Mầm non - Kế hoạch tổ chức hoạt động “một ngày tích hợp”

Mầm non - Kế hoạch tổ chức hoạt động “một ngày tích hợp”

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC – TUẦN 1

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

- PT Thể chất:

Trẻ tham gia các hoạt động thể dục sáng – TD giờ học: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. – các hoạt động trong ngày, trẻ ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc, biết vận động phối hợp cùng bạn giúp cơ thể linh hoạt, nhạy bén, khéo léo.

- PT Ngôn ngữ:

Trẻ tham gia các hoạt động cùng cô và bạn, trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, đọc thơ, câu đố. thông qua chủ đề “Lớp chồi của bé”.

- PT Nhận thức:

Cháu hiểu biết về “Lớp chồi của bé” có tên gọi, địa điểm, những đồ dùng đồ chơi, các hoạt động, các góc chơi trong lớp của bé.

- PT Tình cảm XH – kỹ năng:

Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, lấy - cất đúng nơi quy định. Biết yêu quý kính trọng, lòng biết ơn đối với các cô và yêu thương đoàn kết với các bạn.

- PT thẫm mĩ:

Trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của lớp học, tình cảm của bạn và cô, những giai điệu đẹp trong bài hát bài thơ.về chủ đề, trẻ biết thể hiện bằng những kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm.

 

doc 14 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mầm non - Kế hoạch tổ chức hoạt động “một ngày tích hợp”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC – TUẦN 1
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
- PT Thể chất: 
Trẻ tham gia các hoạt động thể dục sáng – TD giờ học: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. – các hoạt động trong ngày, trẻ ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc, biết vận động phối hợp cùng bạn giúp cơ thể linh hoạt, nhạy bén, khéo léo...
- PT Ngôn ngữ: 
Trẻ tham gia các hoạt động cùng cô và bạn, trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, đọc thơ, câu đố... thông qua chủ đề “Lớp chồi của bé”.
- PT Nhận thức: 
Cháu hiểu biết về “Lớp chồi của bé” có tên gọi, địa điểm, những đồ dùng đồ chơi, các hoạt động, các góc chơi trong lớp của bé.
- PT Tình cảm XH – kỹ năng: 
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, lấy - cất đúng nơi quy định. Biết yêu quý kính trọng, lòng biết ơn đối với các cô và yêu thương đoàn kết với các bạn.
- PT thẫm mĩ: 
Trẻ cảm nhận được vẽ đẹp của lớp học, tình cảm của bạn và cô, những giai điệu đẹp trong bài hát bài thơ...về chủ đề, trẻ biết thể hiện bằng những kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
F Thời gian thực hiện: Thứ hai, 27/08/12
F Chủ đề: Lớp Chồi của bé.
ØLĩnh vực phát triển nhận thức thông qua hoạt động LQMTXQ.
Đề tài: Tìm hiểu về “Cái cặp của bé”.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu nhận biết về cái cặp của bé: tên gọi, chất liệu, công dụng, thái độ của bé đối với cái cặp.
- Cháu diễn đạt hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng. Biết tạo ra sản phẩm trưng bày góc sản phẩm.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, biết lấy và cất đúng nơi quy định. Biết vâng lời cô và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1/ Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng:
v Đón trẻ, trò chuyên đầu giờ:
v Thể dục sáng:
Thổi bóng bay, tay 1, chân 1, bụng 1, bật 1.
	F Mục đích yêu cầu:
- Cô giúp trẻ thực hiện những động tác thể dục theo nhịp đếm của cô.
- Rèn cho trẻ thực hiện động tác thành thạo.
- Rèn cho trẻ thói quen tập thể dục sáng để cơ thể khoẻ mạnh.
	F Tiến hành:
³ Khởi động
- Cô tập trung trẻ cho đi đội hình vòng tròn kết hợp đi luân phiên các kiểu: đi mũi chân, mép chân, gót chân. Chạy luân phiên các kiểu
- Cho chuyển đội hình (trong lớp) 3 hàng ngang.
³ Trọng động
- Cô hướng dẫn cho trẻ tập theo cô:
+ Thổi bóng bay 2-3 lần.
+ Tay 1: Hai tay giơ thẳng qua đầu, đưa ra trước, mở rộng ngang vai. (2lx8n)
+ Chân 1: Hai tay chống hông, chân bước khuỵ gối. (2lx8n)
+ Bụng 1: Hai tay chống hông, nghiêng người trái phải. (2lx8n)
+ Bật 1: Hai tay chống hông bật nhảy tiến lên phía trước. (2lx8n)
³ Hồi tĩnh: Chuyển đội hình đi vòng tròn vào lớp.
v Điểm danh:
* Cho trẻ hát bài hát theo chủ đề.
	3 TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
- Bé đến lớp không khóc nhè
- Bé ngồi ghế ngay ngắn
- Bé rửa tay sạch khi đi học
2/ Hoạt động ngoài trời: 
F Chuẩn bị trước khi ra sân:
- Cô giới thiệu các nội dung buổi dạo chơi, cho trẻ chỉnh sửa quần áo đầu tóc gọn gàng. 
- Cho trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi”. Trẻ quan sát bầu trời, thời tiết và đi đến địa điểm quan sát.
F Quan sát và trò chuyện cùng trẻ: 
v Thứ 2,4,6: Dạo chơi, quan sát về “Lớp học của bé”.
- Con hãy nói xem lớp học của con có gì?
- Trong lớp có những ai? Tên gì? Con ở tổ mấy?.....
v Thứ 3,5: Quan sát về “Đồ chơi của lớp” và “Đồ dùng học tập của bé”.
Các con nhìn xem trong lớp mình có những đồ chơi gì?
Đồ chơi được làm bằng gì?
Chơi như thế nào?........
Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi cẩn thận, biết lấy và cất đúng nơi gọn gàng, không vun vứt bừa bãi.
F Trò chơi vận động: Bóng bay
- Cô giới thiệu trò chơi và cách chơi: Cho trẻ cầm tay nhau thành vòng tròn, vừa đi vừa đọc: 
Bóng bay xanh	Bóng bay đỏ
Bay nhanh trong gió	Bay nhanh trong gió
Nhẹ tay nhẹ tay	Nhẹ tay nhẹ tay
Kẻo mà bóng bay	Kẻo mà bóng bay
Vở ngay	Vở ngay
Bùm 	Bùm
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
F Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, chơi những trò chơi dân gian mà trẻ thích.
3/ Hoạt động vui chơi: 
v Chơi vận động: Tổ chức cho trẻ chơi TC “Thi Xem Tổ nào nhanh” (3 lần)
v Phân vai: Cô giáo, lớp học và gia đình (đưa bé đi học)
* MĐYC: 
- Trẻ chơi đóng vai “Cô giáo”, lớp học và gia đình đưa con đi học.
* Chuẩn bị: Xúc xắc, cặp sách, bút chì, thước, kéo, hồ....
* Tiến hành: 
- Trẻ chơi đóng vai Cô giáo, các bạn, ba - mẹ đưa con đi học. 
v Xây dựng: Xây lớp của bé.
* MĐYC: Trẻ biết tái hiện lại các mô hình “Xây lớp Chồi của bé”. Trẻ biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi.
* Chuẩn bị: Hủ sữa Fristi, hộp sữa yormill, cây xanh, đồ chơi lắp ráp,....
* Tiến hành: 
- Trẻ biết phân vai cho nhau: đội trưởng, đội phó, công nhân lắp ráp, công nhân xây dựng công trình.
- Trẻ biết thiết kế và sắp xếp công trình lớp của bé có: các góc chơi, đồ chơi, bàn, ghế, hàng rào bảo vệ lớp học.
- Cô giáo dục trẻ yêu công trình xây dựng do mình làm ra.
v Học tập: Trẻ xem tranh ảnh, kể chuyện theo tranh về lớp của bé.
* MĐYC: Nhận biết nội dung tranh ảnh và kể chuyện, đàm thoại.
* Chuẩn bị: Tranh ảnh của lớp, truyện bé Mai đi học.
* Tiến hành: 
- Cho trẻ ngồi theo nhóm cùng xem tranh và trò chuyện, trẻ xem truyện bé Mai đi học và kể chuyện sáng tạo theo tranh.
v Nghệ thuật: Tô màu tranh, đồ dùng của bé. Hát về chủ đề.
² MĐYC: Cháu biết sử dụng một số kỹ năng tạo hình để tô màu tranh, đồ dùng của bé ở lớp. Trẻ hát múa về chủ đề.
² Chuẩn bị: Bút màu, tranh mẫu và một số dụng cụ âm nhạc.
² Tiến hành: Cô hướng dẫn cháu tô màu, hát múa về chủ đề. Giáo dục trẻ biết yêu sản phẩm mình và bạn làm ra.
v Thiên nhiên: Cho trẻ chơi với nước: Bé tưới nước cho cây.
µ MĐYC: Trẻ chơi với nước: biết cây cần nước và tưới nước vừa phải. Không tưới quá nhiều nước.
µ Chuẩn bị: Bình tưới, nước sạch.
µ Tiến hành: 
- Cho trẻ dùng tưới hứng nước và đi tưới cho các cây trong sân trường và chăm nước cho những bình hoa của lớp.
- Giáo dục trẻ vệ sinh gọn gàng góc chơi và biết rửa tay sạch sau khi chơi.
4/ Hoạt động học có chủ đích:	
4.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
- Không gian: Trong lớp học.
- Đồ dùng, phương tiện: Hình ảnh về chủ đề, nhạc, các ký hiệu của trẻ, kéo, keo, hồ, giấy, 12 viên gạch ống xếp hình zíc zắc cho 4 tổ.....
- Phương pháp: Quan sát, dùng lời, trực quan, thực hành.
4.2 Tiến trình tổ chức “Hoạt động có chủ đích 1 – Lĩnh vực PTNT: LQMTXQ”.
Đề tài: Tìm hiểu về “Cái cặp của bé”
v Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo”
v Hoạt động trọng tâm:
¯ Cái cặp xinh
Cho trẻ quan sát một số cái cặp và đàm thoại cùng trẻ:
Các con vừa nhìn thấy những cái gì?
Con hãy nói cho cô nghe những điều con đã thấy
Cái cặp của bạn nào? Cặp được làm bằng gì?
Cặp giúp con đựng gì?
Con sử dụng xong con sẽ làm gì ?
Cô giáo dục trẻ khi sử dụng đồ dùng đồ chơi lấy cất đúng nơi, giữ gìn cẩn thận không làm hư.
¯ Cái cặp của bé
Cô cho trẻ tô màu cái cặp theo ý thích. 
¯ Bé cùng vui chơi.
Cô cho trẻ chơi trò chơi “Đổi đồ chơi cho bạn”.
v Kết thúc hoạt động: Cô và trẻ hát bài “Mẹ yêu không nào”. 
5/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều:
- Cháu đi vệ sinh, rửa tay, lau mặt. Cô theo dõi gợi ý, sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ trực nhật chuẩn bị bàn ăn, cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn hết xuất
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi làm vệ sinh răng miệng, chuẩn bị chỗ ngủ.
- Cháu ngủ dậy biết thu dọn nệm gối, làm vệ sinh và ra bàn ăn xế.
6/ Hoạt động chiều: 
Thể dục nhịp điệu
F Nêu gương cuối ngày: 
- Trẻ đi vệ sinh, chỉnh sửa quần áo.
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ về chủ điểm.
- Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan:
- Bé đến lớp không khóc nhè
- Bé ngồi ghế ngay ngắn
- Bé rửa tay sạch khi đi học
- Cô cho trẻ tự nhận xét các bạn từng tổ, cô nhận xét và cho trẻ đếm số bạn trong tổ được cắm cờ.
- Cô ghi nhận vào sổ theo dõi, động viên kịp thời những trẻ không được cắm cờ.
F Trả trẻ: 
Trả trẻ trao đổi tình hình của trẻ ở lớp cho phụ huynh biết.
Vận động phụ huynh ủng hộ sách báo cũ và trò chuyện với trẻ về chủ đề.
III. ĐÁNH GIÁ:
1. Tình hình sức khoẻ:
2. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
F Thời gian thực hiện: Thứ ba, 28/08/12
F Chủ đề: Lớp chồi của bé
ØLĩnh vực phát triển thể chất thông qua hoạt động TD giờ học
	Đề tài: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh
ØLĩnh vực phát triển nhận thức thông qua hoạt động LQVT.
	Đề tài: Nhận biết về thời gian. (44)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết so sánh nhận biết sự thay đổi của thời gian: buổi sáng, trưa, chiều, tối va hoạt động phù hợp với thời gian.
- Cháu tích cực tham gia hoạt động và rèn kỹ năng: Tham gia vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Rèn kỹ năng xếp hàng theo hiệu lệnh.
- Cháu biết tạo ra sản phẩm đẹp, biết giữ gìn sản phẩm cẩn thận. Chơi có tổ chức kỹ luật, không tranh giành với bạn.
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
1/ Hoạt động học có chủ đích:
1.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
- Không gian: Trong lớp học.
- Đồ dùng, phương tiện: 
* Cô: Các tranh ảnh gợi ý thời gian: buổi sáng – trưa – chiều – tối.
* Trẻ: giấy hoạ báo, kéo, hồ dán, giấy bìa cứng, bút màu.
- Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, trò chơi, thực hành.
1.2 Tiến trình tổ chức “Hoạt động có chủ đích1 – PTTC: Thể dục giờ học”.
Đề tài: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh
F Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức: tập trong lớp. 
- Phương pháp: Giải thích, làm mẫu, luyện tập, trò chơi
- Chuẩn bị: 4 băng đội trưởng. 
F Tiến trình hoạt động: 
Œ Khởi động: 
- Cô tập trung trẻ cho đi đội hình vòng tròn kết hợp đi luân phiên các kiểu: đi mũi chân, mép chân, gót chân. Chạy luân phiên các kiểu
- Cho chuyển đội hình (trong lớp) 8 hàng ngang.
 Trọng động:
¯ Bài tập phát triển chung:
- Thổi nơ bay 2-3 lần.
- Tay 1: Hai tay giơ thẳng qua đầu, đưa ra trước, mở rộng ngang vai. (2lx8n)
- Chân 1: Hai tay chống hông, chân bước khuỵ gối. (2lx8n)
- Bụng 1: Hai tay chống hông, nghiêng người trái phải. (2lx8n)
- Bật 1: Hai tay chống hông bật nhảy tiến lên phía trước. (2lx8n)
¯ Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu động tác: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. VĐ: Thi xem tổ nào nhanh.
- Cô hướng dẫn gây hứng thú cho cháu vào trò chơi.
- Cô làm mẫu và giải thích cách chơi.
F Trẻ chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh và theo gợi ý của cô..
- Cô cho từng nhóm trẻ, cả lớp thực hiện động tác.
- Trò chơi vận động: Thi xem tổ nào nhanh.
¯ Hồi tĩnh: Cho trẻ đi chậm hít sâu – thở nhẹ và kết thúc hoạt động. 
2.3 Tiến trình tổ chức “Hoạt động có chủ đích2 – LQVT”.
Đề tài: Nhận biết về thời gian. (44)
♫ Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ hát bài “Vui đến trường”.
♫ Hoạt động trọng tâm:
: Thi xem tổ nào nhanh
- Cô cho trẻ chơi TC “Thi xem tổ nào nhanh”. 
- Trẻ chọn lựa tranh phù hợp theo yêu cầu thời gian của cô.
: Bé vui học Toán
- Cô cho trẻ kể về thời gian trong ngày của bé và gia đình mình.
: Bé vui học.
- Cô cho trẻ thực hiện bài tập trong sách
+ Tô màu xanh đồng hồ trong bức tranh vẽ cảnh buổi sáng.
+ Tô màu vàng đồng hồ bức tranh vẽ buổi trưa.
+ Tô màu tím đồng hồ bức tranh vẽ buổi chiều.
+ Tô màu nâu đồng hồ bức tranh vẽ cảnh buổi tối.
* Kết thúc hoạt động: Hát “Vui đến trường”.
3/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều:
4/ Hoạt động chiều: Hướng dẫn trò chơi “Đổi đồ chơi cho bạn”
- Cô giới thiệu trò chơi và giải thích cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
F Nêu gương cuối ngày: 
F Trả trẻ: 
III. ĐÁNH GIÁ:
1. Tình hình sức khoẻ:
2. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
–¶— - –¶—
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
F Thời gian thực hiện: Thứ tư, 29/08/12
F Chủ đề: Lớp chồi của bé
ØLĩnh vực phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động PTNN.
Đề tài: Nói chuyện với trẻ về “Lớp chồi của bé”.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết các hoạt động của cô và trẻ hàng ngày ở lớp học.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt hiểu biết mạch lạc, rõ ràng. Tô màu các hoạt động của bé theo ý thích.
- Giáo dục trẻ biết tô màu cẩn thận, vâng lời cô và yêu thương bạn
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
1/ Hoạt động học có chủ đích:
1.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
- Không gian: Trong lớp học.
- Đồ dùng, phương tiện: Tranh một ngày của bé, bút màu, một số mẫu tranh cho trẻ tô màu....
- Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, giảng giải, trò chơi...
1.2 Tiến trình tổ chức “Hoạt động có chủ đích – PTNN”
Nói chuyện với trẻ về “Lớp Chồi của bé”.
♫ Mở đầu hoạt động:
- Cô và trẻ hát bài: Trường chúng cháu là trường MN
♫ Hoạt động trọng tâm:
: Bé vui đến trường
Cô cho trẻ quan sát các tranh ảnh về trường lớp.
Trẻ được bày tỏ ý kiến của mình.
: Bé trò chuyện cùng cô.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về lớp học của mình:
+ Con học lớp gì? 
+ Trong lớp có những ai?
+ Trong lớp có những góc chơi nào?
+ Những đồ dùng này để làm gì?........
=> Cô giáo dục trẻ biết tiết kiệm không làm hư đồ chơi, không lấy đồ dùng đồ chơi của lớp. Biết vâng lời cô và yêu thương giúp đỡ bạn.
- Cô và trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo”
: Xem bé nào giỏi 
- Cho trẻ tô màu hình ảnh về các hoạt động, đồ dùng đồ chơi ở trường MN
- Trẻ cùng nhau thực hiện và trưng bày sản phẩm.
* Kết thúc hoạt động.
2/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều:
3/ Hoạt động chiều: Hoạt động tạo hình ngoài tiết học.
Chủ đề: Ngày hội bé đến trường.
- Vẽ: Tranh, đồ chơi tặng bạn
- Cắt: Cắt giấy thành dãy dài làm dây xúc xích.
- Dán: Gói bánh, kẹo, gói quà, làm dây xúc xích.
- Nặn: Nặn bánh, kẹo, giỏ hoa.....
- Thiên nhiên: Cắm hoa.
v Mục đích yêu cầu:
- Củng cố các kỹ năng tạo hình, giúp trẻ tạo ra một số sản phẩm theo chủ đề, khả năng sáng tạo, óc tưởng tượng.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra và giữ vệ sinh lớp học.
v Chuẩn bị: Mẫu của cô.
v Nguyên vật liệu theo đề tài: giấy bút màu, kéo, keo, hồ, giấy bìa cứng, cành cây khô, hoa tươi, hộp thuốc lá, đất sét,...
F Tiến trình thực hiện:
- Cho trẻ hát bài hát theo chủ đề.
- Cô gợi ý và trò chuyện về chủ đề, đề tài.
- Cô giới thiệu góc chơi và cách làm.
- Cho trẻ về góc chơi, cô theo dõi gợi ý cho trẻ tạo ra sản phẩm.
- Trẻ hoàn thành sản phẩm cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn, cô nhận xét chung sản phẩm của lớp.
- Chọn sản phẩm đẹp trưng bày.
- Kết thúc: Trẻ biết phụ cô thu dọn đồ dùng.
F Nêu gương cuối ngày: 
F Trả trẻ: 
III. ĐÁNH GIÁ:
1. Tình hình sức khoẻ:
2. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
F Thời gian thực hiện: Thứ năm, 30/08/12
F Chủ đề: Lớp chồi của bé.
ØLĩnh vực phát triển thẫm mỹ thông qua hoạt động TH
Đề tài: Giờ chơi của bé – tr.3
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu biết phối hợp xen kẻ các màu để tạo ra bức tranh theo ý thích. 
- Cháu cảm nhận vẻ đẹp yêu thích cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp, biết diễn đạt hiểu biết bằng ngôn ngữ rõ ràng.
- Giáo dực trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn.
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
1/ Hoạt động học có chủ đích:
1.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
- Không gian: Trong lớp học.
- Đồ dùng, phương tiện: Tranh mẫu, bút mùa, tập của trẻ.
- Phương pháp: Dùng lời, đàm thoại, trò chơi.
1.2 Tiến trình tổ chức “Hoạt động có chủ đích 1 – PTTM: Tạo hình”
Đề tài: Giờ chơi của bé.
♫ Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ hát bài “Mẹ yêu không nào”. Đàm thoại về nội dung bài hát.
♫ Hoạt động trọng tâm:
: Bé hãy nhìn xem.
Cô và trẻ cùng quan sát những các bạn đang chơi ngoài sân.
Cho trẻ nói về những điều đã thấy.
: Bé khéo léo
- Cô cho trẻ nói lên ý định của trẻ khi tô màu.
- Cho trẻ nói ý định tô màu.
- Trẻ cùng nhau thực hành.
: Hoạt động 3: Buổi triển lãm sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm và tổ chức nhận xét: Cô gợi ý sản phẩm nào đẹp? Vì sao? 
- Cô và trẻ cùng trưng bày sản phẩm.
- Cô và trẻ cùng hát bài “Vui đến trường” và cho trẻ thu dọn đồ dùng.
=> Giáo dục trẻ học tập và biết lao động tốt theo lời Bác Hồ dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình”.
* Kết thúc hoạt động.
2/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều:
3/ Hoạt động chiều: Dạy thơ “Cô giáo em”
Yêu cầu: Cô giúp trẻ hiểu ý nghĩa nội dung bài thơ. Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm. Giáo dục trẻ tình thương yêu đối với cô, biết vâng lời.
Thực hiện:
- Cô giới thiệu và đọc bài thơ cho trẻ nghe. Giảng nội dung và từ khó: quấn quýt, rảnh tay, yên tâm, sản xuất.
- Cô tổ chức dạy cho trẻ đọc thơ: đọc lần lượt từng câu nhiều lần.
- Cô giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng vâng lời cô giáo.
F Nêu gương cuối ngày: 
F Trả trẻ: 
III. ĐÁNH GIÁ:
1. Tình hình sức khoẻ:
2. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
F Thời gian thực hiện: Thứ sáu, 31/08/12
F Chủ đề: Lớp chồi của bé.
ØLĩnh vực phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động GDÂN
Đề tài: Hát & vận động: Cháu đi mẫu giáo (Vỗ nhịp) – Loại 1
	Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
	TCÂN: AI nhanh nhất.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu tham gia vui chơi thông qua các hoạt động, các trò chơi, biết hát và kết hợp vỗ tay theo nhịp giúp cơ thể vận động linh hoạt.
- Cháu hát thuộc lời, hát rõ ràng giai điệu bài hát, đọc thuộc bài thơ...Cháu ca hát vỗ đúng nhịp theo giai điệu bài hát.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương bạn, biết vâng lời cô, biết đoàn kết giúp đỡ bạn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1/ Hoạt động học có chủ đích:
1.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
- Không gian: Trong lớp học.
- Đồ dùng, phương tiện: Hình ảnh về chủ đề, đĩa nhạc, dụng cụ gõ,.......
- Phương pháp: Quan sát, dùng lời, trực quan, thực hành.
2.2 Tiến trình tổ chức “Hoạt động có chủ đích”.
♫ Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ đọc bài thơ “Cô và mẹ”. Đàm thoại về nội dung bài thơ:
Các con vừa đọc bài thơ gì?
Bài thơ có nhắc đến ai?
♫ Hoạt động trọng tâm:
: Ca sĩ nhí
- Cô giới thiệu bài hát “Cháu đi mẫu giáo”
- Cô dạy trẻ hát và vỗ theo nhịp, cho trẻ thay đổi luân phiên tổ hát tổ khác vỗ tay. (Cô chú ý sửa sai, cách thể hiện giai điệu bài hát, vỗ đúng nhịp)
: Quà tặng âm nhạc
- Cô cho trẻ nghe bài “Ngày đầu tiên đi học”, cô hát diễn cảm nhịp nhàng. (3l)
- Cô giảng nội dung bài hát và hát lại cho trẻ nghe lần nữa.
- Trẻ đọc thơ tặng cô “Bạn mới”.
: Ai nhanh nhất 
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
* Cách chơi: Cô để 1 số vòng tròn dưới sàn, khi bắt 1 bài hát trẻ hát hết bài hát là nhảy vào vòng tròn, ai chậm không có vòng là thua phải hát 1 bài hát tặng cô và bạn. Cô lại mời bạn khác chơi.
* Cô cho trẻ hát và vận động lại bài “Cháu đi mẫu giáo”
* Cho trẻ hát bài “Đi học về” và cho trẻ đi ra ngoài kết thúc hoạt động.
2/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều:
3/ Hoạt động chiều: 
- Lao động vệ sinh góc chơi, đồ chơi.
F Nêu gương cuối ngày: 
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ về chủ điểm.
- Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan: 
- Bé đến lớp không khóc nhè
- Bé ngồi ghế ngay ngắn
- Bé rửa tay sạch khi đi học
- Cô cho trẻ nhận xét tuyên dương gương tốt của bạn trong ngày.
- Cô nhận xét và cho trẻ từng tổ lên cắm cờ. 
F Nêu gương cuối tuần:
=> Bây giờ các con hãy nhớ lại xem từ thứ 2 đến hôm nay các con cắm được mấy cờ?
=> Con xem tuần này mình đạt mấy cờ?
- Cô cho trẻ lên đếm số cờ của mình. Trẻ nào được 4-5 cờ thì nhận phiếu bé ngoan và dán vào sổ bé ngoan.
- Cô ghi nhận xét và phát sổ bé ngoan.
* Cô giới thiệu 3 tiêu chuẩn của tuần mới
- Cô giáo duc trẻ tính mạnh dạn, tự tin. Biết ngoan ngoãn và vâng lời người lớn. Cắt móng tay chân......
- Kết thúc hoạt động./.
F Trả trẻ: 
III. ĐÁNH GIÁ:
1. Tình hình sức khoẻ:
2. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(8).doc