Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Tà Long - Tuần 3

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Tà Long - Tuần 3

A- MỤC TIÊU:

- Đọc được l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.

- Viết được l, h, lê, hè (viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1)

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.

 Chữ ê, v viết thường.

C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1

I/KTBC: 2 HS đọc và viết: e, v, bê, ve.

 2 HS đọc bài ở SGK.

II/BÀI MỚI:

1.GTB: - HS quan sát tranh: lê, hè. Đọc và phân tích rút ra âm mới: l, h.

- GV ghi bảng. HS đọc: l, h.

 

doc 43 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Trường Tiểu học Tà Long - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ 2 ngày 6 tháng 9 năm 2010
 Ngày soạn: 4/9/10
 Ngày giảng : 6/9/10
Tiết 1-2: 
TIẾNG VIỆT
Bài 8: ÂM L H
A- MỤC TIÊU:
- Đọc được l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.
- Viết được l, h, lê, hè (viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1)
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
	Chữ ê, v viết thường.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS đọc và viết: e, v, bê, ve.
	2 HS đọc bài ở SGK.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh: lê, hè. Đọc và phân tích rút ra âm mới: l, h.
- GV ghi bảng. HS đọc: l, h.
2. Dạy chữ ghi âm:
a) Dạy âm l:
- Phát âm và đánh vần tiếng:
+ GV phát âm mẫu l (lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ). HS nhìn bảng phát âm. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: lê, và đọc: lê. HS đọc: lê.
? Em hãy nêu vị trí các âm trong tiếng lê ?
+ HS trả lời về vị trí: Trong tiếng lê, có âm l ghép với âm ê. Âm l đứng trước, âm ê đứng sau.
- GV đánh vần: lờ - ê - lê. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
b) Dạy âm h: Tiến hành tương tự âm l.
- Phát âm: Hơi ra từ họng, xát nhẹ.
c) Hướng dẫn viết chữ: - GV viết mẫu ở bảng.
- Nhận diện chữ: GV đưa chữ mẫu l viết thường cho HS quan sát. GV tô lại chữ l đó và nói: Chữ l gồm 2 nét: Nét khuyết trên và 1 nét móc ngược.
? Trong các chữ đã học, chữ l giống chữ nào nhất? (giống chữ b).
+ So sánh l với b: Giống: Đều có nét khuyết trên.
	 Khác: Chữ b có thêm nét thắt.
* Chữ h gồm 1 nét khuyết trên và 1 nét móc hai đầu.
+ So sánh h với l: Giống: nét khuyết trên.
	 Khác: h có nét móc hai đầu, l có nét móc ngược.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai.
d) Đọc tiếng ứng dụng:
- GV chép bảng các tiếng ứng dụng.
- HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, đồng thanh.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu - HS đọc, GV nhận xét.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- Hs nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho hs.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: l, h ,lê, hè. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Le le.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh em thấy gì? Hai con vật đang bơi trông giống con gì?
+ Vịt, ngan được con người nuôi ở ao (hồ). Nhưng có loài vịt sống tự do không có người chăn gọi là vịt gì? (vịt trời.)
+ Trong tranh là con le le. Con le le hình dáng giống con vịt trời nhưng nhỏ hơn, chỉ có ở một vài nơi ở nước ta.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 9
;;;¥;;;.
Tiết 3
TOÁN
Bài 9:	 LUYỆN TẬP
A- MỤC TIÊU: 
- Nhận biết các số trong phạm vi 5, biết đọc, viết, đếm các số tron phạm vi 5.
-Học sinh say mê học bài.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
	- Que tính.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.GTB: GV giới thiệu và ghi bảng đề bài.
	2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
	Bài 1: Điền số.
- HS đọc yêu cầu bài tập, nêu cách làm rồi làm bài.
- Chữa bài: HS đọc kết quả. Lớp theo dõi, nhận xét.
	Bài 2: Điền số.
Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: Điền số.
- HS đọc đề, nêu cách làm: Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV kẻ bảng, 2 HS làm bảng lớp
- GV và lớp nhận xét. Lớp chữa bài vào vở.
	D.CỦNG CỐ ,DẶN DÒ:
 - GV nhận xét tiết học.
- VN tập đếm từ 1 đến 5, từ 5 đến 1, viết và đọc các số đó. Xem trước bài sau
;;;¥;;;.
Tiết 4
ĐẠO ĐỨC
Bài 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (T1)
A- MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết lợi ích cuả việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
B- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Vở bài tập đạo đức. Bài hát "Rửa mặt như mèo". Bút chì màu. Lược chải đầu. 
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	HĐ1: HS thảo luận.
	- GV yêu cầu HS tìm và nêu tên bạn nào trong lớp hôm nay có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- HS nêu tên và mời bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ lên trước lớp.
- GV yêu cầu HS trả lời: Vì sao em cho là bạn đó gọn gàng, sạch sẽ?
- HS nhận xét về quần áo, đầu tóc của các bạn.
GV khen những HS đã nhận xét chính xác.
	HĐ2: HS làm bài tập 1.
	- Gv giải thích yêu cầu bài tập.
	- HS làm việc cá nhân. 
 	- HS trình bày. GV yêu cầu HS giải thích tại sao em cho là bạn mặc gọn gàng, sạch sẽ hoặc chưa gọn gàng, sạch sẽ và nên sửa như thế nào thì sẽ trở thành gọn gàng, sạch sẽ. VD:
+ Áo bẩn: giặt sạch.
+ Áo rách: đưa mẹ vá lại.
+ Cài cúc áo lệch: cài lại ngay ngắn.
+ Quần ống thấp ống cao: sửa lại ống.
+ Dây giày không buộc: thắt lại dây giày.	
+ Đầu tóc bù xù, chải lại tóc
HĐ 3: HS làm bài tập 2
- GV yêu cầu HS chọn 1 bộ quần áo đi học phù hợp cho bạn nam và 1 bộ cho bạn nữ, rồi nối bộ quần áo đã chọn với bạn na hoặc bạn nữ trong tranh.
- HS làm bài tập
- HS trình bày sự lựa chọn của mình
- GV kết luận
D.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS
- VN học bài, chuẩn bị bài sau.
-------- a & b ---------
Thứ 3 ngày 7 tháng 9 năm2010
Ngày soạn: 4 / 9 / 2010 
 Ngày giảng: 7 / 9 / 2010
Tiết 1-2: 
TIẾNG VIỆT
Bài 9: ÂM O C
A- MỤC TIÊU:
- Đọc được o, c, bò, cỏ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được o, c, bò, cỏ 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: vó bè
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
Chữ o, c viết thường.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 	Tiết 1
I/ KTBC: 2 HS đọc và viết: l, h, lê hè.
2 HS đọc bài ở sgk.
II/ BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh: bò, cỏ. Đọc và phân tích rút ra âm mới: o, c.
- GV ghi bảng. HS đọc: o, c.
2. Dạy chữ ghi âm:
a) Dạy âm o:
- Phát âm và đánh vần tiếng:
+ GV phát âm mẫu o(miệng mở rộng, môi tròn). HS nhìn bảng phát âm. GV sửa lỗi.+ GV viết bảng: bò, và đọc: bò. HS đọc: bò.
?Nêu vị trí các âm trong tiếng bò ?
+ HS trả lời về vị trí: Trong tiếng bò, có âm b ghép với âm o. Âm b đứng 
trước, âm o đứng sau, dấu thanh huyền trên đầu âm o.
- Gv đánh vần: bờ - o - bo - huyền - bò. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
b) Dạy âm c: Tiến hành tương tự âm o.
- Phát âm: Gốc lưỡi chạm vào vòm mềm rồi bật ra, không có tiếng thanh.
c) Hướng dẫn viết chữ:
- GV viết mẫu ở bảng.
- Nhận diện chữ: GV đưa chữ mẫu o viết thường cho HS quan sát. GV tô lại chữ o đó và nói: Chữ o gồm 1 nét: Nét cong tròn khép kín.
? Chữ o giống vật gì? (giống quả bóng bàn, quả trứng, ...).
* Chữ c gồm 1 nét cong tròn hở phải.
+ So sánh c với o: Giống: nét cong.
	 Khác: c có nét cong hở, o có nét cong khép kín.
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai: o c bò cỏ..
d) Đọc tiếng ứng dụng:
- GV chép bảng các tiếng ứng dụng.
- HS đọc tiếng ứng dụng: Cá nhân, đồng thanh.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu - HS đọc, GV nhận xét.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn hs viết vào vở: o c bò cỏ. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: vó bè.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh em thấy những gì? 
+ Vó bè dùng làm gì?
+ Vó bè thường đặt ở đâu? Quê em có vó bè không?
+ Em còn biết những loại vó nào khác?
III/ :Củng cố ,dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 10.
;;;¥;;;
Tiết 3
TOÁN
Bài 10: BÉ HƠN, DẤU BÉ .
A- MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ bé hơn, dấu < để so sánh các số.
-Học sinh yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các nhóm đồ vật, mô hình phù hợp, các tấm bìa ghi số và dấu <.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I/ KTBC: HS đọc và viết các số từ 1 đến 5.
II/ BÀI MỚI:
1. Nhận biết quan hệ bé hơn:
- GV hướng dẫn hs qsát để nhận biết số lượng của từng nhóm trong hai nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó.
VD: Bên trái có mấy ô tô? (1). Bên phải có mấy ô tô? (2)
? 1 ô tô có ít hơn 2 ô tô không? (1 ô tô ít hơn 2 ô tô)
Nhiều HS nhìn vào tranh và nhắc lại.
GV hỏi tương tự với tranh còn lại: 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.
GV: "1 ô tô ít hơn 2 ô tô; 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông. Ta nói 1 bé hơn 2 và viết như sau1 < 2". GV chỉ 1 < 2 và gọi HS đọc.
+ GV làm tương tự với tranh bên phải để HS nhìn vào 2 < 3 đọc được "2 bé hơn 3".
- GV viết bảng: 1 < 3; 2 < 5; 3 < 4; 4 < 5 ... rồi gọi HS đọc.
- Lưu ý: Khi viết dấu bé hơn giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé hơn.
2. Thực hành:
Bài 1: GV hướng dẫn HS viết 1 dòng dấu <. GV theo dõi, uốn nắn.
Bài 2: Viết (theo mẫu)
- HS nêu cách làm.
- GV hướng dẫn mẫu: So sánh số lá cờ ở bên trái với số lá cờ ở bên phải rồi viết kết quả so sánh: 3 < 5. HS đọc: ba bé hơn năm.
Bài 3: Tương tự bài 2.
Bài 4: Viết dấu < vào ô trống.
GV hướng dẫn HS làm bài: Viết dấu < vào ô trống rồi đọc kết quả.
HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
III/CỦNG CỐ ,DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học.
- VN viết lại dấu <, tự so sánh các đồ vật ở nhà và xem bài 11.
.;;;¥;;;
Tiết 4
THỂ DỤC
Bài 3: ĐHĐN - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
A- MỤC TIÊU:
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc. 
- Bước dầu biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ. 
- Tham gia chơi được trò chơi "Diệt các con vật có hại". 
B- ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vệ sinh sân tập sạch sẽ.
GV: Còi và tranh, ảnh 1 số con vật ... n đang vui sống cùng bố mẹ và anh chị em.
T4: Mỗi khi có dịp là cò lại cùng cả đàn kéo tới thăm anh nông dân và cánh đồng của anh.
Ý nghĩa: Tình cảm chân thành giữa con cò và anh nông dân.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
- VN ôn lại các âm đã học và xem trước bài sau.
;;;¥;;;
Tiết 3 
TẬP VIẾT
Tiết 3: LỄ, CỌ BỜ, HỔ
A- MỤC TIÊU:
- Viết đứng các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tâp viết 1.
-Học sinh say mê học bài.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Các chữ mẫu. 
HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: lễ, cọ, bờ, hổ.
2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng:
- GV đưa chữ mẫu, HS quan sát.
- GV viết mẫu các chữ cần viết cho HS qsát và rút ra nhận xét:
+ Chữ lễ gồm có hai con chữ l và ê viết liền nhau, trên đầu con chữ ê có dấu thanh 
ngã, khoảng cách giữa các con chữ bằng 1 thanh chữ. Chữ l cao 5 li, chữ ê cao 2 li.
+ Chữ cọ gồm có con chữ c và con chữ o viết liền nhau, dấu thanh nặng nằm dưới con chữ o. Hai con chữ này đều cao 2 li. 
+ Chữ bờ có chữ b nối với chữ ơ. Chú ý khi nối giữa chữ b và chữ e phải liền nhau, dấu huyền phải viết trên đầu chữ ơ.
+ Chữ hổ có chữ h nối với chữ ơ, dấu thanh hỏi nằm trên đầu chữ ô.
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con. GV nhận xét, sửa chữa.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
. HS qsát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li?
. GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.
. GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng.
. GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu.
- GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- VN viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học.
;;;¥;;;
Tiết 4 
THỦ CÔNG
Bài: XÉ DÁN HÌNH VUÔNG
A- MỤC TIÊU:
- Biết cách xé dán hình vuông.
- Xé dán được hình vuông.
-Giáo dục tính cẩn thận chính xác.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
T: Bài mẫu, giấy màu, giấy trắng, hồ, khăn lau.
H: Giấy màu, giấy nháp, hồ dán, bút chì, vở TC, khăn lau tay.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS xem bài mẫu và hỏi: 
? Hãy quan sát và phát hiện xem xq mình xem đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn? (Trăng, gạch hoa, ...)
T: Xq ta có nhiều đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn. Em hãy ghi nhớ đặc điểm của những hình đó để tập xé, dán cho đúng hình.
2. GV hướng dẫn mẫu:
a) Vẽ và xé dán hình vuông: GV vừa làm mẫu các thao tác vẽ và xé vừa hdẫn
- GV lấy giấy màu lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ 1 hình vuông có cạnh 8 ô.
- GV làm thao tác xé từng cạnh hình vuông.
- Xé xong GV lật mặt có màu để HS quan sát hình vuông.
- HS lấy giấy nháp có kẻ ô đếm, vẽ và xé hình vuông.
b) Dán hình: GV hướng dẫn HS dán hình:
Lấy hồ dán ra giấy, dùng ngón tay trỏ di đều sau đó bôi lên các góc hình và di dọc theo các cạnh. Ướm hình vào các vị trí cho cân đối rồi dán. Dùng 1 tờ giấy đặt lên trên.
và miết cho phẳng.
3. Thực hành
- HS thực hành xé dán hình vuông
- GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hành
- HS trình bày sản phẩm. Lớp nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, xếp loại
* GV nhận xét tiết học.
-------- a & b ---------
 Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2010
 Ngày soạn: 15/ 9/ 2010 
Ngày giảng: 17 / 9 /2010
Tiết 1 
TOÁN
Bài 16: SỐ 6
A- MỤC TIÊU: 
- Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6; đọc, đếm được các số từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6; biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
-Học sinh say mê học bài.
B- ĐDDH: Các nhóm có 6 đồ vật cùng loại. 6 tấm bìa có ghi các số.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
I/ KTBC: HS làm bảng: Điền ><=: 3 ... 4	2 ... 2
	4 ... 3	5 ... 1
HS viết và đọc các số từ 1 đến 5 và ngược lại.
II/ BÀI MỚI: GV gtb.
1. Giới thiệu số 6.
B1: Lập số 6: HS qsát tranh và TLCH: "Có 5 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em?" "Có 5 em thêm 1 em là 6 em. Tất cả có 6 em."
HS nhắc lại: "Có 6 em."
- HS lấy 5 hình tròn, lấy thêm 1 hình tròn và nói: "5 HT thêm 1 HT là 6 HT". HS nhắc lại.
- HS qsát tranh và nêu: "5 chấm tròn thêm 1 CT là 6 CT; 5 con tình thêm 1 con tính là 6 con tính". HS nhắc lại.
GV chỉ vào tranh, HS nhắc lại: "Có 6 em, 6 chấm tròn, 6 con tính".
GV: Các nhóm này đều có số lượng là 6.
B2: Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết. GV nêu: "Số 6 được viết bằng chữ số 6". Chữ số 6 in và chữ số 6 viết. GV giơ bìa có viết số 6, HS đọc "sáu".
B3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- HS đếm từ 1 đến 6 và ngược lại. Số 6 liền sau số 5 trong dãy các số 1, .., 6.
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số 6. GV hd HS viết vào vở, GV theo dõi, uốn nắn.
Bài 2: Viết (theo mẫu). 
? Có mấy chùm nho xanh? Mấy chùm nho chín? Trong tranh có tất cả mấy chùm nho? 
- GV chỉ vào tranh và nói: "6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5".
- HS trả lời các câu hỏi tương tự rồi điền kq vào ô trống các tranh còn lại.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
GV hướng dẫn HS đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống. HS nhận biết: "Cột có số 6 cho biết có 6 ô vuông", "Vị trí số 6 đứng liền sau 5 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6".
Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài, làm bài. GV theo dõi, uốn nắn.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
3. Trò chơi: Thi sắp xếp nhanh các số từ 1 đến 6, từ 6 đến 1.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài 17.
;;;¥;;;
Tiết 2 
TẬP VIẾT
Tiết 4: MƠ, DO, TA, THƠ
A- MỤC TIÊU:
- Viết đứng các chữ: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tâp viết 1.
-Học sinh say mê học bài.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Các chữ mẫu. 
HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: mơ, do, ta, thơ.
2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng:
- GV đưa chữ mẫu, HS quan sát.
- GV viết mẫu các chữ cần viết cho HS qsát và rút ra nhận xét:
+ Chữ mơ gồm có hai con chữ m và ơ viết liền nhau, khoảng cách giữa các con chữ bằng 1 thanh chữ. Chữ m cao 2 li, chữ ơ cao 2 li.
+ Chữ do gồm có con chữ d và con chữ o viết liền nhau. Con chữ d cao 5 li, con chữ o cao 2 li. 
+ Chữ ta có chữ t nối với chât. Chú ý khi nối giữa chữ t và chữ a phải liền nhau.
+ Chữ thơ có chữ th nối với chữ ơ.
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con. GV nhận xét, sửa chữa.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
. HS qsát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li?
. GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.
. GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng.
. GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu.
- GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp.
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- VN viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học.
;;;¥;;;
Tiết 3
TNXH
Bài 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
A- MỤC TIÊU: 
- Nêu được các việc nên và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Học sinh yêu thích môn học.
B- ĐDDH:
Các tranh minh họa bài. Phiếu học tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: Lớp hát bài "Rửa mặt như mèo". GV giới thiệu bài.
HĐ1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và ko nên làm để bảo vệ mắt.
* Tiến hành:B1: GV hd HS qsát từng hình ở trang 10, tập đặt CH và tập TLCH cho từng hình. VD: HS chỉ vào hình đầu tiên bên trái và hỏi:
? Khi có ás chói chiếu vào mắt, bạn trong hình vẽ đã lấy tay che mắt. Việc làm đó là đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập bạn đó ko?
- HS hỏi và TL nhau theo hd của GV. GV kh khích HS tự đặt CH để hỏi bạn.
B2: HS xung phong để tự hỏi và trả lời trước lớp.
GV kl: (SGV)
HĐ2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và ko nên làm để bảo vệ tai.
* Tiến hành: Tương tự HĐ1. (trang 11)
? Hình đầu tiên , bên trái trang sách, hai bạn đang làm gì? Theo bạn việc làm đó là đúng hay sai? Tại sao chúng ta ko nên ngoáy tai cho nhau? (ko nên lấy vật nhọn ..)
- HS hỏi và trả lời nhau theo hd của GV.
- HS xung phong lên bảng phỏng vấn lẫn nhau. GV kết luận.
HĐ3: Đóng vai
* Mục tiêu: Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai.
* Tiến hành:
B1: - GV giao tình huống cho các nhóm thảo luận, chọn ra cách ứng xử thích hợp để đóng vai. 
- HS xung phong nhận vai, hội ý về cách trình bày.
TH1: Hùng đi học về, thấy Tuấn (em trai Hùng) và bạn của Tuấn đang chơi kiếm = 2 chiếc que. Nếu là Hùng, em sẽ xử trí ntn?
TH2: Lan đang ngồi học bài thì bạn của anh của Lan đến chơi và đem đến 1 băng nhạc, 2 anh mở rất to. Nếu là Lan, em làm gì?
B2: GV chọn các nhóm lên trình diễn. Lớp và GV nhận xét về cách giải quyết, đối đáp giữa các vai.
KL: HS phát biểu xem đã học được gì qua các tình huống. GV nx, khen ngợi.
CC, DD: Về nhà học lại bài và xem bài sau.
;;;¥;;;
Tiết 4
ÂM NHẠC
Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca
A- MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
- Tham gia chơi trò chơi: Ngựa ông đã về
B- GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị vài động tác vận động phụ họa
- Cách chơi trò chơi: Ngựa ông đã về
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ 1: Ôn bài hát: Mời bạn vui múa ca
- GV cho HS hát kết hợp vận động phụ họa
- Tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp
HĐ 2: Trò chơi theo bài đồng dao: Ngựa ông đã về
- Tập đọc theo bài đồng dao
- Chia lớp theo từng nhóm vừa đọc bài đồng dao vừa chơi trò cưỡi ngựa
DẶN DÒ: Ôn bài hát ở nhà.
;;;¥;;;
SINH HOẠT LỚP
A- MỤC TIÊU:
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Kế hoạch cho tuần tới.
- Giáo dục HS có ý thức xây dựng tập thể.
B- SINH HOẠT.
- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
- Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng lên nhận xét về nề nếp, học tập của các thành viên trong tổ mình.
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, nêu tên những bạn chăn ngoan học giỏi và những bạn lười học, vi phạm nề nếp học tập, đạo đức.
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
- Lớp bình chọn tổ xuất sắc.
- Nhận xét tuyên dương.
KẾ HOẠCH TUẦN 5
- GV phổ biến kế hoạch tuần 5.
- GV ra thêm bài tập yêu cầu học sinh về nhà làm.
- Nhắc nhở và kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh thường xuyên.
- Nhắc nhở học sinh giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Dặn học sinh đi học đúng giờ và đầy đủ.
- Nhận xét tiết học.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1(30).doc