Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 28 - Trường tiểu học Khánh Lợi

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 28 - Trường tiểu học Khánh Lợi

Tiết 2+3: TẬP ĐỌC

NGÔI NHÀ

I/ MỤC TIÊU :

 1 HS đọc trơn cả bài. Chú ý:

 - Phát âm đúng các tiếng khó: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót

- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.

 2. Ôn các vần yêu, iêu. Cụ thể:

 - Phát âm đúng những tiếng có vần yêu, iêu.

 - Tìm được tiếng có vần trên.

 3. Hiểu từ ngữ và câu thơ trong bài

 - Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.

 - Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.

 - Học thuộc lòng 1 khổ thơ mà em thích.

 

doc 72 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 28 - Trường tiểu học Khánh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
 Ngày soạn: 3. 03. 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
Tiết 2+3: TẬP ĐỌC
NGÔI NHÀ
I/ MỤC TIÊU : 
 1 HS đọc trơn cả bài. Chú ý:
 - Phát âm đúng các tiếng khó: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
 2. Ôn các vần yêu, iêu. Cụ thể: 
 - Phát âm đúng những tiếng có vần yêu, iêu.
 - Tìm được tiếng có vần trên.
 3. Hiểu từ ngữ và câu thơ trong bài
 - Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.
 - Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.
 - Học thuộc lòng 1 khổ thơ mà em thích.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của Giáo viên, học sinh
Nội dung bài
TIẾT 1
 1. Ổn định tổ chức
 2. Bài cũ: - 2 HS đọc bài : Mưu chú sẻ . Sau đó trả lời câu hỏi: Sẻ là con vật như thế nào? Và nó đã làm gì khi mèo đặt nó xuống đất?
 3. Dạy – học bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hôm nay các em sẽ học một bài thơ viết về một ngôi nhà. Ngôi nhà này ở nông thôn. Ngôi nhà này có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng học bài thơ này nhé. 
- GV ghi bảng tên bài
* Hoạt động 2 : Luyện đọc
 a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm.
b. Luyện đọc
 Tiếng, từ ngữ khó: Hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót 
Hỏi :
+ Tìm tiếng trong bài có âm "x" đứng đầu?
+ Nêu cấu tạo tiếng xoan?
+ GV gạch chân từ hàng xoan, xao xuyến nở yêu cầu HS đọc
+ Các từ còn lại hướng dẫn tương tự
- Chỉ từng tiếng ở câu thứ nhất, yêu cầu HS nhẩm đọc.
- Luyện đọc câu
 - Gọi HS đọc trơn câu thứ nhất
 - Tiếp tục với các câu còn lại
 - Gọi HS đọc từng câu
 - Luyện đọc đoạn, bài
 - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ
 - Gọi HS thi đọc cả bài
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
*Hoạt động 3; Ôn các vần: yêu, iêu
*GV nêu yêu cầu 1: Đọc những dòng thơ có vần yêu?
*GV nêu yêu cầu 2: Tìm từ ngữ ngoài bài có vần iêu?
- Gọi 1 HS đọc mẫu trong SGK
- Yêu cầu HS thi nói trước lớp.
TIẾT 2
* Hoạt động 4: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài
a. Tìm hiểu bài đọc
- Yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ đầu
Hỏi: 
* Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ
- Nhìn thấy gì? 
- Nghe thấy gì? 
- Ngửi thấy gì? 
HS trả lời lớp nhận xét bổ sung
* Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước?
HS đọc các câu thơ, lớp nhận xét bổ sung 
b. Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc laị bài văn 1 lần, sau đó gọi HS đọc lại
- Yêu cầu HS học thuộc 1 khổ thơ mà em thích
- Gọi HS đọc thuộc lòng trước lớp
b. Luyện nói: Nói về ngôi nhà em mơ ước
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GV gợi ý: Tranh trong SGK đó là tranh minh họa
- Yêu cầu 1 HS khá giỏi nói mẫu
- Dành 1 phút cho HS từng cặp trao đổi nhau về ngôi nhà mình mơ ước
Hs luyện nói, lớp nghe nhận xét 
4. Củng cố – dặn dò
- NX giờ học, tuyên dương những em học tốt.
 - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Ngôi nhà
Từ: Hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở 
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
Em yêu ngôi nhà
Gỗ tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
Hàng xoan trước ngõ
Tiếng chim hót đầu hồi nhà
Mùi thơm của hoa xoan, mùi thơm của rơm rạ
Nói về ngôi nhà em mơ ước
Tiết 4: TOÁN
§109: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU: 
 Giúp HS củng cố kĩ năng giải và trình bầy bài giải bài toán có lời văn:
- Tìm hiểu bài toán
- Giải bài toán
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sử dụng các tranh vẽ trong SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
Hoạt động của Giáo viên, học sinh
Nội dung bài
1. Bài cũ: 
2. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài
2. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải 
Gọi HS đọc bài toán 
Hỏi:
- Bài toán đã cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Ghi tóm tắt lên bảng- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài
Hỏi: Bài giải gồm những gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài 
2. Thực hành
 Bài 1: Có 8 con chim đậu trên cây, sau đó có 2 con bay đi. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu con chim?
 Gọi HS đọc đề toán
+ Bài toán đã cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán
Bài 2: An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi. Hỏi An còn lại mấy quả bóng?
- Hướng dẫn tương tự như bài 1
Bài 3: Đàn vịt có 8 con, 5 con ở dưới ao. Hỏi trên bờ có mấy con?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Thu và chấm bài một số em
3. Củng cố- dặn dò
 GV hệ thống lại nội dung bài
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Giải toán có lời văn (tiếp)
Bài toán: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
Bài giải
Số gà còn lại là:
9 – 3 = 6 (con)
Đáp số: 6 con
Bài 1:
Tóm tắt:
Có : 8 con chim
Bay đi: 2 con chim
Còn lại:.con chim?
Bài giải
Trên cây còn lại số chim là:
8 – 2 = 6 (con chim)
Đáp số: 6 con chim
Bài 2: Bài giải
An còn lại số bóng là:
 8 – 3 = 5 (quả bóng)
 Đáp số: 5 quả bóng
Bài 3: Bài giải
Trên bờ có số con chim là:
 8 – 5 = 3 (con chim)
 Đáp số: 3 con chim
Rút kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt: ..
Môn Toán:  
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
Tiết 2: CHÍNH TẢ.
NGÔI NHÀ
A/ MỤC TIÊU:
- HS chép lại chính xác, trình bầy đúng khổ thơ 3 của bài ngôi nhà.
- Làm đúng bài tập chính tả : điền vần iêu hay vần yêu , điền chữ c hay k.
- Nhớ quy tắc chính tả: k + i, e, ê
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : bảng phụ ghi sẵn bài chép, nội dung các bài tập (bài 2, bài 3) 
 - HS : vở chính tả
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của Giáo viên, học sinh
Nội dung bài
I. Ổn định tổ chức (1 phút)
II. Bài cũ : (5 phút) GV chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài.
 1 HS làm bài tập 2 (trang 69)
III. Bài mới (35 phút)
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu, mục đích của tiết học
- Ghi bảng tên bài
2/ Hoạt động 2: Tập chép bài: Ngôi nhà
- Treo bảng phụ có nội dung bài chép, gọi HS đọc thành tiếng bài chép.
* Tiếng, từ khó.
 GV gạch chân những các em dễ viết sai.
 - Gọi HS đánh vần từng tiếng
 - Yêu cầu HS vừa nhẩm đánh vừa luyện viết ra bảng con : mộc mạc, đất nước.
* Viết bài vào vở
- Hướng dẫn HS cách đặt vở, cầm bút, hướng dẫn tư thế ngồi viết
- GV đọc chậm rãi từng từ, yêu cầu HS nghe và viết vào vở.
- GV đọc thong thả, chỉ chữ trên bảng để HS soát lỗi. 
- HS tự soát lỗi và sửa lỗi bằng bút chì bên lề vở.
- Đổi chéo vở, sửa lỗi cho nhau
3/ Hoạt động 3 : Làm bài tập chính tả
 Bài 3: Điền chữ: c hoặc k
Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GV nói: phải điền vào các từ ngữ đã cho chữ c hoặc k thì chúng mới hoàn chỉnh.
- Gọi 4 HS lên bảng thi làm nhanh bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài bằng bút chì mờ vào VBT
- Kiểm tra bài làm của HS
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm thi đua.
4/ Củng cố – dặn dò
- NX giờ học- nhắc những em viết yếu về viết lại bài
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Chính tả
Ngôi nhà
Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
Bài 3: Điền chữ: c hoặc k
Ông trồng cây cảnh
Bà kể chuyện
Chị xâu kim
*******************************************
Tiết 3: TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA : H, I, K
A/ MỤC TIÊU:
 - HS biết tô các chữ hoa H, I, K
 - Viết đúng các vần : uôi, ươi, iêt, uyêt, iêu, yêu; các từ ngữ : nải chuối, tưới cây, viết đẹp, duyệt binh, hiếu thảo, yêu mến – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu; đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở tập viết.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
* GV : Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của Giáo viên, học sinh
Nội dung bài
I. Ổn định tổ chức (1 phút)
II. Bài cũ ( 2phút): Viết trên bảng con: vườn hoa, ngát hương; 3 em lên bảng viết.
GV nhận xét sửa sai 
III. Bài mới (35 phút)
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ giờ tập viết
- Treo bảng phụ có nội dung bài viết, yêu cầu HS đọc bài viết
2. Hoạt động 2:
Tô chữ hoa
+ Chữ : H, 
- GV chỉ vào chữ hoa H, nêu nhận xét về số lượng và kiểu nét .
- Gọi HS nhắc lại
- GV nêu quy trình viết (vừa nêu vừa tô chữ trong khung chữ)
HS viết trên không theo tay GV – GV nhận xét sửa cho HS 
+ Chữ : I 
- Nêu nhận xét cách viết chữ hoa I?
- GV vừa hướng dẫn vừa viết mẫu
 Yêu cầu HS viết trên không theo tay GV
+Chữ : K (tương tự )
3. Hoạt động 3: Viết vần, từ ngữ ứng dụng
+ Viết vần: uôi ươi, iêt, uyêt, yêu, iêu
+ Viết từ ngữ ứng dụng: nải chuối, tưới cây, vết đẹp, duyệt binh, hiếu thảo, yêu mến
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng
- Yêu cầu HS nêu cách viết từng vần?
- GV nhắc lại cách nối các con chữ và yêu cầu HS tập viết vào bảng con
Hỏi : Khi viết từ ngữ ứng dụng em cần lưu ý điều gì?
- GV vừa hướng dẫn vừa viết mẫu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS luyện viết vào bảng con
4. Hoạt động 4: Tập viết vào vở
- Hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- Yêu cầu HS tập tô chữ và viết các vần, từ ứng dụng.
- GV quan sát uốn nắn và sửa sai cho từng em (lưu ý sửa cho các em HS yếu, HS viết chưa đẹp )
* Với HS yếu chỉ yêu cầu các em tô, viết khoảng một nửa lượng bài.
* Với HS khá giỏi khuyến khích các em tô, viết càng nhiều càng tốt, nhưng phải đảm bảo chữ viết đúng mẫu, viết đều, đẹp.
- GV thu và chấm bài cho HS (5 đến 7 bài)
- Chữa bài trên bảng lớp
5. Củng cố – dặn dò
- NX giờ học, khen những HS viết tốt
- Nhắc nhở những em còn viết sai về nhà tập viết lại những chữ hay viết sai.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Tập viết
H
I
K
Vần, từ: uôi, ươi
iêt, uyêt
yêu, iêu
nải chuối
tưới cây
vết đẹp
duyệt binh
hiếu thảo
yêu mến
***************************************** 
Tiết 4: TOÁN
§ 110: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU: Giúp HS rèn kĩ năng 
- Giải bài toán có lời văn:
- Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đến 20
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 SGK ,tranh minh hoạ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của Giáo viên, học sinh
Nội dung bài
I. Ổn định 
II. Bài cũ: KT bài làm lại của HS yếu , chữa những lỗi sai cho HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài
2. Giải các bài toán luyên tập trong SGK
Bài 1: Cửa hàng có 15 búp bê, đã bán đi 2 búp bê. Hỏi cửa hàng còn ...  lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt (bài tập 2a).
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn do:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ đầu của bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
Cả lớp viết bảng con: tường rêu, cổ kính 
Học sinh nhắc lại.
Học sinh nghe và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép chính tả theo giáo viên đọc.
Học sinh dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2a: Điền chữ n hay l ?
Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 2 học sinh
Giải 
Bài tập 2a: 
Trâu no cỏ.
Chùm quả lê.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
_______________________
Tập đọc
 SAU CƠN MƯA
I. Mục đích yêu cầu:
	- - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhơn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn. Bước đầu hiết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi vui sau trận mưa rào. Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).
- Giáo dục các em đI học dới trời ma cần đội nón và mặc áo ma .
II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi học sinh đọc bài: “Luỹ tre” và trả lời các câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm đều, tươi vui)
Tóm tắt nội dung bài:
Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, mặt trời, quây quanh, sáng rực. 
Cho học sinh ghép bảng từ: quây quanh, nhởn nhơ.
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Đoạn 1: Từ đầu đến “Mặt trời”.
Đoạn 2: Phần còn lại: 
Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần ây, uây:
Tìm tiếng trong bài có vần ây ?
Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây ?
Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
___________________________________
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi thế nào?
Những đoá râm bụt ?
Bầu trời?
Mấy đám mây bông ?
Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào ?
Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Luyện nói:
Đề tài: Trò chuyện về mưa.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, hỏi chuyện nhau về mưa.
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Ghép bảng từ: quây quanh, nhởn nhơ.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
Thi đọc cá nhân, 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn để thi đọc đoạn 1.
Lớp theo dõi và nhận xét.
2 em.
Nghỉ giữa tiết
Mây. 
Đọc các từ trong bài: xây nhà, khuấy bột
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần ây, uây.
_____________________________
2 em đọc lại bài.
Thêm đỏ chói.
Xanh bóng như vừa được giội rửa.
Sáng rực lên.
Học sinh đọc: Gà mẹ mừng rỡ  trong vườn.
2 học sinh đọc lại bài văn.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên và theo mẫu SGK.
_______________________________________
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012.
Kể chuyện
 CON RỒNG CHÁU TIÊN
I. Mục đích yêu cầu:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc.
- HS khá giỏi: Kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Giáo dục các em yêu cội nguồn của mình.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
-Dụng cụ hoá trang: vòng đội dầu có lông chim của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. Học sinh thứ 2 kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Các dân tộc thường có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có câu chuyện Con Rồng - Cháu tiên nhằm giải thích của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các em hãy lắng nghe câu chuyện cô kể này nhé.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2, lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.
Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:
Đoạn đầu: kể chậm rãi. Đoạn cả nhà mong nhớ Long Quân, khi kể dừng lại một vài chi tiết để gây sự chờ đợi của người đọc.
Đoạn cuối kể giọng vui vẽ tự hào.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể từng đoạn của câu chuyện. 
	Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.
	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì ? (Tổ tiên của người Việt Nam có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loại Rồng, mẹ là tiên. Nhân dân ta tự hào về dòng dõi cao quý đó bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Lạc Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra.)
3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe câu chuyện.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
Lần 1: các em thuộc các nhóm đóng vai và kể lại câu chuyện
Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
LUYỆN ĐỌC BÀI : LUỸ TRE
I. Mục tiêu
- Ôn lại bài tập đọc : Luỹ tre.
- Luyện đọc to rõ ràng, mở rộng vốn từ cho HS.
II. Đồ dùng
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Đọc bài: sgk
2. Bài mới 
Luyện đọc
Ôn bài: Kể cho bé nghe.
- Gv đọc mẫu
- Trong bài có mấy câu ? 
- Luyện đọc tiếng, từ : Luỹ tre, rì rào, bóng râm. 
- Luyện đọc từng câu
- Luyện đọc từng đoạn
- Luyện đọc cả bài
- G chú ý rèn đọc diễn cảm cho hs
b. Tìm hiểu bài
- Trả lời câu hỏi sgk
- Ôn vần : iêng, yêng
GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời tốt.
H nghe và nhẩm đọc 
H yếu luyện đọc : V Thành, Hải, Trà,...
H đọc nối tiếp, luyện đọc diễn cảm
Đọc cá nhân
Bình chọn bạn đọc hay nhất
H trả lời
2 - 3 em so sánh vần.
HS TB thi tìm tiếng, từ có vần iêng, yêng 
HS khá, giỏi thi nói câu có tiếng, từ chứa vần iêng ,yêng 
 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học.
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
Mục tiêu:
- Biết đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10; biết đo độ dài đoạn thẳng.
- BT cần làm 1, 2(cột 1, 2, 4), 3, 4, 5. Thực hiện bài giải.
- Giáo dục ý thức học bài đầy đủ.
Chuẩn bị: Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh làm bảng con: 
Điền dấu >, <, =
30 + 7  35 + 2
54 + 5  45 + 4
78 – 8  87 – 7
64 + 2  64 - 2
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Ôn tập các số đến 10.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: động não, luyện tập.
Cho học sinh làm vở bài tập trang 59.
Bài 1: Đọc yêu cầu bài.
Lưu ý mỗi vạch 1 số.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Bài 4: Nêu yêu cầu bài.
Đọc các số từ 0 đến 10.
Số lớn nhất có 1 chữ số là số mấy?
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Giáo viên đọc câu đố, đội nào có bạn giải mã được nhanh và đúng sẽ thắng.
Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại
Tất cả là mười
Mái hơn tám con
Còn là gà trống
Đố em tính được
Nhận xét.
Dặn dò:
Sửa lại các bài còn sai ở vở 2.
Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 10.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hát.
2 em làm ở bảng lớp.
Nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh làm vào vở bài tập.
Viết số thích hợp.
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
Điền dấu >, <, =
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Viết số theo thứ tự.
Học sinh làm bài.
Thi đua sửa ở bảng lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh làm bài.
Đổi vở kiểm bài.
Học sinh đọc.
 số 9.
Học sinh chia 2 đội thi đua.
Nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28 2930 3132.doc