Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 22

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 22

HỌC VẦN

Bài 90: ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU:

ã Hs đọc, viết một cách chắc chắn các vần két thúc bằng p.

ã Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.

ã Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép.

II.ĐỒ DÙNG:

ã Bảng ôn.

ã Tranh minh hoạ.

 

doc 30 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22:
Ngày soạn: 20. 2. 09
Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2009
Học vần
Bài 90: Ôn tập
I.Mục tiêu:
Hs đọc, viết một cách chắc chắn các vần két thúc bằng p.
Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép.
II.Đồ dùng:
Bảng ôn.
Tranh minh hoạ.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A.Kiểm tra bài cũ :
Đọc bảng : iêp, liếp, tấm liếp. Ươp, mớp, giàn mớp.
Đọc SGK.
Viết bảng : rau diếp.
Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Bài 90
2.Dạy học bài mới.
Dạy bài ôn tập
a. Ôn lại các vần đã học
Hs quan sát tranh. Tranh vẽ gì?: 
Trong tiếng tháp có chứa vần gì đã học.
Gv đưa ra sơ đồ - Hs phân tích. Phân biệt cách đọc - viết vần.
Gv đưa ra bảng ôn - gọi Hs đọc lại các âm đã học.
 Gv đọc, Hs chỉ chữ.
b. Ghép chữ thành vần:
Bảng chữ cái yêu cầu điều gì.
Các ô trong bảng tô màu với ý nghĩa gì.
Gọi Hs ghép vần nối tiếp.
Gọi Hs đọc lại bảng ôn: theo và không theo thứ tự.
Gv đọc - Hs chỉ vần.
c. Đọc từ ứng dụng.
Gv ghài bảng
Gọi Hs đọc.
Tiếng nào chứa các vần đã học? Là những vần nào?
Gv giải nghĩa từ.
Đầy ắp: đầy không chứa thêm được nữa.
đón tiếp: Gặp và tiếp đãi.
ấp trứng: nằm phủ lên trứng tạo ra độ ẩm cần thiết để làm trứng nở ra con.
Gọi Hs đọc lại.
d. Viết từ ứng dụng.
Gv viết bảng các từ ứng dụng, vừa viết vừa nêu quy trình.
Gv và học sinh cùng viết trên không.
Yêu cầu Hs viết vào bảng con.
 Sau mỗi lần viết có uốn nắn sửa sai.
- 10 – 15 Hs.
- 2- 3 Hs.
- 2 Hs viết bảng lớp.
- Vẽ ngọn tháp.
- Vần ap
a
p
 ap
- Ghép các chữ cái ở cột dọc và dòng ngang thành vần.
Là các ô trống không ghép được vần.
ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, up, ep, êp, ip, iêp, ơp.
Lần lượt Hs nối tiếp nhau đọc bài.
 4- 6 HS đọc.
-Hs trả lời.
- Hs đọc thầm.
- Hs đọc cá nhân, nhóm.
- Tiếng chứa những vần đã học là: 
 Đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.
Cá nhân, nhómđọc
- Hs thực hành viết bảng.
Tiết 2
3.Luyện tập.
a. Luyện đọc.
* Luyện đọc lại các vần đã học.
Đọc bài trên bảng do Gv chỉ theo và không theo thứ tự.
Sau mỗi lần đọc có nhận xét, uốn nắn.
b. Luyện đọc câu ứng dụng.
Gv treo tranh và hỏi:
Tranh vẽ gì?
Qua hình tranh đó em thấy được điều gì?
Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh.
Tiếng nào chứa vần vừa ôn?
Gọi Hs đọc .
c. Luyện viết bài vào vở tập viết.
Gv nhắc lại quy trình, hướng dẫn Hs viết bài.
Xuống từng bàn xem các em viết để uốn nắn thêm.
d. Kể chuyện.
Gv treo tranh yêu cầu Hs nêu tên truyện.
Gv kể diễn cảm theo tranh.
Đặt câu hỏi cho Hs thảo luận nhóm.
* Tranh 1:
Vợ chồng nhà kia bàn nhau mời khách ăn gì?
 Hãy nêu lại nội dung bức tranh 1.
* Tranh 2:
Đôi ngỗng bàn nhau điều gì?
Nghe đôi ngỗng bàn nhau ông khách cảm thấy thế nào?
* Tranh 3:
Khách xin chủ nhà cho ăn món gì?
Việc làm của ông khách có tác dụng gì?
* Tranh 4:
Đôi ngỗng đã làm gì sau khi thoát chết?
Gọi Hs xung phong kể lại từng đoạn câu chuyện.
Nhận xét tuyên dương.
 Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
4. Củng cố, dặn dò.
Gọi Hs đọc lại bài.
Về nhà học và xem trớc bài hôm sau.
Nhận xét giờ học.
- 5 - 7 Hs đọc.
- 10 - 12 Hs đọc.
- Hs khác nhận xét.
- Tranh vẽ một đàn cá đang bơi đi kiếm ăn và một con cua đang giơ đôi càng cắt cỏ.
- Thấy đợc cuộc sống của các loài cá.
- 2 - 3 Hs đọc.
- Các tiếng:chép, tép, đẹp.
- Hs đọc cá nhân, lớp.
- Hs viết bài.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bàn nhau mời khách ăn thịt ngỗng.
Đôi ngỗng tranh nhau cái chết.
Ông khách rất thơng đôi ngỗng.
Khách xin ăn tép.
- Không bao giờ ăn tép.
 - Hs kể chuyện theo tranh vẽ.
Câu chuyện ca ngợi tình cảm vợ chồng biết hi sinh vì nhau.
Rút kinh nghiệm...........................................................................................................
....................................................................................................................................... 
Toán
Tiết 85: Giải bài toán có lời văn
I.Mục tiêu:
Bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có lời văn.
+ Tìm hiểu bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Giải bài toán:
Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết.
Trình bày bài giải.
Các bước thứ tự giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng:
Bộ đồ dùng, SGK.
III. Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
Gv gắn lên bảng hàng trên 3 hình tròn, hàng dưới 2 hình trònvà vẽ dấu móc chỉ thao tác gộp.
Yêu cầu Hs quan sát và viết bài toán ra giấy nháp.
Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu cách giải bài toán và trình bày bài giải.
a. Hướng dẫn tìm hiểu bài toán.
Yêu cầu Hs quan sát tranh và đọc bài toán.
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
 Gv kết hợp nói và biết bài toán lên bảng.
b. Hướng dẫn giải bài toán.
- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm nh thế nào?
- Lấy mấy cộng với mấy?
- Gọi Hs khác nhắc lại.
c. Hớng dẫn viết bài giải.
-Ta viết bài giải của bài toán như sau:
 + Ghi bài giải lên bảng, viết câu lời giải.
Ai có thể nêu câu lời giải nào?
Muốn có câu trả lời ta dựa vào đâu?
 Bài giải:
Nhà An có tất cả số gà là:
 5 + 4 = 9 (con gà)
 Đáp số: 9 con gà.
- 9 là 9 con gà tìm được do thực hiện phép cộng 5 + 4 = 9 nên "con gà" được viết trong ngoặc đơn.
Chữ " đáp" viết thẳng cột với chũ bài làm.
Gv nhấn mạnh: Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau:
+ Viết bài giải.
+ Viết câu lời giải.
+ Viết phép tính, tên đơn vị trong dấu ngặc
+ Viết đáp số.
3.Luyện tập:
Bài 1(117)Hs nêu yêu cầu.
Tóm tắt:
An có : 4 quả bóng.
Bình có : 3 quả bóng.
Cả hai bạn có :....quả bóng?
Muốn biết có tất cả bao nhiêu quả bóng ta làm như thế nào?
Yêu cầu Hs trả lời và viết phép tính.
Hs làm bài.
Nhận xét, cho điểm.
Bài 2(117)Hs đọc đề toán.
Tóm tắt:
Có : 6 bạn
Thêm : 3 bạn.
Có tất cả : ... bạn.
Yêu cầu Hs nêu tóm tắt và cách giải.
Nhắc lại cách trình bày bài giải.
Đó chính là cách trình bày một bài giải toán có lời văn.
Yêu cầu Hs làm bài.
1 hs lên bảng làm.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3(117) Hs nêu yêu cầu.
Bài tập có mấy yêu cầu?
Khi giải , ta phải thực hiện lần lượt các yêu cầu.
Bài toán đã cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Ai viết đợc tóm tắt?
Muốn biết có bao nhiêu con vịt ta phải làm nh thế nào?
Trớc khi làm phép tính ta phải làm gì?
Gọi 1 Hs lên giải bài toán, dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét ghi điểm.
III. Củng cố, dặn dò.
2 Hs nhắc lại cách giải bài toán có lời văn.
Về nhà làm lại bài tập.
Nhận xét giờ học, CB bài sau.
- Có 3 hình tròn hàng trên, có 2 hình tròn hàng dưới. Hỏi cả 2 hàng có bao nhiêu hình tròn.
2 Hs đọc lại.
Bài toán cho biết: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. 
Hỏi nhà An có tất cả bao nhiêu con gà?
2 - 3 Hs nêu lại tóm tắt.
- Ta làm phép tính cộng.
Lấy 5 cộng với 4 bằng 9. Như vậy là nhà An có tất cả 9 con gà.
3 - 4 Hs nhắc lại.
Nhà An có tất cả là:
Dựa vào câu hỏi của bài toán.
3 Hs đọc lại lời giải.
hs đọc lại phép tính.
4- 5 Hs đọc lại bài giải.
Hs nhắc lại.
 - 2 Hs đọc đề bài.
 - 1 Hs lên bảng làm bài.
Ta phải làm tính cộng.
 Bài giải:
Cả hai bạn có:
 4 + 3 = 7 (quả bóng)
 Đáp số: 7 quả bóng.
2 Hs đọc đề bài.
2 - 3 Hs nhắc lại cách trình bày bài giải.
 Bài giải;
 Tổ em có tất cả là:
 6 + 3 = 9 (bạn)
 Đáp số: 9 bạn.
2 Hs đọc yêu cầu.
Bài tập có 1 yêu cầu.
1 Hs lên bảng làm bài.
- Có 4 con trên bờ, có 5 con dưới ao.
- Hỏi có tất cả bao nhiêu con?
Ta phải làm phép tính cộng.
- Trả lời câu hỏi. 
 Bài làm:
 Đàn vịt có tất cả là:
 5 + 4 = 9(con)
 Đáp số: 9 con. 
Rút kinh nghiệm :....................................................................................................
 .............................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 22: Em và các bạn (tiếp)
I. Mục tiêu:
Với bạn bè cần phải giúp đỡ, cùng nhau làm các công việc chung, không được trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, bạn giận.
Có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với các bạn, đoàn kết giúp đỡ nhau.
II. Tài liệu:
Vở bài tập, tranh ảnh.
III.Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
 ? Khi chơi với các bạn em cần phải như thế nào?
Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Tự liên hệ.
Yêu cầu Hs liên hệ về việc mình đã cư xử với bạn nh thế nào?
Bạn dó là bạn nào?
Tình huống xảy ra khi đó?
Em đã làm gì khi đó với bạn?
Tại sao em lại làm như vậy? Kết quả như thế nào?
Khen ngợi những Hs đã cư xử tốt với bạn, nhắc nhở Hs có hành vi chưa tốt.
2. Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi.
Yêu cầu thảo luận theo tranh và cho biết:
? Các bạn trong tranh đang làm gì?
? Việc làm đó có lợi hay có hại, vì sao?
 ? Các em nên làm theo các bạn trong tranh nào?
? Không làm theo tranh nào?
Chúng ta nên làm theo các bạn trong tranh 1, 3, 5, 6 và không nên làm theo tranh 2, 4 vì như vậy là không tốt với bạn.
3. Hoạt động 3: Vẽ tranh về cư xử tốt với bạn.
Yêu cầu mỗi Hs vẽ một tranh về việc làm cư xử tốt với bạn mà mình đã làm.
Nhận xét chung, khen ngợi những hành vi tốt được các em thể hiện qua tranh minh hoạ.
IV. Củng cố, dặn dò.
Chúng ta cần cư xử với bạn như thế nào?
Về nhà học và áp dụng bài học.
Cb bài giờ sau.
2 - 4 Hs trả lời.
Hs khác nhận xét.
Một số Hs liên hệ theo gợi ý của Gv.
Hs nhận xét những hành vi và việc làm của bạn.
Bài tập 3:
Hs làm bài tập 3.
- Các bạn đang học bài và chơi đùa cùng nhau.
- Hoạt động học tập, vui chơi, múa hát với nhau có lợi.
- Các bạn đang trêu chọc nhau không có lợi.
- Nên làm theo các bạn trong tranh 1, 5, 3, 6, không làm theo tranh 2, 4.
Hs vẽ tranh.
Hs trưng bày tranh trên tường xung quanh lớp.
Thuyết minh tranh.
Rút kinh nghiệm :....................................................................................................
 .............................................................................................................................
 Ngày soạn: 21. 2.09
Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009
Học vần
Bài 91: oa- ... toán ta làm như thế nào?
Nhắc lại cách giải bài toán có lời văn.
Yêu cầu Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở ô li.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2(122) Hs đọc yêu cầu.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết tổ có tất cả bao nhiêu bạn em phải làm như thế nào?
Yêu cầu Hs làm bài.
Đổi chéo vở kiểm tra.
Nhận xét bài.
Bài 3(122) Hs nêu yêu cầu.
Gọi Hs nhìn tóm tắt đọc lai đề toán.
Yêu cầu Hs làm bài tương tự các bài trước.
1 Hs lên bảng làm.
Nhận xét.
Bài 4(122) Hs nêu yêu cầu.
Gv hướng dẫn: Lấy số đo cộng với số đo, được kết quả là bao nhiêu thì viết lại, sau đó viết đơn vị đo ở bên phải kết quả.
Với phép trừ cũng thực hiện như vậy.
Hs làm bài.
2 đội lên bảng thi tiếp sức.
Nhận xét, ghi điểm.
III. Củng cố, dặn dò.
Nhắc lại nội dung bài.
Nhận xét giờ học.
Về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.
3 - 5 Hs trình bày.
Hs khác nhận xét.
2 Hs đọc.
Tóm tắt:
Có : 4 bóng xanh.
Có : 5 bóng đỏ.
Có tất cả : ... quả bóng?
 Bài làm:
 Có tất cả là:
 4 + 5 = 9 (quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng.
2 Hs đọc đề bài.
 Tóm tắt:
 Có : 5 bạn nam.
 Có : 5 bạn nữ.
 Có tất cả: ... bạn.
 Bài làm:
 Có tất cả là:
 5 + 5 = 10(bạn)
 Đáp số: 10 bạn.
Giải bài toán theo tóm tắt sau.
Tóm tắt:
Có : 2 gà trống.
Có : 5 gà mái.
Có tất cả:... con gà. 
 Bài làm:
 Có tất cả là:
 2 + 5 = 7 (con gà)
 Đáp số: 7 con gà.
Tính (theo mẫu)
a, b, 
2cm +3cm =5 cm 6cm - 2cm= 4cm
7cm+ 1cm = 8cm 5cm - 3cm = 2cm
8cm +2cm = 10cm 9cm -4cm = 5cm
14cm +5cm = 19cm 17cm-7cm= 10cm
Hs khác nhận xét.
Rút kinh nghiệm :....................................................................................................
 .............................................................................................................................
Tự nhiên, xã hội.
Tiết 22: Cây rau.
I. Mục tiêu:
Nêu được tên một số cây rau và nơi sống của chúng.
Biết quan sát, phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây rau.
Biết ích lợi của rau, có ý thức thường xuyên ăn rau và rửa sạch rau trước khi ăn.
II. Chuẩn bị:
Môt số cây rau.
III. Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
Giờ trước chúng ta học bài gì?
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy học bài mới.
a. Hoạt động 1: Quan sát cây rau.
* Mục đích: Biết các bộ phận của cây rau.
Phân biệt được các loại rau.
* Cách tiến hành:
Gv hớng dẫn và yêu cầu.
Hãy chỉ vào các bộ phận: thân, rễ, lá?
Bộ phận nào ăn được?
Hãy vẽ cây rau mà em biết.
Có rất nhiều loại rau khác nhau: cải bắp, xà lách, rau muống, rau bí... các loại rau đều có rễ, thân, lá.
Hãy kể tên các loại rau ăn lá?
Hãy kể tên các loại rau ăn thân?
Kể tên các loại rau ăn hoa, quả?
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục đích: Biết đặt câu hỏi và trả lời.
Biết ích lợi của rau và rửa rau trước khi ăn.
* Cách tiến hành: Hs quan sát, đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
Gv quan sát giúp đỡ.
Khi ăn rau, ta cần chú ý điều gì?
Vì sao phải thờng xuyên ăn rau?
c. Hoạt động 3: Trò chơi" Tôi là rau gì" ?
* Mục đích: Củng cố những hiểu biết về rau.
- Gv hướng dẫn.
- Gv nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò.
Khi ăn rau cần chú ý điều gì?
Nhắc Hs thường xuyên ăn rau, rửa rau sạch trước khi ăn.
Nhận xét giờ học.
Bài ôn tập.
Hs quan sát kĩ các cây rau.
Hs lên bảng chỉ các cây rau đã được phóng to.
Cải bắp, xà lách, bí...
Cà rốt, củ cải, khoai tây...
Súp lơ, cà chua, dưa...
Hs hoạt động nhóm 4.
- Một nhóm đọc câu hỏi, một nhóm trả lời.
- Rửa sạch rau trước khi ăn, ngâm rau bằng nước muối.
Có lợi cho sức khoẻ, tránh táo bón, tránh chảy máu chân răng.
Hs chơi.
Ngày soạn: 24. 2.09
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27tháng 2 năm 2009
Học vần
Bài 94: Oang - oăng
I. Mục tiêu:
Đọc viết được vần oang, vỡ hoang, oăng, con hoẵng.
Đọc được từ và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi.
II. Chuẩn bị:
Bộ chữ dạy âm vần.
III. Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ.
- Đọc:phiếu bé ngoan, học toán, khoẻ khoắn, xoắn thừng.
 - Đọc bài SGK.
 - Viết: .
 - Nhận xét.
B. Bài mới: Bài 94.
1. Giới thiệu bài oang, oăng.
2. Dạy vần mới.
a. Vần oang.
*. Nhận diện chữ.
 ? Vần oang được tạo bởi những âm nào?
 - Hãy ghép cho cô vần oang.
 - Quan sát nhận xét.
 - So sánh oan và oang.
* Đánh vần và đọc.
 - o - a - ngờ - oang
 - Đọc oan.
 - Uốn nắn sửa sai cho các em.
 ? Thêm âm h vào trước vân oang ta được tiếng gì? 
 ? Phân tích tiếng hoang.
 - Đánh vần hờ - oang - hoang.
 - Cài từ lên bảng gọi vài em đọc.
 - Đọc cả sơ đồ: oang - hoang - vỡ hoang.
b.Dạy và vần oăng.
 - Quy trình tương tự oang.
c. Đọc từ ứng dụng.
 - Cài lên bảng các từ ứng dụng.
 - Gọi HS đọc từng từ ( mỗi từ 2 em đọc)
 ? Những tiếng nào chứa vần vừa học?
 ? Hãy đánh vần và đọc các tiếng đó.
 - Đọc các từ.
 - Đọc và giải nghĩa một số từ.
áo choàng: áo rét dài.
Oang oang: nói to, hoặc kêu to.
Liến thoắng: Nói rất nhanh và không ngớt.
Dài ngoẵng: Rất là dài.
d. Luyện viết.
 - GV viết mẫu vần oang, vỡ hoang, oăng, con hoẵng vừa viết vừa nêu quy trình.
 - Hướng dẫn viết bảng con.
 - Sau mỗi lần viết có uốn nắn sửa sai.
- 7 - 8 Hs đọc.
- 4-5 HS đọc.
- Cả lớp viết bảng con.
- Được tạo bởi âm o và âm a và âm ng.
- HS thực hành ghép.
Giống: Đều có o và a.
Khác:oan có n ở cuối, oang có ng ở cuối.
 - Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
 - Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Được tiếng hoang.
- HS thực hành ghép.
- Âm h đứng trước, vần oang đứng sau.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Vỡ hoang.
- 8 - 10 em đọc.
- Cả lớp nhẩm đọc.
- áo choàng, oang oang, liến thoắng, dài ngoẵng..
- Đọc nối tiếp cả lớp.
- Viết trên không trung.
- Thực hành viết bảng con.
Tiết 2:
3. Luyện tập.
a. Luyện đọc.
 - Chỉ bảng theo và không theo thứ tự gọi HS đọc trên bảng lớp.
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
b. Luyện đọc câu ứng dụng.
 - Hướng dẫn HS quan sát.
 ? Tranh vẽ gì?
 - Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
 - Uốn nắn sửa sai.
 ? Tiếng nào chứa vần vừa học?
 - Đoc mẫu.
c. Luyện viết bài vào vở.
 ? Khi viết vần oang, vỡ hoang, oăng, con hoẵng ta phải lưu ý điều gì?
 - Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết.
 - Uốn nắn sửa sai cho các em.
d. Luyện nói theo chủ đề.
 - Chủ đề luyện nói ngày hôm nay là gì?
 - Nhận xét về trang phục của 3 bạn trong bức tranh cho cô?
 - Hôm nay chúng ta luyện nói về 3 loại trang phục này. Cô mời 1 bạn lên bảng chỉ từng loại trang phục cho cô và các bạn rõ.
 - Hãy tìm những điểm giống và khác nhau của các loại trang phục trên.
 - Gọi 1 Hs nói lại các nội dung trên.
 III. Củng cố, dặn dò.
 - 3- 4 em đọc bài SGK.
 - Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học?
 - Về nhà đọc viết bài và chuẩn bị bài giờ sau.
 - Nhận xét giờ học.
- Cá nhân 5- 6 em đọc.
- 3- 4 em đọc.
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Vẽ cô giáo đang hướng dẫn các bạn Hs viết bài ..
- 4 -5 em đọc.
- Tiếng: thoảng.
- Viết nối giữa o và a, ng, o,ă và ng.
- Cả lớp viết bài.
áo choàng, áo len, áo sơ mi.
bạn thứ nhất mặc áo sơ mi, bạn thứ hai mặc áo len, bạn thứ ba mặc áo choàng.
áo sơ mi mỏng, mát, mặc vào mùa hè.
áo len được dệt hoặc đan bằng len, dầy và ấm, mặc vào mùa đông.
áo choàng là loại áo dày, thường dài và rất ấm, mặc trong những ngày lạnh.
- Hs đọc lại bài.
- Hs thi tìm.
Rút kinh nghiệm :...................................................................................................
 .............................................................................................................................
thủ công.
Tiết 22:cách sử dụng bút chì, kéo, thước.
I. Mục tiêu:
Hs biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
II. Chuẩn bị.
Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy.
III. Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs.
1. Hớng dẫn, giới thiệu dụng cụ thủ công.
Gv cho Hs quan sát từng dụng cụ: Bút chì, thước kẻ, kéo một cách thong thả.
2. Hướng dẫn Hs thực hành.
* Hướng dẫn sử dụng bút chì.
Gv mô tả, giới thiệu chiếc bút chì.
Cách sử dụng: Cầm bút chì ở tay phải bằng các ngón trỏ, giữa và cái.
Khi kẻ, vẽ ta đa đầu nhọn của bút chì trên tờ giấy.
* Hớng dẫn sử dụng thước kẻ:
Khi sử dụng, tay trái cầm thước, tay phải cầm bút. Đặt thước trên giấy, đưa bút chì theo cạnh của thước.
* Hớng dẫn cách sử dụng kéo.
Giới thiệu chiếc kéo
Sử dụng: Tay phải cầm kéo.
Khi cắt, tay phải cầm kéo, tay trái cầm giấy.
3,Học sinh thực hành.
Kẻ đường thẳng.
Cắt theo đường thẳng.
Gv quan sát, uốn nắn.
-Nhắc nhở Hs an toàn khi sử dụng kéo.
4. Củng cố, dặn dò.
Nhắc lại nội dung giờ học.
Chuẩn bị bài sau. 
Hs chú ý quan sát.
Lấy đồ dùng đặt lên trên mặt bàn.
 Lắng nghe và quan sát.
Chú ý lắng nghe Gv hướng dẫn.
Quan sát các thao tác hướng dẫn mẫu.
Hs cầm chiếc kéo và quan sát Gv hướng dẫn.
Yêu cầu Hs lấy giấy, bút chì, thước kẻ, kéo ra để thực hành.
Rút kinh nghiệm :................................................................................................
 .........................................................................................................................
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 22
I. Mục tiêu:
 - HS nhận thấy ưu , khuyết điểm trong tuần qua.
 - Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
II. Nhận xét chung:
1. Lớp trưởng nhận xét:
2. GV nhận xét:
a. Ưu điểm:
 - Nhìn chung đã ổn định nề nếp sau tết.
 - Xếp hàng ra vào lớp tương đối thẳng.
 - Biết, giữ trật tự khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 - Ngoan, lễ phép với thầy cô giáo.
 - Đoàn kết, hòa nhã với bạn bè. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
 - Có ý thức học và làm bài trước khi đến lớp.
 - Nhiều em hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 - Có tiến bộ về chữ viết: Thịnh, Thành, Vũ.
b. Tồn tại:
 - Một số em còn đùa nghịch trong khi xếp hàng: Phương, Tiến, Trường.
 - Một số em còn quên đồ dùng: Trường, Ngọc Hải, Mai linh.
 - Nói chuyện trong giờ: Trường, Lan, Tiến, Ngọc Anh, Ngọc Hải, Vũ.
 - Một số em còn cha biết giữ vệ sinh cá nhân, bôi bẩn mực ra quần áo, sách vở, mặt mũi: Phương Anh, Ngọc Hải.
III. Phương hướng tuần tới:
 - Phát huy ưu điểm đã đạt được.
 - Khắc phục tồn tại trong tuần 22.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(215).doc