I. THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI SƠN
II. LÍ DO VIẾT SÁNG KIẾN
III. CÁC GIẢI PHÁP THƯỜNG LÀM
IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
VI. KẾT LUẬN
BÀI THUYẾT TRÌNH SÁNG KIẾN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BỒI DƯỠNG VÀ NÂNG CAO KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỌC CỦA THƯ VIỆN THÂN THIỆN Nhóm thực hiện: Lê Thị Hòa CẤU TRÚC SÁNG KIẾN I. THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI SƠN II. LÍ DO VIẾT SÁNG KIẾN III. CÁC GIẢI PHÁP THƯỜNG LÀM IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI TIẾN V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VI. KẾT LUẬN I. THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI SƠN - Các em mới vào lớp 1, còn bỡ ngỡ với môi trường học tập, vốn từ vựng ít - Phát âm chưa được chuẩn - Mức độ tập trung trong tiết học chưa cao - Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài - Một số học sinh không thích học, còn một số học sinh khác thì bố mẹ quan tâm chưa kịp thời - Khi các em biết đọc rồi nhưng chưa hiểu được nội dung bài - Khả năng tiếp nhận kiến thức của các em trong lớp còn chênh lệch khá rõ. - Thời lượng để rèn kĩ năng đọc cho học sinh ít, khả năng tiếp nhận kiến thức của nhiều em rất khó khăn nên kĩ năng đọc của các em cũng bị hạn chế. II. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN Trong quá trình giáo dục học sinh, bên cạnh việc học tập thì cũng cần phải tổ chức thêm một số hoạt động ngoài giờ để giúp các em vui chơi thoải mái hơn, học tốt hơn, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Đọc sách cũng là hoạt động ngoài giờ bổ ích, nuôi dưỡng tinh thần, tình cảm, kĩ năng giao tiếp cho các em thông qua hoạt động đọc, đặc biệt là ở tiết đọc thư viện. Môi trường tốt nhất cho học sinh có cảm hứng đọc sách, say mê đọc sách, yêu sáchchính là Thư viện thân thiện ở trường học. Thư viện thân thiện là nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người. mỗi cuốn sách là cánh cửa mở ra những tri thức, tình cảm để thế giới tuổi thơ của các em được sống trong hạnh phúc, nuôi dưỡng ước mơ của các em. Thư viện thân thiện là môi trường phù hợp với nhu cầu đọc sách của học sinh Tiểu học, số lượng sách trong thư viện phong phú đa dạng, được sắp xếp theo trình độ đọc của học sinh được quy định bằng bảng mã màu giúp học sinh tự tìm được cuốn sách phù hợp trình độ đọc của mình mà không cần sự hỗ trợ của người khác, Thư viện thân thiện là nơi giúp học sinh được bồi dưỡng và nâng cao về kĩ năng đọc và tự tin hơn về khả năng đọc cuả mình. Khả năng tiếp nhận kiến thức của các em còn chênh lệch khá rõ.Thời lượng để rèn kĩ năng đọc cho học sinh ít.. III. CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Giải pháp 1: GV chia nhóm học sinh theo năng lực tiếp nhận kiến thức và năng lực đọc của các em. GV tìm hiểu và nắm bắt để phân nhóm theo trình độ và năng lực tiếp nhận kiến thức của các e m để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Nhóm 1: những em học sinh tiếp nhận kiến thức và đọc ở mức độ tốt. Nhóm 2: những em học sinh tiếp nhận kiến thức và đọc ở mức độ khá. Nhóm 3: những em học sinh tiếp nhận kiến thức và đọc ở mức độ trung bình. Nhóm 4: những em học sinh tiếp nhận kiến thức quá chậm và đọc yếu. GV phải lấy yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của lớp 1, làm thước đo để đánh giá mức đạt được của các em. Ưu điểm : - GV dạy học theo nhóm đối tượng học sinh giúp các em được quan tâm cá nhân một cách đúng mức, các em không bị áp lực, tinh thần bớt mệt mỏi vì lo lắng đặc biệt là khả năng đọc của từng em thay đổi theo hướng tích cực rõ rệt sau từng buổi học. Nhược điểm : - Trong lớp vẫn còn một số em đọc chậm, số em thể hiện được sắc thái, biểu cảm nhân vật trong bài đọc, câu chuyện là rất ít . - Các em chưa phát huy hết năng lực của bản thân. III. CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Giải pháp 2: Sử dụng đồ dùng tranh ảnh, vật thật hỗ trợ trong một số hoạt động khi luyện đọc cho học sinh đọc chậm, đọc yếu. Khả năng tư duy cuả học sinh lớp 1 còn hạn chế, phần lớn các em phải dựa trên mô hình, tranh ảnh, vật thật để quan sát rồi tư duy hình ảnh mới tiếp nhận được kiến thức ở phần luyện đọc là âm, vần, tiếng GV phải sử dụng đồ dùng dạy học là không thể thiếu kể cả đồ dùng GV tự làm. Đồ dùng dạy học là phương tiện truyền tải thông tin và kiến thức bài học tác động trực tiếp đến não bộ, não bộ tiếp nhận hình ảnh rồi xử lí thông tin sau đó tổng hợp và đưa vào ghi nhớ giúp các em có được kiến thức cho riêng mình. Ưu điểm: - Qua tranh ảnh hoặc vật thật giúp học sinh ghi nhớ hình ảnh từ đó tư duy được kiến thức bài học. - Tư duy của học sinh lớp 1 là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, học sinh được quan sát hình ảnh thật sẽ nắm bắt kiến thức và hiểu bài nhanh hơn đặc biệt là đối với học sinh yếu. Nhược điểm : Có những bài đọc, câu chuyện không có tranh ảnh, GV sẽ rất khó khăn trong việc chuẩn bị đồ dùng, sưu tầm. III. CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Giải pháp 3: GV luôn quan tâm đồng đều, chặt chẽ với tất cả học sinh trong lớp. * GV quan tâm nhiều đến những học sinh tiếp nhận chậm, hay quên. GV nắm rõ số lượng học sinh hay quên và ghi nhớ chậm, cho các em ngồi xen kẽ với những em đọc tốt và ngồi gần phía trên để cô có thể kiểm tra thường xuyên tất cả mọi hoạt động của những em đó để cô có thể giúp đỡ kịp thời khi em gặp khó khăn. Ưu điểm: - GV quan tâm sát sao đến từng cá nhân học sinh,động viên các em, giúp các em tự tin trong học tập,tin tưởng vào cô giáo, có cơ hội để vươn lên cùng các bạn. - Giải pháp này còn giúp GV nâng cao tình đoàn kết, chất lượng giáo dục của lớp mình. Nhược điểm : GV mất nhiều thời gian trong việc luân chuyển chỗ ngồi của học sinh. III. CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Giải pháp 3: GV luôn quan tâm đồng đều, chặt chẽ với tất cả học sinh trong lớp. * GV quan tâm đến em có hoàn cảnh khó khăn về gia đình hoặc về sức khỏe. Các em lớp 1 còn quá nhỏ nên vấn đề gia đình và sức khỏe luôn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em. Em có hoàn cảnh khó khăn về gia đình thì GV cần quan tâm em bằng những hành động việc làm : tìm hiểu, nắm bắt những thông tin về gia đình của các em, từ đó có thể động viên, khuyến khích các em cố gắng vươn lên, có thể tư vấn thêm một số giải pháp với người thân của em để họ hỗ trợ các em trong học tập . Em khó khăn về sức khỏe, GV có thể trực tiếp hỗ trợ một số hoạt động việc làm, khuyến khích học sinh trong lớp phát huy tình đoàn kết, để các em giúp bạn những công việc phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Ưu điểm: - GV chia sẻ, đồng cảm với học sinh, phụ huynh - Tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh về môi trường giáo dục nói chung và môi trường giáo dục tiểu học nói riêng. Nhược điểm : Gv vất vả và cần nhiều thời gian. III. CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Giải pháp 3: GV luôn quan tâm đồng đều, chặt chẽ với tất cả học sinh trong lớp. * GV hợp tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc rèn đọc cho học sinh cũng như trong công tác giáo dục các em. GV luôn ghi nhận sự quan tâm đối với phụ huynh nhiệt tình quan tâm con và góp ý chân tình những điều họ lo lắng về cách dạy con học bài, về kiến thức bài học, về chuyện riêng tư của các em. Đối với những phụ huynh mải mê công việc, quan tâm con chưa sát sao, GV dành thời gian để gần gũi, chia sẻ điều mình lo lắng về các em, chia sẻ cách quan tâm khi ở nhà, chia sẻ cách hướng dẫn con học bài và kiểm tra bài của con. Ưu điểm: - Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa GV và phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh. - GV nắm bắt được thông tin hai chiều để động viên khích lệ đồng thời có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ, uốn nắn kịp thời cho các em. Nhược điểm: Một số phụ huynh họ mải công việc hoặc lí do cá nhân, họ không hợp tác hoặc phải gặp gỡ trao đổi nhiều lần họ mới thực hiện theo.Đôi lúc GV cũng gặp phiền hà khi hợp tác với phụ huynh HS. III. CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Kết quả đạt được như sau: Năm học Đọc hay Đọc trôi chảy Đọc còn đánh vần Đọc chậm và yếu CHKI 2018-2019 2/30 em = 6,66% 12/30 em= 40% 9/30 em= 30% 7/30 em= 23,33% CHKI 2019-2020 2/31 em= 6,45% 15/31 em= 48,38% 8/31 em= 25,8% 6/31 em= 19,35% IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 1: Sử dụng triệt để những điều kiện thuận lợi tại trường học và địa phương. - GV sử dụng triệt để cơ sở vật chất đã có : tranh ảnh, sách , truyện, tivi thông minh, hệ thống mạng để khai thác tài liệu, tư liệu, bàn nhóm, giá vẽ tranh, thảm ngồi, đèn chiếu sáng, giá sách - GV tham khảo qua nhân viên thư viện để nắm bắt được danh mục những đồ dùng , thiết bị để sử dụng cho tiết đọc thư viện. - Lựa chọn những thiết bị, sách, báo, tranh cần chuẩn bị cho tiết đọc mình thực hiện. - Định hình về không gian phòng đọc để bố trí chỗ ngồi cho học sinh sau đó sắp xếp đồ dùng, phương tiện của tiết đọc cho khoa học, an toàn, thuận lợi khi các em thực hiện hoạt động. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 1: Sử dụng triệt để những điều kiện thuận lợi tại trường học và địa phương. Ưu điểm: - Phòng đọc đẹp, đầy đủ tiện nghi cần thiết, không gian thoải mái, sách và đồ dùng sắp xếp gọn gàng và khoa học tạo môi trường đọc phù hợp với học sinh. - Tạo điều kiện cho giáo viên có thể thực hiện tốt tiết đọc thư viện, giúp GV có thể truyền cảm hứng thích đọc sách cho các em, khi các em thích đọc sách tức là các em đang tiến bộ về đọc. . - Giải pháp này khắc phục bớt nhược điểm của giải pháp thường làm 1 và 2: Học sinh làm việc nhóm trong không gian rộng, nếu câu chuyện hoặc bài đọc không có tranh ảnh GV có thể khai thác tư liệu trên mạng. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 2: Cách sắp xếp vị trí ngồi - Trước khi vào thư viện, các em xếp hàng ngay ngắn. - Xếp giày, dép đúng nơi quy định - Vào thư viện phải trật tự, đi theo hàng - GV sắp xếp chỗ ngồi phù hợp - GV giúp học sinh ghi nhớ nội quy thư viện (buổi đầu ghi nhớ đầy đủ, các buổi sau học sinh nhắc lại một số nội quy theo yêu cầu của GV) Các em ngồi theo hàng dọc . Các em ngồi theo hàng ngang . IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 2: Cách sắp xếp vị trí ngồi Các em ngồi theo hình cánh cung . Các em nhỏ ngồi phía trên. Ưu điểm : - Giúp học sinh có tầm nhìn tốt, được quan sát, lắng nghe, đưa ra ý kiến một cách chủ động. GV quan tâm đồng đều tất cả học sinh trong lớp. - Rèn thói quen tập trung chú ý nghe cô đọc và đưa ra ý kiến cá nhân phù hợp với yêu cầu của GV tức là kĩ năng mghe, đọc của các em đã dược nâng lên một mức cao hơn. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 3: Lựa chọn cuốn sách có câu chuyện thú vị phù hợp lứa tuổi học sinh Lựa chọn cuốn sách có nội dung câu chuyện phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đúng mã màu. Nội dung câu chuyện thú vị, không quá dài, có tính giáo dục cao, có một số chi tiết hấp dẫn gay cấn , kích thích sự tò mò khả năng tìm tòi khám phá của học sinh. Câu chuyện có một số lời thoại ngắn của nhân vật mà học sinh lớp 1 có thể dễ nhớ, có nút thắt mang tính cao trào để kích thích sự tò mò, suy đoán của học sinh. Ưu điểm: - Yêu cầu này cũng giúp giáo viên gần gũi với sách nhiều hơn, việc lựa chọn sách đã vô tình cuốn vai trò giáo viên vào thành người yêu sách hơn, say mê sách hơn. - GV lựa chọn được cuốn sách phù hợp giúp học sinh có hứng thú nghe và muốn tìm để tự đọc lấy. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 4: Giáo viên đọc và nghiên cứu trước nội dung câu chuyện trong cuốn sách đã lựa chọn. - GV lựa chọn sách - GV đọc nhiều lần - GV tập các lời thoại của nhân vật trong câu chuyện để khi đọc , học sinh có thể như nhìn thấy cảnh tượng đang diễn ra ngay trước mắt. - GV tìm hiểu xem câu chuyện có chi tiết nào là nút thắt chính. Giáo viên lựa chọn sách xong cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần để tìm hiểu nội dung câu chuyện, để tìm ra cuốn sách hay phù hợp với khả năng nghe và khả năng nắm bắt của học sinh lớp mình. Vì vậy yêu cầu giáo viên đọc trước nhiều lần càng tốt. Ưu điểm: Giúp GV tự tin trong tiết dạy, giọng đọc sẽ truyền cảm hơn, như vậy mới tạo được ấn tượng sâu sắc cho học sinh. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 5: Nghiên cứu kĩ nội dung cuốn sách và soạn bài chi tiết . Mặc dù tiết Đọc to nghe chung cũng như các tiết đọc thư viện đã có quy trình cơ bản rồi nhưng giáo viên nên dành thời gian để nghiên cứu và sọan bài chi tiết cho từng hoạt động của tiết dạy, chuẩn bị câu hỏi phù hợp và có câu hỏi dự phòng cho những em có khả năng tìm hiểu tốt. Giáo viên phải nắm vững quy trình cơ bản của tiết đọc thư viện và thời lượng cho một tiết đã quy định theo mẫu chung. Ví dụ (VD): Tiết Đọc to nghe chung mà tôi đã dạy trong ngày khai trương thư viện thân thiện của trường Tiểu học Mai Sơn là câu chuyện: Chú Thỏ tinh khôn, Biên soạn và trình bày bìa Minh Long. Ưu điểm: Giúp GV tự tin và thành công hơn trong tiết dạy.Học sinh có cảm nhận sâu sắc về đọc hay. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 6: Câu hỏi đặt ra cho học sinh lớp 1 phải tường minh, phù hợp khả năng suy nghĩ, phán đoán của học sinh. Câu hỏi ngắn gọn rõ ý cần hỏi, rõ yêu cầu. Câu hỏi đặt ra phải phù hợp lứa tuổi, không thách đố học sinh, không dài dòng, từ ngữ trong câu phải chuẩn chỉ, tránh gây khó hiểu làm cho học sinh lo sợ khi phải trả lời. có những câu hởi có thể đi thẳng vấn đề cần hỏi (+ Sự việc gì xảy ra với Thỏ con? + Kết thúc câu chuyện như thế nào ?), có câu hỏi phải dùng một số chi tiết trong câu chuyện để dẫn dắt học sinh để đi vào vấn đề chính (VD: + Theo em, cá sấu có làm theo lời nói của Thỏ con không?) Ưu điểm: Giúp các em hiểu yêu cầu câu hỏi, trả lời đúng trọng tâm và đủ ý, tiết học đạt hiệu quả cao hơn.Học sinh trả lời được câu hỏi tức là các em đã đọc được ý hỏi từ người đối diện, IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 7: Cách dùng từ ngữ phải phù hợp lứa tuổi và gần gũi học sinh. Từ ngữ phải đơn giản, dễ hiểu, nhất là đối với học sinh lớp 1 nên dùng từ có nghĩa rõ ràng, trong sáng, giản dị, gần gũi với các em. Giải nghĩa từ phải ngắn gọn, có thể dùng từ ngữ khác giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới, có thể dùng tranh ảnh minh họa cho nghĩa của từ mới. Ưu điểm: Giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu và thực hiện tốt yêu cầu. Giải pháp 8: Cách sử dụng ngôn ngữ hình thể. Khi đọc GV có thể kết hợp cử chỉ, điệu bộ, động tác tay, nét mặt, âm thanh. - Buồn: nét mặt ủ rũ - Đau đớn: nét mặt nhăn nhó, mồm xuýt xoa - Bực tức: nét mặt cau có, cáu gắt - Sợ hãi: chân tay run lẩy bẩy, miệng lắp bắp - Đắc thắng, khoái trá cười to, cười lớn - Bình tĩnh: nói to, dõng dạc, lí lẽ chắc chắn. Ưu điểm: Cuốn hút khả năng chú ý của học sinh, tạo cho các em có cảm xúc thật với nhân vật. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 9: Tạo không khí cho tiết đọc có điểm nhấn Khi thảo luận câu hỏi GV chú ý cách hỏi cần nhấn giọng ở chữ nào trong câu hỏi, tình huống nào trong đoạn, trong câu chuyện. GV giúp học sinh cảm nhận được cao trào của câu chuyện là ở đoạn nào ? Nút thắt của câu chuyện nằm ở phần nào của câu chuyện. Khi học sinh trả lời đúng câu hỏi của cô hoặc của bạn, GV nên khen nhưng không khen quá nhiều sẽ gây nhàm chán. Lời khen có thể thay đổi theo nhiều cách: Ưu điểm: Giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc với tiết đọc đó và những tiết đọc sau. GV thành công trong tiết dạy này tức là giúp các em cảm nhận được cái hay của đọc diễn cảm, các em nhớ lâu về giọng đọc, về cách biểu cảm của nhân vật từ đó các em có thể tưởng tượng để tự mô tả lại cảnh vật, nhân vật trong câu chuyện bằng cách vẽ lại những gì mình cảm nhận được vào bức tranh (ở hoạt động mở rộng). IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 10: Những điều nên làm và không nên làm khi dạy tiết Đọc to nghe chung. * Những điều nên làm: - Đảm bảo tất cả học sinh nhìn thấy một số tranh - Đọc diễn cảm kết hợp ngôn ngữ hình thể - Lựa chọn cao trào để đặt câu hỏi phỏng đoán - Sử dụng hình ảnh, vật thật hoặc từ ngữ đơn giản dễ hiểu khi giải thích từ mới cho học sinh * Những điều không nên làm: - Giải thích tranh trong khi đọc - Nói với các em là câu trả lời của các em không đúng - Giới thiệu quá 3 từ mới Ưu điểm: Giúp GV biết vận dụng linh hoạt những việc nên làm để nâng cao hiệu quả tiết đọc, tránh được những việc làm ảnh hưởng không tốt với các em. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Giải pháp 11: Rút kinh nghiệm hoặc chia sẻ băn khoăn sau tiết dạy đọc thư viện. Sau tiết đọc thư viện, dù tiết dạy đó có thành công hay còn băn khoăn điều gì thì GV cũng nên chia sẻ cùng Ban giám hiệu hoặc đồng nghiệp. Nếu tiết dạy thành công thì nên chia sẻ những mặt mạnh để mọi người cùng học hỏi và vận dụng . Lưu ý: + Khi học sinh vẽ, GV không nên áp đặt, để học sinh vẽ theo sự cảm nhận của mình, + Khi học sinh lên chia sẻ bức tranh nếu các em chưa tự tin thì GV có thể dặt câu hỏi định hướng: Ưu điểm: Giúp GV nắm vững phương pháp, quy trình cơ bản của tiết đọc thư viện, học tập và được chia sẻ những điều băn khoăn từ đồng nghiệp. Rèn cho học sinh cả về nề nếp, thói quen khi vào thư viện đọc sách và một số kĩ năng cơ bản hỗ trợ khi học môn Tiếng Việt. Năm học Đọc hay Đọc trôi chảy Đọc còn đánh vần Đọcchậm và yếu CHKII 2018-2019 4/30 em= 13,33% 23/30 em= 76,66% 2/30 em= 6,66% 1/30 em= 3,33% CHKII 2019-2020 6/31 em= 19,35% 22/31 em= 71% 2/31 em= 6,4% 1/31 em= 3,22% IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Kết quả đạt được ở thời điểm cuối năm học với học sinh như sau : STT Họ và tên Năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung được áp dung sáng kiến 1 Lê Thị Thùy 1969 Trường TH Mai Sơn Giáo viên ĐHSP Tiết đọc to nghe chung lớp 1 2 Đỗ Thị Diện 1973 Trường TH Mai Sơn Giáo viên ĐHSP Tiết đọc to nghe chung lớp 2 IV. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: VI. PHẠM VI ÁP DỤNG Sáng kiến : “Các giải pháp nhằm bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động đọc của Thư viện thân thiện”. Thực hiện được tại trường Tiểu học Mai Sơn ở lớp 1, ở tất cả các tiết đọc thư viện khối 1 trường Tiểu học trong huyện, trong tỉnh đã có Thư viện thân thiện. Đối với lớp 1 ở các trường chưa có Thư viện thân thiện thì có thể áp dụng: giải pháp 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11 vào các tiết dạy phân môn của môn Tiếng Việt. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BAN TỔ CHỨC BAN GIÁM KHẢO
Tài liệu đính kèm: