I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca; các từ và câu ứng dụng trong bài.
-Viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca;
- Luyên nói 2- 4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ ở SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HĐ1. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh cả lớp viết bảng con: ao bèo, cá sấu.
- Gọi 2 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Thứ 2 ngày 22 tháng 11 năm 2010 Học vần Tiết 111 - 112: ôn – ơn I. yêu cầu cần đạt - HS đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca; các từ và câu ứng dụng trong bài. -Viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca; - Luyên nói 2- 4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn. II. Đồ dùng dạy học - Bộ thực hành - Tranh minh hoạ ở SGK III. Hoạt động dạy - học HĐ1. Kiểm tra bài cũ - Học sinh cả lớp viết bảng con: ao bèo, cá sấu. - Gọi 2 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. HĐ 2. bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: ôn - ơn b, Dạy vần ôn * Nhận diện vần - Giáo viên hỏi vần ôn được cấu tạo bởi mấy âm, là những âm nào? - Học sinh so sánh vần ôn và ân - Học sinh trả lời và ghép vần ôn vào bảng cài * Đánh vần - Giáo viên viết bảng - GV phát âm mẫu: ôn - Học sinh đánh vần: ô-nờ-ôn; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh * Tiếng và từ khoá - Giáo viên giới thiệu tiếng mới: chồn - Học sinh phân tích tiếng chồn - Yêu cầu học sinh cài tiếng chồn - Học sinh đánh vần: chờ-ôn-chôn-huyền-chồn. Giáo viên chỉnh sửa - Giáo viên giới thiệu từ khoá cái cân – qua tranh minh hoạ - Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp) ô-n-ôn chờ-ôn-chôn-huyền-chồn con chồn - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh ơn Quy trình tương tự - So sánh ơn và ôn Giống nhau: kết thúc bằng âm n Khác nhau: ơn bắt đầu bằng âm ơ, ôn bắt đầu bằng ô * Đọc từ ngữ ứng dụng - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng. ôn bài cơn mưa khôn lớn mơn mởn - Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc. - Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học - Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. * Hướng dẫn viết - Giáo viên viết mẫu ôn, ơn, con chồn, sơn ca vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. Tiết 2 * Luyện đọc - Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1 - Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng - Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu ứng dụng Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn - Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét * Luyện viết - Học sinh đọc các vần, từ cần viết: ôn, con chồn, ơn, sơn ca - Học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết. * Luyện nói - Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Mai sau khôn lớn - Giáo viên gợi các câu hỏi như: Bức tranh vẽ gì? Sau này lớn lên em thích làm gì? Vì sao em thích nghề đó? Bố mẹ em làm nghề gì? Muốn trở thành người như em muốn, bây giờ em phải làm gì? HĐ 3. Củng cố, dặn dò - Dặn học sinh về nhà tập viết và đọc bài lại bài. Toán Tiết 45: Luyện tập chung I. yêu cầu cần đạt -Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0; phép trừ một số cho số 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. - HS cả lớp : Bài1, 2 (cột 1), 3 (cột 1, 2), 4. - HS khá giỏi làm làm thêm các BT còn lại. II. Đồ dùng dạy học Bộ đồ dùng dạy học toán 1 Que tính III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 4 HS lên bảng làm . Học sinh cả lớp làm vào vở nháp 4 – 2 = 2 + 1 = 3 + 0 = 3 – 3 = - Giáo viên nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Dạy bài mới GV Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Tính - Tiếp sức nhau lên làm vào bảng. - Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài 4 + 0 = 4 5 – 3 = 2 5 + 0 = 5 3 – 3 = 0 2 – 2 = 0 1 + 4 = 5 5 – 2 = 3 4 – 2 = 2 4 – 0 = 4 3 – 1 = 2 Bài 2: Tính - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm vào vở bài tập - Gọi học sinh đọc kết quả, học sinh khác nhận xét - Học sinh đổi vở kiểm tra 2 + 1 + 1 = 4 3 + 2 + 0 = 5 4 – 2 – 1 = 1 5 – 2 – 2 = 1 4 – 0 – 2 = 2 5 – 3 – 2 = 0 - Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Điền số - Học sinh nêu cách làm – Giáo viên hướng dẫn thêm - 2 học sinh làm vào bảng phụ. Còn lại làm vào vở bài tập - Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Viết phép tính thích hợp - Học sinh nêu bài toán – Giáo viên nhận xét - Học sinh nêu phép tính, học sinh khác nhận xét Bài 5: Số? - Học sinh nêu bài toán – Giáo viên bổ sung - Giáo viên hướng dẫn: 5 – 0 bằng mấy?- học sinh 5 – 0 = 5 5 bằng mấy cộng mấy? 4 + 1, 1 + 4, 2 + 3, 3 + 2, 5 + 0 - Học sinh làm vào vở bài tập - Gọi học sinh đọc kết quả. HS nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2010 ( cô Giang dạy) Thứ 4 ngày 24 tháng 11 năm 2010 Học vần Tiết 115 - 116: in – un I. yêu cầu cần đạt - HS đọc được: in, un, đèn pin, con giun các từ và câu ứng dụng trong bài. - Viết được: in, un, đèn pin, con giun - Luyên nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Nói lời xin lỗi II. Đồ dùng dạy học - Bộ thực hành - Tranh minh hoạ SGK III. Hoạt động dạy - học HĐ1. Kiểm tra bài cũ - Học sinh cả lớp viết bảng con khen ngợi, nền nhà - 2 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. HĐ2. Dạy – học bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: in - un b, Dạy vần in * Nhận diện vần - Giáo viên hỏi vần in được cấu tạo bởi mấy âm, là những âm nào? - Học sinh so sánha in và en - Học sinh trả lời và ghép vần in vào bảng cài * Đánh vần - Giáo viên phát âm mẫu: in - Học sinh đánh vần:i-nờ-in; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh * Tiếng và từ khoá - Giáo viên giới thiệu tiếng mới: pin - Học sinh phân tích tiếng pin - Yêu cầu học sinh cài tiếng pin - Học sinh đánh vần: pờ-in-pin. Giáo viên chỉnh sửa - Giáo viên giới thiệu từ khoá đèn pin – qua tranh minh hoạ - Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp) i-nờ-in pờ-in-pin đèn pin - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh un Quy trình tương tự - So sánh un và in Giống nhau: kết thúc bằng âm n Khác nhau: un bắt đầu bằng âm u, in bắt đầu bằng i * Đọc từ ngữ ứng dụng - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng. nhà in mưa phùn xin lỗi vun xới - Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc. - Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học - Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. * Hướng dẫn viết - Giáo viên viết mẫu in, đèn pin, un con giun vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. Tiết 2 c, Luyện đọc * Luyện đọc - Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1 - Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng - Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ đoạn thơ ứng dụng ủn à ủn ỉn Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ - Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét * Luyện viết - Học sinh đọc các vần, từ cần viết: in, đèn pin, un, con giun - Học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết. * Luyện nói - Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Nói lời xin lỗi - Giáo viên gợi các câu hỏi như: Bức tranh vẽ gì? Em có biết vì sao bạn nhỏ trong tranh lại buồn như vậy không? Khi làm bạn ngã em có nên xin lỗi bạn không? Khi không học thuộc bài em có nên xin lỗi cô không? Em đã từng nói xin lỗi cô, xin lỗi bạn chưa? 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học yêu cầu HS về đọc bài. Toán Tiết 46: Phép cộng trong phạm vi 6 I. yêu cầu cần đạt - Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6; biết viết làm phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. - Bài tập cần làm: bài1, 2 (cột 1, 2, 3), 3 (cột 1, 2), 4. - HS khá giỏi hòan thành tất cả các bài tập trong vở bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Bộ đồ dùng dạy học toán - 6 bông hoa, 6 hình tròn, 6 hình vuông III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ : GV kiểm tra VBT của HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6 a, Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 5 + 1 = 6 và 1 + 5 = 6 - Giáo viên dán bảng phụ vẽ như sách giáo khoa trang 65 - Học sinh quan sát bảng phụ và nêu bài toán - Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm số bông hoa cả hai nhóm rồi nêu câu trả lời: 5 bông hoa và một bông hoa là sáu bông hoa - Giáo viên gợi ý học sinh nêu: năm và một là sáu - Giáo viên viết 5 + 1 = 6 - Học sinh quan sát và nhận xét: năm bông hoa và một bông hoa cũng như một bông hoa và năm bông hoa. - Do vậy 5 + 1 = 1 + 5 - Giáo viên viết 1 + 5 = 6 - Học sinh đọc 1 + 5 = 6 5 + 1 = 6 b, Hướng dẫn học sinh thành lập công thức: 4 + 2 = 6 ; 2 + 4 = 6 ; 3 + 3 = 6 Hướng dẩn như trên. c, Hướng dẫn học sinh ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6 Hoạt động 3: luyện tập thực hành Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Tính (cột dọc) - Lưu ý học sinh viết thẳng cột dọc - Học sinh làm vào vở bài tập, 4 học sinh lên bảng làm - Giáo viên, học sinh chữa bài. Đổi vở kiểm tra Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: Tính - Học sinh làm bài, 4 học sinh lần lượt làm vào bảng phụ - Học sinh nhận xét, ... ròn, 6 hình vuông III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ : GV kiểm tra VBT của HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 a, Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 6 – 1 = 5 và 6 – 5 = 1 - Giáo viên dán bảng phụ vẽ như sách giáo khoa trang 66 - Học sinh quan sát bảng phụ và nêu bài toán - Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm số hình vuông cả hai nhóm rồi nêu câu trả lời: 6 hình vuông bớt một hình vuông còn năm hình vuông - Giáo viên gợi ý học sinh nêu: sáu bớt một còn năm - Giáo viên viết 6 – 1 = 5, học sinh đọc. - Học sinh quan sát, nhận xét: 6 – 5 = 1 - Học sinh đọc lại 2 công thức: 6 – 1 = 5 ; 6 – 5 = 1 b, Hướng dẫn học sinh thành lập công thức: 6 – 2 = 4; 6 – 4 = 2 ; 6- 3 = 3 làm tương tự như trên. c, Hướng dẫn học sinh ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Tính (cột dọc) - Lưu ý học sinh viết thẳng cột dọc - Học sinh làm vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm - Giáo viên, học sinh chữa bài. Đổi vở kiểm tra Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Học sinh tiếp sức nêu. - Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài 5 + 1 = 6 4 + 2 = 6 3 + 3 = 6 1 + 5 = 6 2 + 4 = 6 2 + 2 = 4 6 – 5 = 1 6 – 2 = 4 6 – 3 = 3 6 – 1 = 5 6 – 4 = 2 6 – 3 = 3 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng cột, củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Tính - Học sinh nêu cách làm – làm vào vở bài tập - Gọi học sinh nối tiếp đọc kết quả, học sinh khác lắng nghe và nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên nhận xét. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp - Học sinh làm và nêu bài toán – phép tính - 2 học sinh làm vào bảng phụ - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, = - Học sinh nêu cách làm bài - 3 học sinh làm vào bảng lớp, còn lại làm vào vở - Học sinh nhận xét - đổi vở kiểm tra bài làm của bạn. 6 – 5 < 6 6 – 1 = 4 + 1 6 – 4 > 1 5 – 3 < 5 – 2 5 – 2 = 3 6 – 3 < 6 - 2 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Trò chơi “ Ai nhanh, Ai đúng” – học sinh thi nhau nhớ bảng trừ trong phạm vi 6. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. Đạo đức Nghiêm trang khi chào cờ I. yêu cầu cần đạt Giúp HS hiểu - Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của tổ quốc Việt Nam. -Nêu được : Khi chào cờ cần bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì. - Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần. - Tôn kính Quốc kì và yêu quý tổ quốc Việt Nam. - Biết nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính quốc kì và yêu quý tổ quốc Việt Nam. II- Phương tiện dạy- học: - Lá cờ tổ quốc. III- Hoạt động dạy - học: A- Bài mới: HĐ1 : Giới thiệu bài: HĐ2: Quan sát tranh bài tập 1 + Các bạn đang làm gì? + Các bạn này là người nước nào? Vì sao em biết? Kết luận : Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam. HĐ3:HS quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại. 1. Gv chia HS thành các nhóm nhỏ Yêu cầu HS quan sát tranh cho biết những người trong tranh đang làm gì? 2. HS quan sát tranh theo nhóm 3.Đàm thoại theo các câu hỏi: + Những người trong tranh đang làm gì? Tư thế của họ đứng chào cờ như thế nào? Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ? + Vì sao họ lại sung sớng khi nâng lá cờ Tổ quốc? 4. GV kết luận: - Quốc kì tượng trng cho một nước. Quốc kì Việt Nam màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. - Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ. - Khi chào cờ cần phải: + Bỏ mũ, nón. + Sửa sang lại đầu tóc, quần áo chỉnh tề. + Đứng nghiêm. + Mắt hướng nhìn quốc kì - Phải ngjhiêm trang klhi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với tổ quốc Việt Nam. HĐ4: HS làm bài tập 3 HS làm theo nhóm. HS trình bỳ ý kiến. GV kết luận:Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng. Liên hệ thực tế: Phải thực hiện tốt như bài học. Nhận xét giờ học. Thứ 6 ngày 26 tháng 11 năm 2010 Học vần tiết 119 – 120: uôn – ươn I. yêu cầu cần đạt - HS đọc được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai các từ và câu ứng dụng trong bài. - Viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai - Luyên nói 2- 4 câu theo chủ đề : Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. II. Đồ dùng dạy học - Bộ thực hành - Tranh minh hoạ III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ - Học sinh viết bảng con: cá biển, viên phấn, yên ngựa. - 3học sinh đọc bài trong sách giáo khoa - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy – học bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: uôn – ươn b, Dạy vần uôn * Nhận diện vần - Yêu cầu học sinh phân tích vần uôn (gồm uô và n) - Học sinh so sánh uôn và iên - Học sinh trả lời và ghép vần uôn vào bảng cài * Đánh vần - Giáo viên phát âm mẫu: uôn - Học sinh đánh vần: u-ô-nờ-uôn; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh * Tiếng và từ khoá - Học sinh tìm âm ch và dấu huyền để ghép tiếng chuồn - Học sinh phân tích tiếng chuồn: âm ch đứng trước, vần uôn đứng sau, dấu huyền trên đầu âm ô. - Học sinh đánh vần: chờ-uôn-chuôn-huyền-chuồn. Giáo viên chỉnh sửa - Giáo viên giới thiệu từ khoộnhuồn chuồn – qua tranh minh hoạ - Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp) u-ô-nờ-uôn chờ-uôn-chuôn-huyền-chuồn chuồn chuồn - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh ươn Quy trình tương tự - Vần ươn gồm: ươ và n - So sánh ươn và uôn - Đánh vần và đọc trơn ư-ơ-nờ-ươn vờ-ươn-vươn vươn vai * Đọc từ ngữ ứng dụng - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng. - Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc. - Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học - Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. * Hướng dẫn viết - Giáo viên viết mẫu uôn, chuồn chuồn, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. Tiết 2 c, Luyện đọc * Luyện đọc - Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1 - Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng - Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu ứng dụng Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn. - Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét * Luyện viết - Học sinh đọc các vần, từ cần viết: uôn, chuồn chuồn, ươn, vươn vai - Học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết. -HS làm BT vào vở BT. * Luyện nói - Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: - Giáo viên gợi các câu hỏi như: Bức tranh vẽ những con gì? Nêu tên những loại chuồn chuồn em biết? Châu chấu, cào cào, chuồn chuồn sống ở đâu, nó có đặc điểm gì giống nhau? Vào mùa nào thì nhiều châu chấu, cào cào? Em có nên ra bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào giữa trưa nắng không? Vì sao? 3. Củng cố, dặn dò Học sinh đọc lại bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học yêu cầu HS về đọc bài. Toán Tiết 48: Luyện tập I. yêu cầu cần đạt - Giúp HS củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6. - HS cả lớp làm bài tập: bài1 (dòng 1), 2 (dòng 1), 3 (dòng 1), 4 (dòng 1), 5. - HS khá giỏi làm tất cả các bài tập còn lại. II. Đồ dùng dạy học Bộ đồ dùng dạy học toán 1 Bảng phụ III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra VBT của HS Hoạt động 2: Dạy – học bài mới Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Tính - Nhắc học sinh viết thẳng cột - Học sinh làm vào vở bài tập, 3 học sinh làm trên bảng lớp - Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài Bài 2: Tính - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Một học sinh làm vào bảng phụ. - Học sinh làm vào vở bài tập - Gọi học sinh đọc kết quả, học sinh khác nhận xét 6 – 3 – 1 = 2 1 + 3 + 2 = 6 6 – 1 – 2 = 3 6 – 3 – 3 = 1 3 + 1 + 2 = 6 6 – 1 – 3 = 2 - Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài. Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài : Điền dấu >, <, = - Học sinh nêu cách làm – Giáo viên hướng dẫn thêm - 2 học sinh làm vào bảng phụ. Còn lại làm vào vở bài tập - Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài tập - Học sinh đọc kết quả, học sinh khác nhận xét - Giáo viên nhận xét Bài 5: - Gọi học sinh nêu bài toán, học sinh khác nhận xét - Học sinh làm vào vở bài tập - Gọi học sinh đọc kết quả - Giáo viên nhận xét Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Trò chơi “ Ai nhanh, Ai đúng” – học sinh thi nhau nhớ bảng cộng, trừ trong phạm vi 6. Sinh hoạt lớp Nhận xét, đánh giá cuối tuần I. yêu cầu cần đạt - Đánh giá để HS thấy ưu khuyết điểm trong tuần qua, hướng khắc phục trong tuần tới - Nêu kế hoạch tuần 13 II. Các hoạt đông 1. ổn định tổ chức Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ đoàn kết, kết đoàn” 2. Nội dung a, Đánh giá, ưu khuyết điểm trong tuần 12 - Lớp trưởng đánh giá chung - Các tổ trưởng bổ sung - Giáo viên nhận xét: ưu, nhược điểm b, Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần 13 Về học tập: - Tiếp tục học tập đúng thời khoá biểu, luyện đọc, viết, làm toán; nhất là luyện đọc thêm - Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của nhà trường - Học bài cũ trước khi đến lớp - Mang đầy đủ đồ dùng học tập - Tham gia giai toán qua mạng vòng 7 Về nề nếp: - Đồng phục đầy đủ, trực nhật, sinh hoạt 15’ tốt - Đi học chuyên cần, đúng giờ 3. Kết thúc Nhận xét đánh giá buổi sinh hoạt.
Tài liệu đính kèm: