Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 24

Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 24

TUẦN 24

Ngày soạn: 30/ 1/ 2010

Ngày dạy: Thứ hai ngày 1 tháng 02 năm 2010

Tiết 1: Chào cờ

 TẬP TRUNG SÂN TRƯỜNG

-----------------------------------------------------

Tiết 2: Tập đọc

 $47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I – Mục tiêu

1. Kiến thức: Đọc đúng tên viết tắt của T/C UNICEF. Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là ATGT.

2. Kĩ năng: Đọc đúng tên viết tắt của T/C UNICEF. Biết đọc đúng bản tin phù hợp với nội dung thông báo tin vui.

 

doc 25 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày soạn: 30/ 1/ 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 1 tháng 02 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
 Tập trung sân trường
-----------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
 $47: Vẽ về cuộc sống an toàn
I – Mục tiêu
1. Kiến thức: Đọc đúng tên viết tắt của T/C UNICEF. Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là ATGT.
2. Kĩ năng: Đọc đúng tên viết tắt của T/C UNICEF. Biết đọc đúng bản tin phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
3. Thái độ: yêu thích các cuộc thi
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ: đọc bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. TL nội dung bài.
1.2. Giới thiệu bài: ghi tên bài
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc + Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của T/C UNICEF. Biết đọc đúng bản tin giọng hơi nhanh.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu ND bài
* Cách tiến hành;
* Luyện đọc
- Đọc theo đoạn
+ L1: Đọc từ khó
+ L2: Giải nghĩa từ
- Đọc theo cặp
- Đọc toàn bài
-> GV đọc mẫu bản tin
- 1 HS đọc toàn bài
- Đọc từng đoạn (phần mở đầu + 4 đoạn)
- Tạo cặp, đọc đoạn trong cặp.
- 1, 2 học sinh đọc toàn bài.
- HS đọc thầm bản tin.
- Thảo luận nhóm 
- Trình bày trước lớp, nhận xét - bổ sung
Câu 1
Câu 2
Câu3
-> Em muốn sống an toàn.
-> Chỉ trong vòng 4 tháng đã có  gửi về Ban T/c.
-> Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy . chở ba người là không được 
Câu 4
Câu 5
+ Gây ấn tượng nhằm hướng dẫn người đọc.
+ Tóm tắt thật gọn = số liệu và nghĩa từ ngữ  nắm thông tin nhanh
-> Phòng tranh trưng bày là  sáng tạo đến bất ngờ.
-> Học sinh tự phát biểu.
(Đọc thầm 6 dòng in đậm)
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
* Cách tiến hành:
- Đọc 4 đoạn
- GV đọc mẫu Đ2
- Thi đọc
-> NX đánh giá
-> 4 học sinh nối tiếp đọc 4 đoạn.
- Tạo cặp, luyện đọc đoạn tin.
- HS KKVH: luyện đọc 1 -2 bản tin
-> 2, 3 học sinh thi đọc.
3. Kết luận:
- NX chung tiết học 
- Ôn và luyện đọc lại bài. 
- Chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
$116: Luyện tập
I – Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh rèn kĩ năng:
- Cộng phân số
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng cộng phân số 
3. Thái độ: yêu thích học toán
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp, bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
1.1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bài, chữa, nhận xét
1.2. Giới thiệu bài
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Bài 1,2
*Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng:
- Cộng phân số
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số
* Tiến hành:
Bài 1: Tính
- GV viết lên bảng: 
? Ta phải thực hiện phép cộng này ntn?
Bài 2: ( Bài tập phát triển)
- GV cho học sinh tính:
- Phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng phân số
2.2. Hoạt động 2: Bài 3
* Mục tiêu: Vận dụng vào giải toán có lời văn liên quan đến phân số
* Cách tiến hành:
? Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật? Tính nửa chu vi hình chữ nhật ?
- Gọi HS nêu cách làm và GV chữa bài.
- Nêu y/cầu bài tập
- Phân tích mẫu:
- Ta viết gọn như sau:
- Làm bài cá nhân
- Chữa bài, nhận xét
- HSKKVH: GV hướng dẫn
- HS nêu yêu cầu 
- HS K- G làm
- HS nêu kết quả và nhận xét.
* Kết quả:
- HS nối tiếp nêu
- HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán 
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- HSKKVH: GV hướng dẫn làm bài
- Nhận xét kết quả
* Nửa chu vi: 
 Đáp số: 
3. Kết luận:
 - NX chung tiết học
 - Ôn và làm lại bài
 - Chuẩn bị bài sau
----------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Luyện từ và câu
$41. Câu kể: Ai là gì ?
I - Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhận biết được câu kể Ai là gì ? Hiểu cấu tạo, tác dụng câu kể Ai là gì ? 
- Biết đặt câu câu kể Ai là gì? theo mẫu câu để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình. 
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đặt câu câu kể Ai là gì? 
3. Thái độ: biết yêu quí bạn và người thân
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
1.1- KT bài cũ:
1.2. Giới thiệu bài
- Một đọc 4 câu tục ngữ ở BT1 tiết LTVC tuần trước.
2 - Phát triển bài:
2.1. Họat động 1: Nhận xét
* Mục tiêu: Hiểu cấu tạo, tác dụng câu kể Ai là gì ?
* Tiến hành:
- Bốn HS đọc Y/C bài tập 1,2,3,4 
- Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm , T/ C với trạng thái của các sự vật?
-> 4 học sinh đọc.
- HS đọc : “ Đây là Diệu Chihoạ sĩ nhỏ đấy” 
- HSKKVH: GV hướng dẫn làm bài 
? Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta?
? Đây là ai?
? Ai là HS cũ của trường tiểu học Thành Công?
? Ai là hoạ sĩ nhỏ ? 
? Bạn ấy là ai?
- Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
- Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
- Bạn Diệu Chi là HS cũ của trường tiểu học Thành Công
- Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
- Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
c – Ghi nhớ
- 4,5 HS đọc phần ghi nhớ.
2.2. Hoạt động 2: Luyện tập
* Mục tiêu: Nhận biết được câu kể Ai là gì ? Biết đặt câu câu kể Ai là gì? theo mẫu câu để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình. 
* Tiến hành:
Bài 1: 
- GV chữa bài chốt ý .
- HS đọc Y/C của bài
- Tạo nhóm 4, làm bài.
- HS phát biểu ý kiến
- HSKKVH: HSG giúp đỡ
Bài 2: Kể các bạn trong tổ em, có sử dụng câu kể Ai là gì ?
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS giỏi làm mẫu
- HSKKVH: GV giúp đỡ 
- đặt câu ra nháp, nối tiếp nhau đọc bài.
* HS giỏi viết 4-5 câu
-> GV nhận xét, đánh giá
3. Kết luận:
- Nhận xét chung tiết học
- Hoàn thành B2 vào vở. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Khoa học
$47: ánh sáng cần cho sự sống
I – Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được TV cần ánh sáng để duy trì sự sống.
2. Kĩ năng: Biết nêu VD để thấy TV cần ánh sáng để duy trì sự sống
3. Thái độ: yêu khoa học
II- Đồ dùng dạy học:
Hình trang 94, 95 (SGK)
III- Các hoạt động dạy học
* Khởi động: Nêu mục bạn cần biết bài 46
1. HĐ1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của TV.
* Mục tiêu: biết được vai trò của ánh sáng đối với sự sống của TV
* Tiến hành:
B1: T/chức, HD
B2: Trình bày kết quả
- Quan sát hình trang 94, 95.
- Trả lời các câu hỏi SGK cặp
- Trình bày kết quả, nhận xét bổ sung.
? Nêu vai trò của ánh sáng đối với TV.
B3: nhận xét, kết luận
+ Giúp cây quang hợp.
+ ảnh hưởng tới quá trình sống khác của thực vật: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp
- HSKKVH: trả lời dưới sự giúp đỡ của GV
* GV KL: Mục bạn cần biết (SGK)
2. HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật.
* Mục tiêu: Biết nhu cầu về ánh sáng của thực vật khác nhau và ứng dụng KT đó trong trồng trọt.
* Tiến hành:
+ Liên hệ thực tế, nêu VD chứng tỏ mỗi loài TV có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
- Thảo luận nhóm:
+ Kể 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng.
+ Nêu 1 số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong KT trồng trọt.
- HSKKVH: trả lời dưới sự giúp đỡ của HSG
* GVKL:
- Cây cho quả và hạt cần được chiếu sáng nhiều.
- Trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng một thửa ruộng.
? Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây để làm gì.
- Để thực hiện những biện pháp KT trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.
3. Kết luận:
- NX chung tiết học.
- Ôn lại ND bài.
- Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:31/1/2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 2 tháng 02 năm 2010
Tiết1: Lịch sử
 $24: Ôn tập
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết:
	- Thống kê những sự kiện Từ bài 7 đến bài 19 học về 4 giai đoạn LS: Buổi đầu độc lập ; nước Đại việt thời Lý; nước Đại việt thời Trần; nước Đại việt buổi thời Hậu Lê.
 - Kể lại 1 trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 thời kì này 
2. Kĩ năng: Kể lại 1 trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 thời kì này
3. Thái độ: trân trọng LS nước nhà
II. Đồ dùng:
 - Băng và hình vẽ trục thời gian 
 - Một số tranh, ảnh phù hợp với y/c của mục 1
III. Các HĐ dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
1.1. Kiểm tra bài cũ: nêu 1 số tác phẩm, tác giả tiểu biểu có công trình văn học và khoa học thời Hậu Lê
1.2. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
2.1. Họat động 1: Làm việc cả lớp 
* mục tiêu: Biết giai đoạn LS Buổi đầu độc lập ; nước Đại việt thời Lý; nước Đại việt thời Trần; nước Đại việt buổi thời Hậu Lê.
* Tiến hành:
- GV treo băng thời gian lên bảng y/c HS gắn ND của mỗi giai đoạn
Vẽ băng thời gian vào vở và điền tên 2 giai đoạn LS đã học vào chỗ chấm
? Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử dân tộc, nêu t/g của từng giai đoạn,
- 1 học sinh lên bảng điền, nhận xét
2.2. Hoạt động 2: HĐ nhóm Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
* Mục tiêu: Học sinh nhớ các sự kịên lịch sử tiêu biểu, kể lại 1 trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 thời kì này
- GV vẽ trục T/g và ghi các mốc t/g tiêu biểu trên lên bảng
- Nhận xét tuyên dương nhóm nói tốt
- TL nhóm 2
- Kẻ trục t/g và ghi mốc lịch sử và các sự kiện tiêu biểu vào một tờ giấy.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo. 
- Đại diện nhóm báo cáo
- Lớp theo dõi và nhận xét.
3. Tổng kết:
 - Nhận xét giờ học: Ôn tập ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 giai đoạn lịch sử vừa học
 - CB bài sau.
-------------------------------------------------------
Tiết 2 : Toán
$117: Phép trừ phân số
I – Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh: biết trừ 2 PS cùng MS
2. Kĩ năng: Rèn KN trừ 2 PS cùng MS
3. Thái độ: yêu thích học toán
II- Chuẩn bị:
 - Băng giấy (dài 12 cm, rộng 4 cm)
III- Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài:
1.1 Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng
1.2. Giới thiệu bài: tên đầu bài
2- Phát triển bài
1.2. Hoạt động 1: Hình thành phép trừ 2 phân số
* Mục tiêu: học sinh biết trừ 2 PS cùng MS
* Tiến hành:
1- Thực hành trên băng giấy: 
 ?
2- Hình thành phép ... câu kể Ai là gì?
 - Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
$119: Luyện tập 
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS :
	- Thực hiện được phép trừ hai phân số, trừ 1số tự nhiên cho một phân số, trừ một phân số cho 1 số tự nhiên.
2. Kĩ năng: rèn KN trừ hai phân số.
3. Thái độ: yêu thích học toán
II/ Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
1.1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị BTVN của học sinh.
1.2. Giới thiệu bài: ghi tên bài
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Bài 1-2 
* Mục tiêu: Thực hiện được phép trừ hai phân số cùng MS và khác MS
* Tiến hành:
Bài 1: 
- GV hướng dẫn nêu lại cách thực hiện trừ hai phân số cùng MS và khác MS
- Chữa bài. Ghi điểm.
Bài 2: ( a, b, c)
- GV chữa bài, kết luận.
2.2. Hoạt động 2: Bài 3
* Mục tiêu: trừ 1số tự nhiên cho một phân số, trừ một phân số cho 1 số tự nhiên.
* Tiến hành:
? Có thể thực hiện phép trừ như thế nào ?
- GV hướng dẫn : Viết 2 dưới dạng phân số : 
Bài 4, 5: ( Bài tập phát triển)
- GV nhấn mạnh rút gọn trước khi tính
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân ra nháp.
- HSKKVH: GV giúp đỡ
- HS đổi vở để kiểm tra chéo nhau.
- 3 HS chữa bài
* KQ:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm.
- HSKKVH:HSG giúp đỡ
- Trình bày kết quả, bổ sung
* KQ:
- HS nêu y/ cầu bài tập
- 1 HS phân tích mẫu
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa 
bài.
- HSKKVH: GV giúp đỡ
* KQ:
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài toán
- 4 HSK lên bảng làm bài 
Bài 5:
GV hướng dẫn HS tóm tắt và trình bày bài giải.
- Nhận xét chữa bài của bạn.
 Bài giải:
Thời gian ngủ của bạn Nam trong một ngày là:
 5 1 3 ( ngày )
 8 4 8
 Đáp số: 3 ngày
 8
3. Kết luận:
- NX chung giờ học
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------
Tiết 4: Địa lý
$23: Thành phố Cần Thơ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học xong bài này, hs biết:
+ Vị trí của thành phố Cần Thơ trên bản đồ VN
+ Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Cần Thơ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học, của đồng bằng Nam Bộ.
2. Kĩ năng: Dựa vào lược đồ( bản đồ) tranh, ảnh để tìm kiến thức.
3. Thái độ: Yêu vẻ đẹp của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí VN
- Tranh ảnh về thành phố Cần Thơ.
III. Các HĐ dạy học
1. Thành phố ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ :
2.1. Hoạt động1:
* Mục tiêu: Chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam. 
* Tiến hành:
? Chỉ vị trí TP Cần Thơ trên bản đồ và cho biết TP Cần Thơ giáp những tỉnh nào?
2. Trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học, của đồng bằng Sông Cửu Long:
2.2. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
* Mục tiêu: Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học, của đồng bằng Nam Bộ.
* Tiến hành:
? Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học, trung tâm du lịch của đồng bằng Nam Bộ?
- HS lên chỉ vị trí TP Cần Thơ trên bản đồ
- HSKKVH: HSG giúp đỡ
* Các nhóm thảo luận, báo cáo.
- Cần Thơ là một trung tâm kinh tế: Xuất khẩu nông sản, thuỷ sản. SX máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu
- Cần Thơ là một trung tâm văn hoá khoa học: Trờng ĐH Cần Thơ, Các 
trường cao đẳng , trung tâm dạy nghề
- Cần Thơ là một trung tâm du lịch: Du lịch trong các khu vờn, chợ nổi
- HSKKVH: HSG giúp đỡ
3. Kết luận:
- Tổng kết lại bài: Đọc mục ghi nhớ
- NX chung giờ học
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------
Tiết 5: Kĩ thuật
Chăm sóc rau, hoa (Tiết 1)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết mục đích, tác dụng cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
2. Kĩ năng: Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
3. Thái độ: Làm được 1 số công việc chăm sóc cây rau, hoa. Quý trọng thành quả lao động.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vườn rau, hoa nhà trường. Cuốc, bình tưới nước
III- Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài. 
A. Kiểm tra bài cũ: nêu qui trình trồng rau, hoa ?
B. Giới thiệu bài: tên bài 
2. Phát triển bài 
2.1. HĐ1: 
* Mục tiêu: Cung cấp nước giúp cho hạt nảy mầm, hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
* Tiến hành:
* Tưới nước cho cây
? Gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng những dụng cụ gì?
* Tỉa cây:
? Thế nào là tỉa cây?
? Tỉa cây nhằm mục đích gì?
? Quan sát hình 2 và nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt?
- GV hướng dẫn HS tỉa chú ý nhổ, tỉa các cây cong queo, gầy yếu sâu bệnh.
* Làm cỏ:
? Tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa? 
- GV hướng dẫn cách tiến hành
* Vun sới đất cho rau, hoa:
- GV kết luận về mục đích của việc vun xới đất.
2.2. Thực hành
- GV làm mẫu.
- GV nhận xét
- Tưới lúc trời râm để nước đỡ bay hơi.
- HS nêu cách tưới rau, hoa:Vòi phun, bình có vòi hoa sen, gáo
- Là nhổ bớt một số cây trên luống để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng, phát triển.
- Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng .
- Hình 2a: Cây mọc chen chúc, lá, củ nhỏ. Hình 2b: Khoảng cách giữa các cây thích hợp nên các cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cỏ dại hút tranh nước, chất dinh dưỡng và che khuất ánh sáng của cây rau, hoa.
- HS nêu tác dụng của vun gốc.
- HSKKVH: trả lời dưới sự gợi ý của GV
- HS quan sát.
- Thực hành theo nhóm
- HSKKVH: HSG giúp đỡ thực hiện 
- Báo cáo kết quả theo qui trình
- Nhận xét, bổ sung.
3. Kết luận: - NX tinh thần, thái độ học tập của học sinh. 
 - Chuẩn bị tiết sau thực hành
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 2 / 2/ 2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
Tiết 1: Âm nhạc
GV bộ môn dạy
--------------------------------------------------------
Tiết 2: Thể dục
GV bộ môn dạy
--------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
$120: Luyện tập chung 
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
1. Kiến thức: 
- Thực hiện được cộng và trừ hai phân số; p/số với số tự nhiên..
	- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng và trừ hai phân số
3. Thái độ: yêu thích học toán
II/ Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài. 
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị BTVN của học sinh.
B. Giới thiệu bài: tên bài 
2. Phát triển bài 
2.1. HĐ1: 
* Mục tiêu: Thực hiện được cộng và trừ hai phân số; p/số với số tự nhiên.
* Tiến hành:
Bài 1:
- GV hướng dẫn HS làm bài (phấn b,c).
- Chữa bài. Ghi điểm.
Bài 2: 
GV ghi bảng: 1 + 2 ; 9 3 
 3 2
? Có thể thực hiện phép trừ như thế nào ?
- GV hướng dẫn : Viết 1, 3 dưới dạng phân số : 1 ; 3
1
- Chữa bài.
2.2. HĐ 2: 
* Mục tiêu: 
Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số
* Tiến hành:
Bài 3 :
? Nêu cách tìm:
- Số hạng chưa biết của một tổng?
- Số bị trừ trong phép trừ?
- Số trừ trong phép trừ?
- Chữa bài.
Bài 4: (BT phát triển)
- Gọi 2 HS lên bảng chữ bài.
Bài 5: (BT phát triển)
GV hướng dẫn HS tóm tắt và trình bày bài giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào nháp.
- HS đổi nháp để kiểm tra chéo nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- Hai HS lên bảng chữa bài.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài toán
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét chữ bài của bạn.
- HS đọc Y/C của bài 
- HS làm vào nháp.
- HS làm bài vào nháp
3. Kết luận:
- NX chung giờ học
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
 $48. Tóm tắt tin tức
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
- Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt 1 bản tin.
2. Kĩ năng: tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt 1 bản tin.
3. Thái độ: yêu thích tím hiểu tin tức
* THMT ( Trực tiếp): thấy được giá trị cao quí của cảnh vật thiên nhiên trên đất nước ta.
II. Đồ dùng: 
- Bút dạ, bảng phụ, nội dung lời giải bài tập 1
III. Các HĐ dạy học:
A. KT bài cũ: Đọc ghi nhớ bài : Luyện tập xây dựng đoạn văn trong văn miêu tả cây cối 
 B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài mới:
.1.2. Hoạt động 1: Phần nhận xét :
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức
* Tiến hành:
 Bài 1:
* GV chốt
- 1 HS đọc Y/C, lớp đọc thầm .
- TL, trả lời câu hỏi, NX bổ sung
Đoạn
Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
1
Cuộc thi vẽ em muốn sống an toàn vừa được tổng kết
U- ni- xép, báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn.
2
Nội dung, kết quả cuộc thi
Trong 4 tháng có 50 nghìn bức tranh của théu nhi gửi đến
3
Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi 
Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú
4
Năng lực hội hoạ của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi 
 Tranh dự thi có ngôn ngữ họi hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
Bài 2:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài , chữa bài rồi rút ra kết luận như phần ghi nhớ.
3/ Phần ghi nhớ: 
2.2. Hoạt động 2: Phần luyện tập
* Mục tiêu: Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt 1 bản tin.
* Tiến hành:
Bài 1: 
- GV hướng dẫn học sinh làm bài 
- Phát giấy khổ to cho vài học sinh giỏi làm bài.
- Em thấy cảnh đẹp của vịnh ở Vịnh Hạ Long như thế nào ?
- GV giới thiệu về Vịnh Hạ Long
- Chữa bài đánh giá KQ học tập của HS
Bài 2: 
- GV hướng dẫn học sinh làm bài 
- Chữa bài hgi điểm.
- 1 HS đọc y/c và gợi ý.
- HS làm bài cá nhân
- NX.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ.
- Một HS đọc 6 dòng in đậm ở đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn, để nhớ cách tóm tắt thứ hai.
- HS đọc yêu càu của bài.
- HS làm bài 
- HS làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng 
- HS phát biểu ý kiến
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Một HS đọc 6 dòng in đậm ở đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn để cùng các bạn đưa ra tóm tắt cho bản tin Vịnh Hạ Long.
- HSKKVH: HSG giúp đỡ
- HS phát biểu 
3. Kết luận:
 - NX tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp tuần 24
* Ưu điểm:
..
* Tồn tại:
* Kế hoạch tuần 25:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc