Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 29

Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 29

Tiết 1: Chào cờ

$29: TẬP TRUNG SÂN TRƯỜNG

Tiết 2: Tập đọc

BÀI 57: ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu ND, ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. ( trả lời được các câu hỏi)

 - HTL 2 đoạn cuối bài.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng. HTL 2 đoạn cuối bài

3. Thái độ: yêu quí cảnh đẹp của đất nước

II. Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

III. Các hoạt động dạy học.

A. Giới thiệu bài:

1. Giới thiệu chủ điểm : Khám phá Thế giới và giới thiệu bài.

 

doc 30 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29: 
Ngày soạn: 19/ 3/ 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
$29: Tập trung sân trường
Tiết 2: Tập đọc 
Bài 57: Đường đi Sa Pa
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
- Biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
	- Hiểu các từ ngữ trong bài.
	- Hiểu ND, ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. ( trả lời được các câu hỏi)
	- HTL 2 đoạn cuối bài.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng. HTL 2 đoạn cuối bài
3. Thái độ: yêu quí cảnh đẹp của đất nước
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. 
III. Các hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài:
1. Giới thiệu chủ điểm : Khám phá Thế giới và giới thiệu bài.
B. Phát triển bài:
1. Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
* Cách tiến hành:
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: Đ1: Đầu ... liễu rủ.
 Đ2: Tiếp ...sương núi tím nhạt.
 Đ3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần
- 3 Hs đọc / 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp sửa phát âm.
- 3 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa.
- 3 HS khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- HSKKVH: HSG giúp đỡ
- Đọc cả bài:
- 1 Hs đọc.
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
- Chia nhóm thảo luận
- Hs đọc câu hỏi .
- Đọc thầm đoạn 1: trả lời:
? Nói điều các em hình dung khi đọc đoạn 1?
- Du khách đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xoá tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm...
? ý đoạn 1?
- ý 1: Phong cảnh đường đi SaPa.
- Đọc thầm đoạn 2 nói điều em hình dung được về 1 thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa?
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng heo; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
? ý đoạn 2?
- ý 2: Phong cảnh 1 thị trấn trên đường đi Sa Pa.
? Đọc lướt đoạn còn lại và miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa?
- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu....
? ý đoạn 3?
- ý 3: Cảnh đẹp Sa Pa.
- CH2: Nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế bằng lời của tác giả?
- Nhiều hs tiếp nối nhau trả lời: 
VD: + Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ôtô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
+ Những bông hoa chuối rực lên như ...
+ Nắng phố huyện vàng heo.
+ Sương núi tím nhạt....
? Vì sao tác giả gọi SaPa là "món quà tặng diệu kì của thiên nhiên"?
- Vì phong cảnh SaPa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa ở SaPa rất lạ lùng, hiếm có.
? Tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với SaPa ntn?
- Ca ngợi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước.
- HS KKVH: HSG giúp đỡ
? Nêu ý chính bài?
- ý chính: MĐ, YC.
2. Đọc diễn cảm và HTL.
* Mục tiêu: Biết đọc với giọng diễn cảm nhẹ nhàng. HTL 2 đoạn cuối bài
* Cách tiến hành:
- Đọc nối tiếp cả bài:
- 3 HS đọc.
? Tìm cách đọc bài:
- Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng heo, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng kì diệu...
- Luyện đọc diễm cảm Đ1:
- Luyện đọc theo cặp.
- Gv đọc mẫu.
- Hs nêu cách đọc đoạn và luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm thi đọc.
- HSKKVH: bạn giúp đỡ
- Gv cùng hs nx, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt, ghi điểm.
- Học thuộc lòng từ : Hôm sau ... đi hết"
- Nhẩm học thuộc lòng.
- Thi HTL:
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm hs đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn đọc lại bài. Chuẩn bị bài 58.
--------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
Bài 141: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
1. Kiến thức: Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó".
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó".
3. Thái độ: yêu thích học toán
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
A, Kiểm tra bài cũ.
B, Giới thiệu bài
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1:
* mục tiêu: Ôn tập cách viết tỉ số của hai đại lượng cùng loại 
* Tiến hành:
Bài 1 (a,b)
- Hs đọc yêu cầu bài, phân tích cách làm.
- Hs làm bài bảng con:
- Gv nx chốt bài đúng.
- Cả lớp làm, một số hs lên bảng làm bài, lớp nx chữa bài.
- Chú ý : tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số.
a.
( Bài còn lại làm tương tự).
- HSKKVH: GV giúp đỡ
Bài 2.( Dành cho HS Khá giỏi)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp:
3 Hs lên bảng chữa bài.
Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ số của hai số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
- GV nhận xét
2.2. Hoạt động 2: bài 3,4
* Mục tiêu: HS giải giải toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó".
* Tiến hành:
Bài 3.
- Tổ chức hs trao đổi tìm các bước giải bài toán:
- Hs đọc yêu cầu bài toán.
- Các bước giải bài toán: Xác định tỉ số; vẽ sơ đồ; tìm tổng số phần bằng nhau; tìm mỗi số.
- Làm bài theo nhóm 6 vào bảng phụ
- Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài. 
Bài giải:
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.
Ta có sơ đồ:
Số thứ nhất:
Số thứ hai :
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là:
1080 : 8 = 135
Số thứ hai là:
1080 - 135 = 945
Đáp số : Số thứ nhất: 135
 Số thứ hai : 945.
- HSKKVH: HS G giúp đỡ
Bài 4. Làm tương tự bài 3.
- Lớp làm bài vào vở. 1 Hs làm bảng phụ rồi chữa 
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng:
Chiều dài :
- Gv thu chấm một số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 5: ( Dành cho HS khá giỏi)
- Gọi HS phân tích yêu cầu, gợi ý HD
- HS cách làm 
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
125 : 5 x2 = 50(m).
Chiều dài hình chữ nhật là:
125 - 50 = 75 (m)
Đáp số: Chiều rộng : 50m
 Chiều dài: 75 m
- HSKKVH: GV giúp đỡ làm bài
- Làm bài và chữa
+ Nửa chu vi: 64: 2= 32 m
+ Vẽ sơ đồ
+ Chiều dài: (32 +8) : 2 = 20 m
+ Chiều rộng: 32 - 20 = 12 m
3. Kết luận:
	- NX tiết học, BTVN bài 5/149.
--------------------------------------------------------------
Tiết 4: Luyện từ và câu
Bài 57: Mở rộng vốn từ: Du lịch - thám hiểm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ Du lịch - thám hiểm.
- Bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố.
2. Kĩ năng: Hiểu các từ Du lịch - thám hiểm ý nghĩa câu tục ngữ, giải câu đố
3. Thái độ: yêu thích học TV
(*) THMT: ( Khai thác gián tiếp) giúp HS hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp và có ý thức bảo vệ MT.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Bài 1,2
* Mục tiêu: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch - thám hiểm.
* Tiến hành:
Bài 1. Tổ chức hs làm bài cá nhân.
( Trò chơi )
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Lớp suy nghĩ làm bài ra nháp.
- Nối tiếp nêu kq, cùng trao đổi nx, bổ sung.
- Gv nx chung chốt ý đúng:
* ý đúng b. Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Bài 2. Làm bài theo cặp
* ý đúng: c, Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
2.2. Hoạt động 2: bài 3
* Mục tiêu: HS bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ;
* Tiến hành:
Bài 3. Tổ chức hs trao đổi cặp
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng.
- TL nhóm, trình bày kq, bổ sung
* Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn,...
- HSKKVH: HS khá giúp đỡ bạn trao đổi 
2.3. Hoạt động 3:
* Mục tiêu: HS biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố.
* Tiến hành:
Bài 4.
- Các nhóm tổ chức đố nhau:
- Tổ chức trò chơi " Xì điện"
- Lần lượt 1 nhóm đố, nhóm còn lại trả lời nhanh, đúng tính điểm.
- Gv cùng hs nx, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
? Em có nhận xét gì về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nuớc ta
? Vậy để bảo tồn những danh lam thắng cảnh đó chúng ta cần làm gì 
a. Sông Hồng; b. Sông Cửu Long
c. Sông Cầu; d. Sông Lam
đ. Sông Mã; e. Sông Đáy.
g. Sông Tiền, sông Hậu;
h. Sông Bạch Đằng. 
- HS thảo luận câu hỏi và trình bày ý kiến
3. Kết luận:
	- Nx tiết học, VN HTLbài tập 4, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
Tiết 5: Khoa học
Bài 57: Thực vật cần gì để sống?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Sau bài học, Hs biết:
- Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng, nhiệt độ.
2. Kĩ năng: nắm được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật
3. Thái độ: yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
	- Chuẩn bị theo dặn tiết trước, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
 B, Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm : Thực vật cần gì để sống.
* Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khóang, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
* Tiến hành:
- Tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của học sinh:
- Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Báo cáo thí nghiệm trong nhóm:
- Hoạt động N4.
- Quan sát cây bạn mang đến mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình:
- Các thành viên trong nhóm nêu, cử thư kí ghi lại kết quả, dán bảng ghi tóm tắt điều kiện sống của từng cây.( Theo mẫu SGK/114).
- Báo cáo kết quả trước lớp:
? Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
? Em dự đoán xem thực vật cần gì để sống?
* Kết luận: Trên đây là thí nghiệm tìm ra điều kiện sống của cây.
- Đại diện cuả 1,2 nhóm trình bày.
- Để biết xem thực vật cần  ... ể lắp xe nôi.
- Gọi hs lên chọn chi tiết:
- 2 Hs lên chọn
- Lớp hs tự chọn theo nhóm 2.
b. Lắp từng bộ phận.
* GV giúp HS nắm rõ cách lắp ghép từng chi tiết của xe nôi.
- Xe nôi gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? Từng bộ phận đó cần những chi tiết nào?
- Hs quan sát hình trong SGK.
c. Lắp ráp cái đu.
- Hs quan sát hình 1 để lắp ráp cái đu.
- Gv cùng hs lắp hoàn chỉnh xe nôi.
-Gv cùng hs kiểm tra sự di chuyển của xe nôi.
d. Tháo các chi tiết.
? Nêu cách tháo? 
- Tháo rời từng bộ phận, rồi tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược trình tự lắp.
- Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.
3. Kết luận:
	- Nx tiết học. Chuẩn bị giờ sau thực hành lắp xe nôi.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/3/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: tập làm văn
Bài 58: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo ba phần bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
2. Kĩ năng: rèn KN viết miêu tả con vật và lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
3. Thái độ: yêu thích văn học
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà: chó, mèo, gà, vịt, chim, trâu, bò,...
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc các tin em đã đọc trên báo Nhi đồng hoặc TNTP ?
- Gv nx chung, ghi điểm.
- 2,3 Hs đọc, lớp nx, trao đổi, bổ sung. 
B, Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
2.1. Kiến thức
* Mục tiêu: Nắm được cấu tạo ba phần bài văn miêu tả con vật.
* Tiến hành:
a, Phần nhận xét
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc đoạn văn:
- 1 Hs đọc to, lớp đọc thầm.
Bài 2. Phân đoạn bài văn:
- Bài chia 4 đoạn: Đ1: Từ đầu...tôi đấy.
Đ2: tiếp ...đáng yêu.
Đ3: Tiếp ...một tí.
Đ4: Còn lại.
- HS KKVH: làm bài dưới sự giúp đỡ của GV
Bài 3. Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?
- Hs trao đổi theo cặp trả lời:
+ Mở bài: Đ1: giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
+ Thân bài: Đ2: Tả hình dáng con mèo.
Đ3: Tả hoạt động thói quen của con mèo.
+ Kết bài: Đ4: Nêu cảm nghĩ của em về con mèo.
- HS KKVH: làm bài dưới sự giúp đỡ của bạn
Bài 4.
- Hs rút ra kết luận.
b, Phần ghi nhớ.
- 3,4 hs đọc.
2.2. Hoạt động 2: Phần luyện tập.
* Mục tiêu: Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
* Tiến hành:
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv cùng hs treo trên bảng lớp 1 số con vật nuôi đã sưu tầm đến lớp.
- Hs chọn con vật nuôi gây ấn tượng nhất để lập dàn ý.
- Làm bài vào vở, 2,3 Hs làm bài vào khổ giấy rộng.
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng từng phần, lớp nx, bổ sung.
- Một số hs làm phiếu dán phiếu.
- Gv nx tuyên dương hs có dàn bài tốt.
- VD dàn bài văn tả con mèo.
+ Mở bài: Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh , thời gian,...)
+ Thân bài: 
1. Ngoại hình của con mèo: Bộ lông, cái đầu, cái tai, bốn chân, cái đuôi, đôi mắt, bộ ria.
2. Hoạt động chính cuả con mèo: 
- Hoạt động bắt chuột: động tác rình, vồ,..
- Hoạt động đùa giỡn của con mèo.
+ Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo.
- HS KKVH: làm bài dưới sự giúp đỡ của GV
3. Kết luận:
	- Nx tiết học, VN hoàn chỉnh dàn ý bài văn miêu tả một vật nuôi. 
 Chuẩn bị tiết 59.
-----------------------------------------------------
Tiết 2: toán
Bài 145: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giải được bài toán: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. 
2. Kĩ năng: Giúp hs rèn kĩ năng giải bài toán: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. 
3. Thái độ: yêu thích môn toán
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Giới thiệu bài: MT của bài 
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động: Bài 1, 2
 (Dành cho HS khá Giỏi)
* Mục tiêu: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
* Tiến hành:
- Hs đọc bài toán.
- Làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài vào nháp, nêu miệng kết quả điền vào bảng.
- Gv cùng hs nx, trao đổi cách làm bài.
- HSKKVH: Gv giúp đỡ làm bài
Hiệu hai số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
Bài 2.
- Gọi HS đọc và phân tích bài toán
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
- Hs đọc đề bài. Trao đổi cách giải .
- Làm bài theo nhóm, 
- Trình bày cách giải
 Bài giải:
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất.
Ta có sơ đồ:
Số thứ hai:
Số thứ nhất:
Hiệu số phần bằng là:
10 - 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là:
738 + 82 = 820
Đáp số: Số thứ nhất : 820
 Số thứ hai : 82.
- HSKKVH: làm bài dưới sự HD của bạn
2.2. Hoạt động 2: Bài 2, 3
* Mục tiêu: HS giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
* Tiến hành: 
Bài 3. (Dành cho HS khá giỏi )
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm
- Gv cùng hs nx chữa bài.
- HS đọc đề bài, trao đổi cách làm
- Hs làm bài theo cặp, 1 Hs lên bảng chữa 
Bài giải
Số túi cả hai loại gạo là:
10 + 12 = 22 (túi)
Số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi là:
220 : 22 = 10 (kg)
Số ki - lô - gam gạo nếp là:
10 x 10 = 100 ( kg)
Số ki - lô gam gạo tẻ là: 
220 - 100 = 120 ( kg)
Đáp số : Gạo nếp: 100 kg.
 Gạo tẻ: 120 kg.
- HSKKVH: HS giỏi giúp đỡ
Bài 4. 
- Gv cùng hs trao đổi cách giải bài toán:
- Hs trao đổi cả lớp nêu cách giải bài toán.
- Tìm tổng số phần bằng nhau. Tính độ dài mỗi đoạn.
- Tổ chức hs giải nhanh bài toán vào vở.
- 1 Hs làm bài ra bảng phụ, trình bày bài giải - Lớp nx, trao đổi bổ sung.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 ( phần)
Quãng đường từ nhà An đến hiệu sách là:
840 : 8 x 3 = 315 (m)
Quãng đường từ hiệu sách đến trường học là:
840 - 315 = 525 (m)
Đ/s: 315 m và 525 m.
- Gv nx, chốt bài làm đúng.
- HSKKVH: Gv giúp đỡ
3. Kết luận:
	- Nx tiết học, Vn trình bày bài 4 vào vở.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Khoa học
Bài 58: Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học
- Biết mỗi thực vật,mỗi giai đoạn phát triển của thực cật có nhu cầu về nước khác nhau.
2. Kĩ năng: Hs biết: trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
3. Thái độ: yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở nơi khô cạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Để cây sống và phát triển bình thường cần phải có điều kiện nào?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
* Mục tiêu: Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước.
* Tiến hành:	
- Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của hs về việc sưu tầm tranh, ảnh:
- Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Tổ chức hoạt động N6:
- N6 hoạt động.
- Phân lọai cây thành 6 nhóm: Cây sống ở nơi khô hạn, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước:
- Cử thư kí ghi kết quả vào phiếu.
- Trình bày: 
- Đại diện các nhóm trình bày, 2 nhóm dán phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nx, khen học sinh tìm các loài cây lạ.
VD: Nhóm cây sống dưới nước: khoai, rêu, tảo, vẹt , sú, rau muống, rau rút,...
- Nhóm cây sống nơi khô hạn: xương rồng, thầu dầu, hành, thông, phi lao,...
- Cây sống nơi ẩm ướt: khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, ráy, cỏ bợ,...
- Cây sống vừa trên cạn vừa dưới nước: rau muống, dừa, cây lưỡi mác,...
* Kết luận: Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước.
2.2. Hoạt động 2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây.
* Mục tiêu: HS biết được trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu nước của cây.
* Tiến hành:	
- Tổ chức hs quan sát tranh minh hoạ và trả lời:
- Hs thực hiện:
? Mô tả những gì trong hình vẽ?
- H2: ruộng lúa mới cấy.
- H3: Lúa chín vàng.
? Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
- ...từ lúc lúa bắt đầu cấy ...đến lúa bắt đầu uốn câu vào hạt.
? Tại sao trong giai đoạn trên lúa lại cần nhiều nứơc?
- Giai đoạn lúa mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để vào hạt.
? Em còn biết những loại cây nào ở những thời điểm khác nhau cần những lượng nước nước khác nhau?
- Cây ngô, rau cải, các loại cây ăn quả, mía,...
? Khi thời tiết thay đổi nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?
- ...nhiệt độ ngoài trời tăng cao cần tưới nhiều nước cho cây.
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/117.
3. Kết luận:
- Nx tiết học, vn học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài 59: Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo cho các loại phân.
Tiết 5 : Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp (Tuần 29)
	I/ Các tổ sinh hoạt:
	- Tổ trưởng nhận xét, xếp loại từng thành viên trong tổ.
	- ý kiến của các thành viên góp ý, bổ sung.
	- Thống nhất xếp loại từng cá nhân.
	II/ Sinh hoạt lớp:
	1 - Tổ trưởng thông báo kết quả sinh hoạt tổ:
- Tổ trưởng các tổ lần lượt thông báo tình hình chung của cả tổ trong tuần và xếp loại cá nhân của cả tổ.
2 - Đánh giá chung của lớp trưởng:
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- ý kiến bổ sung của cả lớp.
3 - Nhận xét đánh giá của GVCN:
*Về đạo đức: Hầu hết HS ngoan, chấp hành tốt nội qui, qui định của trường của lớp đề ra, không có hiện tượng vi phạm đạo đức. 
*Về học tập:
- HS đi học đều, đúng giờ
- Duy trì khá tốt nề nếp học tập:
+ Nhiều HS chữ viết đẹp, tiến bộ, trình bày vở sạch sẽ.
+ Hầu hết HS học bài và chuẩn bị bài chu đáo.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh lười học bài: Minh, Duyên, Hiếu, Lam
* Các hoạt động khác:
- Vệ sinh: sạch sẽ.
- HĐNG tham gia tốt các hoạt động thể dục, múa hát TT.
III/ Phương hướng tuần tới: 
- Duy trì tốt mọi nề nếp nhất là nề nếp học tập.
- Không ăn quà vặt, thực hiện nghiêm chỉnh luật An toàn GT.
	- Tăng cường kèm cặp, giúp đỡ HS yếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc