Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Tuần 15

Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Tuần 15

I- Mục tiêu:(Như tiết 1)

II- Đồ dùng:

 Giáo viên: Tranh minh hoạ nội dung bài tập 4, 5

 Học sinh: Vở bài tập đạo đức.

III- Hoạt động dạy

 

doc 14 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 1 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Đạo Đức
Đi học đều và đúng giờ (T2)
I- Mục tiêu:(Như tiết 1)
II- Đồ dùng:
 Giáo viên: Tranh minh hoạ nội dung bài tập 4, 5
 Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
III- Hoạt động dạy	
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3')
- Để đi học đúng giờ cần phải chuẩn bị gì ?
- Trả lời.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài, nhắc lại đầu bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của việc đi học đúng giờ (6')
- Xem tranh bài 4, đọc lời thoại trong tranh, yêu cầu HS đóng vai ?
- Chuẩn bị, sau đó đóng vai trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Chốt: Đi học đều và đúng giờ giúp em nghe giảng đầy đủ.
Hoạt động 4: Thấy được sự cần thiết của việc đi học đều (7')
- Xem tranh bài tập 5, yêu cầu HS thảo luận xem các bạn trong tranh đi học trong thời tiết nh thế nào ? Em có suy nghĩ gì ?
- Trình bày ý kiến, bạn khác bổ sung.
Chốt: Trời mưa các bạn vẫn đi học ...........
Hoạt động 5: Liên hệ (5')
- Hoạt động cá nhân
- Đi học đều có lợi ích gì ?
- Nghe giảng được đầy đủ...
- Cần phải làm gì để đi học đúng giờ ?
- Chuẩn bị sách vở đầy đủ ...
- Khi nào thì nghỉ học, nếu nghỉ học cần làm gì ?
- Khi bị ốm...., phải xin phép.
- Trong lớp có bạn nào thực hiện tốt, bạn nào cha thực hiện tốt ?
- HS tự liên hệ
Chốt: Đi học đều và đúng giờ có lợi cho HS phải thực hiện đi học đúng giờ.
- theo dõi
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò (5')
- Nêu lại hai câu thơ cuối bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Trật tự trong trường.
Tiếng Việt
	 Om- am 
I.Mục đích - yêu cầu:
- HS đọc ,viết được “om ,am, làng xóm , rừng tràm ”, 
- HS đọc được các từ, câu ứng dụng.
-Luyện nói khoảng 2-4 câu theo chủ đề :Nói lời cảm ơn 
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói sgk 
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7’)
- Đọc bài: ôn tập 
- Viết: bình minh , nhà rông 
- viết bảng con.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 14’)
- Ghi vần:” om” 
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, đt.
- Muốn có tiếng “xóm” ta cần âm và dấu gì ?
- Ghép tiếng xóm trong bảng cài .
-thêm âm x và dấu sắc .
-cài bảng .
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, đt.
- Yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- xóm làng .
- Đọc từ mới.
- cá nhân đt.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân. đt.
- Vần “am”dạy tương tự.
- So sánh 2 vần 
- Dạy âm q cho h/s yếu
- cá nhân
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (8’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân . đt.
- Giải thích từ: chòm râu ,đom đóm .
Hoạt động 5: Viết bảng (5’)
- yêu câu viết bảng con 
- cả lơp
- Viết mẫu, hương dẫn quy trình viết vần ,từ,âm 
-Nhận xét bảng con
- tập viết bảng om ,am,làng xóm ....
Tiết 2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “om,am”, tiếng, từ “làng xóm,rừng tràm .
Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- Nhận xét 
-cá nhân , đt..
Hoạt động 3: Đọc câu (6’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- Mưa tháng bảy gãy cành trám .....
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ trám ,rám .
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, đt..
Hoạt động 4: Đọc SGK(9’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Kèm đọc cho h/s đọc
- cá nhân, đt..
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- tờ lịch
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
-Khi nào thì nói lời cảm ơn?
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
Hoạt động 6: Viết vở (9’)
- Hớng dẫn HS viết vở tương tự như viết bảng
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu .
-Chấm một số bài nhận xét .
- Cả lớp .
Hoạt động7: Củng cố – dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: ăm, âm 
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Tiếng Việt
ăm, âm. 
I.Mục đích - yêu cầu:
- HS đọc ,viết được “ăm, âm con tằm ,hái nấm ”, 
- HS đọcđược các từ, câu ứng dụng .
- Luyện nói khoảng 2-4 câu theo chủ đề: thứ, ngày, tháng, năm.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói sgk .
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (6’)
- Đọc bài: om, am.
- đọc SGK.
- Viết: om, am, làng xóm, rừng tràm .
-viết bảng con .
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 15’)
- Ghi vần: ăm và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, đt .
- Muốn có tiếng “tằm” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “tằm”trong bảng cài .
-thêm âm t và dấu huyền .
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân,đt .
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- nuôi tằm.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, đt ,
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, đt .
Vần “âm”dạy tương tự.
So sánh 2 vần 
-cá nhân .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (5’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân,đt .
- Giải thích từ: đường đường hầm .
Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Yêu cầu viết bảng con 
-cả lớp 
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết : ăm ,âm , nuôi tằm ,hái nấm .
-viết bảng con .
-đọc đt 
Tiết 2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “ăm, â,”, tiếng, từ “nuôi tằm, hái nấm”.
Hoạt động 2: Đọc bảng (5’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- Nhận xét 
--cá nhân ,đt .
Hoạt động 3: Đọc câu (6’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- dê gặm cỏ bên bờ suối.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: gặm, cắm.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, đt .
Hoạt động 4: Đọc SGK(8’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- Kiểm tra kèm h/s yếu 
-cá nhân ,đt .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- tờ lịch
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Thứ, ngày, tháng, năm.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
-Hôm nay là thứ mấy ? ngày mấy ? tháng mấy ?
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
Hoạt động 6: Viết vở (9’)
- Hương dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng .ăm ,âm , nuôi tằm , hái nấm .
-Cả lớp 
Hoạt động7: Củng cố – dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: ôm, ơm.
Toán 
Luyện tập 
I- Mục tiêu:- Thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 9
-Viết phép tính thích hợp với tranh .Làm bài 1, cột 1,2.2, cột 1.3 cột 1,3.4
II- Đồ dùng:
Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài 4.
III- Hoạt động dạy 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Tính: 5+4=...., 9-5 = ...
- làm bảng con
- Đọc bảng cộng, trừ 9 ?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài
Hoạt động 3: Làm bài tập (29')
Bài 1: Tính:
- làm bảng con : 8+1=9 , 1+8=9 ,......
- HS tự nêu cách làm, 
- nhận xét 
- Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Khắc sau mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: Số ?
- Quan sát giúp đỡ HS yếu.
- HS tự nêu cách làm, làm nhẩm từ bảng cộng và bảng trừ 9.
- HS trung bình chữa bài.
-Chốt kết quả .
Bài 4: Treo tranh, gọi HS nêu đề toán, từ đó viết phép tính thích hợp ?
- Gọi HS khá giỏi nêu đề toán và phép tính giải khác.
- Mỗi em có thể có đề toán khác nhau, từ đó viết các phép tính khác nhau 6+3 = 9, 9 - 3 = 6....
Bài 5: Vẽ hình lên bảng .
 -Hỏi : trên hình bên có mấy hình vuông ?
 -Lưu ý hình vuông bên ngoài .
- HS nêu yêu cầu, sau đó làm và chữa bài. (có 5 hình vuông )
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (3')
Giáo dục tập thể 
Thực Hành Đánh Răng(t1)
I/ Mục tiêu :- Giúp h/s biết cấu tạo của hàm răng , nắm vững từng bước khi đắnh răng .
-Thực hành đánh răng đúng phương pháp phòng ngừa bệnh viêm nướu và sâu răng 
-Có ý thức đánh răng thường xuyên để có hàm răng đẹp .
II/ Chuẩn bị :- G/v :Bàn chải ,kem đánh răng và mô hình răng 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY :
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo hàm răng(14’)
Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình hàm răng
Yêu cầu hoạt động nhóm ,thảo luận .
+Hãy chỉ và nêu hàm răng trên ,hàm răng dưới ?
+Đếm hàm răng trên có bao nhiêu cái răn ...  dùng trong lớp.
-Nhận xét tuyên dương .
- thấy cần giữ gìn đồ dùng trong lớp
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò (5')
- Lớp học để làm gì ? Lớp học có ai ? Có đồ dùng gì ?
- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 2tháng 12 năm 2010
Toán
Luyện tập 
I-Mục tiêu:Thực hiện được tính cộng trong phạm vi 10
- Viết được phép tính thích hợp theo hình vẽ 
II- Đồ dùng:
 Giáo viên: Tranh sgk minh hoạ bài 3,5
III- Hoạt động dạy 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (6')
- Tính: 5 + 5=...., 6 + 4 = ..., 
- Đọc bảng cộng 10 ?
- cá nhân .
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài
Hoạt động 3: Luyện tập (22’')
Bài 1: Tính
- Vài h/s nêu kết quả miêïng g/v ghi bảng 
- HS tự nêu cách làm, sau đó làm miệng .
- Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng.
- Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không đổi .
-Gọi học sinh yếu dùng que tính đếm nêu kết quả .
- Bai2:Tính 
 Gọi lên bảng làm 
NX
-2 hs
-1 hs nêu Y/c
-4 hs
Bài 3: Số ?
-hướng dẫn , 1 +..., để = 10 em điền số mấy vào chỗ chấm ?
- Lên bảng chữa bài .
-Chốt kết quả . 
-số 9 vào chỗ chấm .
-3 em lên chữa bài . 
Bài 4: nêu cách làm: 5 + 3 +2 =...
- Cho HS làm vào bảng con .
- 5 +3 = 8, 8 + 2 = 10, HS khá chữa bài, em khác nhận xét bổ sung bài bạn.
Bài 5: Treo tranh, gọi HS nêu đề toán, từ đó viết phép tính thích hợp ?
- Mỗi em có thể có đề toán khác nhau, từ đó viết các phép tính khác nhau:
 7 + 3 = 10, 3 + 7 = 10
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (5')
- Đọc bảng cộng 10.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Phép trừ trong phạm vi 10
Tiếng Việt
em, êm 
I.Mục đích - yêu cầu:
- HS đọc ,viết được “em, êm con tem , sao đêm ”, 
- HS đọc được các, từ, câu ứng dụng .
- Luyện nói khoảng 2-4 câu theo chủ đề: Anh chị em trong nhà.
- Yêu thích môn học, yêu quý anh chị em.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói sgk .
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7’)
- Đọc bài: ôm, ơm.
- đọc SGK.
- Viết: ôm, ơm, con tôm, đống rơm .
- viết bảng con.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 14’)
- Ghi vần: em và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, đt .
- Muốn có tiếng “tem” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “tem” 
-thêm âm t vào trước vần em .
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, đt .
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- con tem
- Đọc từ mới.
- cá nhân, đt .
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, đt .
Vần “êm”dạy tương tự.
So sánh 2 vần em và êm .
-cá nhân .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (6’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, đt .
- Giải thích từ: ghế đệm, mềm mại.
Hoạt động 5: Viết bảng (7’)
- Yêu cầu viết bảng con 
-cả lớp 
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết vần ,từ ,âm
 -Nhận xét sửa 
-viết bảng con :em ,êm ,que kem ,sao đêm .
Tiết 2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?
- vần “em, êm”, tiếng, từ “con tem, sao đêm”.
Hoạt động 2: Đọc bảng (5’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân,đt .
Hoạt động 3: Đọc câu (7’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- con cò ngã xuống ao
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: đêm, mềm.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân,đt .
Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
-Nhận xét 
-cá nhân ,đt .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- Anh rửa tay cho em.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Anh em trong nhà
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
Hoạt động 6: Viết vở (8’)
-Hướng dẫn viết bài vào vở .
-Chấm một số bài .
-Cả lớp .
Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (3’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
Tập viết
Tuần 13 -14
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng các chữ : nhà trườg, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện.đỏ thắm ,mầm non ,chôm chôm ,trẻ em ,ghế đệm, mũm mĩm . 
- Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ trên đưa đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
- luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
 - Giáo viên: Chữ viết mẫu trên bảng phụ .
 - h/s :bảng con ,vở tập viết 
III. Hoạt động dạy
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(5’)
- Yêu cầu HS viết bảng: cây thông, vầng trăng.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn quan sát viết chữ và viết vần từ ứng dụng( 20’)
* Treo chữ mẫu: Yêu cầu đọc các chữ ,từ 
- G/v nhận xét –giải thích từ .
nhà trường,buôn làng,hiền lành,đình làng,bệnh viện,đỏ thắm,mần
non,chôm chôm,trẻ em,ghế đệm,mũm mĩm.
-Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con .
-Yêu cầu nêu các chữ có 5 ly:l, g ,h,các chữ có nét thắt r ,v . 
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu hướng dẫn viết chi tiết trên bảng.từ : nhà trường . chữ nhà có nh với a ,dấu huyền đặt trên a. n,a độ cao 2 ly , h có độ cao 5 ly khi viết các con chữ nối liền nét . chữ trường có tr với vần ương dấu huyền đặt trên ư, con chữ t cao 3ly ,con chữ r khi viết nét thắt viết trên dòng kẻ thứ 3 tính từ dưới lên ,vần ương ,các chữ ư,ơ,n có độ cao 2ly ,y nét khuyết dưới 5ly các con chữ viết nối liền nét .chữ nhà cách trường một con chữ o . 
- Yêu cầu HS viết bảng – GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- HS tập viết trên bảng con.Các từ: buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện hướng dẫn hướng tự.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập viết vở (25’)
- HS tập viết theo từng bài 
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở
Hoạt động 5 Chấm bài (8’)
- Thu 18 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học. 
Toán : 
Phép trừ trong phạm vi 10 
I- Mục tiêu:
- HS làm được tính trừ trong phạm vi 10.
 - Thuộc bảng trừ 10,.Viết phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán với hình vẽ 
- Làm bài 1,3
II- Đồ dùng:
Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài 4.
Học sinh: Bộ đồ dùng toán 1
III- Hoạt động dạy - học :
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5')
- Tính: 6 + 4=...., 7 + 3 = ..., 
- Đọc bảng cộng 10 ?
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2')
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài
 Hoạt động 3: Thành lập bảng trừ (8')
- Hoạt động cá nhân.
- giáo viên hướng dẫn Yêu cầu HS từ thao tác trên nhóm 10 đồ vật, hình thành bảng trừ 
-Thành lập và ghi nhớ phép từ trong phạm vi 10 .
- Ghi bảng bảng trừ 10.
- 10-1=9 , 10-9=1 ,.........
- Đọc lại bảng trừ 10.
 Hoạt động 4: Học thuộc bảng trừ 10 (5')
- Hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể.
* Nghỉ giải lao.
 Hoạt động 5: Luyện tập (15')
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu .
-Y/c lớp làm vào bảng con .
- Tự nêu yêu cầu của bài tính .
-Cả lớp .
- Phần a chú ý HS cách ghi kết quả .
-Lưu ý học sinh trình bày thẳng cột .
- Thực hiện, HS yếu, trung bình, chữa bài .
-Nhận xét rút kết quả đúng .
- Phần b làm theo hàng ngang.
- 1+9=10 , 10-9=1 ,10-1=9 ,.............
- HS dựa vào quan hệ của phép cộng và phép trừ để nêu ngay kết quả.
Bài 4: Treo tranh, yêu cầu HS nêu đề toán, từ đó viết phép tính thích hợp ?
- NX
 -2 em nêu đề toán .
 6+4=10 , 4+6=10 .
 Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò (5')
- Đọc bảng trừ 10
- Nhận xét giờ học.
Giáo dục tập thể
Thực Hành Đánh Răng(t2)
I/ Mục tiêu :- Nắm vững từng bước khi đánh răng .
Thực hành đánh răng đúng phương pháp phòng ngừa bệnh viêm nướu và sâu răng 
Có ý thức đánh răng thường xuyên để có hàm răng đẹp .
II/ Chuẩn bị :- G/v :Bàn chải ,kem đánh răng và mô hình răng, nước ,khăn . 
III/:hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Thực hành đánh răng (18’)
+Giáo viên yêu cầu: 
-G/v dùng bàn chải ,kem ,nước thao tác trên mô hình răng , vừa đánh vưà thuyết trình 
+ Gọi một số h/s lên trước lớp thao tác lại trên mô hình răng .
- G/v nhận xét .
- Hãy chỉ mặt trong và mặt ngoài của răng ?
Hoạt động : 2: trả lời câu hỏi (9’)
-Cần chải răng một ngày mấy lần?
- Ơû nhà có chải răng như vậy không ?
-Liên hệ những em không đánh răng nên răng bị sâu từ đó giáo dục các em có ý thức đánh răng thường xuyên .
* Hàm răng bị sâu ,sún rất xấu .khi ăn thức ăn nhai không được kĩ ,đau rất khó chịu 
Để phòng viêm nướu và sâu răng tiết sau tìm hiểu tiếp .
 IV/ Dăn dò :
-h/s quan sát 
 -cả lớp quan sát .
 - 6 em lên thực hành đánh răng .
 -cá nhân .
 -3 lần .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuyet tuan 15.doc