Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 34

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 34

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc trơn được cả bài. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

2- Hiểu nội dung của bài:Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4-HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5)

3. Giáo dục các em lòng nhân ái, tình cảm quý trọng người lao động

 II. ĐỒ DÙNG: Ghi sẵn các từ ngữ, các câu cần luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 7 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 34:
 Thứ 2 ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tập đọc: Người làm đồ chơi
I. Mục tiêu: 
1. Đọc trơn được cả bài. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2- Hiểu nội dung của bài:Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4-HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5)
3. Giáo dục các em lòng nhân ái, tình cảm quý trọng người lao động
 II. Đồ dùng: Ghi sẵn các từ ngữ, các câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Đọc bài “ Lượm”
3 em
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc:
Học sinh theo dõi
- Giáo viên chia đoạn
3 đoạn
Học sinh luyện đọc
-HS luyện đọc đoạn lần 2
+ Đọc đoạn 1:cần đọc giọng nhẹ nhàng
2 em
+ Đọc đoạn 2: khi đọc cần đọc giọng của bạn nhỏ xúc động, cầu khẩn. Giọng bác bán hàng trầm, buồn. Chú ý đọc câu: Tôi suýt khóc nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.
Bác đừng về, bác ở đây làm đồ chơi cho chúng cháu.
Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của Bác nữa.
+ Đọc lại đoạn 2
+ Em hiểu “ế hàng” là ntn?
3 em đọc
1 em
Thuyền của vua, có chạm hình con rồng
Không bán được hàng
2 em
- Đọc đoạn 3: giọng bác bán hàng vui vẻ
+ Em hiểu ntn là “ hết nhẫn”
2 em
Không còn tí nào
d. Đọc đoạn nối tiếp
3 em
e. Luyện đọc theo nhóm
Đọc theo nhóm 3
g. Thi đọc
Các nhóm đọc thi
 TIếT2
3. Tìm hiểu bài:
- Đọc đoạn 1
1 em đọc
+ Bác Nhân làm nghề gì?
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên vỉa hè.
+ Hình ảnh nào cho thấy các bạn nhỏ rất thích đồ chơi cảu bác Nhân?
Các bạn xúm đông lại, 
+ Vì sao bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
Vì đồ chơi bác làm rất đẹp và khéo tay, ông bụt, thạch sanh, màu sắc sặc sỡ.
- Đọc đoạn 2
1 em
+ Vì sao bác Nhân chuyển về quê?
Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
+ Thái độ của bạn nhỏ ntn khi nghe tin bác Nhân định chuỷên về quê?
Bạn suýt khóc,cố tỏ ra bình tĩnh để nói với bác. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Đọc đoạn 3
2 em
+ Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui lòng trong buổi bán hàng cuối cùng.
Đập con lợn đất đồ chơi của bác
+ Hành động của bạn nhỏ cho ta thấy bạn nhỏ là người ntn?
Bạn nhỏ là người nhân hậu, thương người và luôn mang đến niềm vui cho người khác
+ Thái độ của bác Nhân ra sao?
Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
Cần thông cảm, thương người và yêu quí người lao động.
+ Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
Cảm ơn cháu rất nhiều. Cháu tốt bụng quá!
4. Củng cố, dặn dò:
- Đọc lại cả bài
- Về nhà luyện đọc thêm
Toán: Ôn tập về phép nhân và phép chia.(tiếp )
I. Mục tiêu:
-Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5,để tính nhẩm 
-Biết tính giá trị của biểu thức có 2 dấu phép tính .
- Nhận biết một phần mấy của một số .
- Giải bài toán bằng một phép chia
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ: Đọc thuộc các bảng nhân chia đã học.
- Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Đọc yêu cầu bài
1em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT
+ Nêu kết quả
4 x 9 = 36 3 x 7 = 21 3 x 8 = 24
36 : 4 = 9 21 : 3 = 7 24 : 3 = 8
+ Em có nhận xét gì về các phép tính trên?
Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia
Bài 2: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT - Đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau
- Nêu cách thực hiện: Trong phép tính có các phép tính +, -, :, x thì ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau
2 x 2 x 5 = 4 x 5 30 : 3 : 2 = 10 : 2
 = 20 =5 
Bài 3: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Học sinh làm bài
Làm vào VBT – 1 em lên giải
+ Chấm và chữa bài
Bài 4: Đọc yêu cầu bài
1 em
- Thảo luận nhóm
Làm việc theo nhóm 2
+ Đại diện nhóm trả lời.
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài
Đạo đức: Ôn tập cuối năm.
I.Yêu cầu: Giúp học sinh củng cố, hệ thống các kiến thức đã học trong năm.
- Thực hiện tốt các hành vi, có thói quen thực hiện các hành vi đã học. Có thói quen thực hiện các hành vi tốt trong cuộc sống hàng ngày.
- Đồng tình với những người có hành vi, thói quen tốt.
II.Các hoạt động dạy học.
1. Củng cố kiến thức về lí thuýêt.
GV nêu câu hỏi y/c h/s trả lời.
- Biết nhận lỗi, sửa lỗi có tác dụng gì?
- Nêu một ví dụ chứng tỏ em đã biết sửa lỗi?
- Em cần làm gì để chỗ học, chỗ chơi được gọn gàng?
- Chăm chỉ học tập mang lại kết quả như thế nào?
2, Đóng vai xử lí tình huống.
- GV nêu tình huống, yêu cầu h/s thảo luận nhóm nhỏ.
TH1: Em sang nhà bạn chơi, ngoài vườn có một cây táo sai trĩu quả mà em rất muốn ăn, em sẽ làm gì?
TH2: Em gọi điện cho bạn để hỏi về bài toán khó nhưng mẹ bạn cầm máy, em sẽ nói như thế nào?
TH3. Hôm nay lớp em làm vệ sinh sân trường nhưng các bạn chưa ra làm vệ sinh, em sẽ ...
- GV và các nhóm nhận xét cách xử lí tình huống phù hợp nhất.
3. Đọc một số bài thơ, bài văn tham khảo.
4. Dặn dò: Có thói quen thực hiện tốt các hành vi, kĩ năng đã học vào cuộc sống hằng ngày.
- Giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến.
- Nhiều ý kiến.
- Sắp xếp đồ dùng gọn gàng sau khi học và chơi.
- Giúp em mau tiến bộ, đạt kết quả cao...
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày.
Thú 3 ngày 12 tháng 5 năm 2009.
Chính tả: Nghe viết: Người làm đồ chơi.
I. Nghe và viết lại đúng đoạn tóm tắt nội dung của bài.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
II. Đồ dùng dạy học. Banngr phụ chép sẵn nội dung bài tập.
III. Các hoạt đông dạy học.
Giáo án dạy thực tập
Người dạy: Kiều Thị Hoà
Tập đọc: Cây dừa
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ.
- Đọc đúng các từ ngữ: toả, bạch phếch, chải, đủng đỉnh.
- Biết đọc bài thơ với giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên, có nhịp điệu.
2. Hiểu các từ ngữ: toả, bạc phếch, đánh nhịp, đủng đỉnh.
- Hiểu nội dung bài: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- Đọc bài “ Kho báu”
3 em
+ Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
+ Nhận xét và cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV đưa tranh cây dừa ra
Học sinh quan sát tranh
+ Đây là cây gì?
Cây dừa
GV: Dừa mọc trên khắp đất nước nhưng tập trung nhiều nhất là ở miền Nam và miền Trung. Vậy cây dừa nó gắn bó vời người dân miền Nam và miền Trung như thế nào? Cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài thơ “ Cây dừa”
2. Luyện đọc:
a. GV đọc bài: giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên
Học sinh theo dõi
b. Luyện đọc câu
- Đọc nối tiếp câu
Mỗi em đọc 2 dòng thơ
+ Rút từ khó
Học sinh luyện đọc
c. Luyện đọc đoạn
- GV chia đoạn thơ
Chia làm 3 đoạn thơ
+ Đoạn đoạn thơ 1
2 em
+ Em hiểu “ toả” ntn?
+ Đọc đoạn thơ 2
1 em
Hướng dẫn ngắt giọng:
Đêm hè/ hoa nở cùng sao,/
Tàu dừa/ - chiếc lược/ chải vào mây xanh.//
+ Đọc lại đoạn 2
1 em
- Đọc đoạn thơ 3
2 em
+ Em hiểu “ đủng đỉnh” là ntn?
- Đọc đoạn nối tiếp
3 em đọc mỗi em 1 đoạn thơ
d. Đọc đoạn trong nhóm
Đọc theo nhóm 3
e. Thi đọc
2 nhóm đọc thi
g. Đọc lại cả bài
1 em đọc
3. Tìm hiểu bài:
- Tác giả tả các bộ phận nào của cây dừa?
Tả lá, ngọn, thân, cành, quả
- Cá bộc phận của cây dừa được tác giả so sánh với gì?
+ Em hiểu “ tàu lá” là ntn?
+em hiểu “ bạch phếch” là ntn?
Đọc thầm bài thơ
Lá ( tàu dừa) như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh
Ngọn dừa: như cái đầu của người biết gật đầu để gọi trăng
Thân dừa: mặc tấm áo bạc phếch đứng canh trời đất.
Quả dừa: như dàn lợn con, như những hũ rượu.
GV: ở đây tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để tả cây dừa. Điều này cho ta thấy cây dừa rất gắn bó, gần gũi với con người; con người cũng rất yêu quý cây dừa. Ngoài ra cây dừa còn gắn bó với thiên nhiên gió, trăng ntn nữa chúng ta cùng tìm hiểu tiếp theo
- Đọc lại bài
1 em
+ Cây dừa gắn bó với thiên nhiên gió, trăng, nắng, đàn cò ntn?
Thảo luận nhóm bàn
- Đại diện nhóm trả lời
Vói gió: dang tay đón gió, gọi dừa đến cùng múa, reo.
Với trăng: gật đầu gọi trăng
Vói mây: là chiếc lược chải vào mây xanh.
Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra.
- Đọc lại cả bài
1 em
+ Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
Học sinh phát biểu
4. Hướng dẫn học thuộc lòng bàI thơ:
- Bài thơ này loại thể thơ gì?
Thể thơ lục bát
- Tìm tiếng cùng vần ở đoạn thơ 1
Tàu- đầu; năm – nằm;
+Để cho dễ nhớ các em chú ý đây là bà thơ lục bát có các tiếngvới nhau; đây cũng là 1 bài thơ tả cây
- Học sinh đọc thuộc từng khổ thơ - Giáo viên xoá dần bảng
- Gọi 1 số em xung phong lên đọc thuộc
3 em
+ Nhận xét và cho điểm
5. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài thơ cho em biết điều gì?
Cây dừa luôn gắn bó với con người,giống như con người,.
-Dừa có lợi ích gì?
Học sinh trả lời: làm mít dừa, 
-Về nhà đọc lại bài cho thật thuộc
Quỳnh Hồng: Ngày 29 tháng 2 năm 2008.
Người soạn:
 Kiều Thị Hoà

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan thu 34.doc