I. MỤC TIÊU :
-Kiến thức: HS đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật , từ và các câu ứng dụng.
Viết được ăt, ât, rửa mặt, đấu vật
Luyện nói được từ 1-3 câu theo chủ đề: Ngày chủ nhật
. * HS ,khá, giỏi đọc trơn được các tiếng, từ, câu trong bài.
-Kĩ năng: HS đọc to, phát âm đúng các tiếng có ăt, ât.Viết chữ đúng qui trình chữ .
-Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học Tiếng Việt và thấy được sự phong phú của Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
GV+HS: Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC - Tuần 17 ( Từ ngày 12 đến 16 /12 năm 2011) GV thực hiện: Phạm Thị Chúc Thứ Ngày Tiết Môn dạy Tên bài theo P2 chương trình ĐDDH Hai 12/12 1 T. Việt T. Việt Bài 69: ăt – ât Bài 69: ăt - ât Tranh sgk 2 3 Toán Luyện tập chung 4 TNXH Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch đẹp. Tranh sgk 5 SHTT . Ba 13/12 1 Toán Tiếng Việt Luyện tập chung Bài 70 : ôt - ơt Tranh sgk 2 3 Tiếng Việt Bài 70 : ôt - ơt 4 T. Công Gấp cái ví ( tiết 1) Giây TC 5 Tư 14/12 1 Tiếng Việt Tiếng Việt Bài 71: et – êt Bài 71: et - êt Tranh sgk 2 3 Mĩ thuật 4 Âm nhạc Năm 15/12 1 Toán Tiếng Việt Luyện tập chung Bài 72: ut - ưt Tranh sgk 2 3 Tiếng Việt Bài 72: ut - ưt 4 Thể Dục 5 Sáu 16/12 1 Toán Điểm. Đoạn thẳng 2 Đ. Đức Bài 8: Trật tự trong trường học ( Tiết 2) 3 Tiếng Việt Tuần 15: Thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt,.. Tranh sgk 4 Tiếng Việt Tuần 16: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, 5 SH L Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011 Tiết 1 + 2 : TIẾNG VIỆT BÀI 69 : ăt - ât I. MỤC TIÊU : -Kiến thức: HS đọc được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật , từ và các câu ứng dụng. Viết được ăt, ât, rửa mặt, đấu vật Luyện nói được từ 1-3 câu theo chủ đề: Ngày chủ nhật . * HS ,khá, giỏi đọc trơn được các tiếng, từ, câu trong bài. -Kĩ năng: HS đọc to, phát âm đúng các tiếng có ăt, ât.Viết chữ đúng qui trình chữ . -Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học Tiếng Việt và thấy được sự phong phú của Tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: GV+HS: Bộ đồ dùng Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) - Gọi HS lên bảng đọc, viết - Đọc cho HS viết vào bảng con - Giơ bảng yêu cầu HS đọc - Nhận xét cho điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy vần mới : a. Nhận diện vần : - Viết vần ăt lên bảng - Yêu cầu HS phân tích vần ăt - Yêu cầu HS tìm ghep vần ăt - Hướng dẫn HS đánh vần đọc - Nhận xét uốn nắn b. Đánh vần, đọc tiếng, từ mới : - Có vần ăt muốn có tiếng mặt ta tìm thêm âm gì? Dấu gì ? - Gọi HS giỏi trả lời : - Âm m và dấu nặng đặt ở vị trí nào với vần ăt? - Yêu cầu HS tìm ghép tiếng mặt - Yêu cầu HS phân tích đánh vần, đọc tiếng mặt * Giơ tranh hỏi: Tranh vẽ gì ? - Viết từ mới lên bảng - Chỉ bảng yêu cầu HS yếu đọc - Nhận xét uốn nắn * Vần ât : Các bước dạy như trên - Gọi HS yếu so sánh - Nhận xét, uốn nắn c. Luyện viết bảng con : - Viết mẫu lên bảng lớp - Hướng dẫn HS cách viết - Theo dõi giúp đỡ HS yếu - Nhận xét, uốn nắn chữ viết cho HS d. Đọc từ ngữ ứng dụng : - Viết từ ngữ ứng dụng lên bảng gọi HS giỏi đọc - Đọc mẫu và giải nghĩa từ - Yêu cầu HS yếu đọc và tìm tiếng có vần mới - Chỉ bảng theo thứ tư và không thứ tự YC HS đọc - Nhận xét, uốn nắn cánh đọc cho HS Tiết 2 : 3. Luyện tập : a. Luyện đọc : - Chỉ bảng yêu cầu HS đọc bài tiết 1 - Nhận xét, uốn nắn, cánh đọc b. Đọc câu ứng dụng : - Yêu cầu HS mở SGK quan sát tranh - Viết câu ứng dụng lên bảng gọi HS giỏi đọc và tìm tiếng có vần mới - Đọc mẫu và giải thích câu ứng dụng - Chỉ bảng yêu cầu HS yếu đọc - Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS c. Luyện viết vào vở : - Yêu cầu HS mở vở tập viết - Theo dõi giúp đỡ HS viết bài - Thu một số bài chấm điểm, nhận xét sửa chữa d. Luyện nói : - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK + Trong tranh vẽ gì ? + Ngày chủ nhật bố mẹ thường cho em đi đâu ? + Em thấy những gì ở trong công viên ? *GDMT: Em luôn làm gì để công viên sạch, đẹp? - Viết chủ đề luyện nói lên bảng - Yêu cầu HS yếu tìm tiếng có vần mới học - Gọi HS giỏi đọc lại toàn bài C. Củng cố, dặn dò : (5 phút ) - Chỉ bảng yêu cầu HS đọc bài trên bảng - Tìm đọc thêm các tiếng có vần mới - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc : ot, hót, tiếng hót. At, hát, ca hát - Cả lớp viết : tiếng hót - Cá nhân, nhóm, lớp : bánh ngọt, tái nhót - Lắng nghe - Vần ăt : ă - t - Cả lớp ghép vần : ăt - Cá nhân, nhóm, lớp : ă - t - ăt. ăt - Lắng nghe - 1 HS: âm m và dấu nặng - Âm m đặt trước vần ăt dấu nặng đặt dưới âm ă - Cả lớp thực hiện trên bảng cài : mặt - Cá nhân, nhóm, lớp : m - ăt - măt - nặng - mặt. mặt - Trả lời : rửa mặt - Cá nhân, nhóm, lớp đọc : rửa mặt - ăt - mặt - rửa mặt - 2 HS: ăt - mặt - rửa mặt - ât - vật - đấu vật - 2 HS : ăt - ât - Cả lớp viết bảng con : - 2 HS: Đôi mắt, bắt tay, mật ong, thật thà. - Lắng nghe - 2 HS : mắt, bắt, mật, thật - Cá nhân, nhóm, lớp đọc phân tích tiếng mới HS trung bình, yếu đánh vần HS khá, giỏi đọc trơn. - Cá nhân, nhóm, lớp đọc ăt, ât, mặt, vật, rửa mặt, đấu vật - Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi - 2 HS : Cái mỏ tí hon. Cái chân bé xíu . Lông vàng mát dịu. Mắt đen sáng ngời. Ơi chú gà ơi. Ta yêu chú lắm. - Lắng nghe - 2 HS đọc, nhóm, lớp đọc - Cả lớp thực hiện -Cả lớp viết : ăt, ât,rửa mặt, đấu vật - Quan sát tranh, luyện nói nhóm đôi - Từng cặp TH LN với chủ đề : Ngày chủ nhật - Trả lời HS khá, .không xả rác, không khạc nhổ, tiểu, tiện đúng nơi qui định, không bẻ cành, hái hoa.. - 1 HS : nhật - Cá nhân, nhóm lớp, đọc : Ngày chủ nhật - 1 HS đọc, nhóm, lớp đọc - Lắng nghe Tiết 3 : TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - HS nhớ được cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10 - Viết được các số theo thứ tự quy định. Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán. -Làm bài tập 1( Cột 3,4),2,3,4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ : (5phút ) - Gọi HS lên bảng tính - Cho cả lớp làm vào bảng con - Nhận xét , cho điểm B. Dạy bài mới : ( 25 phút ) * Bài 1/( Cột 3,4): số ? - Viết bài toán lên bảng yêu cầu HS điền số - HS yếu lên bảng tính, cả lớp làm vào vở - Theo dõi giúp đỡ HS làm bài - Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau - Nhận xét sửa sai cho HS * Bài 2 : Viết các số 7, 5, 2, 9, 8: - Gọi HS giỏi nêu bài toán - Yêu cầu HS làm bài gọi HS lên bảng viết số, cả lớp làm vào vở - Theo dõi giúp đỡ HS làm bài - Nhận xét sửa sai * Bài 3 : Viết phép tính thích hợp a/ Yêu cầu HS mở SGK quan sát tranh và nêu bài toán giỏi nêu bài toán : - Gọi 1 HS giỏi lên viết phép tính, cả lớp làm vào vở b/ GV ghi bảng tóm tắt – cho HS đọc to + Có mấy lá cờ ? - Bớt mấy lá cờ ? + Còn mấy lá cờ ? - YC HS giỏi lên viết phép tính, cả lớp làmbài - Yêu cầu HS làm bài C. Củng cố, dặn dò: (5phút ) - Giơ bảng : 6 = 2 + ? 7 = 3 + ? 10 – 5 = ? - Dặn HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS : 8 + 2 = 10 – 2 = - Cả lớp : 10 - 8 = 2 + 8 = * 3 HS : 8 = + 3 10 = 8 + 8 = 4 + 10 = + 3 9 = ...+ 1 10 = 6 + . * 2 HS : a. Theo thứ tự từ bé đến lớn : 2, 5, 7, 8, 9 b. Theo thứ tự từ lớn đến bé : 9, 8, 7, 5, 2 a. Có 4 bông hoa thêm 3 bông hoa nữa. Hỏi có tất cả mấy bông hoa? - 1 HS : 4 + 3 = 7 b. Có : 7 lá cờ Bớt đi : 2 lá cờ Còn : lá cờ ? - 1 HS : 7 - 2 = 5 - Trả lời - Lắng nghe Tiết 4: TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 17 : GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP I. MỤC TIÊU : - HS nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp - Biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp * HS khá, giỏi nêu được một số việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp học sạch đẹp. *KNS :-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện một số công việc để giữ lớp học sạch đẹp. -Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ lớp học sạch đẹp. -Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Chổi có cán dài, khẩu trang, khăn lau, hót rác, sọt rác III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS A. Kiểm tra bài cũ : 5 phút - Hãy kể tên các hoạt động ở lớp ? - Nhận xét, đánh giá B. Bài mới : 28 phút 1. Giới thiệu bài : 2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp a/ Mục tiêu : Biết giữ lớp học sạch đẹp b/ Cách tiến hành : - Chia nhóm yêu cầu HS hỏi và trả lời - Giúp đỡ HS thảo luận + Tranh thứ nhất các bạn đang làm gì ? Sử dụng dụng cụ gì ? + Tranh hai các bạn đang làm gì ? Sử dụng đồ dùng gì? - Gọi đại diện lên bảng trình bày - Thảo luận các câu hỏi : + Lớp học của em đã sạch đẹp chưa ? + Bàn ghế trong lớp có ngay ngắn không ? + Cặp, mũ, nón, đã để đúng nơi quy định chưa ? * GDMT: - Em đã làm gì để lớp học của mình luôn sạch sẽ gọn gàng ? c/ Kết luận : Để lớp học sạch, đẹp mỗi các em phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch đẹp * Hoạt động 2 : Thảo luận và thực hành theo nhóm a/ Mục tiêu : Biết cách sử dụng một số dụng cụ ( đồ dùng ) để làm vệ sinh lớp học. b/ Cách tiến hành : + Chia theo tổ phát cho mỗi tổ một dụng cụ + Những dụng cụ này được dùng vào việc gì ? + Cách sử dụng từng loại như thế nào ? - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành - Nhận xét tuyên dương * GDMT : - Em đã giữ gìn lớp học của mình như thế nào để lớp học luôn sạch đẹp ? c/ Kết luận : Phải biết sử dụng dụng cụ (đồ dùng ) hợp lí có như vậy mới bảo đảm an toàn vệ C. Củng cố dặn dò :2 phút - Thực hiện làm vệ sinh lớp học cho sạch sẽ. - 2 HS kể : Học tập, vui chơi, ca hát - Lắng nghe - Quan sát nhóm đôi : Một bạn hỏi một bạn trả lời - Các bạn đang quét lớp, lau bàn ghế, dùng chổi, khăn lau bàn - Các bạn đang học nhóm, trưng bày sản phẩm dán tranh lên bảng - 4 HS trình bày trước lớp - 2 HS trả lời - Quét dọn sạch sẽ và kê bàn ghế thẳng hàng, đồ dùng để đúng nơi quy định - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi + Chổi dùng để quét trường, lớp + Cầm hai tay và nhẹ nhàng quét - 4 HS đại diện cho các nhóm trình bày trước lớp - Không vứt rác ra trường lớp và không vẽ bậy lên tường. - Lắng nghe - Lắng nghe Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011 Tiết 1 : TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được so sánh các số - Nhớ được thứ tự của các số trong dãy số từ 0 đến 10 - Biết cộng trừ các số trong phạm vi 10. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. -Làm bài tập 1,2(a, b cột 1) ,3cột 1,2: ,4 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ : (5phút ) - Gọi HS lên bảng tính - Cho cả lớp làm vào bảng con - Nhận xét , cho điểm B. Dạy bài mới : ( 28 phút ) * Bài 1: Nối các chấm theo thứ tự : - Viết bài lên bảng yêu cầu HS yếu lên bảng nối ... uyền trẻ em III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : Hoạt động GV Hoạt động HS A.Kiểm tra bài cũ : 5 phút - Khi vào lớp, hoặc ra về các em cần phải làm gì - Nhận xét, đánh giá A. Bài mới : 25 phút * Hoạt động 1 : Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận - Chia nhóm đôi yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận - Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào ? - Theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc - Gọi đại diện các nhóm trình bày * Kết luận : Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. * Hoạt động 2 : Đánh dấu + vào quần áo các bạn giữ trật tự tranh bài tập 4 - Yêu cầu HS đánh dấu + vào quần áo các bạn giữ trật tự trong giờ học - Vì sao em lại tô màu vào quần áo các bạn đó ? - Chúng ta có nên học tập các bạn đó không ? Vì sao ? - Kết luận : Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học * Hoạt động 3 : HS làm bài tập 5 - Yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 5 thảo luận -Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai? Vì sao ? - Mất trận tự trong lớp có hại gì ? * Kết luận : Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện... - Viết câu ghi nhớ lên bảng lớp - Đọc và hướng dẫn HS đọc câu ghi nhớ C. Củng cố dặn dò : 5 phút - Ngồi học trong lớp các em cần phải làm gì? - Dặn HS chuẩn bị tiết học sau. - 2 HS : Cần phải xếp hàng ngay ngắn, không xô đẩy nhau - Từng cặp HS thực hành quan sát thảo luận : - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi - 4 HS trình bày trước lớp : Các bạn ngồi học ngay ngắn, chú ý nghe cô giáo giảng bài - HS khác nhận xét bổ sung - Lắng nghe - Cả lớp thực hiện đánh dấu vào bài tập - Vì các bạn ngồi học biết giữ trật tự - Vì các bạn ngồi học giữ trật tự nghe giảng - Lắng nghe - Cả lớp thảo luận - Trả lời : Việc làm của hai bạn là sai - Mất trận tự sẽ không nghe giảng bài đầy đủ - Lắng nghe - Cá nhân, nhóm, lớp đọc : Trò ngoan vào lớp nhẹ nhàng, Trật tự nghe giảng, em càng ngoan hơn. - 2 HS : Giữ trật tự trong lớp học - Lắng nghe Tiết 3 : TẬP VIẾT TUẦN 15 : THANH KIẾM, ÂU YẾM, AO CHUÔM, BÁNH NGỌT, I. MỤC TIÊU : - Học sinh viết đúng các chữ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt,bãi cát, thật thà, kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. * HS khá, giỏi viết đủ số dòng qui định trong vở Tập viết 1, tập một. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giáo viên : bảng phụ viết nội dung bài - Học sinh : Vở viết, bảng con III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài : - GV, từ bài TV trước tới nay các em đã được học thêm các vần có dấu hiệu gì giống nhau? - GV giới thiệu nội dung bài viết. 2. Hướng dẫn HS viết a) Quan sát nhận xét. - GV cho HS tìm những tiếng chứa vần có M,T ở cuối mà ta đã học – GV gạch dưới. - GV hướng dẫn: *Từ “thanh kiếm” GV cho HS nêu điểm đặt bút của từng chữ, khoảng cách của chữ kiếm với chữ thanh ntn? - GV viết mẫu: Đặt bút từ ĐN 2 ta viết chữ thanh, điểm kết thúc cũng tại ĐN2, chữ kiếm ta cũng đặt bút viết tại ĐN2 nhưng cách chữ thanh khoảng 1 con chữ o, viết con chữ k từ ĐD của k đưa bút lên nối liền với điểm bắt đầu của i viết vần iêm dừng bút tại ĐN2, lia bút ghi dấu phụ i , dấu phụ ê và dấu sắc trên dấu phụ ê. * Tương tự GV cho HS nêu điểm đặt bút, khoảng cách của từng chữ trong mỗi từ. - GV viết mẫu và hướng dẫn. b) HS viết bảng con. - Cho HS viết bảng con lần 1– GV nhận xét - Cho HS viết bảng con lần 2 - GV nhận xét. - Cho HS viết bảng con lần 3 - GV nhận xét 3. Thực hành viết vào vở - Cho học sinh viết từng dòng theo mẫu trong vở Tập viết - Quan sát giúp đỡ HS yếu, chỉnh sửa tư thế ngồi cho HS 4 Thu bài chấm điểm - GV, chấm một số bài nhận xét, tuyên dương những em viết chữ đẹp, sửa chữa lỗi cho HS . - HS giỏi trả lời. - Cả lớp đọc to. - HS trung bình nêu: kiếm, yếm, chuôm, ngọt, cát, thật. 1 HS yếu nêu.đặt bút viết tại ĐN2, khoảng cách chữ 1 con chữ o HS quan sát. - HS trung bình, yếu nêu. - lớp quan sát. - Cả lớp viết chữ kiếm. - Cả lớp viết từ âu yếm. - Mỗi tổ viết một tiếng trong một từ, chuôm, ngọt, cát, thật. Cả lớp viết vào vở TV trang 41,42 HS khá, giỏi viết đủ số dòng qui định. - HS tổ 2 nộp sổ - lớp nghe nhận xét Tiết 3: TẬP VIẾT Tuần 16:XAY BỘT, NÉT CHỮ, KẾT BẠN,ĐÔI MẮT, CHIM CÚT.. . I. MỤC TIÊU : - KT: HS viết đúng các chữ: xay bột, nét chữ, kết bạn, đôi mắt,chim cút, nứt nẻ, kiểu chữ viết thường ,cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một * HS, khá giỏi viết được đủ số dòng qui định trong vở TV1, tập một. - KN: Hs trình bày sạch đẹp, đúng qui trình các chữ. - TĐ :giáo dục HS tính thẩm mĩ qua việc trình bày bài viết . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV:Bảng phụ có nội dung bài học. HS: vở TV, bảng phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hoạt động 1: Giới thiệu bài Gv cho HS đọc lại nội dung bài viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs viết: a) Quan sát nhận xét. - GV cho HS tìm những tiếng chứa vần có T ở cuối mà ta đã học – GV gạch dưới. - GV hướng dẫn: *Từ “xay bột” GV cho HS nêu điểm đặt bút của từng chữ, khoảng cách của chữ xay với chữ bột ntn? - GV viết mẫu: Đặt bút từ dưới ĐN 3 ta viết chữ xay, điểm kết thúc tại ĐN2, chữ bột ta cũng đặt bút viết tại ĐN2 nhưng cách chữ xay khoảng 1 con chữ o, viết con chữ b từ ĐD của b lia bút đến điểm bắt đầu của ô viết vần ôt dừng bút tại ĐN2, lia bút ghi dấu phụ ô , dấu ngạch ngang của t và dấu nặng dưới ô. * Tương tự GV cho HS nêu điểm đặt bút, khoảng cách của từng chữ trong mỗi từ. - GV viết mẫu và hướng dẫn. b) HS viết bảng con. - Cho HS viết bảng con lần 1– GV nhận xét sửa chữa. - Cho HS viết bảng con lần 2 - GV nhận xét. - Cho HS viết bảng con lần 3 - GV nhận xét Hoạt động 3: cho HS viết bài. - Gv tổ chức cho hs thực hành luyện viết vào vở - Hướng dẫn HS viết từng dòng. - Gv quan sát giúp đỡ hs khi viết bài. Hoạt động 4: Chấm và chữa bài. -Gv thu và chấm 8 - 10 bài của hs và nhận xét ưu khuyết điểm .- Tuyên dương HS có bài viết đẹp. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét tiết học. Thu vở của HS. - Dặn HS nào chưa viết xong về nhà viết tiếp HS đọc đồng thanh. - HS trung bình nêu: bột, nét, kết,mắt, cút, nứt. 1 HS yếu nêu.. HS quan sát. HS quan sát và nêu Hs quan sát. - Cả lớp viết xay bột. - Cả lớp viết từ âu yếm. - Mỗi tổ viết một tiếng trong một từ, kết, mắt, cút, nứt. Cả lớp thực hành viết vào vở TV trang 42,43 HS khá, giỏi viết đủ số dòng qui định. - HS lắng nghe Cả lớp nộp sổ. Tiết 5: SINH HỌAT TẬP THỂ- Tuần 17 I,- Mục tiêu: Gv đánh giá hoạt động tuần qua và đề ra phương hướng , nhiệm vụ hoạt động tuần tới. II,-Biện pháp xử lí và khắc phục những ưu điểm và khuyết điểm : 1,Đối với những hs có những ưu điểm : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 2,-Đối với những H/s mắc khuyết điểm :. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. III,-Kế hoạch tuần tới (Căn cứ vào những ưu- khuyết tuần qua và kế hoạch hoạt động của nhà trường): ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Trình kí duyệt TTCM Trình kí duyệt BGH .. .. .. .. .. ... .. .... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. . . . . . . . . . . . . . ..
Tài liệu đính kèm: