TUẦN 14:
Ngày soạn: 22 / 11 / 2009.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1: Chào cờ.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: TOÀN TRƯỜNG CHÀO CỜ
Tiết 2 + 3: Tập đọc - kể chuyện
Đ 40 +41: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. Mục tiêu:
1. KT: - Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối truyện (Ông Ké, Tây dồn, Nùng, thầy mo, mong manh).
- Hiểu ND truyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
2. KN:- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (Ông Ké. Kim Đông, bọn lính)
- Đọc đúng các từ ngữ có, âm, vần, thanh HS dễ viết sai do phương ngữ: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, cháo trứng, nắng sớm
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện "Người liên lạc nhỏ".
- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
3. TĐ: - Học tập đức tính dũng cảm nhanh trí của anh Kim Đồng.
*HSKKVH: - Đọc 1 đoạn trong bài.
Tuần 14: Ngày soạn: 22 / 11 / 2009. Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009. Tiết 1: Chào cờ. Hoạt động tập thể: Toàn trường chào cờ Tiết 2 + 3: Tập đọc - kể chuyện Đ 40 +41: người liên lạc nhỏ I. Mục tiêu: 1. KT: - Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối truyện (Ông Ké, Tây dồn, Nùng, thầy mo, mong manh). - Hiểu ND truyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. 2. KN:- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (Ông Ké. Kim Đông, bọn lính) - Đọc đúng các từ ngữ có, âm, vần, thanh HS dễ viết sai do phương ngữ: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, cháo trứng, nắng sớm - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện "Người liên lạc nhỏ". - Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện. 3. TĐ: - Học tập đức tính dũng cảm nhanh trí của anh Kim Đồng. *HSKKVH: - Đọc 1 đoạn trong bài. II.Chuẩn bị: GV: - ảnh bài tập đọc trong SGK. HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài. - ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ. - Đọc bài cửa tùng và trả lời câu hỏi 2, 3 trong bài? - HS + GV nhận xét. * Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: B. Phát triển bài. - HS đọc bài cửa tùng và trả lời câu hỏi 2, 3 trong bài? 1. HĐ 1: Luyện đọc. Làm việc cả lớp. *MT: - Đọc đúng các từ ngữ có, âm, vần, thanh HS dễ viết sai do phương ngữ: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, cháo trứng, nắng sớm *CTH: - GV hướng dẫn cách đọc - HS chú ý nghe - GV hướng dẫn hoàn cảnh sảy ra câu chuyện. - HS quan sát tranh minh hoạ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - HS nối tiếp nhau đọc trước lớp. - Đọc từng đoạn trước lớp + GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu - HS đọc trước lớp. + GV gọi HS giải nghĩa từ. - HS giải nghĩa từ mới. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - HS đọc từng đoạn theo nhóm 4 - Cả lớp đồng thanh đọc - HS đọc đồng thanh đoạn 1 và 2 - 1 HS đọc đoạn 3.- Cả lớp đồng thanh đọc đoạn 4 2. HĐ 2: Tìm hiểu bài: Làm nhóm. *MT: - Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối truyện (Ông Ké, Tây dồn, Nùng, thầy mo, mong manh). - Hiểu ND truyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng. *CTH: - HS đọc đoạn 1 + lớp đọc thầm - Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì - Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. - Vì sao bác cán bộ phải đóng một vai ông già Nùng? - Vì vùng này là vùng người Nùng ở, đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng. - Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? - Đi rất cẩn thận , Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước. - Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? - Khi gặp địch Kim Đồng tỏ ra rất nhanh tri không hề bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo khi địch hỏi thì Kim Đồng trả lời rất nhanh trí. - Nêu nội dung chính của bài? - Vài HS nêu 3. HĐ 3: Luyện đọc lại. Làm nhóm. *MT: - Củng cố lại kiến thức vừa học. *CTH: - GV đọc diễm cảm đoạn 3 - HS chú ý nghe - GV hướng dẫn HS cách đọc - HS thi đọc phân vai theo nhóm 3 - HS đọc cả bài - HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm Kể chuyện: 4. HĐ 4: Làm theo cặp, cá nhân. *MT: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện "Người liên lạc nhỏ". - Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện. *CTH: - GV yêu cầu - HS chú ý nghe - HS quan sát 4 bức tranh minh hoạ - HS khá giỏi kể mẫu đoạn 12 theo tranh 1 - GV nhận xét, nhắc HS có thể kể theo một trong ba cách - HS chú ý nghe - Từng cặp HS tập kể - GV gọi HS thi kể - 4 HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp - HS khá kể lại toàn chuyện - HS nhận xét bình chọn - GV nhận xét ghi điểm. C. Kết luận: - Qua câu chuyện em thấy anh Kim Đồng là một người như thế nào - Là một người liên lạc rất thông minh, nhanh trí và dũng cảm - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Toán. Đ 66: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS 1. KT: - Củng cố cách so sánh các khối lượng - Củng cố các phép tình với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và để giải các bài toán có lời văn. 2. KN: - Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật. 3. TĐ: - HS yêu thích toán học. *HSKKVH: - Tham gia tính cùng bạn HS khá hỗ trợ. II. Chuẩn bị: GV: - Một cân đồng hồ loại nhỏ từ 2 kg -> 5 kg. HS: - Sách, vở III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài. - ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ. - 1000g = ?g - 1kg = ? g - GV nhận xét * Giới thiệu bài. B. Phát triển bài. 1. Hoạt động 1: Làm cá nhân Bài tập1. *MT: - Thực hiện các phép tính với số đo khối lượng bằng cách so sánh *CTH: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu BT - HS làm bảng con 744 g > 474 g 305 g < 350 g 400 g + 8 g < 480 g 450 g < 500 g – 40 g - GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng *HSKKVH: Làm bài tập 1 2. HĐ 2: Làm cá nhân. Bài 2 + 3: *MT: - Vận dụng các phép tính và số đo khối lượng để giải toán có lời văn *CTH: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT 2 - 2 HS nêu yêu cầu BT 2 - GV gọi 1 HS lên bảng làm. - HS phân tích bài -> giải vào vở. GV theo dõi HS làm bài 4 gói kẹo nặng là: 130 x 4 = 520 ( g ) 4 gói kẹo và 1 gói bánh nặng là 520 + 175 = 695 ( g) Đáp số : 695 ( gam) *HSKKVH: Làm bài tập 1 - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét ghi điểm. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu - HS nêu cách làm bài. + Khi thực hiện phép tính 1kg - 400g thì phải làm như thế nào? - Thì phải đổi 1kg thành 1000g rồi mới tính. - GV theo dõi HS làm bài tập. - GV nhận xét ghi điểm. - HS làm bài cá nhân *HSKKVH: Làm bài tập 1 HS nhận xét 3. HĐ 3: Làm nhóm. Bài 4: *MT: - Thực hành cân *CTH: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu BT GV quan sát HS làm bài tập, nhận xét. - GV gọi HS nhận xét - HS thực hành cân theo các nhóm. - HS thực hành trước lớp. C. Kết luận: - Nêu lại ND bài? - Về nhà học bài chuẩn bị bài mới Tiết 5: Đạo đức. Đ 14: quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng I. Mục tiêu: 1. KT: - HS nắm được. - Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Sự cần thiết phải quan tâm ,giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 2. KN: - HS biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng, trong cuộc sống hàng ngày. 3. TĐ: - HS có thái độ tôn trọng , quan tâm tới hàng xóm, láng giềng. II. Chuẩn bị: GV: - Tranh minh hoạ chuyện chị thuỷ của em. HS: - Sách, vở. III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài. - ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là tích cực tham gia việc trường? Việc lớp? -> HS + GV nhận xét. *Giới thiệu bài. B. Phát triển bài. - HS trả lời. 1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. * Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng . * Cách tiến hành: - GV kể chuyện (có sử dụng tranh) - HD Phân tích chuyện chị thuỷ của em, + HS nghe và quan sát - Đàm thoại: + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Bé Viên, Thuỷ + Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ? + Vì nhà Viên đi vắng không có ai - Thuỷ làm cho Viên cái chong chóng Thuỷ giả làm cô giáo + Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ? + Vì Thuỷ đã chông con giúp cô + Em hiểu được điều gì qua câu chuyện + HS nêu. + Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? - HS nêu, nhiều HS nhắc lại. 2. Hoạt động 2: Làm nhóm. * Mục tiêu: HS hiểu được các hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng. * Cách tiến hành: - Đặt tên tranh. - GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về nội dung 1 tranh và đặt tên cho tranh. + HS thảo luận nhóm - GV gọi các nhóm trình bày. + Địa diện các nhóm trình bày -> các nhóm bổ sung. - GV kết luận về nội dung từng bức tranh, khảng định các việc làm của những bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm giúp đỡ làng xóm láng giềng. Còn các bạn trong tranh 2 là làm ồn ảnh hưởng đến làng xóm láng giềng + HS chú ý nghe. 3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. * Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận và bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học. - GV gọi các nhóm trình bày. - GV kết luận: Các ý a, c, d là đúng, ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau + HS các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. C. Kết luận: - Về nhà thực hiện quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng. - Sưu tầm các truyện, thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề quan tâm , giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Ngày soạn: 22 / 11 / 2009. Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009. Tiết 1 Chính tả ( nghe – viết) Đ 27: người liên lạc nhỏ I. Mục tiêu: 1. KT: - Nghe viết chính tả một đoạn trong bài Người liên lạc nhỏ. 2. KN: Viết hoa chữ cái chỉ tên riêng: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng. - Làm đúng các bài tập phân biệt cặp, vần dễ lẫn (au/âu), âm đầu (l/n), âm giữa (i/y). 3. TĐ: - ứng xử khôn khéo trong mọi công việc. Nắn nót cẩn thận khi viết bài. *HSKKVH: - Nhìn sách viết bài. II. Chuẩn bị: GV: - Bảng lớp viết 2 lần ND BT 1. 3 - 4 băng giấy viết BT 3. HS: - Sách vở bút mực. III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài. - ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ. - GVđọc: Huýt sáo, hít thở, suýt ngã - GV nhận xét chung. * Giới thiệu bài. - ghi đầu bài. B. Phát triển bài. - HS viết bảng con 1. HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe viết. *MT: - HS nắm được nội dung yêu cầu bài viết. *CTH: - GV đọc đoạn chính tả. - HS nghe. - 2 HS đọc lại. - GV giúp HS nhận xét chính tả. + Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào cần viết hoa -> Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng. + Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết thế nào? -> Nào, Bác cháu ta lên đường -> là lời ông Ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - GV đọc tiếng khó: Nùng, lên đường ... - HS luyện viết vào bảng con. -> GV nhận xét. 2. HĐ 2: Viết vở. Làm việc cá nhân. *MT: - Nghe vi ... nhân. *MT: thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư các lượt chia). *CTH: Bài 1: Củng cố về kỹ năng chia. - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bảng con *HSKKVH: - Làm bài tập 1. - GV nhận xét sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng. 2. HĐ 2: Bài 2 làm cá nhân. *MT: - Củng cố về giải toán có lời văn. *CTH: - GV gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm vào vở + 1HS lên bảng - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở + 1 HS lên bảng Ta thực hiện phép chia:33 : 2 = 16 ( dư 1) Vậy cần ít nhất số bàn là: 16 + 1 = 17 ( bàn ) Đáp số : 17 bàn - GV theo dõi HS làm bài *HSKKVH: - Làm bài tập 1. - GV nhận xét ghi điểm. 3. HĐ 3: Bài 3, 4: Làm nhóm. *MT: Củng cố về vẽ hình. *CTH: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV nêu yêu cầu : - HS làm vào nháp - HS chữa bài. - GV gọi HS nhận xét. Bài 4: Củng cố về xếp hình. - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu BT - HS dùng 8 hình xếp thành 1 hình vuông - GV yêu cầu HS xếp thi - HS thi xếp nhanh đúng *HSKKVH: - Làm bài tập 1. - GV nhận xét tuyên dương. C. Kết luận: - Nêu lại ND bài (1HS) - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau Tiết 4: Thủ công. Đ 14: cắn, dán chữ h, u (t2) I. Mục tiêu: 1. KT: - kẻ, cắt, dán chữ H, U. 2. KN: - HS kẻ, cắt, dán được chữ H, U. 3. TĐ: - HS thích cắt dán chữ II. Chuẩn bị: GV: - Tranh quy hình kẻ, cắt, dán chữ H, U HS: - Giấy TC thứơc kẻ, bút chì, keo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài. - ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ. *Giới thiệu bài. B. Phát triển bài. 3. HĐ 3: - Làm cá nhân. *MT: - HS thực hành cắt dán chữ U, H - GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các bước *CTH: - GV nhận xét và nhắc lại quy trình. - HS nhắc lại + B1: Kẻ chữ H, U + B2: Cắt chữ H, U + B3: Dán chữ H, U - GV tổ chức cho HS thực hành - HS thực hành theo nhóm * Trưng bày sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - HS trưng bày theo nhóm - HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm cho HS C. Kết luận: - GV nhận xét T2 chuẩn lại thái độ học tập và kỹ năng thực hành. - Dặn dò giờ học sau mang giấy TC, thước kẻ, bút chì Tiết 5: Sinh hoạt lớp: Nhận xét trong tuần 14. I. Chuyên cần: - Nhìn chung các em đều có ý thức đi học đầy đủ, trong tuần không có HS nào nghỉ học tự do hay đi học muộn. II. Học tập: - Đã có ý thức học bài và làm đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp đẫ chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài . Song bên cạnh đó vẫn còn một số HS cha có ý thức tự giác trong học tập, chữ viết còn sấu, cẩu thả. còn hay mất trật tự trong giờ học - Giờ truy bài vẫn còn một số HS hay mất trật tự. III. Đạo đức: - Ngoan ngoãn, đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy cô giáo , trong tuần không có hiện tượng mất đoàn kết. VI. Thể dục- Vệ sinh: - Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. - Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng. V. phương hướng tuần sau: Khắc phục những tồn tại trong tuần trước . Phát huy những gì đã làm được. Tiết 4: Mĩ thuật. Đ 14: Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật nuôi quen thuộc. I. Mục tiêu: 1. KT: - HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc. 2. KN: - Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật. 3. TĐ: - HS yêu mến các con vật. *NDTHMT: - Nắm được mối quan hệ giưã vật nuôi và con người trong cuộc sống hàng ngày. - Mức độ liên hệ ở hoạt động 1. II. Chuẩn bị: GV: - Một số tranh, ảnh về các con vật. Hình gợi ý cách vẽ. HS: - Giấy vẽ bút chì màu III. Các hoạt động dạy, học: A. Giới thiệu bài. - ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ. *Giới thiệu bài. B. Phát triển bài. 1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét làm nhóm. *MT: - HS nắm được nội dung bài học. *CTH: - GV giới thiệu ảnh một số con vật - HS chú ý quan sát. - Nếu tin các con vật ? - Mèo, trâu, - Hình dáng bên ngoài và các bộ phận ? - Đầu, mình, chân, đuôi. + Sự khác nhau của các con vật ? *CHTHMT: - Em đã làm gì để bảo vệ vật nuôi trong gia đình? - Em hãy nêu mối quan hệ vật nuôi với con người và ngược lại? - GV nhận xét. - HS nêu - HS trả lời. - HS trả lời. 2. Hoạt động 2: Cách vẽ con vật Làm việc cả lớp. *MT: - HS nắm được nội dung bài học. *CTH: - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ - HS quan sát + Vẽ các bộ phận nào trước? +Vẽ bộ phận chính trước; đầu, mình + Vẽ bộ phận nào sau? + Vẽ tai, chân, đuôi sau. + Hình vẽ như thế nào ? - Phải vừa với phần giấy. - GV vẽ phách hình dáng hoạt động của con vật:: đi, đứng, chạy - HS quan sát - Vẽ màu theo ý thích 3. Hoạt động 3: Thực hành làm cá nhân. *MT: - Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật. *CTH: - HS chọn con vật vẽ theo trí nhớ - GV quan sát, HD thêm cho HS - HD vẽ màu theo ý thích 4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV sắp xếp và giới thiệu bài vẽ con vật theo từng nhóm. - HS nhận thức - GV khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp - HS tìm bài vẽ mình thích. C. Kết luận: - Chuẩn bị bài sau tiết 5: đạo đức. 15: quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (T 2) I. Mục tiêu: - HS quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. - HS có thái độ tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm láng giềng. II. Tài liệu và phương tiện: - Phiếu giao việc. - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học. - Đồ dùng để đóng vai. III. Các hoạt động dạy học: 1. KTBC: Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? -> HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học. * Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thái độ cho HS về tình làng nghĩa xóm. * Tiến hành: - GV yêu cầu HS trưng bày. - HS trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ, mà các em đã sưu tầm được - GV gọi trình bày. - Từng cá nhân trình bày trước lớp. - HS bổ sung cho bạn. -> GV tổng kết, khen thưởng HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt. b) Hoạt động 2: Đánh giá hành vi * Mục tiêu: HS biết những hành vi, những việc làm đối với hàng xóm láng giềng. * Tiến hành: - GV yêu cầu: Em hãy nhận xét nhưng hành vi việc làm sau đây. a. Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm. - HS nghe. - HS thảo luận theo nhóm. b. Đánh nhau với trẻ con hàng xóm. c. Ném gà của nhà hàng xóm - Đại diện các nhóm lên trình bày. - HS cả lớp trao đổi, nhận xét. -> GV kết luận những việc làm a, d, e là tốt, những việc b, c, đ là những việc không nên làm. - HS chú ý nghe. - GV gọi HS liên hệ. - HS liên hệ theo các việc làm trên. c) Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai. * Mục tiêu: HS có kỹ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến. * Tiến hành: - GV chia HS theo các nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm và yêu cầu thảo luận đóng vai. - HS nhận tình huống. - HS thảo luận theo nhóm, xử lí tình huống và đóng vai. - > Các nhóm len đóng vai. - HS thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống. -> GV kết luận. + Trường hợp 1: Em lên gọi người nhà giúp Bác Hai. + Trường hợp 2: Em nên trông hộ nhà bác Nam + Trường hợp 3: Em lên nhắc các bạn giữ yên lặng. + Trường hợp 2: Em nên cầm giúp thư. IV. Củng cố - Dặn dò. - Nêu lại ND bài? (1HS) - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. * Đánh giá tiết học. Tiết 1: Thể dục. Đ 27: ôn bài thể dục phát triển I. Mục tiêu: 1. KT: - Ôn lại bài thể dục phát triển chung, yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi "Đưa ngựa" yêu cầu biết cách chơi một cách tương đối chủ động. 2. KN: - Thực hiện tương đối chính xác, tham gia trò chơi tương đối chủ động. 3. TĐ : - Thường xuyên tập luyện. II. Chuẩn bị: GV: - Địa điểm: Trên sân trường, Phương tiện: Còi, dụng cụ và vạch trò chơi. HS: - vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập. III. Nội dung và phưỡng tiện : Nội dung Phương pháp tổ chức A. HĐ 1: Phần mở đầu: *MT: - HS nắm được nội dung yêu cầu bài học. *CTH: - ĐHTT: x x x 1. Nhận lớp: x x x - Cán bộ báo cáo sĩ sô - GV nhận lớp phổ biến nộ dung bài học. 2. KĐ: chạy chậm theo một hàng dọc "Thi xếp hàng nhanh" - ĐHKĐ như ĐHTT B. HĐ 2: Phần cơ bản: *MT: - Ôn lại bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi Đua ngựa *CTH: 1. Ôn bài tập thể phát triển chung 8 động tác ĐHTL: x x x x x x x x x + GV ôn luyện cho cả lớp 8 động tác 3 lần. + Các lần sau cán sự hô, HS tập -> GV quan sát sửa sai cho HS + GV chia tổ cho HS tập + GV tổ chức cho các tổ tập thi 2. Chơi trò chơi: Đua ngựa - GV nêu lại tên cách chơi trò chơi "Đua ngựa" + HS chơi trò chơi + ĐHTC như tiết 26 -> GV quan sát HS chơi trò chơi và nhận xét. C. HĐ 3: Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - GV cùng HS hệ thống lại bài - GV nhận xét bài học + giao BTVN - ĐHXL: x x x x x x x x Tiết 5. TC Toán Luyện tập I. Mục tiêu: 1. KT: - Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán liên quan đến phép chia. 2. KN: - Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). 3. TĐ: - HS yêu thích môn toán. *HSKKVH: - Bước đầu làm quên với dạng toán trên và tính những phép tính đơn giản do GV ra. II. Chuẩn bị: GV: - Phiếu bài tập. HS: - Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài. - ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ. *Giới thiệu bài. ghi đầu bài B. Phát triển bài. 1. Hoạt động 1: Thực hành *MT: Củng cố về chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số *CTH: Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bảng con - GV quan sát sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng Bài 2: Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau. - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài học - GV gọi HS nêu yêu cầu cách làm - HS giải vào vở - nêu kết quả - GV nhận xét Bài 3: Giải được bài toán có liên quan đến phép chia. - GV gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi HS nêu cách làm - HS làm vào vở, nêu kết quả. - GV nhận xét *HSKKVH: - Bước đầu làm quên với dạng toán trên và tính những phép tính đơn giản do GV ra. C. Kết luận: - Nêu lại cách chia số có 2 chữ số..? (1HS) - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: