Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

A. ĐẶT VẤN ĐỀ :

 “Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em .” Đó là nội dung của bài tập đọc đầu tiên mà các em được học trong chương trình lớp 1.

 Là một giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở làm sao cho lớp học của mình thật sự là ngôi nhà thứ hai của các em, làm sao cho bài giảng của mình thật sự nhẹ nhàng mà sinh động, các em cùng tham gia học tập một cách tích cực, chủ động , sáng tạo.

 Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong thời gian qua, qua các thông tin đại chúng cho thấy, chúng ta vẫn còn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt gò bó, chưa hiểu thấu tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em,. Trong nhận xét, đánh giá còn có biểu hiện quá khắc khe, yêu cầu cao đối với các em, trong khi bản thân các em chưa làm được đến mức độ đó. Đại bộ phận phụ huynh học sinh còn chạy theo thứ hạng, điểm số, chứ chưa quan tâm đến sự tiến bộ hằng ngày của các em, dù là sự tiến bộ nhỏ, gây áp lực nặng nề cho các em khi đến trường. Điều đó dẫn đến học sinh sẽ có tâm lí rụt rè, nhút nhát, thụ động trong học tập, thiếu tự tin, không dám phát biểu ý kiến, không dám mạnh dạn đưa ra sáng kiến, không bộc lộ hết khả năng của mình.

 

doc 21 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 1417Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN,
HỌC SINH TÍCH CỰC
 Kiều Thanh Huy
 Giáo viên Trường Tiểu học Bán trú ‘A’ Long Thạnh
A. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
	“Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em ...” Đó là nội dung của bài tập đọc đầu tiên mà các em được học trong chương trình lớp 1.
	Là một giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở làm sao cho lớp học của mình thật sự là ngôi nhà thứ hai của các em, làm sao cho bài giảng của mình thật sự nhẹ nhàng mà sinh động, các em cùng tham gia học tập một cách tích cực, chủ động , sáng tạo...
	Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong thời gian qua, qua các thông tin đại chúng cho thấy, chúng ta vẫn còn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt gò bó, chưa hiểu thấu tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em,... Trong nhận xét, đánh giá còn có biểu hiện quá khắc khe, yêu cầu cao đối với các em, trong khi bản thân các em chưa làm được đến mức độ đó... Đại bộ phận phụ huynh học sinh còn chạy theo thứ hạng, điểm số, chứ chưa quan tâm đến sự tiến bộ hằng ngày của các em, dù là sự tiến bộ nhỏ, gây áp lực nặng nề cho các em khi đến trường. Điều đó dẫn đến học sinh sẽ có tâm lí rụt rè, nhút nhát, thụ động trong học tập, thiếu tự tin, không dám phát biểu ý kiến, không dám mạnh dạn đưa ra sáng kiến, không bộc lộ hết khả năng của mình. 
	Trước tình hình đó, đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ lựa chọn phương pháp, cách thức tổ chức dạy học làm sao cho phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học được xác định trong điều 25 của Luật Giáo dục như sau : Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
	Trong những năm qua, cùng với các cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và năng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 ; Kế hoạch số 307/KH- BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
	Sau hơn hai năm thực hiện phong trào thi đua này, ở khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước, tôi tin chắc các trường phổ thông, các thầy cô giáo ...đã tích cực nổ lực phấn đấu với tinh thần quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tìm tòi, sáng tạo tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, sau khi đối chiếu 5 nôi dung phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tôi nhận thấy việc thực hiện phong trào này còn có những khó khăn, bất cập. Đây là vấn đề rất cần sự trao đổi kinh nghiệm nhằm thu hút rộng rãi hơn sự tham gia của các lực lượng xã hội , nhằm thực hiện tốt mục tiêu của phong trào này là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện trong xu hướng hội nhập toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức, nhất là đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới đất nước.Do vậy, với những nội dung trên, với góc độ là một giáo viên dạy lớp, tôi quyết định chọn đề tài : ” Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” để nghiên cứu. 
B. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
I/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM:
1) Thực trạng ban đầu của vấn đề:
Trường Tiều học Bán trú “A” Long Thạnh được thành lập năm 1965, năm 2004 chuyển qua loại hình bán trú theo Quyết số 2238/QĐ-UB của UBND Huyện Tân Châu và được công nhận đạt Chuẩn Quốc gia năm 2005 theo Quyết định số 1585/QĐ-CT UBND, ngày 01 tháng 6 năm 2005 của UBND tỉnh An Giang.
Trước khi phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”về cơ sở vật chất – thiết bị của trường được trang bị khá đầy đủ phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập. Trường cũng đã được công nhận “ Xanh – sạch – đẹp “ nên về cảnh quan sư phạm khá thoáng mát. Hằng năm, được Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh tu bổ thường xuyên.
Công tác xã hội hoá giáo dục đạt nhiều kết quả đáng kể: Trang bị Tivi, đầu đĩa, tu sửa bổ sung quạt, đèn, trang hoàng lớp học,...được toàn thể giáo viên hưởng ứng tích cực. Tuy nhiên, ý thức giữ gìn hoa kiễng ở một số học sinh chưa được tốt, các em thỉnh thoảng vẫn còn hái hoa, bẽ cành. Việc chăm sóc chủ yếu do hai chú Bảo vệ nhà trường phụ trách.
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy còn khá mới lạ đối với giáo viên, Tivi, đầu đĩa áp dụng cho việc giảng dạy còn nhiều hạn chế nhất định.
Năm học 2008-2009, thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang đã triển khai trong toàn ngành phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Phong trào thi đua này nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phù hợp với điều kiện địa phương; tăng cường hứng thú của học sinh trong học tập, để các em học tập có hiệu quả hơn, gằn bó với trường, với lớp, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng; nâng cao hiệu quả giảng dạy góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nhận thấy được tầm quan trọng của cuộc phát động phong trào thi đua mang tính chất sâu rộng của ngành. Ban giám hiệu nhà trường quán triệt và triển khai đến toàn thể giáo viên và được toàn thể cán bộ, giáo viên ,nhân viên hưởng ứng tích cực: Tiếp tục trang hoàng lớp học, Xanh hoá lớp học, tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy, sưu tầm tranh ảnh trên mạng Internet chép vào đĩa, tận dụng Tivi, đầu đĩa trực quan cho các em xem, nhằm tăng hứng thú học tập của các em. Ngoài ra, để phục vụ đáp ứng nhu cầu ứng dụng Công nghệ thông tin Nhà trường trang bị thêm 1 máy ảnh kĩ thuật số, 1 Laptop , 1 máy chiếu. Năm học 2009-2010, từ nguồn quỹ xã hội hoá giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm 1 Laptop, 1 Tivi LCD 42 ICH. Từ đó, phong trào thi đua được nâng lên rõ rệt, các tiết dạy sử dụng giáo án điện tử ngày càng nhiều hơn. 
Việc tổ chức các trò chơi dân gian lồng ghép vào dịp kỉ niệm các ngày lễ như: Tết Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trở thành nếp truyền thống của nhà trường.
Học sinh có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, chăm sóc hoa kiễng ở lớp, giữ gìn, bảo vệ cây xanh, hoa kiễng của trường ,...Có những kết qua như vậy là do sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và sự hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”của toàn thể giáo viên. 
Cũng như các đồng nghiệp, tôi luôn hưởng ứng phong trào thi đua này một cách tích cực và phù hợp với đặc điểm lớp mình phụ trách. Sau đây là một số biện pháp được tôi thực hiện:
2) Nội dung và biện pháp tiến hành:
	Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành về phong trào thi đua, tôi đề ra các biện pháp xây dựng và thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như sau:
a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn :
	Có điều kiện thuận lợi từ sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, mỗi giáo viên quản lý lớp học và phòng học cố định. Nên mỗi đầu năm học tôi có kế hoạch chỉnh trang, tu bổ cơ sở vật chất của lớp mình.
	Trong phiên họp Phụ huynh đầu năm, ngoài những nội dung chung của trường, tôi còn trình bày thêm kế hoạch trang bị cần thiết ở lớp như: Tu bổ, sửa chữa quạt, đèn, trang trí lớp học, mua sắm những dụng cụ cần thiết để phục vụ vệ sinh lớp học,...Được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh thông nhất gây quỹ lớp. Nguồn quỹ này sẽ do thủ quỹ Chi hội lớp giữ. Những hoạt động thu - chi mà giáo viên đề nghị đều được thông qua Chi hội trưởng chấp nhận. Các hoá đơn, chứng từ thu chi được thủ quỹ vào sổ và kết toán hằng tháng.
	Hiện lớp tôi có những vật chất : Tivi, đầu đĩa, đèn, quạt... phục vụ tốt cho việc học tập và nhu cầu giải trí của các em, những dụng cụ nhỏ như: Chổi, cây lau, sọt rác, hốt rác, thảm , kệ dép,... phục vụ cho việc vệ sinh lớp. 
	Đặc biệt năm học này, nhận thấy tình hình dịch sốt Xuất huyết trong địa bàn thị xã Tân Châu diễn biến khá phức tạp, nên tôi mạnh dạn đề nghị Chi hội lớp, chi may một cái mùng lớn để các em ngủ một cách an toàn.
	Do cơ sở vật chất phòng ăn nhà trường còn trật hẹp, nên lớp tôi được bố trí ăn trước hành lang lớp mình. Nhận thấy trong giờ ăn các em bị nắng chiếu rọi nên tôi đề nghị từ nguồn quỹ lớp may tấm màn che nắng cho các em.
	Trồng cây xanh ở lớp như : Dây Trầu bà, hoa kiễng ở bàn giáo viên, chậu Vạn niên thanh ở trước lớp.
	Đầu năm học phân tổ, phân công cán bộ lớp, cán bộ tổ để quản lí lớp, tổ; sinh hoạt nội qui trường lớp: giữ vệ sinh trường lớp, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế, không chạy giẫm lên bàn ghế...; chỉ dẫn các em phòng vệ sinh để các em đi tiêu, tiểu đúng quy định, tiêu, tiểu xong cần dội nước cho sạch và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiêu, tiểu ;phân công trực nhật hàng tuần và nhắc nhở hàng ngày, cuối tuần tổng kết đánh giá trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Trang bị 3 sọt rác nhỏ, để cuối lớp để các em dễ bỏ rác, chuốt viết,...
	Khuyến khích phụ huynh mua thêm cho mỗi con em một đôi dép mũ để các em mang trong lớp cho nhẹ nhàng, thoáng mát chân lại vừa giữ vệ sinh lớp học. 
	Luôn nhắc nhở học sinh trong sinh hoạt ăn uống, lồng ghép vào nội dung bài dạy để nhắc nhở, giáo dục các em :
	- Ăn đủ no, ăn chậm, nhai kĩ, tập trung vào bữa ăn, không nói chuyện đùa giỡn trong lúc ăn...
	- Rửa tay trước khi ăn và sau khi ăn xong phải rửa miệng, đánh răng, nghỉ ngơi xem Tivi chứ không chạy nhảy đùa nghịch... 
	- Nhắc nhở thường xuyên tư thế ngồi học để tránh bị các bệnh học đ ... 	- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng tốt cho việc giảng dạy và học tập.
	- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với giáo viên chủ nhiệm.
	- Lồng ghép an toàn giao thông, giáo dục môi trường, Giáo dục kỹ năng sống phù hợp nhằm thực hiện tốt kế hoạch dạy học đã quy định.
	- Xây dựng, cải tạo, sắp xếp và trang trí trường lớp xanh, sạch, đẹp, thoáng mát, vệ sinh.
	- Giáo viên có thái độ gần gũi, yêu thương, cởi mở, công bằng với học sinh, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh. Giúp đỡ, chia sẻ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
	- Động viên, khích lệ kịp thời sự tiến bộ ( dù nhỏ ) của học sinh, nhất là những học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh éo le, gặp khó khăn.
	- Nội dung Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương trong thực hiện gặp nhiều khó khăn, cất cập.
	- Nhiều học sinh do ý thức thói quen sinh hoạt của gia đình nên khi vào lớp gặp nhiều khó khăn trong thực hiện sự hướng dẫn, giáo dục của giáo viên.
II. KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM:
1/ Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
a) Đối với học sinh:
	- Tạo được bầu không khí thân thiện, vui tươi, lành mạnh, an toàn khi đến lớp. Nên các em thích được đi học.Học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến, đề xuất sáng kiến của mình,...góp phần hạn chế tình trạng lưu ban, bỏ học, nâng cao hiệu quả đào tạo, hoàn thành chỉ tiêu PCGD đúng độ tuổi.
	- Biết giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ những khó khăn với bạn. Có ý thức vươn lên trong học tập, chuyên cần, chịu khó, giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức.
	- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, phòng chống tại nạn giao thông và một số tai nạn khác,...Biết phòng ngừa các bệnh thường gặp ở lứa tuổi các em.
	- Luôn có ý thức ‘Nói lời hay, làm việc tốt’ trao dồi văn hoá ứng xử, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, chan hoà với bạn. Có tinh thần hợp tác nhau trong khi làm việc nhóm, tương trợ giúp đỡ nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
	- Có ý thức bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bỏ rác đúng nơi quy định...
	- Yêu thích thể dục, thể thao.
	b) Đối với bản thân:
	- Thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Ngành đã phát động.
	- Phát huy ở học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo, của học sinh trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.
	- Xây dựng mối liên kết thân thiện giữa giáo viên với phụ huynh học sinh; giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học .
	- Góp phần thực hiện tốt hơn các cuộc vận động “ Hai không “, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
	c) Đối với tổ chuyên môn, trường, ngành giáo dục, xã hội,...:
	- Trao đổi kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, cùng nhau thực hiện nhằn nâng cao chất lượng giáo dục của tổ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
	- Tạo niềm tin yêu từ nhân dân, nên được phụ huynh tin yêu đưa con em vào học ở trường.
	- Khơi lại lòng quyết tâm thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 mà ngành phát động.
	- Là cơ sở để đồng nghiệp cùng nghiên cứu, trao đổi nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua.
	- Nhằm huy động sức mạnh sức mạnh của xã hội, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục...
	- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và cao hơn nữa.
2/ Phạm vị áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong giai đoạn mà cả nước đã và đang thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Tôi tin chắc rằng, mỗi địa phương, mỗi đơn vị, mỗi giáo viên,...đều có những biện pháp thực hiện một cách tích cực, thiết thực khác nhau. Những biện pháp mà tôi nêu ra, cũng là một trong những cách làm để chúng ta cùng nhau trao đổi, chắt lọc, bổ sung,...tuỳ theo điều kiện của mình mà áp dụng thực hiện cho phù hợp.
	Đối với phụ huynh sinh, nên xem đây là một tiêu chí để xây dựng môi trường thân thiện ở gia đình; mẫu mực về cách sống, làm việc, nói năng,...dành thời gian lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của con em, góp phần giáo dục kỹ năng sống, cùng nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
3/ Những bài học kinh nghiệm:
	 Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mang ý nghĩa sâu rộng, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò hạt nhân, nồng cốt .Vì vậy :
	- Ban giám hiệu nhà trường cần có sự nghiên cứu, quán triệt và tổ chức chỉ đạo kịp thời có hiệu quả. Khảo sát đánh giá thực trang của nhà trường, xem mình đã có những gì, cần xây dựng, bổ sung những gì. Lồng ghép cụ thể vào kế hoạch năm học, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các bộ phận, nhất là việc thực hiện của giáo viên.
	- Công đoàn nhà trường, cần tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các đoàn viên công đoàn hưởng ứng, nêu gương điển hình người tốt, việc tốt, giới thiệu sáng kiến, nhân rộng mô hình; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, chăm lo sức khoẻ và nghỉ ngơi giải trí cho đoàn viên, tạo mối đoàn kết trong đơn vị,...
	- Gia đình cần xây dựng môi trường thân thiện trong từng gia đình, dành thời gian thích hợp để kiểm tra bài học , bài làm cho con em. Tránh gây nhiều áp lực trong học tập cho con em mình...
	- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm về cơ sở vật chất, tinh thần, huy động học sinh đến trường, có biện pháp giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện tốt để các em tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương mình.
	- Đối với giáo viên cần cọi đây là phong trào nhằm cụ thể hoá các cuộc vận động mang tính thiết thực mà ngành đã phát động trướ đó như:
	. Cuộc vận động “ Hai không “.
	. Cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”...
	- Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
	- Xây dựng lớp học khang trang sạch, đẹp, tạo môi trường thật sự thân thiện nhằm kích thích tính ham học của các em. Tránh gây áp lực nặng nề cho các em dẫn đến các em chán nạn không chịu đến trường. Tăng cường học tập theo nhóm, khuyến khích, động viên kịp thời những học sinh có tiến bộ trong học tập, có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kịp thời, bồi dưỡng học sinh giỏi, những học sinh có năng khiếu nhằm phát huy hết khả năng của học sinh.
	- Duy trì nền nếp kiểm tra bài cũ, chấm chữa bài...Phân hoá đối tượng học sinh.
	- Khuyến khích các em giúp đỡ nhau trong học tập, xây dựng lớp tự quản.
	- Giáo dục lồng ghép an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống vào nội dung các môn học thích hợp.
	- Giáo dục các em có ý thức“ Nói lời hay, làm việc tốt ”, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, chan hoà với bạn bè...
C. KẾT LUẬN CHUNG:
	“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào thi đua mhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo nên môi trường giảng dạy và học tập hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ,...hình thành bồi dưỡng nhân cách và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nên chúng ta cần quán triệt 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dụng của phong trào thi đua. Nhà trường cần xác định đối chiếu với tình hình của trường trước khi triển khai phong trào thi đua mình đã đạt được ở mức độ nào? Nội dung nào tham gia xây dựng trước, nội dung nào sau? Mức độ phấn đấu cho từng năm là như thế nào? Theo tinh thần mỗi năm học có sự chuyển biến tiến bộ.
	Đối giáo viên cần có sự nhận thức đúng đắn về phong trào thi đua để cùng nhau quyết tâm thực hiện.
	Đối đơn vị Trường Tiểu học Bán trú ‘A’ Long Thạnh của chúng tôi, với những điều kiện về cơ sở vật chất- thiết bị trường học, ...đều đạt tiêu chuẩn. Vậy việc tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên tập trung xoáy sâu vào 2 nội dung Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập và Rèn kỹ năng sống cho học sinh . Vì nội dung “Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập” là nội dung cốt lỗi của phong trào thi đua và nội dung Rèn kỹ năng sống cho học sinh đã được Ngành Giáo dục An Giang đưa nội dung qui định rạch ròi, được tập huấn áp dụng .Vả lại, đặc thù của trường bán trú là học sinh ăn , ngủ tại trường nên cần tăng cường giáo dục thêm những kỹ năng trong sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, tắm gội,... để tăng cường sức khoẻ, phòng tránh những tai nạn thương tích có thể xảy ra...những nội dung còn lại chúng tôi luôn duy trì và tôn tạo, bổ sung.
	Nói như vậy để thấy rõ rằng: Tuỳ theo những đặc thù, điều kiện của đơn vị mình mà đề ra kế hoạch nhằm huy động các lực lượng tích cực tham gia cho phù hợp.
	Tóm lại việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là làm sao cho các em có niềm vui đến trường, là hiệu quả và chất lượng giáo dục, sự trưởng thành về nhân cách của các em, là niềm vui của gia đình, sự tin tưởng của xã hội đối với nhà trường và ngành Giáo dục. Việc đánh giá nhà trường khi tham gia phong trào thi đua chính là sự thừa nhận của các thầy cô giáo và của học sinh trong trường.
	Trên đây là những việc làm, những đóng góp nho nhỏ của tôi, để làm cơ sở cùng nhau trao đổi, rút kinh nghiệm,... nhằm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
Vì phong trào thi đua còn đang trong quá trình thực hiện và bản thân là giáo viên dạy lớp nên chỉ nêu lên những việc làm trong phạm vi lớp học, với điều kiện về khả năng và thời gian có hạn, chắc hẳn không khỏi mắc phải những hạn chế nhất định. Rất mong được sự đóng góp chân tình của quý đồng nghiệp.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(5).doc