Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần học 25

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần học 25

Trường em

A. Mục tiêu:

 - HS đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

 - Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

 - Trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK).

B. Đồ dùng dạy - học:

 * Giáo viên:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.

 * Học sinh:

 - SGK, bút dạ

 

doc 24 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần học 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tập đọc:
Trường em
A. Mục tiêu:
 - HS đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường. 
 - Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh..
 - Trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:	
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
 * Học sinh:
 - SGK, bút dạ
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc cho HS viết: uỷ ban, hoà thuận, luyện tập.
 - Yêu cầu HS đọc đoạn thơ ứng dụng.
 - GV nhận xét, cho điểm
- 3 HS lên bảng viết, mỗi em một từ. Cả lớp viết bảng con.
- 3 em đọc.
II. Bài mới:
 *Giới thiệu phần mở đầu: ( SGV)
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 a, GV đọc mẫu lần 1:
 - Chú ý: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
- HS chú ý nghe
 b, Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: cô giáo, bạn bè, thân thiết, dạy em, điều hay, mái trường.
 - GV gạch chân các từ trên lên bảng và gọi HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh. 
 - Cho HS phân tích và ghép từ: trường, cô giáo
+ Tiếng trường có âm tr đứng trước, vần ương đứng sau, dấu huyền trên ơ. 
 - GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ:
- Sử dụng bộ đồ dùng để gài: trường, cô giáo.
 * Ngôi nhà thứ hai: trường học giống như một ngôi nhà vì ở đó có nhiều người rất gần gũi, thân yêu.
 * Thân thiết: rất thân, rất gần gũi. 
 * Luyện đọc câu:
 - Mỗi câu 2 HS đọc, mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu.
 * Luyện đọc đoạn, bài:
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
 - Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn; 2 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.
 - Thi đọc trơn cả bài.
 - GV giao việc cho HS.
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc. 
 - GV nhận xét, cho điểm.
 3. Ôn các vần ai, ay:
 a, Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay:
 - Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ai, ay.
 - Gọi HS đọc và phân tích các tiếng có vần trên.
+ Thứ hai, mái trường, dạy, điều hay
+ hai ( có âm h đứng trước, vần ai đứng sau).
 dạy ( có âm d đứng trước, vần ay đứng sau, dấu nặng dưới a).
 b, Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay:
 - Gọi HS đọc câu mẫu trong SGK
 - GV chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận: 
 + Tìm tiếng có vần ai, ay.
- 2 HS đọc: con nai, máy bay
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu và cử đại diện nêu.
- Các nhóm khác nghe, bổ sung
 - GV ghi nhanh các từ HS nêu lên bảng .
- HS tiếp nối đọc. Cả lớp đọc đồng thanh.
 c, Nói câu có tiếng chứa vần ai, ay:
 - GV chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK- đọc câu mẫu. 
- HS quan sát hai bức tranh trong SGK, đọc câu mẫu :
M: Tôi là máy bay chở khách.
 Tai để nghe bạn nói.
 - Yêu cầu HS dựa vào câu mẫu nói câu mới theo yêu cầu.
 - GV cho một bên nói câu chứa vần ai, một bên nói câu chứa vần ay; chỉ liên tục (nếu bên nào chưa nói được trừ 10 điểm). Trong 3 phút đội nào nói được nhiều sẽ thắng.
 - GV nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
- HS thi nói trước lớp.
VD: Bạn Hải rất ngoan. 
 Ăn ớt rất cay.
 Tôi có hai bạn thân.
 Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
 a, Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc:
 - GV đọc mẫu toàn bài lần 2 rồi yêu cầu HS đọc bài theo đoạn; trả lời câu hỏi của từng đoạn.
- 2 HS đọc đoạn 1 và trả lời. 
 + Trong bài, trường học được gọi là gì ?
 + Trường học là ngôi nhà thứ hai của em .Vì sao?
+ Trong bài, trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em.
- 2 HS đọc đoạn 2 và trả lời. 
+ ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bạn bè thân thiết như anh em.Trường học dạy em thành người tốt, trường học dạy em những điều hay.
 - Gọi HS đọc toàn bài, nhận xét và cho điểm.
- HS luyện đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 b, Luyện nói: 
 - Cho HS đọc chủ đề luyện nói.
 - Cho HS quan sát tranh và hỏi:
 + Bức tranh vẽ cảnh gì ?
 - Yêu cầu HS hỏi - đáp theo mẫu câu .
* Hỏi nhau về trường lớp.
+ Hai bạn HS đang trò chuyện
M: Bạn học lớp nào?
 Tôi học lớp 1A.
 - Yêu cầu HS hỏi- đáp trong nhóm 
- HS trao đổi trong nhóm 2 theo hướng dẫn 
VD: 
+Trường của bạn là trường gì ?
+ ở trường bạn hay chơi với ai?
 - Yêu cầu HS từng cặp lên hỏi đáp trước lớp.
 - GV nhận xét, cho điểm.
+ ai là bạn thân nhất trong lớp của bạn ?
+ ở lớp bạn thích học môn gì nhất ?
- HS hỏi- đáp trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
III. Củng cố - dặn dò:
 - GV gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi. 
 + Vì sao em yêu ngôi trường của mình ?
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS đọc lại bài trong SGK và đọc trước bài: Tặng cháu. 
- HS đọc và trả lời 
- HS nghe và ghi nhớ
Toán:
Tiết 97: 
 Luyện tập
A. Mục tiêu:
 - Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục. 
 - Biết giải toán có phép cộng.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - SGK, bảng phụ bài 2, bài 4 (132)
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng làm bài tập
 - Gọi HS nhẩm và nêu kết quả: 
 - GV nhận xét - cho điểm.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
 40 - 10 > 20 20 - 0 < 50
- 2 HS nhẩm và nêu kết quả.
 60 - 20 = 40 80 - 30 = 50
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 *Bài 1( 132):
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 + Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì ?
 - Cho HS làm bài vào bảng con 
* Đặt tính rồi tính:
+ Hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục.
- HS làm 
 - Gọi HS tiếp nối đọc kết quả, nêu cách tính.
 - Cho HS nhận xét.
 70 - 50 60 - 30 90 - 50 
-
-
-
 70 60 90 
 50 30 50 
 20 30 40 
 - GV nhận xét bài làm của HS.
 * Bài 2( 132): 
 + Bài yêu cầu gì ?
 80 - 40 40 - 10 90 - 40 
-
-
-
 80 40 90 
 40 10 40 
 40 30 50 
* Số ?
 - Hướng dẫn: Đây là một dãy phép tính liên kết với nhau và các em chú ý nhẩm cho kỹ để điền số vào cho đúng.
- Cả lớp làm vào SGK.
 - Yêu cầu HS làm bài 
 - Cho HS cả lớp nhận xét.
 - GV nhận xét, chữa bài.
30
- 4 HS lên bảng viết số.
40
90
70
 - 20 -30 - 20
20
 +10
 *Bài 3( 132): 
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
* Đúng ghi đ, sai ghi s:
 - Hướng dẫn: Các em cần nhẩm các phép tính để tìm kết quả.
 - Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
 + Vì sao câu a lại điền S ?
s
- HS làm bài sau đó nêu kết quả- giải thích : 
a, 60cm- 10cm = 50
đ
b, 60cm- 10cm = 50cm
s
c, 60cm- 10cm = 40cm
+ Câu a lại điền S vì kết quả thiếu tên đơn vị đo độ dài (cm)
 * Kết luận: Khi phép tính có đơn vị đi kèm thì phải nhớ viết kèm vào kết quả cho đúng.
 + Vì sao câu c lại điền S.?
+ Câu c lại điền S vì kết quả đúng là 50.
 * Bài 4( 132):
 - Gọi HS đọc đề bài
 - Yêu cầu HS phân tích đề.
 + Bài toán cho biết những gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 + Em hãy đọc tóm tắt bài toán?
- 3 HS đọc
+ Có 20 cái bát, thêm 1 chục cái
+ Có tất cả bao nhiêu cái bát.
Tóm tắt:
Có : 20 cái bát
Thêm : 1 chục cái bát
Tất cả có: ... cái bát?
 + Muốn biết có bao nhiêu cái bát ta làm phép tính gì ?
+ Phép tính cộng
 + Muốn thực hiện được phép tính 20 cộng với 1 chục trước hết ta phải làm gì ?
+ Đổi: 1 chục cái bát = 10 cái bát 
 - Cho cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ.
- HS làm bài.
 - GV chấm bài.
 - Gọi HS gắn bài- nhận xét.
Bài giải
 1 chục cái bát = 10 cái bát 
 Số bát nhà Lan có tất cả là:
 20 + 10 = 30 (cái bát)
 Đáp số: 30 cái bát
 *Bài 5 ( 132): 
 + Bài yêu cầu gì ?
 - Tổ chức HS chơi: Tiếp sức.
 - Gọi HS nhận xét
* Điền dấu +, - vào ô trống để được phép tính đúng. 
- Mỗi đội tham gia 3 HS.
 - GV nhận xét , công bố kết quả.
III. Củng cố - dặn dò:
 + Phép trừ nhẩm các số tròn chục giống phép tính nào mà các em đã học ?
 + Hãy giải thích rõ hơn bằng việc làm thực hiện nhẩm 80 – 30.
+
-
 50 – 10 = 40 30 + 20 = 50 40 – 20 =20
+ Giống phép tính trừ trong phạm vi 10.
+ Khi thực hiện 80 - 30 ta nhẩm 8 chục trừ đi 3 chục bằng 5 chục và 8 trừ 3 bằng 5.
 - GV nhận xét chung giờ học
 - Dặn HS Làm bài tập trong VBT. Chuẩn bị bài : Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
- HS nghe và ghi nhớ
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Toán:
Tiết 98: 
 Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
A. Mục tiêu:
 - Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình..
 - Biết cộng, trừ các số tròn chục, giải bài toán có phép cộng.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ vẽ các hình vuông, hình tròn, hình tam giác như SGK.
 - Bảng phụ bài 1,bài 2, bài 3, (133, 134)
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
- 2 HS lên bảng, mỗi em làm 2 phép tính.
 50 + 30 = 80 60 - 30 = 30
 70 - 20 = 50 50 + 40 = 90
 - Yêu cầu HS nhẩm miệng kết quả
- HS nhẩm và nêu miệng kết quả.
 30 + 60 =90 70 + 10 = 80
 - GV nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 2. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình:
 a, Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài một hình vuông:
 * Bước 1: 
 - GV gắn hình vuông lên bảng, hỏi :
 + Cô có hình gì đây ?
. A
+ Hình vuông
 - GV vẽ điểm A ( trong hình vuông), điểm N ( ngoài hình vuông).
 . A . N
 - GV chỉ và nói: “Điểm A ở trong hình vuông. Điểm N ở ngoài hình vuông”. 
- HS nhắc lại.
 * Bước 2: 
 - GV gắn hình tròn lên bảng, hỏi :
 + Đây hình gì ?
 . o
+ Hình tròn
 - GV vẽ điểm O ( trong hình tròn), điểm P 
( ở ngoài hình tròn).
 . P
 - GV chỉ và nói: “Điểm Ô ở trong hình tròn. Điểm P ở ngoài hình tròn”. 
- HS nhắc lại.
 * GV vẽ hình tam giác , yêu cầu HS quan sát hình và nói vị trí của từng điểm.
 . B . C
+ Điểm B ở trong hình tam giác. 
+ Điểm C ở ngoài hình tam giác.
 3. Luyện tập:
 * Bài 1( 133): 
 + Bài yêu cầu gì ?
 - GV treo bảng phụ hướng dẫn các em chú ý quan sát kỹ vị trí các điểm sau đó đọc từng dòng xem đúng hay sai rồi mới điền đ, s vào chỗ trống.
 - Gắn bài- nhận xét.
* Đúng ghi đ, sai ghi s:
.B
 .
. A 
 . I
- HS làm trong sách ( 1 HS lên bảng phụ).
 - Yêu cầu HS nêu tất cả các điểm nằm trong hình tam giác.
 - Yêu cầu HS nêu các điểm nằm ngoài hình tam giác.
 . C . E
 . D
 - GV nhận xét, cho điểm.
Điểm A ở trong hình tam giác đ 
Điểm B ở ngoài hình tam giác S 
Điểm E ở ngoà ... :
Rùa và Thỏ
A. Mục tiêu:
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan , kiêu ngạo.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh họa câu chuyện, bảng phụ viết nội dung câu chuyện.
 - Mặt nạ Rùa, Thỏ.
 * Học sinh:
 - SGK, xem tranh 
C. Các hoạt động dạy – học:
 I. Mở đầu: 
 - GV nói về cách học các tiết kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 1 , tập hai. Các tiết kể chuyện ở học kì II có yêu cầu cao hơn với học kì I ...
 II. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
 2. GV kể chuyện:
 - GV kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm
- HS chú ý lắng nghe kết hợp quan sát tranh 
 + Lần 1 để HS biết câu chuyện.
 + Lần 2 , 3 kể kết hợp với tranh minh họa.
SGK.
 3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
 - Yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SGK đọc câu hỏi rồi trả lời câu hỏi theo nhóm.
- HS kể từng đoạn theo tranh vẽ trong nhóm 4.
 + Rùa đang làm gì? Thỏ nói gì với Rùa? 
+ Rùa tập chạy, Thỏ mỉa mai , coi thường Rùa. 
 + Rùa trả lời Thỏ ra sao?
+ Rùa đáp: Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
 + Thỏ làm gì khi Rùa cố sức chạy?
 + Cuối cùng ai Thắng cuộc?
+ Thỏ nhởn nhơ chơi khi Rùa cố sức chạy.
+ Cuối cùng Rùa thắng cuộc.
 - Gọi HS thi kể trước lớp theo tranh.
- Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp theo tranh. Các nhóm khác nhận xét.
 4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn chuyện:
 - Yêu cầu HS kể toàn câu chuyện theo nhóm. 
 - Tổ chức các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo cách phân vai.
 - GV nhận xét, khen ngợi , động viên.
 5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
 + Vì sao Thỏ thua Rùa?
 + Câu chuyện này khuyên em điều gì? 
- HS kể phân vai theo nhóm 3.
- Các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
+ Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kiêu ngạo.
+ Chớ chủ quan kiêu ngạo coi thường người khác như Thỏ sẽ thất bại. Học tập Rùa kiên trì, nhẫn nại...
 III. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét, tổng kết tiết học.
 - Yêu cầu HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Cô bé trùm khăn đỏ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Toán:
Tiết 99:
Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
 - Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng trừ số tròn chục.
 - Biết giải toán có một phép tính.
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - bảng phụ viết bài 4, bài 5 (135)
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy – học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS làm bài trên bảng.
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS Tính:
 60 – 20 – 10 = 30 70 + 10 – 20 = 60
 II. Bài mới:
 1. Giới thiêu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
 * Bài 1(135):
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
* Viết ( theo mẫu):
 - Yêu cầu HS đọc mẫu, làm bài, tiếp nối đọc kết quả.
 - Gọi HS nhận xét.
 - GV nhận xét chung bài làm của HS.
- HS làm bài SGK, đọc kết quả. 
 Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị
 Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị
 Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị
 Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị
 * Bài 2(135):
 + Bài toán yêu cầu gì?
 - Yêu cầu HS làm bài vào SGK.
 - Cho 2 HS chữa bài trên bảng phụ, nêu cách so sánh.
 - Gọi HS đọc dãy số vừa điền.
* a, Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
9
13
30
50
 b, Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
 - GV nhận xét.
80
40
17
8
 * Bài 3( 135):
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
* a, Đặt tính rồi tính:
 - Yêu cầu cả lớp làm bài vào bảng con.
 - Gọi HS tiếp nối đọc kết quả , nêu cách tính.
 70 + 20 80 - 30 10 + 60 
+ 
-
+
 70 80 10 
 20 30 60 
 90 50 70 
 - Cho HS khác nhận xét.
 20 + 70 80 - 50 90 - 40 
-
-
+
 20 80 90 
 70 50 40 
 90 30 50 
 - Yêu cầu HS làm tính nhẩm
 b, Tính nhẩm:
 - Đọc kết quả, nêu cách nhẩm.
- HS làm bài , chữa bài, kiểm tra theo cặp.
 - Cho HS nhận xét từng cột tính.
 - GV nhận xét bài làm của HS. 
50 + 20 = 70 60 cm + 10 cm =70 cm
70 – 50 = 20 30 cm + 20 cm = 50 cm
70 – 20 = 50 40 cm – 20 cm = 20 cm 
 * Bài 4(135):
 - Gọi HS đọc bài toán.
- 3 HS đọc bài toán.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Em hãy nêu tóm tắt bài toán?
- HS tự phân tích và nêu tóm tắt bài toán.
Tóm tắt:
Lớp 1A vẽ : 20 bức tranh
Lớp 1B vẽ : 30 bức tranh
Cả hai lớp vẽ : ... bức tranh?
 - Yêu cầu HS làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ
 - Thu chấm một số bài.
 - Gắn bảng phụ chữa bài.
 - GV nhận xét bài làm của HS.
 Bài giải
 Cả hai lớp vẽ số bức tranh là:
 20 + 30 = 50 ( bức tranh)
 Đáp số: 50 bức tranh
III. Củng cố – dặn dò:
 + Tiết học hôm nay các em luyện tập các kĩ năng gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập 5(135) chuẩn bị tiết : Các số có hai chữ số.
+ Phân tích, so sánh số, cộng trừ các số tròn chục, giải bài toán có một phép tính.
Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010
Tập đọc:
Cái nhãn vở 
A. Mục tiêu:
 - HS đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn,khen. 
 - Biết được tác dụng của nhãn vở...
 - Trả lời được câu hỏi 1, câu hỏi 2 (SGK).
B. Đồ dùng dạy - học:
 * Giáo viên:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK, bảng phụ.
 - Nhãn vở mẫu. 
 * Học sinh:
 - SGK, bút màu, nhãn vở, giấy trắng.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Tặng cháu.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
 + Bác Hồ tặng vở cho ai?
 + Bác mong các cháu làm điều gì ?
 - GV nhận xét, cho điểm
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 a, Giáo vên đọc mẫu toàn bài:
 - Chú ý: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng
- HS chú ý lắng nghe
 b, Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * Luyện đọc các tiếng, từ ngữ: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV gạch chân trên bảng cho HS đọc
 - Gọi HS phân tích một số tiếng khó. 
- Một vài em phân tích 
 nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.
 * Luyện đọc câu:
 + Bài có mấy câu? 
 - Gọi HS đọc tiếp nối. 
 - GV theo dõi, chỉnh sửa 
 * Luyện đọc đoạn , bài:
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1:
 ( từ Bố cho Giang ... nhãn vở ) 
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 2: Phần còn lại
 - Cho cả lớp đọc đồng thanh
+ Bài có 4 câu.
- Mỗi câu 1 em đọc theo hình thức nối tiếp.
- 4 HS đọc đoạn 1
- 3 HS đọc đoạn 2.
- Lớp đọc đồng thanh 2 lần.
 * Thi đọc trơn cả bài:
 - Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc.
 - GV nhận xét, cho điểm
 3. Ôn các vần ang, ac:
 a, Tìm tiếng trong bài có vần ang:
 - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần ang và phân tích tiếng đó.
 - GV theo dõi, nhận xét
 b, Tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac:
 - Gọi 1 HS đọc từ mẫu.
 - GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận tìm tiếng có vần sau đó gọi các nhóm đọc lên (GVghi bảng).
 - Cho HS đọc đồng thanh các từ trên bảng.
 - GV nhận xét tiết học
- 3 HS đọc bài - cả lớp nhận xét..
- HS tìm: Giang, trang
+ Tiếng Giang có âm gi đứng trước, vần ang đứng sau.
+ Tiếng trang có âm tr đứng trước, vần ang đứng sau.
- 2 HS đọc: cái bảng, con hạc, bản nhạc.
- HS thảo luận theo nhóm 4, thi đọc tiếng, từ ngữ có vần ang, ac.
 + ang: cái thang, càng cua, bảng con,
 + ac: vác cuốc, vàng bạc, rác .
- HS đọc theo yêu cầu
 Tiết 2
 4. Tìm hiểu bài và luyện đọc:
 - GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1
- HS chú ý nghe
- 2 HS đọc
 + Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở ?
+ Bạn viết tên trường, tên lớp, tên vở, họ và tên của bạn, năm học.
 - Gọi HS đọc đoạn 2.
 + Bố khen bạn ấy thế nào ?
 - Yêu cầu HS đọc cả bài 
 + Nhãn vở có tác dụng gì ?
- 2 HS đọc
+ Bạn đã tự viết được nhãn vở. 
- 2 HS đọc
+ Nhãn vở cho ta biết đó là vở gì, của ai. Ta không bị nhầm lẫn.
 - Cho HS thi đọc trơn cả bài. 
 - GV cử 4 HS tham gia thi đọc.
 - GV nhận xét, cho điểm
- HS nghe, nhận xét, cho điểm.
 5. Hướng dẫn HS tự làm nhãn vở và trang trí nhãn vở.
 - Giới thiệu nhãn vở mẫu. 
 - GV yêu cầu mỗi HS tự kẻ,cắt, trang trí viết đầy đủ những điều cần có trên nhãn vở có kích thước tuỳ ý rồi trang trí .
- HS quan sát.
- HS kẻ, cắt, trang trí viết đầy đủ những điều cần có trên nhãn vở.
 - GV cùng HS nhận xét xem ai trang trí nhãn vở đẹp và cho điểm những nhãn vở đẹp.
- HS dán nhãn vở lên bảng
III. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Làm và thứ tự nhãn vở
 - Chuẩn bị bài: bàn tay mẹ.
- HS nghe và ghi nhớ
Toán:
Tiết 100: 
Kiểm tra định kì
( giữa học kì II)
Sinh hoạt:
Kiểm điểm thực hiện nền nếp lớp
A. Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm được toàn bộ những diễn biến và tình hình học tập , rèn luyện, việc
 tham gia các hoạt động của lớp trong tuần .
 - Biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau. 
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập, rèn luyện. Thi đua giành nhiều điểm cao
kính dâng Đoàn 26 - 3.
B. Nội dung sinh hoạt:
 I. Nhận xét chung:
 1. Ưu điểm:
 - Nền nếp ổn định, được duy trì tốt . Thực hiện tốt kế hoạch tuần của lớp, của 
trường, của Đội.
 - Các em lễ phép, kính trọng thầy giáo, cô giáo; chào hỏi lễ phép với người trên; đoàn kết , giúp đỡ bạn bè.
 - Cả lớp HS đi học đều, đúng giờ quy định. Thực hiện tốt đi học chuyên cần. Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. Chăm chỉ, tự giác học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài, tích cực luyện viết chữ đẹp. Thi đua dành nhiều điểm khá- giỏi tặng bà, mẹ và cô nhân ngày 8 – 3. Tiêu biểu: Em Thảo Chi, Minh Hoàng, Thùy Linh, Vân Khánh, Thu Hằng... 
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông và phòng chống ma tuý.
 - Vệ sinh lớp và khu vực được phân công sạch sẽ. 
 - Trang phục gọn gàng, đúng qui định, phù hợp với thời tiết.
 - Múa tập thể, thể dục nhịp điệu, chơi trò chơi dân gian theo đúng lịch và nghiêm túc.
 - Văn nghệ đầu giờ đúng chủ đề. 
 2. Tồn tại: 
 - Một số em còn phải nhắc nhở trong giờ học, luyện viết như em: Dương, Đức Anh, Phi .
 II. Phương hướng tuần tới:
 + Phát huy ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong tuần qua
 + Tích cực, tự giác học tập. Thi đua đạt nhiều điểm giỏi dâng Đoàn 26 – 3. 
 + Tiếp tục luyện viết chữ đẹp.
 + Văn nghệ đúng chủ đề . Tích cực múa hát tập thể đều , đẹp. 
 + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. 
 + Thực hiện tốt An toàn giao thông và phòng chống ma tuý	.
 - Cả lớp tiếp tục vui văn nghệ .
 - Nhắc nhở các em cần cố gắng thực hiện theo lời cô giáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1tuan 25.doc