Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 28

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 28

Tuần 28 Ngày soạn: 5 / 3 / 2010

 Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 / 3 / 2010

Tiết 1: Chào cờ.

 Lớp trực tuần nhận xét.

Tiết 2 + 3: Tập đọc

 Ngôi nhà

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : hàng xoan, xao xuyến , lảnh lót, thơm phức , mộc mạc, ngõ .Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà.

-Trả lời được câu hỏi 1 ( SGK )

2.Kĩ năng: - Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến ngôi nhà của mình.

*HSKKVH: Bước đầu đọc được tiếng.

 

doc 34 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28	 Ngày soạn: 5 / 3 / 2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 / 3 / 2010
Tiết 1: Chào cờ.
 Lớp trực tuần nhận xét.
Tiết 2 + 3: Tập đọc
 Ngôi nhà
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : hàng xoan, xao xuyến , lảnh lót, thơm phức , mộc mạc, ngõ .Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà.
-Trả lời được câu hỏi 1 ( SGK )
2.Kĩ năng: - Bước đầu đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến ngôi nhà của mình.
*HSKKVH: Bước đầu đọc được tiếng.
II/Chuẩn bị:
- Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Tiết 1
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS đọc TL bài: “ Mưu chú Sẻ”.
+ Sẻ là con vật thế nào?
- Nhận xét, cho điểm.
c. Giới thiệu bài mới: - Cho HS quan sát tranh ngôi nhà và gt.
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Hướng dẫn HS luyện đọc: 
*Mục tiêu: - Bước đầu học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó.
* Các bước hoạt động :
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: Giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm.
b. Học sinh luyện đọc:
*Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- GV cho HS nêu các tiếng, từ ngữ khó đọc trong bài, HS phân tích rồi luyện đọc.
*Giảng từ: 
+ thơm phức: là mùi thơm rất mạnh, hấp dẫn.
*Luyện đọc câu:
- Chỉ cho HS đọc nhẩm rồi luyện đọc c/n từng câu thơ.
- Hd cách ngắt hơi sau mỗi dòng thơ rồi cho HS đọc nối tiếp từng câu thơ.
*Luyện đọc đoạn, bài: 
+ Bài gồm mấy khổ thơ?
- Cho HS luyện đọc từng khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc cả bài.
- Giáo viên và lớp nhận xét.
b. Hoạt động 2: Ôn lại các vần iêu, yêu 
*Mục tiêu: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần yêu, iêu.
* Các bước hoạt động :
a. Đọc những dòng thơ có chữ yêu:
=> Ôn lại vần yêu, iêu.
+ Trong bài có mấy dòng thơ có tiếng yêu?
b.Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu, yêu:
- Theo dõi, tuyên dương.
c. Nói câu chứa tiếng có vần yêu, iêu:
- Theo dõi, tuyên dương.
- Hát.
- Đọc c/n: 2-> 3 em.
+ Sẻ là con vật thông minh.
- Quan sát.
- Theo dõi, đọc thầm.
- HS nêu phân tích rồi luyện đọc: hàng xoan, xao xuyến, nở, lảnh lót, thơm phức..
- HS luyện đọc từng câu thơ.
- Mỗi em đọc một câu cho hết 1 vòng.
- Bài gồm 3 khổ thơ.
- HS đọc tiếp nối theo khổ thơ (đọc cho hết lớp).
- Luyện đọc cả bài: c/n, nhóm, lớp.
- Đọc yêu cầu: 2 em. 
+ HS đọc: 2-> 3 em.
- Có 4 dòng.
- Đọc yêu cầu: 2 em. ( Đọc câu mẫu).
+ HS tìm nhanh: yêu quý, thương yêu, nhiều hoa, hiệu sách, giới thiệu
- Đọc yêu cầu, đọc câu mẫu.
- HS thi đua tìm nhanh:
+ Cô giáo giới thiệu bài.
+ Em rất yêu em bé.
 Tiết 2
a.Hoạt động1: Tìm hiểu bài:
*Mục tiêu: Hiểu nội dung bài , trả lời được câu hỏi 1, 2 .
* Các bước hoạt động:
* Tìm hiểu bài:(10)
- ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ:
 + nhìn thấy gì?
 + nghe thấy gì?
 + ngửi thấy mùi gì?
- Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bé gần với tình yêu đất nước
* GV đọc diễn cảm lại toàn bài thơ.
- Cho HS luyện đọc lại bài.
b. Hoạt động 2: Học thuộc lòng: (10)
*Mục tiêu: Học thuộc lòng một khổ thơ em thích.
* Các bước hoạt động:
- GV cho HS luyện đọc thuộc lòng một khổ thơ mà em thích.
- Nhận xét, tuyên dương.
c. Hoạt động 3: Luyện nói: Nói về ngôi nhà em mơ ước.
*Mục tiêu: Nói tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.
 * Các bước hoạt động:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ.
- GV nói mẫu, cho HS nói trước lớp.
3. Kết luận:
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- Chốt lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Đọc 2 khổ thơ đầu: 2 em
+ Hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm.
+ Tiếng chim đầu hồi lảnh lót.
+ Mùi rơm rạ trên mái nhà thơm phức.
- Đọc khổ thơ cuối: 4 em đọc.
- Luyện đọc lại cả bài thơ.
- Thi học thuộc lòng, cá nhân, tổ, đồng thanh.
- Đọc yêu cầu: 2 em.
- Nhiều em nói về ngôi nhà mơ ước của mình.
- Đọc lại bài: 1->2 em.
- Chuẩn bị bài: “Quà của bố”.
Tiết 4: Toán.
$ 109: Giải toán có lời văn (tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu bài toán có một phép trừ. Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Biết trình bày bài giải gồm: Câu lời giải , phép tính, đáp số.
 2.Kĩ năng: - Bước đầu tập cho học sinh làm quen giải bài toán, trình bày bài toán.
3. Thái độ: Ham thích học toán 
* HSKKVH: Làm quen với bài toán .
II/Chuẩn bị:
- Tranh vẽ như sgk.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động dạy học của GV
hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS viết các số: 37, 44, 51, 69.
- Nhận xét, cho điểm.
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1: Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải:
 *Mục tiêu: Biết bài giải gồm : Câu lời giải , phép tính , đáp số .
* Các bước hoạt động:
* Bài toán :
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV tóm tắt lên bảng:
Có : 9 con gà.
Bán: 3 con gà.
Còn: con gà?
+ Muốn biết nhà An còn mấy con gà ta phải làm như thế nào?
- Nêu các bước giải
+ Bài giải gồm những bước gì?
b. Hoạt động 2: Thực hành .
*Mục tiêu: Bước đầu làm quen giải các bài toán
* Các bước hoạt động:
* Bài 1(148):
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết còn lại mấy con chim ta làm tính gì?
+ Nhắc lại các bước giải bài toán?
* Bài 2(149):
- Cho HS đọc, phân tích bài toán, tóm tắt rồi giải. 
- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 3(149): 
- Thực hiện tương tự bài 2.
- Nhận xét, sửa sai.
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn tự học.
- HS viết bảng con, 2 em lên bảng. 
- 2 em đọc: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán đi 3 con gà. Hỏi còn lại mấy con gà?
+ Nhà An có 9 con gà, mẹ bán đi 3 con. 
+ Nhà An còn lại mấy con gà.
- Đọc lại tóm tắt: 2-> 3 em.
- Ta làm tính trừ
- Lớp giải vào vở, 1 em lên bảng giải
 Bài giải:
 Nhà An còn lại số gà là:
 9 – 3 = 6 ( con gà).
 Đáp số: 6 con gà.
- HS đọc bài toán: 2-> 3 em.
- HS tóm tắt và giải:
 * Tóm tắt:
 Có : 8 con chim.
 Bay đi: 2 con chim.
 Còn :.con chim?
- HS tự giải bài toán:
 Bài giải:
 Số con chim còn lại là
 8 - 2 = 6 (con)
 Đáp số: 6 con.
 Tóm tắt:
 Có : 8 quả bóng.
 Cho: 3 quả bóng.
 Còn: quả bóng?
 Bài giải:
 Số quả bóng còn lại là:
 8 - 3 = 5 (quả)
Đáp số: 5 quả.
- Đọc, phân tích, tóm tắt rồi giải:
 Tóm tắt:
 Có tất cả : 8 con vịt
 Dưới ao : 5 con vịt.
 Trên bờ :.con vịt?
HS giải vào vở, 1 em lên bảng.
 Bài giải
Trên bờ có số con vịt là:
8 - 5 = 3 (con)
 Đáp số: 3 con vịt.
Tiết 5: Đạo đức.
 $ 28: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
2.Kĩ năng: - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể , quen thuộc hàng ngày.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.
II/Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài:
a. Hoạt động 1: Chơi trò chơi: “ Vòng tròn chào hỏi”.Bài tập 4
*Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
*Các bước hoạt động:
- Chơi trò chơi: “ Vòng tròn chào hỏi”.
- GV phổ biến cách chơi.
- GV đứng giữa vòng tròn và nêu các tình huống, để học sinh đóng vai.
- Lần 2 cho HS chuyển vị trí đôi bạn mới.
- Theo dõi, giúp đỡ.
b. Hoạt động 2: Thảo luận lớp.
*Mục tiêu: Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
*Các bước hoạt động:
+ Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau.
+ Khác nhau như thế nào?
+ Em cảm thấy như thế nào khi được người khác chào hỏi?
+ Em gặp một người bạn, em chào, bạn cố tình không đáp lại?
* Kết luận: 
- Em cần chào hỏi khi nào? Tạm biệt khi nào?
- Tại sao cần chào hỏi? Tạm biệt?
3. Kết luận:
- Cho HS đọc câu tục ngữ: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”
- Nhận xét giờ học.
- Hát.
- HS đứng thành 2 vòng trong đồng tâm, quay mặt vào nhau từng đôi một.
- HS thực hành chào hỏi, tạm biệt:
+ Hai người bạn gặp nhau.
+ HS gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đường.
+ Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn.
+ Khác nhau.
+ Khác nhau về đối tượng chào hỏi.
+ Em cảm thấy rất vui.
+ Thấy mình được tôn trọng.
+ Em cảm thấy buồn.
- Khi gặp gỡ. Khi chia tay.
- Thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
- HS đọc.
 Ngày soạn: 6 / 3 / 2010
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 / 3 / 2010
Tiết 4: Thể dục.
$ 28:Bài thể dục
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung theo nhịp hô.
- Biết cách chơi và tham gia trò chơi tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc bằng vợt gỗ.
2.Kĩ năng: - Tập các động tác thể dục thành thạo.
- Tham gia vào trò chơi một cách chủ động.
II/Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Chuẩn bị 5 dấu chân, mỗi dấu chân cách nhau 1,5 cm.
III. Các hoạt động cơ bản:
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
a.Hoạt động1: Phần mở đầu.
*Mục tiêu: Nắm được nội dung yêu cầu bài học .
* Các bước hoạt động:
1. Nhận lớp:
- Kiểm tra sân bãi, sĩ số.
- Phổ biến nội dung tiết kiểm tra
2. Khởi động:
- Đứng vỗ tay hát 1 bài.
- Chạy nhẹ nhàng một hàng dọc theo địa hình sân.
- Đi thường và hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối.
- Chơi trò chơi:
+ Diệt các con vật có hại.
b. Hoạt động 2: Phần cơ bản.
*Mục tiêu: : Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung 
- Biết tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc bằng vợt gỗ.
* Các bước hoạt động:
1. Ôn lại bài thể dục:
4. Trò chơi: Tâng cầu
3. Kết luận:
1. Hồi tĩnh:
- Đi thường theo nhịp 2/4.
- Tập động tác điều hòa của bài thể dục.
2. Xuống lớp:
- Nhận xét giờ kiểm tra, công bố kết quả
kiểm tra. - Nhận xét buổi tập.
 x x 
 x x 
 x x * GV 
 x x
 x x
 *GV ( ĐHNL)
 x x x x x x x
 x x x x x x
 * GV (ĐHTL)
- Cán sự điều khiển
- 2 em đứng quay mặt vào nhau.
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 * GV (ĐHXL)
Tiết 2: Chính tả (tập chép)
Bài viết: Ngôi nhà.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Nhìn sách hoặc bảng ,chép lại đúng khổ thơ 3 bài : Ngôi nhà trong khoảng 10 –  ...  giờ học.
- HS thảo luận theo nhóm 2, đọc và trả lời câu hỏi theo nhóm.
+ Muỗi là loài sâu bọ nhỏ, bé hơn ruồi.
+ Cơ thể muỗi rất mềm.
- HS lên chỉ các bộ phận của con muỗi.
+ Muỗi dùng vòi hút máu của người và động vật để sống.
- Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân.
- HS chia nhóm, thảo luận nhóm:
- .những nơi tối tăm, ẩm thấp.
- Em thường thấy vào lúc chập tối.
- Muỗi hút máu ở cơ thể người, động vật
- Truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.
- Dùng thuốc, hương diệt muỗi, nhà ở sạch sẽ, khơi thông cống rãnh
- Em cần ngủ trong màn.
- Tẩm thuốc vào màn, thả cá diệt bọ gậy.
* Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
 Ngày soạn : 9 / 3 / 2010.
 Ngày giảng : Thứ sáu ngày 12 / 3 / 2010.
Tiết 1: Toán 
 $ 112: Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán. Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán. Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.
3. Thái độ: Ham thích học toán
* HSKKVH: Bước đầu làm quen lập đề toán, giải toán.
II/Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy và học
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động1:
*Mục tiêu: Biết lập đề toán theo hình vẽ. Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.
*Các bước hoạt động:
* Bài 1(152): 
- Cho HS quan sát tranh viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán và giải bài toán.
- Cho HS đọc tóm tắt và giải vào vở, lên bảng giải từng phần.
- Theo dõi, sửa sai.
=> Củng cố cách đặt đề toán và giải toán.
b. Hoạt động 2:
*Mục tiêu: Nêu được tóm tắt bài toán, giải được bài toán.
*Các bước hoạt động:
* Bài 2:
- Cho HS nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt và giải bài toán vào vở, 2 em lên bảng.
- Theo dõi, sửa sai.
+ Bài toán có lời văn có mấy phần? Là những phần nào?
+ Bài giải toán có lời văn gồm những phần nào?
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học. 
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS nêu yêu cầu
a. Quan sát tranh và nêu: “ Trong bến có 5 ô tô, có 2 ô tô đi vào bến. Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô?”.
 Tóm tắt:
 Có : 5 ô tô.
 Thêm : 2 ô tô.
 Có tất cả: ô tô?
 Bàigiải: 
 Số ô tô có tất cả là:
 5 + 2 = 7 (ô tô)
 Đáp số: 7 ô tô
b. Quan sát tranh và nêu: “Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có 2 con bay đi. Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim?”. 
 Tóm tắt:
 Có : 6 con chim.
 Bay đi : 2 con chim.
 Còn lại: con chim?
 Bài giải: 
 Trên cành còn lại số chim là:
 6 – 2 = 4 ( con chim)
 Đáp số: 4 con chim.
 Tóm tắt:
 Có : 8 con thỏ
 Chạy đi: 3 con thỏ
 Còn : con thỏ?
 Bài giải:
 Số con thỏ còn lại là:
 8 – 3 = 5 (con thỏ)
 Đáp số: 5 con thỏ.
- Có 2 phần: + Phần đã cho.
 + Phần cần tìm.
- Gồm: + Lời giải.
 + Phép tính giải.
 + Đáp số.
- Chuẩn bị bài sau: Phép cộng trong phạm vi 100.
Tiết 2: Chính tả (tập chép)
Bài viết: Quà của bố.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Nhìn sách hoặc bảng ,chép lại đúng khổ thơ 2 bài : Quà của bố khoảng 10 – 12 phút .
- Điền đúng chữ s hay x vần im hay vào chỗ trống . 
- Làm được bài tập 2 phần a và b
2.Kĩ năng: Bước đầu nhìn sách hoặc bảng ,chép lại đúng khổ thơ 2 bài : Quà của bố khoảng 10 – 12 phút .
3. Thái độ: - HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
*HSKKVH : Viết 1/2 yêu cầu của bài.
II/Chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, vở tập viết, bảng phụ chép sẵn bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
c. Giới thiệu bài mới: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Phát triển bài:
a. HD học sinh tập chép
*Mục tiêu: Nhìn bảng ,chép lại đúng khổ thơ 2 bài :Quà của bố.
* Các bước hoạt động:
- GV viết bảng khổ thơ cần chép, cho HS đọc lại khổ thơ.
- Chỉ cho HS đọc một số từ ngữ dễ viết sai: gửi, nghìn, chúc, thương
- Đọc cho HS tự nhẩm lại và viết vào bảng con.
- Theo dõi, sửa sai.
*GV hướng dẫn cách trình bày bài: Đầu bài viết cỡ nhỡ, viết ra giữa trang vở. Đầu câu viết chữ hoa, viết thẳng hàng.
- Cho HS chép bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn HS viết.
- GV đọc lại từng chữ trên bảng cho HS đổi vở soát lỗi.
- Chữa lỗi phổ biến lên bảng.
* Thu vở, chấm điểm, sửa lỗi sai.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
*Mục tiêu: Điền đúng chữ s hay x vần im hay vào chỗ trống . 
*Các bước hoạt động:
a. Điền chữ s hay x:
- Cho HS quan sát rồi làm vào vở.
b. Điền vần im hay vần iêm:
- HD rồi cho HS làm bài.
- Gọi HS đọc lại từ vừa điền được.
- Nhận xét, sửa sai.
3. Kết luận:
- Tuyên dương bài viết đẹp.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà các em chép lại bài vào vở.
- Hát.
- Vở chính tả, bút mực, bảng con, phấn, bút chì.
- Đọc đầu bài: 2-> 3 em.
- Đọc lại khổ thơ: 2->3 em.
- Đọc: c/n, đt.
- Lớp viết vào bảng con, 2 em lên bảng.
- Chú ý.
- HS nhìn bảng chép bài vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi( chữ sai dùng bút chì gạch chân).
- Thu vở: 2/3 lớp.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở ,1 em lên bảng làm.
+ xe lu, dòng sông.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
+ trái tim, kim tiêm.
- Quan sát bài viết đẹp.
Tiết 3: Kể chuyện
Bông hoa cúc trắng.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
2.Kĩ năng: : Bước đầu kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
3. Thái độ: Yêu thích môn kể chuyện .
II/Chuẩn bị:
- Khăn đóng vai bà mẹ, gậy đóng vai bà cụ
- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy và học
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em kể chuyện: “ Trí khôn”. 
- Theo dõi, cho điểm.
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài
a.Hoạt động1: Giáo viên kể chuyện:
*Mục tiêu: Nắm được nội dung câu chuyện.
* Các bước hoạt động:
* GV kể chuyện với giọng diễn cảm:
- Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
- Kể lần 2 - 3 kết hợp với tranh minh hoạ.
* Chú ý khi kể: Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh từng đoạn câu chuyện theo tranh:
*Mục tiêu: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
* Các bước hoạt động: 
 * Tranh 1:
- Cho HS đọc câu hỏi dưới tranh.
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì?
+ Người mẹ nói gì với con?
- Cho HS thi kể theo đoạn.
- Nhận xét, tuyên dương
* Tiếp tục với các tranh 2, 3, 4 làm tương tự
c. Hoạt động 3: H.dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
*Mục tiêu: Bước đầu học sinh kể toàn bộ câu chuyện kể phân vai.
* Các bước hoạt động: 
* Kể toàn bộ câu chuyện:
- Lần 1: GV làm người dẫn chuyện.
- Lần 2, 3: Chuyển người dẫn chuyện sang học sinh.
- Cho lớp bình chọn nhóm kể hay nhất.
* ý nghĩa câu chuyện:
 - Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Mỗi em kể 2 đoạn.
- HS nghe để biết câu chuyện.
- HS nghe nhớ nội dung câu chuyện.
- HS theo dõi kể từng đoạn
- HS đọc: 2 em.
- Trong 1 túp lều người mẹ ốm nằm trên giường, trên đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên "Con đi mời thấy thuốc về đây"
- "Con đi mời thầy thuốc về đây"
* Kể lại đoạn 1: 2-> 3 em.
- HS kể theo nhóm kể phân vai.
+ Tranh 2: Cụ già nói gì với cô bé?
+ Tranh 3: Cô bé làm gì sau khi hái được bông hoa?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Thi kể phân vai theo nhóm.
- Kể lại toàn bộ chuyện: 2-> 3 em.
- Là con phải thương yêu cha mẹ, chăm học, thương mẹ lúc yếu đau.
- Tấm lòng hiếu thảo của cô bé làm cảm động cả thần tiên.
- Giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
- Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ.
- Chuẩn bị câu chuyện: "Niềm vui bất ngờ"
Tiết4: Thủ cụng
$ 28:Cắt dỏn hỡnh tam giỏc (tiết 1)
I. Mục tiờu:
1. Kiến thức: Biết cỏch kẻ, cắt, dỏn hỡnh tam giỏc.
2.Kĩ năng: Kẻ cắt, dỏn được hỡnh tam giỏc. Đường cắt tương đối thẳng, hỡnh dỏn 
tương đối phẳng.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác.
II. Chuẩn bị :
- 1 tam giỏc mẫu bằng giấy màu
- Một tờ giấy kẻ ụ cú kớch thước lớn
- Bỳt chỡ thước kẻ
- Vở thủ cụng, giấy màu cú kẻ ụ
III. Cỏc hoạt động dạy và học
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài:
a. ổn định tổ chức: 
b. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
c. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài:
a.Hoạt động 1: Quan sát,nxét
* Mục tiêu: HS biết cách cắt, dán hình tam giác theo 2 cách.
* Các bước hoạt động: 
- Gv giới thiệu và ghi đầu bài.
- Ghim hỡnh mẫu lờn bảng.
- Cho HS quan sỏt và nhận xột:
 về hỡnh dạng, kớch thước của hình tam giác.
b. Hoạt động 2:GV hướng dẫn mẫu:
*Mục tiêu: : Kẻ cắt, dỏn được hỡnh tam giỏc.
* Các bước hoạt động: 
- Hướng dẫn cỏch kẻ hỡnh tam giỏc
- GV ghim tờ giấy kẻ ụ lờn bảng
- Hỡnh tam giỏc là một phần của hỡnh chữ nhật, cú độ dài cạnh 8 ụ
- Nối 3 điểm đỉnh với nhau (Kẻ H1 và H2)
- Hướng dẫn cắt rời hỡnh tam giỏc và dỏn thành sản phẩm.
- Dỏn sản phẩm
3. Kết luận:
- Nhận xột giờ học
- Hát.
- HS lấy bút chì, thước kẻ, hồ dán, kéo
- Hỡnh tam giỏc cú 3 cạnh: dài 8 rộng 7 ụ
- HS nờu lại cỏch cắt, phết hồ dỏn
- HS tập kẻ, cắt trờn giấy nhỏp, cú ụ ly
Tiết 5: Sinh hoạt lớp.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp.
 Tuần 28
I. Nhận xét chung các hoạt động trong tuần 28:
1.Chuyên cần:
- Các em HS đi học đều, đúng giờ, không có em nào nghỉ học tự do.
2. Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biếu ý kiến xây dựng bài.
- Có nhiều cố gắng , tự giác học bài ở nhà, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ khi đến lớp.
- Một số bạn vẫn cần phải cố gắng nhiều hơn:
3. Đạo đức: 
- Các em HS luôn ngoan ngoãn, lễ phép.
4. Ngoại khoá:
- Tham gia đầy đủ, nhiệt tình, có ý thức, tập đều, đẹp.
5. Lao động vệ sinh:
- Đi lao động đầy đủ, đúng giờ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, đúng giờ.
II.Phương hướng tuần 29:
- Duy trì mọi nền nếp học tập .
- Duy trì số lượng HS chuyên cần.
- Duy trì mọi hoạt động ngoại khoá.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc