Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học

PHẦN MỞ ĐẦU

Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho HS phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới.

Năm học 2018 -2019 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rèn kỹ năng sống cho học sinh chính là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vì vậy các trường học đều quan tâm chú trọng đến nội dung này.

Rèn kỹ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,.để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.

 

docx 20 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho HS phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới.
Năm học 2018 -2019 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rèn kỹ năng sống cho học sinh chính là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vì vậy các trường học đều quan tâm chú trọng đến nội dung này.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.
Trong thực tế hiện nay việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường đã được chú ý đến, song nhiều trường nhất là các trường tiểu học còn lúng túng trong việc tổ chức, thực hiện các chương trình hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
 Quá trình nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu tình hình thực tế thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt tìm hiểu thực tế rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học Tây Đằng B. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học sinh, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất luợng giáo dục toàn diện.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
1. Nghiên cứu lý luận:
- Tìm đọc tài liệu về tâm sinh lý trẻ lứa tuổi tiểu học.
- Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2. Nghiên cứu thực tế:
- Khảo sát thực tế giáo viên và học sinh.
- Thực hiện phương pháp phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra.
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh.
PHẦN NỘI DUNG:
 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TẾ:
1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ:
- Đặc điểm về thể chất của trẻ: 
Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỉ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm tự lập dần như: rửa chân tay, mặc quần áo,...
- Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của học sinh là hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Khả năng kìm hãm (khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ dẫm, nạt nộ các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em. 
- Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học Tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi đến nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – là hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn kĩ năng sống cho HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp,... không ít những tình huống dở cười dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để GV phải đi tìm, ....
- Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính cách, nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sống của trẻ. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay bắt chước. Học sinh tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói,... của các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng lắm. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ.
Các dạng hoạt động của trẻ emđược thực hiện trong các quan hệ:
Trẻ em – Gia đình; Trẻ em - Đồ vật; Trẻ em – Nhà trường; Trẻ em – Xã hội
Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối quan hệ người – người. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ chủa người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy cô giáo mình. Ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ. 
* Đặc điểm sinh lý trẻ:
Trong quá trình giáo dục học sinh, rèn kĩ năng sống cho học sinh, người giáo viên không những cần am hiểu về tâm lý trẻ em mà còn phải có kiến thức về sinh lý trẻ em. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân loại hoạt động thần kinh ở trẻ em làm 4 loại:
1. Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh: đặc điểm của loại hình thần kinh này là các phản xạ có điều kiện được hình thành bền vững; ngôn ngữ trẻ phát triển rất tốt với khối lượng từ lớn.
2. Loại hình thần kinh mạnh, không cần bằng, hưng phấn tăng, kém kiềm chế: Đặc điểm của trẻ em thuộc nhóm này là quá trình hưng phấn mạnh, ức chế yếu. Các em rất dễ bị xúc động. Cũng do hưng phấn mạnh nên chúng nóng nảy hay cáu gắt. Trẻ em thuộc nhóm này thường hay nói nhanh và hét trong khi nói.
3. Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, chậm: Đặc điểm trẻ em thuộc nhóm này là chậm chạp. Chúng nhanh biết nói nhưng thường hay nói chậm. Đây là những đứa trẻ tích cực và kiên trì khi thực hiện bất kì một nhiệm vụ khó khăn nào.
4. Loại hình thần kinh yếu với quá trình hưng phấn giảm: Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ em thuộc nhóm này rất khó khăn. Trẻ chóng bị mệt mỏi, không chịu được tác động của các kích thích mạnh và kéo dài. 
Việc xác định loại hình thần kinh có tầm quan trong đặc biệt đối với giáo dục, việc tạo ra môi trường giáo dục cho học sinh sẽ giúp cho việc cải tạo, làm xuất hiện những tính chất mới trong hoạt động thần kinh.
Trên cơ sở những hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, người giáo viên có thể phân loại nhóm học sinh và tìm các biện pháp phù hợp với các đối tượng học sinh để giáo dục rèn luyện, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
2. Cơ sở thực tế:
- Môi trường ảnh hưởng đến kỹ năng sống của trẻ: Thời gian trong 6 năm đầu đời và giai đoạn học tiểu học của trẻ, các em sống trong gia đình, nhà trẻ và lớp mẫu giáo, trường tiểu học, các em bước đầu tích luỹ được một số ít những kinh nghiệm, kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm, các thói quen đạo đức để các em dùng trong cuộc sống hàng ngày bằng cách học lỏm, học mót, học tại chỗ, học trực tiếp nhờ phương pháp kèm cặp, truyền tay, thầy cô hướng dẫn,... 
- Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ em. Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè,...ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ được chú ý giáo  ... uống đúng hướng, biết tự bảo vệ mình,... thông qua các hoạt động tập thể như Rung chuông vàng, tìm hiểu kiến thức xã hội hàng tháng...
 11. Nhà trường phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể để thực hiện rèn kỹ năng sống cho học sinh: Phối kết hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ học sinh: liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể được tư vấn thêm về cách rèn luyện, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất giữa gia đình - nhà trường trong cách giáo dục trẻ. Công đoàn tham gia trong tổ tư vấn của nhà trường giúp trẻ biết tháo gỡ vướng mắc, xử lý một số tình huống mà trẻ khó tự mình giải quyết đúng đắn.
Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh, bổ ích để trẻ được thực hành rèn kỹ năng sống. Các giáo viên thường xuyên lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ học. Các đoàn thể của thị trấn, thôn cũng phải tìm hiểu và tham gia tư vấn cho các gia đình về kiến thức pháp luật, kiến thức khoa học, kinh nghiệm thực tế “nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”, tạo cho trẻ một môi trường lành mạnh, an toàn; cách dạy cho trẻ một số kiến thức để trẻ biết tự bảo vệ mình (Ví dụ: cách từ chối, tránh xa các tệ nạn xã hội,...) 
Tôi đã tổ chức được 4 buổi ngoại khóa : 2 buổi ở trường, 1 buổi ở cây đa Bác Hồ ( Yên Bồ - Vật Lại ) 1 buổi ở Đình Tây Đằng ( Đình thuộc thị trấn Tây Đằng – Ba Vì )
Tôi xin trình bày cụ thể 1 buổi ngoại khóa như sau:
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
“Rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1”
* Thời gian: 1 buổi	 - Địa điểm: Cây Đa Bác Hồ
* Chuẩn bị:
 - Tăng âm, loa đài. Phông chữ.
 - Bàn ghế cho Tổ tư vấn, ghế cho giáo viên và học sinh.
 - Chuẩn bị cho học sinh một số tình huống đóng vai.
- Chuẩn bị các câu hỏi để : Hỏi nhanh – đáp nhanh.
- Chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi ở phần thi năng khiếu và phần thưởng
Nội dung: Người dẫn chương trình giới thiệu về chương trình tổ tư vấn.
I.Chương trình:
A. Dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ Kính yêu tại Nhà tưởng niệm.
B. Nghe kể về Cây đa Bác Hồ.
C. Chơi trò chơi 
- HS xung phong lên trả lời câu hỏi nhanh - đáp nhanh.
+ Tự giới thiệu về mình ( họ và tên, lớp, sở thích,...) 
Câu hỏi kiến thức: 
1. Địa điểm trồng cây Đa Bác Hồ? Bác Hồ trồng cây Đa này vào ngày tháng năm nào? ( Bác Hồ trồng cây Đa cuối cùng vào ngày tháng năm nào ?
2. Bác Hồ trồng cây và căn dặn chúng ta điều gì? Tết trồng cây do ai phát động?
3. Tết trồng cây được phát động vào ngày tháng năm nào?
4. Trồng cây gồm mấy bước? Em đã trồng cây bao giờ chưa?
5. Kể một số di tích lịch sử ở quê hương em? Kể một số danh lam thắng cảnh đẹp ở quê hương em?
6. Hát một bài hát về quê hương em ?
Câu hỏi kỹ năng
1. Trong giờ ra chơi, em đang ngồi đọc sách ở ghế đá, bạn Nam đi qua giật lấy quyển sách của em, rồi chuyền quyển sách cho bạn khác. Khi đó em sẽ làm gì?
2. Trong khi xếp hàng tập thể dục, Hùng cứ giật đuôi áo của Hải. Hải liền quay lại kéo áo Hùng rồi quay lên xếp hàng. Nếu là Hải, em có làm như Hải không?
3. Ở nhà, cả ngày em giúp mẹ dỡ lạc, buổi tối em đang ngồi học bài để chuẩn bị cho ngày hôm sau đi học, mẹ bảo em ra ngồi vặt lạc cùng mẹ cho nhanh. Khi đó em sẽ làm gì?
4. Cô giáo dặn về nhà sưu tầm côn trùng để làm đồ dùng học tập, em ra ngoài ruộng bắt châu chấu, bắt dế; vậy mà em bị bố mắng bắt đi về nhà. Khi đó em sẽ làm thế nào?
5. Giờ ra chơi, Hưng cứ phá trò chơi nhảy dây chun của nhóm bạn gái, thế là các bạn gái đuổi theo, mỗi người đánh cho Hưng một cái. trong thực tế em có thấy tình huống này xảy ra không. Em có nhận xét gì không?
6. Khi ở lớp Nga mách cô giáo là bạn Nam lấy đồ của bạn khác, thế là Nam bị cô giáo khiển trách, phê bình. Trên đường đi học về Nga bị Nam chặn lại đánh. Nếu em là Nga em sẽ làm như thế nào, nếu em là người chứng kiến việc đó em sẽ làm như thế nào?
7. Ở trường Ngọc bị Hoài giật đuôi tóc đau quá, Ngọc phô với anh là Nguyên đang học lớp 5 bảo anh Nguyên lúc về đánh cho Hoài một trận. Em có nhận xét gì về Ngọc, Hoài, anh Nguyên ? Nếu em là Hoài, khi biết Ngọc phô với anh Nguyên thì em làm thế nào?
8. Trong giờ ra chơi, em đang đứng trên sân, liền bị bạn Dũng đấm cho một quả vào vai. Em chọn cách xử lý như thế nào:
 a. Quay lại đấm trả lại bạn một quả.	 b. Quay lại du cho bạn một cái.
 c. Chửi bạn mấy câu cho bõ tức.	 d. Không chọn các cách trên .
9. Trên đường đi học về, qua quán điện tử, Hoà rủ Quân vào xem, Quân chần chừ chưa vào, Hoà bảo chỉ vào xem thôi như mình xem ti vi ở nhà chứ mình có chơi đâu có nhiều trò hay lắm. Nếu em là Quân em sẽ làm gì? 
10. Trong dịp tết, Liên được các bác mừng tuổi hơn hai trăm ngàn. Liên đưa cho mẹ cất đi một nửa, còn một nửa Liên giữ lại không cho mẹ biết. Em thử đoán xem Liên giữ tiền lại để làm gì. Em có làm như Liên không?
11. Trên đường đi học về, ở đoạn đường vắng, Hoa thấy một bác đội mũ cối, đi xe máy chặn Hoa lại để hỏi đường. Nếu là Hoa em sẽ làm gì?
12. Trên đường đi học về, Hùng và Cường gặp một nhóm 3 - 4 thanh niên đang gây gổ cãi nhau, thế là Hùng và Cường đứng lại xem một lúc, Hùng còn can các anh đừng cãi nhau nữa. Hùng và Cường làm thế có đúng không? Vì sao?
13. Trên đường đi học về, Nguyệt gặt một chị lạ mặt bế con nhỏ nhờ cầm hộ chiếc túi chị bảo một lúc nữa nhìn thấy cô mặc áo xanh, quần trắng là em gái chị sẽ đến lấy chiếc túi và sẽ cho Nguyệt tiền, chị phải đi ngay vì có việc bận. Nếu em là Nguyệt, em có giúp chị đó không? Vì sao? 
14. Anh Sinh rủ An đi chơi bi-a, anh nói anh sẽ trả tiền cho An chơi cùng. Nếu em là An em có đi chơi cùng anh Sinh không? Vì sao?
15. Bé năm nay học lớp 2, từ nhà Bé đến trường phải đi qua đoạn đường quốc lộ nhiều xe qua lại. Mỗi lần qua đường Bé phải làm thế nào nhỉ?
 .........
(Tuỳ theo từng địa phương có thể thiết kế lựa chọn câu hỏi, tình huống có nội dung phù hợp. Trong quá trình học sinh xử lý tình huống, tổ tư vấn có thể giúp HS tìm thêm những cách giải quyết phù hợp thực tế) 
* Đóng vai xử lý tình huống: 
Nhóm học sinh đóng vai (có chuẩn bị trước) xử lý tình huống có liên quan đến rèn kỹ năng sống.
Ví dụ: Hôm nay lớp chúng em đi thăm cây đa Bác Hồ, các bạn đi thăm có bạn đi vào vườn cây, bỏ rác ra gốc cây đa, em và các bạn nhìn thấy sẽ làm gì?
Học sinh từng nhóm lên đóng vai, giáo viên và tổ tư vấn nhận xét, đánh giá.
*. Phần thi tài năng:(Phần thi này yêu cầu có sự kết hợp hài hoà của các thành viên trong nhóm, vì thế học sinh cần biết cách phân công nhau cùng làm, biết lắng nghe, biết lựa nhau cùng hợp tác trong công viêc chung )
 Ví dụ: 	3 nhóm thi, mỗi nhóm vẽ chung một bức tranh.
	Hát bài hát về quê hương em.
*. Kết thúc: Trao quà, nhắc nhở HS về việc học tập và rèn luyện
KẾT QUẢ, TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
- Trong thời gian công tác tại trường Tiểu học Tây Đằng B tôi đã điều tra nghiên cứu và thử áp dụng thực tế đã được các đồng nghiệp trong trường đồng tình ủng hộ. Kết quả cho thấy học sinh ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp.
- Khảo sát kết quả cuối năm học như sau: 
TSHS
Tự mặc quần áo
Tự giác ngồi học bài ở nhà
Tự mình
mặc quần áo
Cần
người lớn
giúp mặc quần áo
Tự giác
không cần
nhắc nhở
Chưa tự giác,
bố mẹ phải
nhắc nhở nhiều
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
39
35
89,7
4
10,3
33
84,6
6
15,4
Khảo sát qua quan sát học sinh học tiết Tự nhiên xã hội.
TSHS
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
39
32
82,1
7
17,9
 	Nội dung khảo sát học sinh ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi tập thể, qua giờ thể dục ...
TSHS
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách
 ứng xử hài hoà khá phù hợp
Hay cãi nhau, 
xô đẩy bạn khi chơi
SL
%
SL
%
39
33
84,6
6
15,4
- Nội dung đề tài này phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học có thể vận dụng được trong tất cả các trường tiểu học.
- Sau đề tài này tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm hình thức và tìm thêm biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh được phong phú hơn.
KẾT LUẬN
 Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên ngây thơ trong trắng. Vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của các em mới có rất ít. Vì vậy muốn đạt được mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo cần phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “ làm người”, và phải được xuất phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của học sinh. Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kỹ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh được rèn kỹ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn kỹ năng sống. Học sinh được học tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội; vì vậy cần thực hiện tốt gắn kết 3 môi trường để giáo dục học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ có thêm nhiều kỹ năng sống và rèn kỹ năng sống được tốt hơn.
 Là một cán bộ giáo viên nhà trường, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đề tài “Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học” được viết với mong muốn thực hiện tốt nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, do năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi sơ xuất, kính mong được các thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 NGƯỜI VIẾT:
Cao Thị Xuân Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.docx