Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng một số kịch bản ngoài giờ lên lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng một số kịch bản ngoài giờ lên lớp 8

ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỘT SỐ KỊCH BẢN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 8 .

 I. Đặt vấn đề:

 Hoạt động NGLL là một hoạt hoạt động quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh, HĐNGLL nhằm mở rộng hiểu biết của trẻ giúp học có hứng thú trong học tập khơi dậy tình yêu lao động, con người cuộc sống. Những kiến thức mà các em thu nhận khám phá từ các giờ lên lớp và SGK chỉ là một phần trong kho tàng tri thức của nhân loại giúp các em học hỏi kinh nghiệm sống và khả nằn tư duy sáng tạo trong các bài học ngoài ra HĐNGLL còn phát huy cao độ tính tích cực của tập thể và cá nhân, các em hoạt bát nhanh nhẹn hơn, trưởng thành hơn. Cũng chính từ trong HĐNGLL, giáo viên chủ nhiệm phát hiện ra những em có năng khiếu, có năng lực quản lý hoặc là người dẫn chương trình khéo léo.Từ nhận thức đó những năm gần đây theo tinh thần đổi mới của Bộ GD – ĐT quyết định 03/24/11/2002 đòi hỏi những người là công tác chủ nhiệm cần có những biện pháp xây dựng HĐNGLL .Sau gần 20 năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đã có nhiều trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ để thực hiện tốt các tiết sinh hoạt NGLL.Thực tế tôi đã xây dựng và thực hiện thành công các kịch bản NGLL 8 theo tinh thần đổi mới của Bộ GD –ĐT.

 II. Thực trạng:

 1. Học sinh: các em rất bỡ ngỡ, nhút nhát, thu động khi tham gia HĐNGLL.Hầu hết học sinh ở nông thôn ngoài việc học tập ở trường các em còn phải giúp đỡ gia đình.Không ít ohụ huynh bận rộn công việc gia đình và làm ăn kinh tế nên việc giáo dục các em hầu như khoán trắng cho nhà trường.

 2.Giáo viên: Giáo dục trong nhà trường đã từng bước đổi mới theo hướng tích cực có nhiều giáo viên chỉ biết đầu tư dạy kiến thức mà xem nhẹ công tác HĐNGLL thực hiện qua loa đại khái.Chính từ thực trạng đó mà tổ chức HĐNGLL có hiệu quả là việc làm rất cần thiết theo yêu cầu giáo dục hiện nay.

 

doc 10 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng một số kịch bản ngoài giờ lên lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỘT SỐ KỊCH BẢN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 8 .
	I. Đặt vấn đề:
	Hoạt động NGLL là một hoạt hoạt động quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh, HĐNGLL nhằm mở rộng hiểu biết của trẻ giúp học có hứng thú trong học tập khơi dậy tình yêu lao động, con người cuộc sống. Những kiến thức mà các em thu nhận khám phá từ các giờ lên lớp và SGK chỉ là một phần trong kho tàng tri thức của nhân loại giúp các em học hỏi kinh nghiệm sống và khả nằn tư duy sáng tạo trong các bài học ngoài ra HĐNGLL còn phát huy cao độ tính tích cực của tập thể và cá nhân, các em hoạt bát nhanh nhẹn hơn, trưởng thành hơn. Cũng chính từ trong HĐNGLL, giáo viên chủ nhiệm phát hiện ra những em có năng khiếu, có năng lực quản lý hoặc là người dẫn chương trình khéo léo.Từ nhận thức đó những năm gần đây theo tinh thần đổi mới của Bộ GD – ĐT quyết định 03/24/11/2002 đòi hỏi những người là công tác chủ nhiệm cần có những biện pháp xây dựng HĐNGLL .Sau gần 20 năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đã có nhiều trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ để thực hiện tốt các tiết sinh hoạt NGLL.Thực tế tôi đã xây dựng và thực hiện thành công các kịch bản NGLL 8 theo tinh thần đổi mới của Bộ GD –ĐT.
	II. Thực trạng:
	1. Học sinh: các em rất bỡ ngỡ, nhút nhát, thu động khi tham gia HĐNGLL.Hầu hết học sinh ở nông thôn ngoài việc học tập ở trường các em còn phải giúp đỡ gia đình.Không ít ohụ huynh bận rộn công việc gia đình và làm ăn kinh tế nên việc giáo dục các em hầu như khoán trắng cho nhà trường.
	2.Giáo viên: Giáo dục trong nhà trường đã từng bước đổi mới theo hướng tích cực có nhiều giáo viên chỉ biết đầu tư dạy kiến thức mà xem nhẹ công tác HĐNGLL thực hiện qua loa đại khái.Chính từ thực trạng đó mà tổ chức HĐNGLL có hiệu quả là việc làm rất cần thiết theo yêu cầu giáo dục hiện nay.
	III. Giải quyết vấn đề :
	1. Yêu cầu giáo dục:
	HĐNGLL nhằm giáo dục học sinh biết yêu cái đẹp, cái thiện, giàu lòng nhân ái, biết rèn luyện cái tốt và biết chống lại cái xấu, cái ác, có tinh thần thi đua ham học hỏi, mạnh dạng lanh lợi, hoạt bát tự tin, nhạy bén.HĐNGLL hướng đến mục tiêu làm cho học sinh trở thành những người làm chủ tri thức làm chủ bản thân, có óc sáng tạo nhanh nhẹn trong cuộc sống.Nội dung giáo dục phải phù hợp với chủ điểm bài học, giúp các em củng cố ôn luyện bài học và vận dụng chúng trong cuộc sống. Hăng tuần hằng tháng giáo viên chủ nhiệm xây dựng các tiết NGLL vừa đảm bảo tính giáo dục và kiến thức để các em áp dụng vào cuộc sống.
2. Các kịch bản ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm:
	Ví dụ 1: Với chủ điểm tháng 10, tôi xây dựng kịch bản “ Chăm ngoan, học giỏi”
	a.Mục tiêu giáo dục: giúp học sinh hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác, năm điều Bác dạy giúp các em rèn luyện tốt, học tập tốt, khiêm tốn thật thà đoàn kết bạn bè, trở thành con ngoan trò giỏi.Tìm ra những phương pháp học tập có năng lực tư duy sáng tạo. Rèn luyện tính chuyên cần, yêu trường, mến bạn.
	b. Một số hoạt động cụ thể và hình thức tổ chức:
	- Câu hỏi dành cho lớp trưởng:
	+ Làm thế nào mà bạn nhiều năm đạt được học sinh giỏi?
	- Thi “Hiểu ý” :
	- Kiến thức “Bốc thăm”
	- Văn nghệ bằng trò chơi âm nhạc .
	c. Tiến hành hoạt động: Người dẫn chương trình mời lớp trưởng trình bày những biện pháp và cách thức để trở thành học sinh giỏi.
1/Lớp trưởng nêu ra những biện pháp:
	+ Đi học chuyên cần, chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học, làm đầy đủ các bài tập theo quy định của thầy cô và cả sách tham khảo.
	+ Hỏi thầy, bạn những vấn đề chưa biết
	+ Đọc sách tại thư viện.
	+ Có sổ tay tư liệu ghi chép những điều hay và bổ ích.
	+ Cố đầy đủ vở sách và dụng cụ học tập, ở nhà có thời khoá biểu và có góc học tập khoa học, học thuộc thời khoá biểu của từng buổi học.
	+ Biết kính thầy mến bạn, có tinh thần thi đua học tập “bỏ điểm 5, chăm điểm 8, bám điểm 10”
	2/ Hiểu ý:
	+ Mỗi đội cử 2 em cầm bảng con, em kia diễn tả bằng lời để em cầm bảng ghi đúng những lời được diễn tả, mối từ đúng được 20 điểm, phạm quy trừ 10 điểm.
Điểm kém
Điểm 10
Chuyên cần
Học tập tốt
Bạn.
Chúc mừng đội A đã có.điểm trong trò chơi hiểu ý, mời đội B
Yêu mến
Lễ phép
Khiêm tốn
Thật thà
Giáo viên chủ nhiệm
Chúc mừng đội B đã có.điểm trong trò chơi hiểu ý.
3/ Kiến thức: bốc thăm mỗi đội 3 câu hỏi:
+ Lớp ta ai đã đạt học sinh giỏi trong năm qua?
+ Bạn làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô?
+ Bạn hãy đọc thuộc 5 điều Bác dạy?
+ Hình ảnh nào sau đây được so sánh với hình ảnh thầy cô?
a.Cây tre b.Giếng nước c.Dòng sông d.Biển đông.
+ Đọc một câu tục ngữ nói về công lao của thầy cô?
+ Đọc một câu ca dao nói về công lao của thầy cô?
4/ Văn nghệ bằng trò chơi âm nhạc:
 Dùng 8 viên nam châm nhỏ với 8 mảnh giấy ô vuông mặt trên ghi các số từ 1 – 8, mặt dưới là các chữ Vui/ đến/ trường/lớp/học tốt/bạn/ơi.
Trong khi chờ đợi thu ký tổng kết điểm phần thưởng cuốn vở cho bạn xung phong hát bài “Ngày đầu tiên đi học”
BGK công bố điểm.
* Kết thúc hoạt động, người dẫn chương trình nhận xét giờ sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm dặn dò công tác đến.
Ví dụ 2: 
Tháng 11, tôi thực hiện chủ đề :Tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
a. Mục tiêu giáo dục:
 Học sinh nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam, có thái độ trân trọng yêu quý công lao của thầy cô, biết lễ phép, nghe lời thầy cô, chúc mừng và tặng hoa thầy cô, tâm sự về tình cảm thầy trò.
b. Hình thức hoạt động:
- Chúc mừng tặng hoa, 
- Tâm sự tình cảm thầy trò, 
- Thi văn nghệ giữa các tổ.
c. Chuẩn bị: Hoa, phấn, bảng con, các bài hát, các bài thơ, những câu chuyện có liên quan chủ đề thầy cô giáo, trường lớp, lời tâm sự về tình cảm thầy trò, em lớp phó học tập chuẩn bị nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam, em lớp phó văn thể mỹ chuẩn bị một câu chuyện hoặc lời tâm sự với thầy cô.
Giáo viên chủ nhiệm họp cán bộ lớp nhắc nhở và phân công học sinh chuẩn bị tốt, cử 4 đại diện của 4 tổ làm ban giám khảo và một học sinh làm thư ký.Lớp trưởng hướng dẫn, bố trí chỗ ngồi như sau:
Đội A gồm hai tổ 1 và 2 ngồi ở dãy bên trái :12 em
Đội B gồm 2 tổ 3,4 gồm 12 em
Số còn lại làm khán giã.
d.Tiến hành hoạt động:
+ Hát tập thể bài “ Bông hồng tặng cô ”
+ Lớp trưởng tuyên bố lý do và đọc lời chúc mừng.
+ Lớp phó học tập đọc ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Lớp phó văn thể mỹ đọc lời tâm sự cùng với mẫu chuyện : Nghĩa nặng tình sâu
+ Người hướng dẫn chương trình giới thiệu các đội, mời các đội giới thiệu tên, tuyên bố chương trình qua 3 phần thi : Khởi động, vượt chướng ngại, về đích.
*Khởi động: 
Người điều khiển ra 5 câu hỏi dành cho mỗi đội .
Ngày 20/11 gọi là ngày gì?
Hội nghị Quốc tế các nhà giáo vào thời gian nào?
Trước ngày 28/9/1982, ngày 20/11/ gọi là ngày gì?
Em hiểu gì về ngày nhà giáo Việt Nam?
Hiện nay trường ta có nhiêu giáo viên?
Hiệu trưởng trường ta họ tên là gì?
Người thầy nào là ông tổ của nghề dạy học ở nước ta?
Người thầy cao tuổi nhất của trường ta là ai?
Ai là trưởng phòng giáo dục huyện ta hiện nay?
Khi dạy ở trường Dục Thanh Phan Thiết Bác Hồ có tên là gì?
 * Vượt chướng ngại, giải ô chữ:
1/
C
Ầ
N
V
Ư
Ơ
N
G
2/
C
Ô
N
G
D
Â
N
3/
V
À
N
G
4/
G
I
Ó
5/
C
Ơ
N
Ă
N
G
6/
N
H
I
Ệ
T
Đ
Ộ
7/
T
Ế
H
A
N
H
8/
C
H
Ă
M
H
Ọ
C
K
Ỹ
S
Ư
T
Â
M
H
Ồ
N
9/
10/
T
H
Ầ
Y
Đ
Ọ
C
11/
B
Á
C
H
Ồ
12/
B
Ô
N
G
H
O
A
Đ
I
Ể
M
M
Ư
Ờ
I
1/ 8 chữ cái: Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu gì?
2/ 7 chữ cái: Môn học nào giáo dục các em lòng biết ơn công lao của thầy cô?
3/ 4 chữ cái : chất nào có nhiệt độ nóng chảy 1064 độ C
4/ 3 chữ cái: hiện tượng khí hậu có sự bay hơi cảu chất lỏng.
5/ 6 chữ cái: đây là dạng năng lượng có quan hệ với chuyển động cơ học.
6/ 7 chữ cái, sự bay hơi của chất phụ thuộc vào yếu tố nào?
7/ 6 chữ cái: Tác giã của bài thơ quê hương?
8/ 7 chữ cái: Em làm gì để vui lòng thầy cô?
9/10 chữ cái : những người thầy dạy học còn gọi là gì?
10/ 6 chữ cái: Chọn hai từ đúng để hoàn chỉnh hai câu thơ của nhà thơ Trần đăng Khoa: “ Em nghebao ngày - Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà”
11/ 5 chữ cái: Tháp Mười đẹp nhất bông sen
	 Việt Nam đẹp nhất có tên
12/15chữ cái: vừa rồi Liên đội ta phát động phong trào gì để chào mừng ngày 20/11.
Sau 6 câu hỏi đội nào phát hiện ô chữ hàng dọc được tặng 20 điểm, nếu phạm quy bị trừ 10 điểm.
* Về đích:
Chọn hoa để hát: hoa màu xanh : “ Những bông hoa những bài ca”
 Hoa màu đỏ “ Khi tóc thầy bạc trắng”
Trong khi chờ đợi BGK tổng kết, lớp trưởng có lời phát biểu : Từ mái trường này có nhiều học trò đã trở thành những con người có ích cho xã hội, dù ở nơi đâu,những người học trò mãi luôn nhớ công lao của thầy cô đó là những người lái đò đưa khách sang sông, những kỷ sư tâm hồn đi gieo những hát giống tốt cho đời sau, họ đã hết lòng vì đàn em thơ, giờ đây chúng em dâng lên thầy cô những bông hoa để tỏ lòng biết ơn chúng em hứa sẽ trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ ( 4 học sinh dâng hoa)
Người dẫn chương trình công bố kết quả
Kết thúc hoạt động: phát thưởng, giáo viên chủ nhiệm truyền đạt công tác đến.
Ví dụ 3: tháng 12 chủ đề “ Uống nước nhớ nguồn”
a. Mục tiêu giáo dục:
Hiểu rõ truyền thống vẽ vang của quân đội ta, biết ơn những vị anh hùng dân tộc, tự hào về truỳen thống quê hương đất nước, biết giữ gìn truyền thống của ông cha ta bằng cách tự giác học tập và rèn luyện trong các hoạt động.
b. Một số hoạt động và hình thức tổ chức:
+ Đi tìm ẩn số qua các bài hát, bài thơ.( bốc thăm)
+ Kiến thức lịch sử địa phương và đất nước( hái hoa).
+ Giải ô chữ .
c. Chuẩn bị hoạt động:Hoa, phấn, thăm,trang trí, sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi của hai đội : “ Uống nước” và “ nhớ nguồn”, các bài hát bài thơ ca ngợi quê hương đất nước, kiến thức lịch sử, phần thưởng, ban giám khảo.
d. Tiến hành hoạt động:
- Ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
* Đi tìm ẩn số:(Bốc thăm)
1. “Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
 Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”, hai câu thơ đó nói về ai, của nhà thơ nào?
2. “ Hoan hô anh giải phóng quân
 Kính chào anh con người đẹp nhất
Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất
Dáng hiên ngang bất khuất trên đời ” là đoạn thơ trong bài thơ nào?
3. “ Vua nào từ tuổi ấu thơ,
Cờ lau tập trận đợi chờ khởi binh ”
4. “ Tuổi chưa tròn mười bảy
Tóc chấm ngang vai
Một thiếu nữ mảnh mai.
Nhưng hiên ngang bất khuất
Cả nước đều quen biết” chị là ai?
5. “ Ai người khởi nghĩa Lam Sơn
Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm.
Kiên cường chống giặc mười năm.
Nước nhà thoát ách ngoại xâm tham tàn”
6. “ Đêm chong đèn ngồi chớ lại, từng câu chuyện ngày xưa. Mẹ về đứng dưới mưa, che đàn con nằm ngủ” đoạn hát trên do ai sáng tác?
* Kiến thức: 
1. Bài thơ nào cho bạn cảm nhận lòng yêu nước của Bác Hồ?
a. cảnh khuya b. Đêm khuya c. Khuya. d. Tháng giêng.
2. Tình yêu thương của Bác đối với chiến sĩ thể hiện trong bài thơ nào?
a.Đêm nay Bác không ngủ b. Bác không ngủ c. Không ngủ được d. Đêm đêm Bác không ngủ.
3. Trận đánh Núi Thành xãy ra vào:
a. 2/5/6/1965 b.26/5/1965 c.25/6/1965 d.26/7/1965.
4. Địa danh Núi Thành gắn liền với câu nói nào ghi nhận công lao của mảnh đất anh hùng?
* Giải ô chữ về địa danh và các nhân vật lịch sử:
1
B
Ế
N
T
R
E
2
N
Ú
I
T
Ù
N
G
3
Đ
I
Ệ
N
B
I
Ê
N
P
H
Ủ
4
T
H
A
N
H
H
Ó
A
5
T
R
Ầ
N
T
H
Ị
L
Ý
6
T
À
U
P
H
Á
P
7
V
Ị
N
H
Ạ
L
O
N
G
8
B
A
Đ
Ì
N
H
1)6 ô chữ: câu đố nói về địa danh nào
 “Nằm giữa nhánh Cữu Long Giang
 Nơi đây Đồ Chiễu nghĩ an đời đời
 Quê hương Đồng khởi ai ơi
 Việt gian phá bốt khắp trời đứng lên
 Hỡi người em gái thân quen
 Tóc dài toả mát nấp bên bóng dừa”
2)7 chữ cái, hy sinh ở đâu?
3)11 chữ cái, năm 1954 dân tộc ta làm nên chiến thắng nào?
4)8 chữ cái, vùng đất Lam Sơn thuộc tỉnh nào?
5) 9 chữ cái. Người con gái nào ( bị điện giật ,dùi đâm,dao cắt , lửa nung , không giết được người con gái anh hùng ) trong thơ Tố Hữu ? 
6)7 chữ cái. Nguyễn Trung Trực đốt cháy loại gì trên sông Vàm Cỏ Đông ? 
7) 9 chữ cái .Đố bạn đây là nơi nào ? 
	Bốn bề biển nước mênh mang 
	Núi non ngàn dặm dăng hàng gần xa 
	Kì quan thế giới chẳng ngoai 
	Năm châu khen ngợi đúng là cảnh tiên . 
8) 6 chữ cái. Tên của ba làng ở Thanh Hoá đã đi vào lịch sử và trở thành tên một Quảng Trường ở Hà Nội ? 
	Trong khi ban giám khảo đánh giá điểm, GVCN đọc cho học sinh nghe bài thơ “Bài ca xuân 68” của nhà thơ Tố Hữu , sau đó phát thưởng cho hai đội và dặn dò công tác đến 
IV. Kết luận : 
	Thật vậy , từ khi quyết định 03 ngày 24 tháng 11 năm 2002 của BGD ĐT ra đời thì hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp đi vào chiều sâu , nó được xem là môn học bắt buộc và độc lập chiếm vị trí ngang hàng như các môn học khác ở bậc trung học cơ sở . Hoạt động này giúp các em có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực , tích luỹ thêm kinh nghiệm giao tiếp và hoà đồng vào tập thể , mạnh dạn tự tin, nhạy bén linh hoạt . Đây cũng là hành trang , là điểm tựa cho các em thành công trong cuộc sống sau này . Bởi vì trong xu thế hội nhập quốc tế , trong thời đại côn nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước , rất cần những con người toàn diện “ Vừa hồng vừa chuyên ”. Song hiện nay việc xây các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp ở nhà trường phổ thông chưa có sự thống nhất , tuỳ hứng theo kịch bản mà người giáo viên chủ nhiệm đầu tư . Thực tế , không ít giáo viên mới ra trường còn nhiều bở ngỡ trong việc xây dựng các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp . Với kinh nghiệm xây dựng những kịch bản này , tôi đã tạo ra được những sân chơi nhỏ phần nào giải trí và nâng cao kiến thức cho các em 
Kết quả: qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt về hoc tập cũng như các hoạt động khác
a/Duy trì sĩ số : Học sinh đi học chuyên cần cuối năm duy trì sỉ số đảm bảo 37/37
b/Đạo đức: Học sinh có thói quên chào hỏi lễ phép với thầy cô và người lớn Biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bè, tiết kiệm để giúp đỡ bạn bè, có tính thật thà khiêm tốn biết nhận lỗi khi có lỗi, có ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp .
Cuối năm có 100% học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt, toàn lớp không có học sinh vi phạm kỉ luật trong nhà trường .
c/ Học tập : Học sinh có nhiều tiến bộ về chất lượng, có nhiều chuyển biến qua từng học kì rõ rệt .
T.Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
HKI
37
2
5,4%
5
13,5%
22
59,5%
8
21,6%
29
78,4%
HKII
37
3
8,1%
10
27%
20
54,1%
4
10,8%
33
89,2%
Cả năm 
37
4
10,8%
8
21,6%
24
64,9%
1
2,7%
34
91,9%
d/ Các phong trào khác : 
Có 37/37em tham gia bài dự thi : “ Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em ” và trong cuộc thi viết thư quôc tế UPU có 2 em đạt giải khuyến khích cấp trường .Về phong trào mũi nhọn đạt 1 giải khuyến khích toán , 1 giải ba môn anh văn, 1 giải khuyến khích môn hoá .
Vào dịp rằm Trung thu, các em tự làm lồng đèn “ trái bí ”đạt giải nhất. Trong sinh hoạt trại 26 – 3 lớp tham gia đầy đủ các hoạt động do liên đội nhà trường tổ chức. Về văn nghế, lớp đạt 2 tiết mục công diễn, trong đó tiết mục: “Ánh trăng tình bạn” đạt giải nhì, em lớp phó văn thể mĩ cắm hoa đạt giải nhất .
V. RÚT KINH NGHIỆM : 
Là giáo viên chủ nhiệm chúng ta thường nói với nhau “ Không chủ nhiệm thì sướng mà làm chủ nhiệm thì trăm công nghìn việc ” Đúng vậy để làm công tác chủ nhiệm là một vấn đề không đơn giản chút nào, huống chi trước yêu cầu đổi mới giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm còn là “người viết kịch bản”nữa. Bên cạnh đó tinh thần cuộc vận động “Hai không” đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp nâng cao chất lượng đẩy lùi những sai trái phát huy những tiến bộ
 Để xây dựng được những kịch bản như vậy giáo viên phải có sự đầu tư và cùng học sinh tìm hiểu qua chương trình học phổ thông và qua báo giáo dục thời đại, các cuộc thi trên đài truyền hình, trao đổi học hỏi qua giáo viên bộ môn, tham khảo sách ngoài giờ lên lớp 6, 7, 8, 9 để học sinh tiếp thu được một lượng kiến thức nhất định qua trò chơi giải ô chữ.
	Người giáo viên luôn thể hiện lòng yêu nghề mến trẻ, có lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm luôn tâm quan tâm giúp đỡ học sinh nhiều mặt, phải hết lòng vì học sinh thân yêu như Bác đã từng dạy “yêu ai yêu bằng cả tấm lòng”, chúng ta cần phối hợp tốt mối quan hệ “tay ba” đó là gia đình, nhà trường , xã hội. Sự nhiệt tình và gần gủi của giáo viên chủ nhiệm cũng góp phần làm cho các em nhận thức biết sửa lỗi và thay đổi tính cách.
	Nhiều năm dạy học, liên tục chủ nhiệm lớp tôi đã tìm thấy những nét đáng yêu trên những khuôn mặt ngây ngô và các ưu điểm của học sinh cá biệt qua hội trại 26 – 3. Tôi mãi mãi yêu cái nghề mà mình chọn, vì tôi nghĩ rằng “ sự nghiệp trồng người ”rất cần đến công sức của chúng ta. Chúng ta đừng tính toán gì cả hãy vững “tay chèo lái ”đưa đàn em thơ đi khắp bốn phương .
	Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc xây dựng kịch bản ngoài giờ lên lớp rất mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp . 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO :
	1/ Sách hoạt động ngoài giờ lên lớp 6, 7, 8, 9.
	2/ Báo giáo dục thời đại .
	3/ Thơ Tố Hữu .

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNkich ban HDNGLL 8.doc