TUẦN 17
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Học vần
Bài 69 : ăt - ât
A. Mục đích - yêu cầu:
- HS nhận biết được các vần ăt, ât.
- HS đọc được : ăt, ât, rửa mặt, đấu vật; đọc được các từ và câu ứng dụng: Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm.
- Viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Ngày chủ nhật.
- GD HS lòng say mê học tập.
B. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng, phần luyện nói.
- HS : Bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt.
C. Các hoạt động dạy - học
Tuần 17 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 Học vần Bài 69 : ăt - ât A. Mục đích - yêu cầu: - HS nhận biết được các vần ăt, ât. - HS đọc được : ăt, ât, rửa mặt, đấu vật; đọc được các từ và câu ứng dụng: Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm. - Viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Ngày chủ nhật. - GD HS lòng say mê học tập. B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng, phần luyện nói. - HS : Bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt. C. Các hoạt động dạy - học Tiết 1 I . ổn định tổ chức II. Bài cũ ( 5 phút ) - Đọc : ot, at, bánh ngọt, trái nhót, bãi cát. - 2 HS đọc câu ứng dụng ( bài 63) - Viết: chẻ lạt, bánh ngọt. III. Bài mới ( 30 phút) Hoạt động của thày và trò Nội dung bài 1, GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài : ăt, ât 2, Dạy vần: * HĐ1: Học vần mới. - GV ghi bảng và giới thiệu vần ăt. HS quan sát và TLCH + Vần ăt so với vần at có gì giống và khác nhau? - GV đọc và HD cách đọc, HS đọc: ăt. + Nêu cấu tạo vần ăt? + Hãy đánh vần vần ăt? - HS luyện đánh vần: ă- tờ - ăt. - HS ghép vần ăt. +Có vần ăt, muốn thành tiếng " mặt" em làm thế nào? - HS ghép tiếng “ mặt” và đọc. GV ghi bảng tiếng mới, HS đọc + Tiếng “mặt" có âm, vần nào ghép lại? Hãy đánh vần tiếng mặt? - HS đọc: mờ- ăt- nặng- mặt. - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV ghi bảng từ, HS luyện đọc. - Gọi HS luyện đọc từ khóa trên bảng theo thứ tự và không theo thứ tự, nhận xét. * Giới thiệu vần ât tương tự như trên. *HĐ2: GV hướng dẫn HS viết bảng + Vần ăt được viết bằng mấy con chữ? Độ cao của các con chữ thế nào? + Vần ât viết khác vần ăt ở điểm nào? + Nêu cách viết từ " rửa mặt"? - Tương tự với từ còn lại. Lưu ý HS điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng của các chữ. -HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi. *HĐ3: Đọc từ ứng dụng. - GV ghi bảng từ ứng dụng, HS tìm gạch chân tiếng có vần vừa học. - HS luyện đọc tiếng , từ. - Gv giảng một số từ. 1.Nhận diện và phát âm: ăt mặt rửa mặt ât vật đấu vật 2. Viết bảng: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. 3. Luyện đọc từ ứng dụng: đôi mắt mật ong bắt tay thật thà. 3. Củng cố: Nhận xét giờ học. Tiết2 1. ÔĐTC: Lớp hát. 2. KTBC: 1 HS đọc lại bài trên bảng. 3. Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài 1. HD luyện đọc: * GV chỉ bài trên bảng ở tiết 1, gọi HS luyện đọc và nêu cấu tạo tiếng do GV yêu cầu. * Cho HS quan sát tranh: + Tranh vẽ những gì? - GV giới thiệu và ghi bảng câu ứng dụng. - HS luyện đọc câu ứng dụng. * Cho HS mở SGK, GV giới thiệu tranh, bài đọc và đọc mẫu. Gọi HS đọc nối tiếp, cả bài, nhận xét. 2. Cho HS mở vở tập viết, Gv gọi HS nêu lại cách viết vần, từ. HS viết vở, nhận xét. 3. Luyện nói: GV nêu chủ đề luyện nói, HS nhắc lại. - HS quan sát tranh và luyện nói từ 2 – 4 câu +Trong tranh vẽ gì ? +Bức tranh vẽ cảnh gì? +Ngày chủ nhật, bố mẹ cho em đi chơi đâu? + Em thấy những gì ở trong công viên? 1. Luyện đọc: ăt- mặt- rửa mặt ât - vật- đấu vật Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm. 2. Luyện viết ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. 3. Luyện nói: Ngày chủ nhật Tranh vẽ cảnh bố, mẹ cho bé đi công viên vào ngày chủ nhật. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 65: Luyện tập chung A. Mục tiêu:Giúp HS củng cố về - Biết cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10. - Viết các số theo thứ tự qui định . - Viết phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán. - GD HS yêu thích môn học. B. Đồ dùng dạy- học: - Gv: Nội dung bài- Tranh vẽ minh hoạ bài 3. - HS: Vở, bút. C. Hoạt động dạy- học : I, ÔĐTC: Lớp hát II, KTBC: GV chép đề bài lên bảng, HS làm vào bảng con, nhận xét. Đề bài: Viết phép tính thích hợp: Có: 3 quả Thêm: 6 quả Có tất cả: quả. III. Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài a, Giới thiệu bài: b, HD luyện tập: - Bài 1: HS làm cột 3, 4; các cột còn lại dành cho HS khá, giỏi. - GV hướng dẫn: 2 bằng 1 cộng mấy? (2 = 1+ 1) - 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào SGK. - GV chữa bài trên bảng. - HS đọc bài làm, kiểm tra chéo SGK * Bài 2: HS nêu yêu cầu. - 2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào SGK. - GV chữa bài. Yêu cầu HS đọc lại bài làm. + Lưu ý HS sau mỗi số phải viết dấu phẩy + Muốn xếp được số theo thứ tự em cần làm gì ? * Bài 3:HS nhìn tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp. - HS làm bài và chữa bài. - 1 HS đọc tóm tắt,nêu đề toán . - Cả lớp làm bài và chữa bài. Bài 1: Số? 2 = 1 + .... 6 = 2 + .... 3 = 1 + .... 6 = .... + 3 ...... Bài 2:Viết các số 7, 5, 2, 9, 8 a)Theo thứ tự từ bé đến lớn :...... b)Theo thứ tự từ lớn đến bé:...... Bài 3: Viết phép tính thích hợp: a) b) Có : 7 lá cờ Bớt đi : 2 lá cờ Còn : ...lá cờ ? IV. Củng cố, dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. Âm nhạc Tiết 17: Học hát bài” Tiếng chào theo em” Nhạc và lời: Hải Hà. A. Mục tiêu: - HS cả lớp hát thuộc lời , hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Tiếng chào theo em”. - Rèn cho HS hát đúng, hát hay và gõ được tiết tấu của bài. - GD HS lòng say mê học tập. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Nội dung bài. - HS: SGK. C. Hoạt động dạy - học: I. ÔĐTC: Lớp hát. II. KTBC: 1 HS hát lại bài “Sắp đến tết rồi”. NX III. Bài mới: Hoạt độngcủa thày và trò Nội dung bài 1, Giới thiệu bài: 2, HD các hoạt động: * HĐ1:Học hát- GV chép nội dung bài hát lên bảng, HS đọc thầm. - HD HS đọc lời ca. + GV đọc từng câu HS đọc lại lời của bài hát. - GV giới thiệu tác giả và xuất xứ của bài hát – HS nghe. - GV hát mẫu toàn bộ bài hát 1 lần – HS nghe. - GV HD HS luyện hát từng câu theo phương pháp móc xích. ( Lưu ý những chỗ luyến, những chỗ ngắt hơi) - HS luyện hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp, NX. - GV bắt nhịp – Cả lớp lại bài hát 1 lần, GV theo dõi, HD thêm. * HĐ2: HD HS gõ theo tiết tấu: - GV bắt nhịp – cả lớp lại bài hát 1 lần. - HD HS vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca – GV theo dõi, HD thêm. - GV chia lớp làm 2 nhóm, 1 nhóm hát ,1nhóm vỗ tay- NX. 1. Học hát bài: Tiếng chào theo em. Chào ông chào bà, cháu đi học về..... 2. Gõ theo tiết tấu: Chào ông chào bà, cháu đi học về. x x x x x x x x 3. Củng cố – Dặn dò:- Tóm tắt nội dung bài, NX giờ học. - VN ôn bài, chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2008 Học vần Bài 70 : ôt - ơt A. Mục đích - yêu cầu: - HS nhận diện được vần:ôt, ơt. - HS đọc được : ôt, ơt , cột cờ, cái vợt; đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng. - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Những người bạn tốt - GD HS lòng say mê học tập. B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng, phần luyện nói. - HS : Bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt. C. Các hoạt động dạy - học I/ ổn định tổ chức Tiết 1 II / Bài cũ ( 5 phút ) - Đọc trên bảng phụ: ăt, ât, đôi mắt, thật thà, đấu vật, bắt tay - 2 HS đọc câu ứng dụng ( bài 69) Viết: đôi mắt , thật thà, bắt tay. III. Bài mới ( 30 phút) Hoạt động của thày và trò Nội dung bài 1, GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài : ôt, ơt 2, Dạy vần: * HĐ1: Học vần mới. - GV ghi bảng và giới thiệu vần ôt. HS quan sát và TLCH + Vần ôt so với vần ot có gì giống và khác nhau? - GV đọc và HD cách đọc, HS đọc:ôt. + Nêu cấu tạo vần ôt? + Hãy đánh vần vần ôt? - HS luyện đánh vần: ô- tờ - ôt. - HS ghép vần ôt. +Có vần ôt, muốn thành tiếng "cột" em làm thế nào? - HS ghép tiếng “cột” và đọc. GV ghi bảng tiếng mới, HS đọc + Tiếng “cột" có âm, vần nào ghép lại? Hãy đánh vần tiếng cột? - HS đọc:cờ- ôt - cốt - nặng - cột. - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV ghi bảng từ, HS luyện đọc. - Gọi HS luyện đọc từ khóa trên bảng theo thứ tự và không theo thứ tự, nhận xét. * Giới thiệu vần ơt tương tự như trên. *HĐ2: Viết bảng. - GV hướng dẫn HS viết bảng + Vần ôt được viết bằng mấy con chữ? Độ cao của các con chữ thế nào? + Vần ơt viết khác vần ôt ở điểm nào? + Nêu cách viết từ " cột cờ"? - Tương tự với từ còn lại. - Lưu ý HS điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng của các chữ. - HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi. *HĐ3: Luyện đọc từ ứng dụng. - GV ghi bảng từ ứng dụng, HS tìm gạch chân tiếng có vần vừa học. - HS luyện đọc tiếng , từ. - Gv giảng một số từ. 1.Nhận diện và phát âm: ôt cột cột cờ ơt vợt cái vợt 2. Viết bảng: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt. 3. Luyện đọc từ ứng dụng: cơn sốt quả ớt xay bột ngớt mưa 3. Củng cố: Nhận xét giờ học. Tiết2 1. ÔĐTC: Lớp hát. 2. KTBC: 1 HS đọc lại bài trên bảng. 3. Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài 1. HD luyện đọc: * GV chỉ bài trên bảng ở tiết 1, gọi HS luyện đọc và nêu cấu tạo tiếng do GV yêu cầu. * Cho HS quan sát tranh: + Tranh vẽ những gì? - GV giới thiệu và ghi bảng câu ứng dụng. - HS luyện đọc câu ứng dụng. * Cho HS mở SGK, GV giới thiệu tranh, bài đọc và đọc mẫu. Gọi HS đọc nối tiếp, cả bài, nhận xét. 2. Cho HS mở vở tập viết, Gv gọi HS nêu lại cách viết vần, từ. HS viết vở, nhận xét. 3. Luyện nói: GV nêu chủ đề luyện nói, HS nhắc lại. - HS quan sát tranh và luyện nói từ 2 – 4 câu theo câu hỏi: +Trong tranh vẽ gì ? +Bức tranh vẽ cảnh gì? +Giới thiệu tên người bạn mà em thích nhất? + Vì sao em lại quý bạn đó? + Người bạn tốt đã giúp đỡ em những gì? 1. Luyện đọc: ôt- cột- cột cờ ơt- cái - vợt Hỏi cây bao nhiêu tuổi Cây không nhớ tháng năm Cây chỉ dang tay lá Che tròn một bóng râm. 2. Luyện viết ôt, ơt, cột cờ, cái vợt. 3. Luyện nói: Những người bạn tốt - Tranh vẽ các bạn đang giúp nhau ôn bài. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 66: luyện tập chung A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về - Thực hiện so sánh các số, biết thứ tự của các số trong dãy số từ 0 đến 10.. - Biết cộng, trừ các sốtrong phạm vi 10. - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - GD HS lòng say mê học tập. B. Đồ dùng dạy- học:- Các mô hình, vật thật phù hợp vớ ... em có yêu quý lớp học của mình không? Yêu quý lớp học thì phải làm gì? Hôm nay chúng ta học bài: Giữ gìn lớp học sạch đẹp. 2. HD các hoạt động: *HĐ1: Quan sát lớp học +Mục tiêu: HS biết thế nào là lớp bẩn lớp sạch +Cách tiến hành: - YC HS quan sát và nhận xét về vệ sinh lớp học hôm nay: - Một số HS đứng lên nhận xét việc giữ lớp học sạch đẹp. * HĐ2: Quan sát tranh và thảo luận nhóm +Mục tiêu: Biết giữ lớp học sạch đẹp. +Cách tiến hành: - GV YC HS quan sát tranh trang 36 sgk và trả lời với bạn: + Trong bức tranh thứ nhất các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? + Trong bức tranh thứ hai , các bạn đang làm gì? Sử dụng đồ dùng gì? - HS làm việc theo nhóm. - Một số HS trả lời trước lớp. Các bạn khác bổ sung, nhận xét. GV hỏi: + Lớp học của mình đã sạch đẹp chưa? + Lớp mình có trang trí giống trong sgk trang 37 không? + Bàn ghế lớp mình đã xếp ngay ngắn chưa? + Quần áo, mũ, cặp đã để đúng nơi quy định chưa? + Mình phải làm gì để giữ lớp học sạch đẹp? KL: Để lớp học sạch đẹp các em phải luôn có ý thức giữ gìn lớp sạch đẹp và làm những công việc để lớp mình sạch đẹp. * HĐ3: Quan sát theo nhóm nhỏ Mục tiêu: Biết cách sử dụng dụng cụ để làm vệ sinh lớp học. Cách tiến hành: - Chia nhóm và phát dụng cụ cho từng nhóm. + Dụng cụ này để làm gì? + Cách sử dụng như thế nào? - Các nhóm lên trình bày và thực hiện cách làm. + Lớp học sạch đẹp có ích lợi gì? KL: Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lí, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. Lớp học sạch, đẹp sẽ giúp các em khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch đẹp. 1. Quan sát lớp học 2. Giữ gìn lớp học sạch, đẹp: - Tranh 1 các bạn đang làm vệ sinh lớp học, - Tranh 2 : các bạn đang trang trí lớp học. - Để lớp học sạch đẹp các em phải luôn có ý thức giữ gìn lớp sạch đẹp và làm những công việc để lớp mình sạch đẹp. 3. Cách sử dụng những dụng cụ làm vệ sinh: 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc HS luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, xếp đặt bàn ngay ngắn, đồ dùng học tập gọn gàng trên bàn để lớp học luôn sạch đẹp. - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009 Học vần Bài 71 : ut - ưt A. Mục đích - yêu cầu: - HS nhận diện được vần: ut, ưt. - HS đọc được : ut, ưt , bút chì, mứt gừng và các từ ngữ ; các câu thơ câu ứng dụng. - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Ngón út, em út, sau rốt. - GD HS lòng say mê học tập. B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng, phần luyện nói. - HS : Bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt. C. Các hoạt động dạy - học I/ ổn định tổ chức Tiết 1 II / Bài cũ ( 5 phút ) - Đọc trên bảng phụ: et, êt, nét chữ, kết bạn, dệt vải, sấm sét - 2 HS đọc câu ứng dụng ( bài71) Viết: nét chữ, kết bạn, dệt vải, III. Bài mới ( 30 phút) Hoạt động của thày và trò Nội dung bài 1, GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài : ut, ưt 2, Dạy vần: GV ghi bảng và giới thiệu vần ut. HS quan sát và TLCH + Vần ut so với vần et có gì giống và khác nhau? - GV đọc và HD cách đọc, HS đọc: ut. + Nêu cấu tạo vần ut? + Hãy đánh vần vần ut? - HS luyện đánh vần:u - tờ - ut. - HS ghép vần ut. +Có vần ut, muốn thành tiếng "bút" em làm thế nào? - HS ghép