Kinh nghiệm giảng dạy Đổi mới phương pháp giải toán có lời văn ở lớp một

Kinh nghiệm giảng dạy Đổi mới phương pháp giải toán có lời văn ở lớp một

I. NHẬN THỨC :

 Môn toán là môn học nhằm giáo dục học sinh tính khoa học, tính cần cù, tính chính xác và là một môn học quan trọng trong các bộ môn ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp một nói riêng.

 Môn toán lớp một mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của môn học, rồi mai đây các em lớn lên có nhiều em trở thành cử nhân, trở thành những nhà giáo, nhà khoa học nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1,2,3 học các phép cộng, trừ và hơn nữa những con số những phép tính đơn giản ấy rất cần thiết cho suốt cả đời người.

 Đặc biệt những bài toán có lời văn chiếm một phần không nhỏ trong chương trình toán 1 và yêu cầu bắt buột trong chương trình mới hiện nay.

 Qua thời gian giảng dạy, rút ra được một số kinh nghiệm nhằm giúp các em có thêm những kiến thức để giải thành thạo những dạng toán này.

II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ :

 Trong năm học 2010 – 2011 tơi được phân công dạy lớp Một 2,buổi chiều, lớp có 31 học sinh và có những thuận lợi và khó khăn sau :

 1/Thuận lợi :

 - Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường.

 - Cơ sở vật chất đầy đủ.

 - Giáo viên và học sinh được trang bị đầy đủ bộ thiết bị dạy học toán lớp 1.

 - Học sinh gần trường đi lại thuận tiện.

 

doc 5 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm giảng dạy Đổi mới phương pháp giải toán có lời văn ở lớp một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TOÁN
I. NHẬN THỨC :
	Môn toán là môn học nhằm giáo dục học sinh tính khoa học, tính cần cù, tính chính xác và là một môn học quan trọng trong các bộ môn ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp một nói riêng.
	Môn toán lớp một mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ diệu của môn học, rồi mai đây các em lớn lên có nhiều em trở thành cử nhân, trở thành những nhà giáo, nhà khoa học  nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1,2,3  học các phép cộng, trừ và hơn nữa những con số những phép tính đơn giản ấy rất cần thiết cho suốt cả đời người.
	Đặc biệt những bài toán có lời văn chiếm một phần không nhỏ trong chương trình toán 1 và yêu cầu bắt buột trong chương trình mới hiện nay.
	Qua thời gian giảng dạy, rút ra được một số kinh nghiệm nhằm giúp các em có thêm những kiến thức để giải thành thạo những dạng toán này.
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ :
	Trong năm học 2010 – 2011 tơi được phân công dạy lớp Một 2,buổi chiều, lớp có 31 học sinh và có những thuận lợi và khó khăn sau :
	1/Thuận lợi :
	- Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường.
	- Cơ sở vật chất đầy đủ.
	- Giáo viên và học sinh được trang bị đầy đủ bộ thiết bị dạy học toán lớp 1.
	- Học sinh gần trường đi lại thuận tiện.
	2. Khó khăn : 
	- Do đây là lớp đầu tiên của bậc tiểu học, học sinh còn rất nhiều bở ngỡ lúng túng.
	- Trình độ giữa các em không đều nhau, cụ thể :
	+ Giỏi : 5 học sinh , tỉ lệ 15,6%
	+ Khá : 15 học sinh, tỉ lệ 46,9%
	+ Trung bình : 15 học sinh, tỉ lệ 23,7%
	- Đặc biệt có một số em làm sai hoặc không làm được bài toán có lời.
	3/ Nguyên nhân học sinh giải sai bài toán có lời văn :
	- Học sinh chưa đọc được đề bài.
	- Chưa phân tích được đề toán : Đề cho biết gì? Hỏi gì?
	- Không đầu tư suy nghĩ, dễ chán nãn khi gặp bài hơi khó, giải theo nhạy cảm.
	Do những nguyên nhân trên, em đưa ra một số biện pháp và cách thực hiện như sau :
III. BIỆN PHÁP :
	1. Các biện pháp :
	- Sử dụng bộ thiết bị dạy học toán lớp 1
	- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành đọc và thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi các số đã học để áp dụng vào giải các bài toán.
	- Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn, em luôn chú ý đến việc tìm hiểu đề bài.
	- Đọc kỹ đề toán, xem kênh hình, phân tích đề.
	- Học sinh tóm tắc đề toán trước khi giải
	- Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải.
	2. Biện pháp cụ thể :
	- Thiết kế tiến trình tiết dạy.
	Tiết : giải toán có lời văn
	a) Mục tiêu :
	- Giúp học sinh bước đầu nhận biết được các việc thường làm khi giải toán có lời văn
	- Tìm hiểu đã cho biết những gì?
	+ Bài toán đã cho biết những gì ?
	+ Bài toán hỏi gì ?
	- Giải bài toán :
	+ Trình bày bài giải : (nêu câu lời giải , phép tính, đáp số)
	- Bước đầu cho học sinh tự giải bài toán.
	b) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
- Hát vui
- 2 em sửa bài trong vở bài tập
Nhận xét
 3. Bài mới :
Hoạt động 1 :
- Giới thiệu cách giải bài toán có lời văn và cách trình bày giải .
- Hướng dẫn xem tranh và trả lờicâu hỏi
- Xem tranh
- Học sinh đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Nhà An có 5 con gàm mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà.
- Giáo viên tóm tắt :
+ Có : 5 con gà
+ Thêm 4 con gà
+ có tất cả “  con gà?
Theo dõi và nêu lại phần tóm tắt
- hướng dẫn giải bài toán
Bài giải
Nhà An có tất cả là :
 5 + 4 = 9 (con gà)
Đáp số : 9 con gà.
Hoạt động 2 :
Trò chơi “lập bài toán” phổ biến cách chơi
- Giáo viên cho các nhóm học sinh đưa vào mô hình tranh, ảnh  để tự lập bài toán
- Các nhóm học sinh trao đổi trong nhóm để cùng lập bài toán
- Đại diện nhóm trình bày đề toán
Nhận xét – tuyên dương
Hoạt động 3 :
 Thực hành 
 Bài 1 :
- Yêu cầu học sinh tự nêu bài toán
- Gọi học sinh trình bày lên bản
Bài giải 
Có tất cả là :
 1 + 8 = 9 (con lợn)
 Đáp số : 9 con lợi
- Xem kỹ phần tóm tắt, dựa vào bài giải cho sẵn để viết tiếp các phần còn thiếu sau đọc toàn bộ bài giải
Bài 2 : Tương tự
Trình bày bài giải vào vở bài tập
Bài 3 : Chú ý để cho học sinh tìm câu hỏi, câu lời giải khác
Tự làm bài – sửa bài
4. Củng cố :
 Trò chơi “Nhìn tranh nêu bài giải”
 - Phổ biến cách chơi
- Phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh
Các nhóm thi đua nhìn tranh và nêu bài giải cụ thể. 
Nhận xét – tuyên dương
Nêu nhận xét chung
5. Dặn dò :
Nêu việc phải làm ở nhà.
IV. KẾT QUẢ :
	Với cách thực hiện trên đã đem lại kết quả sau :
	- Học sinh tự tóm tắt và viết tóm tắt đề toán để ngầm phân tích các thông tin về đề toán.
	- Xem tóm tắt, học sinh đặt trước đề toán và giải toán.
	- Hơn 90% học sinh tự giải được bài toán có lời văn và trình bày bài giải vào phiếu bài tập, vỡ bài tập.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
	Từ kết quả nêu trên, tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
	- Nhắc nhở học sinh đọc kỹ bài toán trước khi giải
	- Xác định dạng toán (phép tính cộng hay trừ)
	- Khi đã làm quen được với dạng toán, giáo viên nên để các em tự hỏi nhau và tìm ra lời giải cho bài toán.
	- Khuyến khích học sinh nêu câu hỏi, câu lời giải theo sự hiểu biết của mình.
	- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
	- Chú ý đến học sinh yếu nhiều hơn.
	Với kinh nghiệm giảng dạy này, hy vọng giúp các em lớp 1 giải toán có lời văn được tốt, rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và đồng nghiệp để kinh nghiệm giảng dạy của em ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Mỹ Hương, ngày . tháng . năm .
Người viết
Đào Duy An

Tài liệu đính kèm:

  • docKNGD LOP 1.doc