Kế hoạch bài học lớp 2 - Trường Tiểu học Quảng Lưu - Tuần 35

Kế hoạch bài học lớp 2 - Trường Tiểu học Quảng Lưu - Tuần 35

I.MỤC TIÊU: Giúp HS :Củng cố:

- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật, quan tâm giúp đỡ bạn.

- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.

- HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

A.(5) Kiểm tra: Nêu những việc em đã làm để giúp đỡ người khuyết tật?

GV nêu câu hỏi, 2 HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm.

 

doc 17 trang Người đăng NObita95 Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 2 - Trường Tiểu học Quảng Lưu - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 5 năm 2010.
đạo đức:
Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm
I.Mục tiêu: Giúp HS :Củng cố:
- Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật, quan tâm giúp đỡ bạn.
- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.
- HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra: Nêu những việc em đã làm để giúp đỡ người khuyết tật?
GV nêu câu hỏi, 2 HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(10’) Rèn kĩ năng hiểu vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật
Đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em đồng ý
Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.
Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.
HS thảo lụân theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét- bổ sung.
HĐ3(13’) Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với loài vật có ích
Chỉ những vật nuôi mới có ích
Tất cả các con vật đều cần thiết cho cuộc sống con người
Chỉ cần bảo vệ những con vật nuôi trong nhà.
Bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ môi trường
HS thảo luận cặp đôi, đại diện các cặp lên trình bày, GV nhận xét- sửa sai.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: GV chốt nội dung bài bài.
Tập đọc:
ôn tập và kiểm tra cuối học kì II
tiết 1
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc rõ ràng , rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 34 
( phát âm rõ, tốc độ đọc 50 tiếng / phút) , hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài ( trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
- Biết thay thế cụm từ Khi nào bằng các cụm từ :bao giờ, lúc nào, mấy giờ trong các câu ở BT2; ngắt đoạn văn cho trước thành 5 câu rõ ý ( BT3).
- HS khá- giỏi đọc tương đối lưu loát các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34
( tốc độ đọc trên 50 tiếng/ phút).
II. Đồ dùng dạy học: 
 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 28 – 34.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(8’) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
Lần lượt 5 HS lên bốc thăm và đọc bài tập đọc, trả lời câu hỏi, GV nhận xét- ghi điểm.
HS khá- giỏi đọc tương đối lưu loát các bài tập đọc từ tuần 28- 34.
HĐ3(15’) Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ)
Bài2: a. Khi nào các bạn về quê thăm ông bà nội ( lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...)
Tương tự các câu b, c.
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, GV nhận xét- ghi điểm.
HĐ4(10’) Bài3 :Ôn luyện cách dùng dấu chấm câu.
1 HS đọc đề, HS tự làm bài, GV gọi 1 số HS đọc bài trước lớp, GV nhận xét- ghi điểm.
Bố mẹ đi vắng. ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi.......ru em ngủ.
B. (5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Tập đọc:
ôn tập tiết 2
I.Mục tiêu: Giúp HS : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết1
- Tìm được vài từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ, đặt được câu với từ chỉ màu sắc tìm được ( BT2, BT3).
- Đặt được câu hỏi có cụm từ khi nào ( 2 trong số câu ở BT4 )
- HS khá- giỏi tìm đúng và đủ các từ chỉ màu sắc ( BT3); thực hiện được đầy đủ BT4.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34
 Bảng phụ chép sẵn bài thơ trong bài tập2
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(13’) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
5 HS lên bảng bốc thăm đọc bài, trả lời các câu hỏi, GV nhận xé- ghi điểm.
HĐ3(20’) Ôn luyện về các từ chỉ màu sắc. Đặt câu với các từ đó
Bài2: Gạch dưới các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ : xanh, xanh mát, xanh ngắt , đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.
1 HS đọc đề, HS tự làm bài, HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, GV nhận xét, HS tìm thêm các từ chỉ màu sắc không có trong bài.
Bài 3: MT: Rèn kĩ năng đặt câu 
1 HS đọc đề, HS tự làm bài, HS nối tiếp nhau trả lời , GV nhận xét- ghi điểm.
- Những cây phượng vĩ nở những bông hoa đỏ tươi gọi mùa xuân đến.
........................HS khá- giỏi tìm đúng, đủ các từ chỉ màu sắc.
Bài 4: MT: Đặt câu hỏi có cụm từ khi nào.
Khi nào trời rét cóng tay?
Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ?
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét.
HS tự làm bài, 4 HS lên bảng làm, GV nhận xét- ghi điểm.
B.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Toán :
 luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
- Thuộc bảng cộng , trừ trong phạm vi 20.
- Biết xem đồng hồ.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng tính: 5 5 + 15 = ; 3 7 – 12 = 
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(29’) Luyện tập – thực hành
Bài1: MT: Củng cố kĩ năng điền số
1 HS đọc đề, HS làm bài,2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, GV nhận xét.
Bài2: MT: Củng cố kĩ năng điền dấu
302... 310 200 + 20 + 2 ... 322 542 ... 500 + 42
888 ... 879 600 + 80 + 4 ... 648 400 + 120 + 5 ... 525
1 HS đọc đề, GV hướng dẫn HS làm, 2 HS lên bảng làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét- ghi điểm.
Bài3( cột 1 ): MT: Củng cố kĩ năng điền số
 6
9
 + 6 - 8 + 8 + 6
1 HS đọc đề, HS làm bài, 2 HS lên bảng làm, GV nhận xét - ghi điểm.
Bài4: MT: Củng cố kĩ năng xem đồng hồ
1 HS đọc đề, HS quan sát hình vẽ trong SGK, HS trả lời câu hỏi, nêu kết quả, GV nhận xét.
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2010.
Toán:
luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS :Củng cố:
- Thuộc bảng nhân, chia đã học để tính nhẩm.
- Biết làm tính cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính chu vi hình tam giác.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Củng cố kĩ năng điền dấu : 300 + 60 + 8 < 386 ; 500 + 70 + 4 = 574.
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: MT: Củng cố kĩ năng tính nhẩm
2 9 = 18 16 : 4 = 4 3 5 = 15 2 4 = 8
3 9 = 27 18: 3 = 6 5 3 = 15 4 2 = 8
1 HS đọc đề, HS làm bài, nối tiếp nhau nêu kết quả, GV nhận xét.
Bài2: MT: Củng cố kĩ năng đặt tính rồi tính
a. 42 + 36 85 – 21 432 + 517
b. 38 + 27 80 – 35 862 – 310
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 2 HS lên bảng làm, lớp nêu kết quả GV nhận xét- ghi điểm.
Bài3: MT: Củng cố kĩ năng giải toán
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 1 HS lên giải, lớp làm vào vở, GV nhận xét. Bài giải:
 Chu vi hình tam giác dài là:
 3 + 5 + 6 = 14 ( cm )
 Đáp số : 14 cm
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
chính tả:
ôn tập tiết 3
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu ( 2 trong số 4câu hỏi ở BT2)
- Đặt đúng dấu chấm hỏi, dấu phẩy vào chỗ trống trong đoạn văn ( BT3).
- HS khá- giỏi thực hiện được đầy đủ BT2.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Dạy học bài mới: 
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp : HS theo dõi
HĐ2(5’) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
5 HS lần lượt lên bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi, GV nhận xét- ghi điểm.
HĐ3(29’) Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
Bài2: ( Dành cho HS khá- giỏi) MT: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu?
1 HS đọc đề, HS tự làm bài, 1 số HS đọc câu hỏi của mình, HS khác nghe, nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm.
a. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?
b. Chú mèp mướp vẫn nằm lì ở đâu?
c. Tàu Phương Đông buông neo ở đâu?
d. Chú bé đang say mê thổi sáo ở đâu?
Bài3: Ôn luyện cách dùng dấu chấm hỏi, dấu phẩy
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 2 HS lên bảng làm,lớp đọc bài làm của mình, GV nhận xét- ghi điểm.
B. (4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà
Tự nhiên- xã hội:
ôn tập : tự nhiên
( Mức độ tích hợp giáo dục BVMT : Liên hệ )
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật , động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. Giáo dục HS BVMT trong sạch.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(15’) Triễn lãm
Bước1: GV giao nhiệm vụ 
Các nhóm HS đem tất cả những sản phẩm ra khi học về chủ đề tự nhiên để bày trên bàn. Từng người trong nhóm thuyết minh tất cả những nội dung đã được nhóm trưng bày để khi nhóm khác tới xem khu vực triển lãm của nhóm mình , họ sẽ có quyền nêu câu hỏi và chỉ định bất cứ bạn nào trả lời.
Bước2: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm theo 3 nhiệm vụ GV đã giao
Bước3: Làm việc cả lớp
Mỗi nhóm cử ra 1 bạn vào ban giám khảo. Ban giám khảo cùng GV đi đến khu vực trưng bày của từng nhóm và chấm điểm, tuỳ từng điều kiện cụ thể, GV có thể đưa ra những tiêu chí khác nhau.Giáo dục HS có ý thức BVMT trong sạch.
HĐ3(14’) Trò chơi “ Du hành vũ trụ”
Bước1: Tổ chức và hướng dẫn
Bước2: Làm việc theo nhóm: Các nhóm phân vai và hội ý về lời thoại
Bước3: Trình diễn : Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp
GV khen sự sáng tạo của HS
B. (4’) Củng cố- dặn dò: GV giao bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 19 tháng 5 năm 2010.
Tập đọc:
ôn tập tiết 4
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết1.
- Biết đáp lời chúc mừng theo tình huống cho trước ( BT2).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao ( BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Dạy học bài mới: 
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(6’) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng
5 HS lần lượt lên bốc thăm đọc bài, trả lời câu hỏi, GV nhận xét- ghi điểm.
HĐ3(15’) Ôn luyện cách đáp lời chúc mừng
Bài2: MT: Viết lời đáp của em.
1 HS đọc đề, HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
Yêu cầu một số cặp HS đóng vai thể hiện lại các tình huống trên, GV nhận xét- ghi điểm.
HĐ4(12’) Ôn luyện cách đặt câu hỏi về cụm từ như thế nào?
Bài3: Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào?
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV hận xét, HS làm bài sau đó một số HS trình bày trước lớp, GV nhận xét- ghi điểm.
a. Gấu đi như thế nào?
b. Sư tử giao việc cho bề tôi như thế nào?
c. Vẹt bắt chước tiếng người như thế nào?
B.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
chính tả:
ôn tập tiết5
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết1.
- Biết đáp lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT2) .
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao ( BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(6’) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
5 HS lần lượt bốc thăm đọc bài, trả lời các câu hỏi, GV nhận xét- ghi điểm.
Bài2: MT: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a.Bà đến nhà chơi, em bật ti vi cho bà xem. Bà khen: “ Cháu bà giỏi quá!”
Em đáp: Cháu cảm ơn bà đã khen cháu.
.................................
1 HS đọc đề, lớp tự làm bài, HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp cho các tình huống còn lại, sau đó gọi 1 số cặp trình bày trước lớp , GV nhận xét- ghi điểm.
HĐ4(12’) Ôn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ vì sao?
Bài3: Hãy đặt câu hỏi có cụm từ vì sao?
1 HS đọc bài trước lớp, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với các câu hỏi còn lại.
Sau đó gọi 1 số cặp lên trình bày trước lớp, 1 HS đặt câu hỏi, 1 HS kia trả lời, GV nhận xét.
Vì sao Sư tử điều binh khiển tướng rất tài?
Vì sao người thuỷ thủ có thể thoát nạn?
B.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 19 tháng 5 năm 2010.
Toán:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết xem đồng hồ.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính.
- Biết tính chu vi hình tam giác.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng tính: 42 + 36 ; 85 – 21 ; 432 + 517
GV gọi 3 HS lên bảng làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Luyện tập- thực hành
Bài1: MT: Củng cố kĩ năng xem đồng hồ
1 HS đọc đề, GV yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ
HS thực hành theo tổ, GV nhận xét
Bài2: MT: Củng cố kĩ năng viết số theo thứ tự từ bé đến lớn
1 HS đọc đề, 1 HS lên bảng làm, GV nhận xét- ghi điểm.
Bài 3(a) MT: Củng cố kĩ năng đặt tính rồi tính
85 – 39 ; 75 + 25 ; 312 + 7
1 HS đọc đề,2 HS lên bảng làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét, lớp làm vở.
Bài4 ( dòng1 ) : MT: Củng cố kĩ năng tính
1 HS đọc đề, GV hướng dẫn , 3 HS lên làm, lớp làm vào vở, GV nhận xét
24 + 18 – 28= 3 6 : 2 = 
Bài5: MT: Củng cố kĩ năng giải toán
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, 1 HS lên bảng giải , lớp làm vào vở.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
mĩ thuật:
trưng bày kết quả của học sinh
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- GV, HS thấy được kết quả giảng dạy, học tập trong năm.
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS qua sản phẩm là một trong những sản phẩm mĩ thuật đã học
- Thông qua kết quả kiểm tra, GV điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt được kết quả tốt
- HS yêu thích môn mĩ thuật.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(20’) Hình thức tổ chức: Chọn bài vẽ đẹp ở các loại bài.
- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
- GV treo mẫu các bài vẽ theo loại bài học: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh đề tài,...
Trình bày đẹp , có đầu đề:
* Kết quả dạy- học mĩ thuật lớp2... Năm học...
* Vẽ tranh...
*Tên bài vẽ, tên HS.
B.(10’)Đánh giá: 
Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em có nhận xét, đánh giá về các bài vẽ.
GV hướng dẫn HS xem và tổng kết.
Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ năm ngày 20 tháng 5 năm 2010.
Luyện từ và câu:
ôn tập tiết 6
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết1
- Biết đáp lời từ chối theo tình huống cho trước ( BT2) 
- Tìm được bộ phận trong câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?( BT3)
- Điền đúng dấu chấm than, dấu phẩy vào chỗ trống trong đoạn văn ( BT4).
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 28- 34
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(4’) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
5 HS lần lượt lên bốc thăm đọc bài, trả lời câu hỏi, GV nhận xét- Ghi điểm.
HĐ3(24’) Ôn luyện cách đáp lời từ chối của người khác.
Bài2:Nói lời đáp của em
1 HS đọc đề, HS làm bài, HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, GV nhận xét- ghi điểm.
a. Vâng, em sẽ ở nhà làm hết bài tập/...
b. Thế thì bọn mình cùng đi cho vui nhé./...
Bài3: Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì?
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét.
a. Để người khác qua suối không bị ngã nữa
b. Để an ủi sơn ca.
c. Để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng
Bài4: Ôn luyện cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy.
1 HS đọc yêu cầu, HS làm bài, GV gọi HS đọc bài làm , GV nhận xét- ghi điểm.
B.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Kể chuyện:
ôn tập tiết7
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết1.
- Biết đáp lời an ủi theo tình huống cho trước ( BT2) 
- Dựa vào tranh, kể lại được câu chuyện đúng ý và đặt tên cho câu chuyện vừa kể ( BT3).
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Bài2: MT: Ôn luyện cách đáp lời an ủi của người khác
1 HS đọc đề, 1 HS khác đọc các tình huống, HS làm bài, HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, 1 số HS trình bày trước lớp, GV nhận xét.
Bài3: MT: Ôn luyện cách kể chuyện theo tranh
1 HS đọc đề, HS quan sát tranh trong SGK, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét.
Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng tập kể lại truyện trong nhóm sau đó gọi 1 số HS trình bày trước lớp, GV nhận xét- ghi điểm.
B.(5’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Toán:
 luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết so sánh các số.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có 3 chữ số.
- Biết giải bài toán về ít hơn có liên quan đến đơn vị đo dộ dài.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng tính: 24 + 15 – 10 = ; 4 7 : 4 = 
GV gọi 2 HS lên bảng làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét- ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Luyện tập- thực hành
Bài2: MT: Củng cố kĩ năng điền dấu
482 ... 480 300 + 20 + 8 ... 338 987 ... 989
1000 ... 600 + 400 400 + 60 + 9 ... 469 700 + 300 ... 999
1 HS đọc đề, HS tự làm bài, 3 HS lên bảng làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét- ghi điểm.
Bài3: MT: Củng cố kĩ năng đặt tính rồi tính
a. 72 – 27 602 + 35 323 + 6
b. 48 + 48 347 – 37 538 – 4
1 HS đọc đề, 3 HS lên làm , lớp làm vào vở, GV nhận xét- ghi điểm.
Bài4: MT: Củng cố kĩ năng giải toán ít hơn
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét, 1 HS lên giải, lớp nêu kết quả, HS làm vào vở.
Bài giải: Tấm vải hoa dài số mét là:
 40 – 16 = 24 ( m )
 Đáp số: 24 m
C.(5’) Củng cố – dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Tập viết:
ôn tập tiết 8 ( kiểm tra theo đề của phòng Giáo dục)
Thể dục:
Chuyền cầu
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ theo nhóm hai người
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Thực hiện cơ bản đúng những nội dung chính đã học trong năm.
- Liệt kê được những nội dung chính đã học trong năm.
II. Địa điểm- phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Như bài 68
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.HĐ1(8’) Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.
Xoay các khớp cố chân, đầu gối, hông, cổ tay, vai
Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
Ôn các động tác tay, chân, lườn , bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
B. HĐ2(20’) Phần cơ bản:
Chuyền cầu theo nhóm hai người
Thi vô địch lớp chuyền cầu theo nhóm hai người
Các tổ cử đại diện ( một cặp ) GV cho tất cả đứng vào vị trí chuẩn bị . Khi có lệnh các em bắt đầu tung và chuyền cầu cho nhau, cặp nào để cầu rơi, thì dừng lại, từ đó chọn ra cặp vô địch.
C. HĐ3(7’) Phần kết thúc: Đi đều và hát
Một số động tác thả lỏng
Thứ sáu ngày 21 tháng 5 năm 2010.
Tập làm văn:
Ôn tập tiết 9 ( kiểm tra theo đề của phòng Giáo dục) 
thủ công:
Trưng bày sản phẩm thực hành của học sinh
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Trưng bày các sản phẩm thủ công làm được.
- Khuyến khích trưng bày những sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: Một số mẫu sản phẩm thủ công đã học
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Trưng bày sản phẩm thực hành của học sinh
GV cho từng tổ trưng bày sản phẩm của mình, tổ trưởng từng nhóm trình bày, GV đánh giá kết quả kiểm tra qua sản phẩm thực hành theo 2 mức độ:
Hoàn thành và chưa hoàn thành
GV tuyên dương tổ làm tốt.
B.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
 Toán :
Kiểm tra định kì ( cuối học kì II )
Thể dục:
Tổng kết năm học

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35.2.doc