những công việc của em và mọi người trong gia đình thường làm ở nhà.
GVKL: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc tuỳ theo sức của mình.
4. Hoạt động 3: Quan sát tranh.
+ GV yêu cầu quan sát tranh ở trang 29 và trả lời câu hỏi.
- Điểm giống và khác nhau ở hai căn phòng?
- Em thích căn phòng nào? Tại sao?
5. Củng cố dặn dò.
- Em thường làm gì để giúp đỡ gia đình?
- Nhận xét chung giờ học.
- Thực hiện theo nội dung đã học.
- Một vài em.
- Cả lớp hát một lần.
- Bạn không ngoan vì bạn ham chơi.
- HS làm việc theo cặp, cùng quan sát và nói cho nhau nghe về nội dung hoạt động của mỗi bức tranh.
- Mỗi HS lần lượt đứng lên trình bày, các học sinh khác theo dõi nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm cử đại diện nêu kết quả thảo luận.
- Một vài em trả lời.
- HS nghe và ghi nhớ.
 Ngày soạn:12/11/2008
 Ngày giảng:Thứ sáu 14/11/2008
Tiết 1.Toán:
 Đ52. Phép cộng trong phạm vi 8
A- Mục tiêu: 
Học sinh biết: 
 - Tự thành lập và ghi nhớ trong phạm vi 8
 - Nhớ được bảng cộng và biết làm tính cộng trong phạm vi 8 
B - Đồ dùng dạy học: 
- Chuẩn bị 8 mảnh bìa hình vuông và hình tam giác 
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán lớp 1
C - Các hoạt động dạy học:
I - Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện: 
7 - 6 + 3 = 4 - 3 + 5 = 
5 + 2 - 4 = 3 + 4 - 7 = 
- Y/ C HS đọc thuộc bảng cộng và trừ trong phạm vi 7 
- GV nhận xét, cho đểm 
II - Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (linh hoạt) 
2. Hướng dẫn học sinh lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8
a. Học phép cộng 1 + 7 = 8 
 và 7 + 1 = 8 
- Gắn lên bảng gài mô hình tương tự SGK và gao việc 
- Y/C HS gắn phép toán phù hợp với bài toán vừa nêu. 
- GV ghi bảng 7+ 1 = 8 
 1 + 7 = 8
- Y/ C HS đọc 
b. Học các phép cộng: 
6 + 2; 5 + 3; 3 + 5; 4 + 4 (Cách làm tương tự có thể cho HS nhìn hình vẽ và nêu luôn phép tính).
c. Học thuộc lòng bảng cộng.
- GV xoá dần bảng công, cho học sinh đọc sau đó xoá hết và yêu cầu HS lập lại bảng cộng.
3. Luyện tập.
Bài 1:Tính.
- GV nêu phép tính và yêu cầu HS viết phép tính theo cột dọc vào bảng con.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2: Tính.
- Cho HS nêu yêu cầu của BT.
- HD và giao việc.
Bài 3: Tính
- HD HS tính nhẩm rồi viết kết quả cuối cùng vào sgk.
- Yêu cầu một số HS nêu lại cách tính.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4:Viết PT thích hợp.
- Cho học sinh nêu yêu cầu.
- Làm thế nào để viết được phép tính?
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, đặt vấn đề và viết phép tính thích hợp.
- GV chỉnh sửa.
4. Củng cố dặn dò.
Trò chơi lập các phép tính đúng.
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.
- Nhận xét chung giờ học.
- Làm BT về nhà.
-2 HS lên bảng làm bài tập 
7 - 6 + 3 = 4 4 - 3 + 5 =6
5 + 2 - 4 = 3 3 + 4 - 7 = 0 
-1 vài em đọc
- HS nêu bài toán và trả lời 
- HS sử dụng bộ đồ dùng để gài
- HS đọc phép tính và lập
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- Tính nhẩm các phép tính.
- HS làm và nêu miệng kết quả.
- HS khác theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS làm bài rồi lên bảng chữa.
1 + 2 + 5 = 8; 3 + 2 + 2 = 7
2 + 3 + 3 = 8; 2 + 2 + 4 = 8
- Viết phép tinh thích hợp.
- Quan sát và dựa vào tranh để viết.
 a . 6 + 2 = 8 Và 2 + 6 = 8
 b . 4 + 4 = 8
- HS thi giữa các tổ.
- Một số em.
Tiết 2.Tập viết:
Đ11.Nền nhà, nhà in, cá biển
A. Mục tiêu:
-Nắm được cách viết và viết được bài.
-Biết viết đúng cỡ, đẹp, chia đều khoảng cách.
-ý thức viết chữ đep.
B. Đồ dùng dạy học: 
 Chữ mẫu của giáo viên.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. KTBC
- Cho HS viết: Chú cừu, sau non, thợ hàn.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS quan sát nhận xét.
- Treo chữ mẫu lên bảng.
- GV HD và giao việc.
3. HD viết.
-GV viết mẫu- hướng dẫnviết
-Cho hs viết vào bảng con
- GV quan sát chỉnh sửa.
4. HD HS viết vở.
- GV HD và giao việc.
- Theo dõi uốn lắn tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Giúp đỡ HS yếu.
5. Chấm chữa bài.
- Thu một số vở chấm điểm.
- Nêu và chữa lỗi sai chủ yếu.
6. Củng cố dặn dò.
- Tuyên dương bài viết đẹp.
- Nhắc nhở những học sinh còn viết xấu
- Nhận xét chung giờ học.
- Luyện viết ở nhà.
- 3 HS lên bảng viết.
- 1 vài HS đọc.
- HS nhận xét khoảng cách, độ cao, cách nối ...
- HS quan sát viết bảng con.
- HS viết bài theo mẫu.
- Tổ 1- 2 - 3 đổi vở KT chéo.
- Chữa lỗi trong vở viết.
- HS nghi nhớ.
Tiết 3.Tập viết:
Đ12. Con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung
A- Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo và quy trình viết các từ "Con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng"
- Biết viết liền nét và chia đều khoảng cách.
- Viết đúng và đẹp các từ trên.
- Giáo dục các em ý thức viết nắn nót, cẩn thận.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài.
C- Các hoạt động dạy - học:
I- Kiểm tra bài cũ
- Cho HS viết: nền nhà, nhà in, cá biển
- GV NX, cho điểm
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn HS quan sát và NX.
- Treo bảng chữ mẫu cho HS quan sát
- Y/c HS đọc chữ và bảng phụ
- Cho HS nhận xét về khoảng cách, độ cao của từng con chữ.
- Cho HS khác nhận xét, GV chỉnh sửa
- GV giải thích nhanh, đơn giản các từ trên.
3- Hướng dẫn và viết mẫu
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
- GV theo dõi, KT, chỉnh sửa
4- Hướng dẫn HS viết vào vở.
- HD HS viết bài trong vở
- Lưu ý HS: Tư thế ngồi, các cầm bút, nét nối và khoảng cách giữa các chữ.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm những HS yếu
+ Chấm một số bài viết và chữa lỗi sai phổ biến
5- Củng cố - Dặn dò:
- Trò chơi: Thi viết chữ vừa học
- NX chung giờ học
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- HS quan sát chữ mẫu
- 1 vài em
- HS nhận xét về cấu tạo, cỡ chữ, khoảng cách và vị trí đặt dấu.
- HS theo dõi và ghi nhớ.
- HS luyện viết từng từ trên bảng con.
- HS tập viết theo chữ mẫu
- HS nghe và ghi nhớ
- Mỗi tổ cử một người đại diện lên tham gia chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 13..doc