tiếng “ bút” và đọc. GV ghi bảng tiếng mới, HS đọc + Tiếng “bút" có âm, vần nào ghép lại? Hãy đánh vần tiếng bút? - HS đọc:bờ - ut - bút - sắc - bút. - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV ghi bảng từ, HS luyện đọc. - Gọi HS luyện đọc từ khóa trên bảng theo thứ tự và không theo thứ tự, nhận xét. * Giới thiệu vần ưt tương tự như trên. * GV hướng dẫn HS viết bảng + Vần ut được viết bằng mấy con chữ? Độ cao của các con chữ thế nào? + Vần ưt viết khác vần ut ở điểm nào? + Nêu cách viết từ " bút chì "? - Tương tự với từ còn lại. - Lưu ý HS điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng của các chữ. - HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi. * GV ghi bảng từ ứng dụng, HS tìm gạch chân tiếng có vần vừa học. - HS luyện đọc tiếng , từ. - Gv giảng một số từ. - 1- 2 HS đọc lại toàn bộ các từ. 1.Nhận diện và phát âm: ut bút bút chì ưt mứt mứt gừng 2. Viết bảng: ut, ưt, bút chì, mứt gừng. 3. Luyện đọc từ ứng dụng: chim cút sứt răng sút bóng nứt nẻ 3. Củng cố: Nhận xét giờ học. Tiết2 1. ÔĐTC: Lớp hát. 2. KTBC: 1 HS đọc lại bài trên bảng. 3. Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài 1. HD luyện đọc: * GV chỉ bài trên bảng ở tiết 1, gọi HS luyện đọc và nêu cấu tạo tiếng do GV yêu cầu. * Cho HS quan sát tranh: + Tranh vẽ những gì? - GV giới thiệu và ghi bảng câu ứng dụng. - HS luyện đọc câu ứng dụng. * Cho HS mở SGK, GV giới thiệu tranh, bài đọc và đọc mẫu. Gọi HS đọc nối tiếp, cả bài, nhận xét. 2. Cho HS mở vở tập viết, Gv gọi HS nêu lại cách viết vần, từ. HS viết vở, nhận xét. 3. Luyện nói: GV nêu chủ đề luyện nói, HS nhắc lại. - HS quan sát tranh và luyện nói từ 2 – 4 câu theo câu hỏi: +Trong tranh vẽ gì ? +Yêu cấu cả lớp giơ ngón út và nhận xét so với 5 ngón tay, ngón út là ngón NTN? + Trong gia đình em ai là út nhất nhà? + Đàn vịt trong tranh con đi cuối cùng còn gọi là gì? 1. Luyện đọc: ut- bút- bút chì ưt- mứt - mứt gừng Bay cao cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời. 2. Luyện viết ut, ưt, bút chì, mứt gừng 3. Luyện nói: Ngón út, em út, sau rốt. - Trong bàn tay, ngón út là ngón nhỏ nhất. - Trong gia đình, em út là ít tuổi nhất, được mẹ sinh ra sau. - Chú vịt đi sau cùng còn được gọi là sau rốt. IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. Toán Ôn tập A. Mục tiêu: - Củng cố về: + Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đến 10. + So sánh các số và nắm được các số trong dãy số từ 0 đến 10. + Nhận dạng hình học. + Viết phép tính thích hợp với tóm tắt của bài toán. - Rèn kỹ năng tính toán thành thạo. - GD HS lòng say mê học tập. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Nội dung bài - HS :Ôn bài. C. Hoạt động dạy học: I. ÔĐTC: Lớp hát. I. KTBC: KT sự chuẩn bị của HS. III.Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài a, GTB: GV ghi đầu bài lên bảng. b,HDHS ôn tập: - Gv ghi bài tập lên bảng, HS làm vào vở, nêu miệng kết quả, 2 HS lên bảng làm, nêu cách làm, NX. - HS làm và nêu cách làm, nhận xét. - Tiến hành tương tự bài trên. - HS đọc tóm tắt bài toán rồi nêu bài toán và phép tính thích hợp. - HS làm và nêu miệng bài làm. Bài 1: Số? a, b, 6 – 3 – 1 = 5 + 4 – 7 = 10 + 0 – 4 = 10 – 8 + 5 = 2 + 4 – 6 = 8 – 3 + 3 = Bài 2: Số? 9 = + 4 10 = 7 + 8 = 6 + 4 = + 4 5 = + 2 7 = 7 - Bài 3: a, Khoanh vào số bé nhất? 6, 2, 10, 3, 1. b, Khoanh vào số lớn nhất? 7, 3, 5, 9, 8. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: Đã có : 8 cây. Trồng thêm : 2 cây. Có tất cả : cây? Bài 5: Số? - Có hình vuông? - Có hình tam giác? IV: Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét giờ KT. VN ôn bài, chuẩn bị bài sau. Thủ công Tiết 17: Gấp cáI ví A. Mục tiêu: - HS biết gấp cái ví bằng giấy. - Gấp được cái ví bằng giấy.Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đốiphẳng,thẳng - Với HS khéo tay; Gấp được cái ví bằng giấy. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Làm được thêm 2 quai xách và trang trí cho ví. - GD HS lòng say mê học tập. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Nội dung bài, bài mẫu. - HS: Giấy kẻ li, Giấy thủ công, hồ dán. C. Hoạt động dạy và học: I. ÔĐTC: Lớp hát II. KTBC: KT sự chuẩn bị của HS. III. Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài a, GTB: GV ghi đầu bài lên bảng. b, HDTHB: *HĐ1: Quan sát, nhận xét. - GV cho HS quan sát cái ví mẫu. ? Đây là cái gì? Được làm bằng gì? ?Cái ví được dùng làm gì? ? Cái ví thường có màu gì? ? Cái ví thường được trang trí ntn? - HS trả lời, GV nhận xét, sửa sai. *HĐ2: HD gấp. - Gv hướng dẫn cách gấp trên qui trình. - Bước 1: Lấy đường dấu giữa: Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật trước mặt rồi để dọc tờ giấy. Mặt màu ở dưới. Gấp đôi tờ giấy lại ta được H1 (SGK) Sau đó mở ra. - Bước 2: Gấp 2 mép giấy: Gấp 2 đầu tờ giấy khoảng 1 ô như hình 3, 4 (SGK) -Bước 3: Gấp tiếp 2 phần ngoài H5 vào trong H6 ( SGK).Sau đó gấp 2 miệng ví sát vào nhau như H7( SGK). - Lật H7 ra mặt sau theo bề ngang giấy như H8 , Gấp 2 hình ngoài vào trong như H9 gấp tiếp được H10. Gấp đôi H10 theo đường dấu giữa được H11,Sửa hoàn chỉnh được H12. - Gv làm mẫu, HS quan sát. *HĐ3: Thực hành. Y/C HS lấy giấy ô li ra – GV HD HS thực hành cáI ví GV quan sát – HD thêm với HS yếu. 1. Quan sát mẫu, nhận xét: - Cái ví được làm bằng giấy. - Ví được trang trí thêm hoa, lá, hình con vật, 2. Cách gấp: + Bước 1: Lấy đường dấu giữa. + Bước 2: Gấp 2 mép giấy + Bước 3: Gấp túi ví. 3. Thực hành gấp. 4.Củng cố – Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài, NX giờ học. - VN tập gấp lại chiếc ví, giờ sau học tiếp. Thủ công Tiết 18: Gấp cái ví (Tiết 2) ( Dạy vào thứ sáu – Tuần 18) I. ÔĐTC: Lớp hát II. KTBC: ? Nêu các bước gấp cái ví? III. Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung bài a, GTB: GV ghi đầu bài lên bảng. b, HDTHB: - GV nêu câu hỏi để HS nêu lại các bước gấp ví: ? Nêu lại các bước gấp cái ví? HS Trả lời, NX BS. ? Khi gấp cái ví em thấy bước nào khó nhất? Vì sao? HS trả lời, NX bổ sung. * Thực hành: - Y/C 1 HS khá lên trước lớp vừa nêu lại cách gấp cái ví vừa thực hiện. - GV + HS cả lớp quan sát, NX BS. - HS lấy giấy thủ công ra, chọn màu, GV Kiểm tra. ? Cái ví thường có màu gì? ? Ví được trang trí như thế nào? GV: Các em chọn 1 màu mà em yêu thích để gấp cái ví. - HS Thực hành gấp và trang trí cái ví. - GV quan sát, HD thêm với HS yếu. - Gv hướng dẫn HS trang trí cái bằng cách dùng sáp màu vẽ thêm quả, hoa lá, con vật và xé, dán thêm quai túi. * Trình bày sản phẩm: - GV chia lớp ra làm 3 nhóm, từng nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.. - GV, HS nhận xét , bình chọn nhóm có sản phẩm đẹp. 1. Các bước gấp ví: - Bước 1: Lấy đường dấu giữa. - Bước 2: Gấp 2 mép ví. - Bước 3: Gấp túi ví. 2. Thực hành gấp ví: 3. Trưng bày sản phẩm. IV. Củng cố – Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài, NX giờ học - VN ôn bài, CB bài sau. Ngày tháng năm 2009 BGH ký duyệt :
Tài liệu đính kèm: