Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 5 - Trường tiểu học Nam Xuân

Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 5 - Trường tiểu học Nam Xuân

Tiết 1 + 2: tíếng việt

Bài 17: u -

A- Mục tiêu:

 - Đọc đợc: u, , nụ, th ; từ và câu ứng dụng.

 - Viết đợc: u, , nụ, th .

 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Thủ đô

B- Đồ dùng dạy - Học:

 - Sách tiếng việt 1 tập 1.Bộ ghép chữ học vần.

 - Vật thật: 1 nụ hoa hồng, 1 lá th.

 - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói.

C- Các hoạt động dạy - học:

Tiết 1

I- Kiểm tra bài cũ:

- Viết và đọc bài 16:

- Đọc câu ứng dụng trong SGK.

- GV nhận xét, ghi điểm.

II- Dạy - học bài mới

1- Giới thiệu bài: (trực tiếp)

2- Dạy chữ ghi âm: u

- GV viết bảng chữ u và nói: Chữ u (in gồm 1 nét móc ngợc và một nét sổ thẳng )

- Chữ u viết thờng gồm 1 nét xiên phải và 2 nét móc ngợc.

- So sánh chữ u và i ?

 

doc 30 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 5 - Trường tiểu học Nam Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 + 2:	tíếng việt
Bài 17: u - ư
A- Mục tiêu:
 - Đọc được: u, ư, nụ, thư ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: u, ư, nụ, thư .
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Thủ đô
B- Đồ dùng dạy - Học:
 - Sách tiếng việt 1 tập 1.Bộ ghép chữ học vần.
 - Vật thật: 1 nụ hoa hồng, 1 lá thư.
 - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc bài 16:
- Đọc câu ứng dụng trong SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài: (trực tiếp)
2- Dạy chữ ghi âm:	u
- GV viết bảng chữ u và nói: Chữ u (in gồm 1 nét móc ngược và một nét sổ thẳng )
- Chữ u viết thường gồm 1 nét xiên phải và 2 nét móc ngược.
- So sánh chữ u và i ?
- GV phát âm mẫu: u 
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Lệnh HS tìm và ghép âm vừa học. 
- GV nhận xét, sửa sai.
3 - Dạy tiếng:
- GV ghi bảng: nụ
- Nêu vị trí các chữ trong tiếng ?
- Đánh vần: nờ - u - nu - nặng - nụ.
- Tìm thêm âm n ghép với âm u và thêm dấu (.) để tạo thành tiếng mới.
4 - Dạy từ khoá:
- Tranh vẽ gì ?
- Ghi bảng: nụ (giải thích)
- Cho HS đọc tổng hợp: u, nụ, nụ.
 ư (quy trình tương tự)
* Nghỉ giữa tiết
5 - Đọc tiếng và từ ứng dụng:
- GV viết các từ ứng dụng: cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ.
- Tìm và gạch dưới những tiếng có âm mới học.
- Cho HS phân tích các tiếng vừa gạch chân.
- Cho HS đọc từ ứng dụng.
- GV giải nghĩa nhanh, đơn giản.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
6 - Củng cố:
Trò chơi “Tìm tiếng có âm vừa học”
- Nhận xét chung giờ học.
- Viết bảng con T1, T2, T3 mỗi tổ viết 1từ: tổ cò, lá mạ, thợ nề.
- 2 -> 3 HS đọc.
- HS đọc theo GV: u - ư
- HS theo dõi.
- Giống: cùng có nét xiên phải và nét móc ngược.
- Khác: Chữ u có 2 nét móc ngược chữ i có dấu chấm ở trên.
- HS phát âm cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép: u
- 1 số em đọc: nụ
- Tiếng nụ có n đứng trước u đứng sau dấu (.) dưới u.
- HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép tiếng: nụ
- Vẽ nụ hoa.
- HS đọc trơn cá nhân, nhóm, lớp.
* HS thực hiện.
* Lớp trưởng điều khiển
- Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc to.
- HS tìm: thu, đu, đủ, thứ, tự, cử.
- Một số HS phân tích.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- 3 -> 4 HS đọc.
- Các nhóm cử đại diện lên chơi theo hướng dẫn.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
7 - Luyện đọc
+ Đọc lại bài tiết 1 ở bảng lớp.
+ Đọc câu ứng dụng: Tranh vẽ gì ?
- Các bạn nhỏ này đang tham gia một cuộc thi vẽ, đó chính là nội dung của câu ứng dụng.
- Bạn nào đọc câu ứng dụng cho cô.
- Tìm và gạch chân tiếng chứa âm mới.
- Cho HS phân tích tiếng vừa tìm.
- GV đọc mẫu.
- GV nhận xét, chỉnh sửa .
+ Đọc trong SGK.
* Nghỉ giữa tiết
8 - Luyện viết: 
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết: u, ư, nụ, thư.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Hướng dẫn cách viết vào vở và nêu tư thế ngồi viết.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
9 - Luyện nói theo chủ đề: Thủ đô
- Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận.
+ Gợi ý:
- Trong tranh cô giáo đưa HS đi thăm cảnh gì ?
- Chùa một cột ở đâu ?
- Em biết gì về thủ đô Hà Nội ?
III - Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Thi viết chữ có âm vừa học. 
- Nhận xét chung giờ học.
ờ: Học lại bài. Xem trước bài 18.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tranh vẽ các bạn nhỏ đang tập vẽ.
- 1 vài HS đọc.
- HS tìm: thứ, tư
- HS đọc cá nhân và phân tích.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Lớp trưởng điều khiển
 - HS viết trên bảng con.
- 1 HS nêu cách ngồi viết.
- HS viết bài theo mẫu.
- Thủ đô.
- HS quan sát tranh và thảo luận N2 về chủ đề luyện nói.
- Chùa một cột.
- ở Hà Nội.
- HS nêu.
- HS chơi theo HD.
- HS nghe và ghi nhớ.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán 
Số 7
A-Mục tiêu:
 - Biết 6 thêm 1 được 7, viết được số 7; đọc, đếm được từ 1 đến 7 ; biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3 trong SGK.
B- Đồ dùng dạy học:
 - Các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại.
 - Mẫu chữ số 7 in và viết.
C- Các hoạt động dạy - Học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nhận biết một nhóm đồ vật có số lượng là 6.
- Yêu cầu HS đếm từ 1 -> 6 từ 6 -> 1.
- Cho HS nêu cấu tạo số 6.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài: (Linh hoạt)
2- Lập số 7:
* GV treo tranh lên bảng và hỏi:
- Lúc đầu có 6 bạn chơi cầu trượt, 1 bạn khác chạy tới. Tất cả có mấy bạn ?
- 6 bạn thêm 1 bạn là 7 bạn. Tất cả có 7 bạn.
- GV nêu: 6 bạn thêm 1 bạn là 7 bạn, tất cả có 7 bạn.
+ Yêu cầu HS lấy 6 chấm tròn, lấy thêm 1 chấm tròn nữa trong bộ đồ dùng.
- Em có tất cả mấy chấm tròn ?
- Cho HS nhắc lại “Có 7 chấm tròn”
+ Treo hình 6 con tính, thêm 1 con tính hỏi có tất cả mấy con tính ?
- Cho HS nhắc lại.
+ GV: 7 HS, 7 chấm tròn, 7 con tính đều có số lượng là 7.
3- Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết
- GV nêu: Để thể hiện số lượng là 7 như trên người ta dùng chữ số 7.
- GV đính bảng và nói đây là chữ số 7 in. Đây là chữ số 7 viết.
- Chữ số 7 viết được viết như sau, GV viết mẫu:
- GV chỉ số 7 và yêu cầu HS đọc.
4- Thứ tự của số 7:
- Yêu cầu HS lấy 7 que tính và đếm theo que tính của mình từ 1 đến 7.
- Mời 1 HS lên bảng viết các số từ 1 đến 7 đúng thứ tự.
- Số 7 đứng liền sau số nào ?
- Số nào đứng liền trước số 7 ?
- Những số nào đứng trước số 7 ?
- Yêu cầu HS đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1.
5- Luyện tập:
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.
- Lệnh HS viết chữ số 7 vào vở ô li.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
Bài 2: Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT rồi nêu miệng kết quả.
- GV hỏi để HS rút ra cấu tạo số 7.
- Có mấy bàn là trắng? 
- Có mấy bàn là đen ?
- Tất cả có mấy chiếc bàn là ?
GV nêu: 7 bàn là gồm 6 bàn là trắng và 1 bàn là đen ta nói: “Bảy gồm 6 và 1, gồm 1 và 6”.
- Làm tương tự với các tranh khác để rút ra:
“Bảy gồm 5 và 2, gồm 2 và 5, Bảy gồm 4 và 3, gồm 3 và 4”.
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài ?
- Hướng dẫn HS đếm số ô vuông rồi điền kết quả vào ô trống phía dưới, sau đó điền tiếp các số theo thứ tự.
- Số nào cho em biết cột đó có nhiều ô vuông nhất.
- Số 7 lớn hơn những số nào ?
6- Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi “Nhận biết số lượng để viết số ”
- Cho HS đọc lại các số từ 1 -> 7 và từ 7 -> 1.
- Nhận xét chung giờ học.
- 1 HS lên bảng.
- 1 số em đọc.
- 1 vài em nêu.
- HS quan sát tranh.
- Có 6 bạn, thêm 1 bạn là 7 bạn.
- HS nhắc lại: có 7 bạn
- HS thực hiện theo HD.
- 6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 7 chấm tròn. 
- HS: có 7 chấm tròn.
- Có 6 con tính thêm 1 con tính là 7 con tính. 
- HS: có 7 con tính. 
- HS quan sát và theo dõi.
- HS viết vào bảng con .
- HS đọc: bảy
- HS đếm theo hướng dẫn.
- 1 HS: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- Số 6.
- Số 6.
- 1, 2, 3, 4, 5 , 6.
- 1 số HS đếm .
* Viết chữ số 7.
- HS viết theo hướng dẫn.
* Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài tập và nêu miệng kết quả.
- 6 chiếc.
- 1 chiếc.
- 7 chiếc.
- Một số HS nhắc lại.
* Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm theo hướng dẫn.
- Số 7.
- 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- HS chơi theo tổ.
- HS nghe và ghi nhớ.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức 
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (T1)
A- Mục tiêu:
 - Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
 - Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 - Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
B- Tài liệu và phương tiện:
 - Vở bài tập đạo đức 1. Sáp màu.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Giờ trước chúng ta học bài gì ?
- Cho HS bình chọn những em tiến bộ, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
II- Dạy học bài mới:
1- HĐ1: Làm bài tập 1.
+ Yêu cầu HS tô và gọi tên các đồ dùng học tập.
+ Yêu cầu HS trao đổi kết quả cho nhau.
+ Cho HS trình bày kết quả trước lớp.
KL: Những đồ dùng học tập của các em trong tranh là SGK, bút, thước kẻ, cặp sách. Có chúng thì các em mới học tập tốt được. Vì vậy cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp, bền lâu.
2- HĐ2: Thảo luận theo lớp
+ GV nêu lần lượt các câu hỏi:
- Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ?
- Để sách vở, đồ dùng học tập được bền đẹp, cần tránh những việc gì ?
KL: Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập các em cần sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp vào đúng nơi quy định, luôn giữ cho chúng được sạch sẽ.
- Không bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở, không làm rách nát, xé, làm nhàu nát sách vở, không làm gãy làm hỏng đồ dùng học tập.
3- HĐ3: Làm bài tập 2
+ Yêu cầu mỗi HS giới thiệu với bạn những đồ dùng học tập của mình theo nhóm 2.
- Tên đồ dùng đó là gì ?
- Nó được dùng để làm gì ?
- Em đã làm gì để giữ được nó tốt như vậy ?
+ Yêu cầu HS trình bày trước lớp. 
+ GV nhận xét và khen ngợi 1 số HS đã biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của mình cẩn thận, sạch đẹp.
III- Cũng cố - dặn dò :
- Nhận xét chung giờ học.
ờ: Sửa sang, giữ gìn tốt sách vở đồ dùng học tập của mình để giờ sau thi sách vở, đồ dùng đẹp.
- Sạch sẽ gọn gàng.
* HS tìm và tô màu đồ dùng học tập trong tranh.
- Sách vở, bút, thước kẻ, cặp.
- HS nghe.
* HS trả lời, bổ sung cho nhau nghe.
- HS theo dõi.
- HS giới thiệu trong nhóm.
- 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- HS chú ý và ghi nhớ.
============================================
Buổi chiều:
Tiết 1+2:	Tíếng Việt: Ôn luyện bài 17
A- Mục tiêu:
 - Đọc được: u, ư, nụ, thư ; từ và câu ứng dụng.
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Thủ đô
 - Luyện viết các từ ngữ ứng dụng: cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
+ GV viết bảng phần âm: u, nụ ; ư, thư.
- Cho HS luyện đọc phần vần.
+ GV viết bảng từ ứng dụng: cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ.
- Cho HS đọc từ ứng dụng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc câu ứng dụng:
- GV viết bảng câu ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ.
- Cho HS đọc câu ứng dụng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc bài trong SGK.
3 - Luyện nói: 
- Chủ  ... ng sách, báo.
+ Học lại bài, chuẩn bị bài 22.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
- Tranh vẽ con cá lái ô tô đưa khỉ và sư tử về sở thú.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Thể dục vui khoẻ
- HS viết bảng con.
- HS tập viết trong vở theo mẫu.
- HS đọc tên truyện.
- Kể thi cá nhân theo đoạn.
- Kể thi giữa các nhóm.
- Kể toàn chuyện, phân vai.
- HS chơi theo tổ, tổ nào tìm được nhiều tiếng mới hơn tổ đó thắng cuộc.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 3:	 Toán
 Số 0
A- Mục tiêu:
 - Viết được số 0; đọc và đếm được từ 0 đến 9 ; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 dòng 2, bài 3 dòng 3, bài 4 cột 1, 2 trong SGK.
b. Đồ dùng dạy học:
 + GV chuẩn bị 4 tranh vẽ như SGK, phấn màu.
 + HS: Bộ đồ dùng toán lớp 1, bút, thước kẻ, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học.
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nhận biết đồ vật có số lượng là 9 ở trên bảng. 
- Cho HS đếm từ 1-> 9 và từ 9 -> 1.
- Cho HS nêu cấu tạo số 9.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (linh hoạt)
2. Lập số 0:
+ Cho HS quan sát lần lượt các tranh vẽ và hỏi.
 Tranh 1: Lúc đầu trong bể có mấy con cá ?
Tranh 2: Lấy đi 1 con cá còn mấy con cá ?
Tranh 3: Lấy đi 1 con cá nữa còn mấy con cá ?
Tranh 4: Lấy đi 1 con cá nữa còn mấy con cá ?
- Tương tự HS thao tác bằng que tính.
3. Giới thiệu chữ số in và chữ số 0 viết.
- Để biểu diễn không có con cá nào trong nọ? 
- Không có que tính nào trên tay người ta dùng chữ số 0.
- Đây là chữ số 0 viết in (theo mẫu)
- GV viết mẫu chữ số 0 và nêu quy trình viết.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
4. Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ số 0 - 9.
- Cho HS xem hình vẽ trong SGK, chỉ vào từng ô và hỏi.
- Hãy đếm số chấm tròn trong từng ô vuông?
- Cho HS đọc từ 0 đến 9 và từ 9 về 0.
- Trong các số vừa học số nào là số lớn nhất, số nào là số bé nhất ?
5. Luyện tập:
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài toán.
- Hướng dẫn HS viết một dòng số 0.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm dòng 2 sau đó đọc kết quả của từng hàng.
3
 2 
 6
 9
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3: Bài yêu cầu gì ?
- Hướng dẫn HS cách tìm số liền trước rồi điền vào ô trống dòng 3. 
- Chẳng hạn: Số liền trước số 3 là số nào?
- Vậy ta điền trước số 3 vào ô trống là số mấy?
- Cho HS làm tương tự.
Bài 4: ( cột 1, 2)
- Bài tập yêu cầu ta phải làm gì ?
- Muốn điền được dấu ta phải làm gì?
 0 ... 2 0 .... 5
2 ... 0 8 ... 0
0 ... 4 9 ... 0
- Lệnh HS làm bài vào vở ô li.
- Cho HS nhận xét, GV chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò.
- Cho HS đếm từ 0 -> 9 và từ 9 -> 0 để giúp các em nắm được thứ tự các số từ 0 -> 9 và từ 9 -> 0
- Nhận xét chung giờ học. Xem trước bài số 10.
- 1 HS.
- Một số HS đếm.
- 2 HS nêu.
- HS quan sát.
- 3 con cá.
- 2 con cá.
- 1 con cá.
- không còn con nào.
- HS thực hiện.
- HS đọc: không.
- HS viết vào bảng con.
- không, một, .... chín.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Số 9 là số lớn nhất, số 0 là số bé nhất.
* Viết theo mẫu:
- HS viết theo HD.
* Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
- HS làm bài và đọc kết quả.
* Điền số thích hợp vào ô trống.
- Số 2. 
- HS nêu kết quả và cách làm.
* Điền dấu , = vào ô trống.
- So sánh số bên trái và số bên phải.
- HS làm bài tập vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS đọc theo HD.
--------------------------------------------------------
Tiết 4:	Sinh hoạt lớp tuần 5
A- Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: - Đi học đầy đủ đúng giờ.
 - Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
 - Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dung bài: Nhật. Xuân, Nam, Cường.
2. Tồn tại:
 - 1 số em viết còn yếu: Thắm, Nam, Tú Oanh, Nhất, Mỹ, Thuận.
 - Vệ sinh thân thể còn bẩn: Tuyến, Quý Đức, Thuận.
 - Trong giờ học còn trầm, nhút nhát: Liên, Khánh
B. Kế hoạch tuần 6:
 - Thực hiện đúng nội quy lớp.
 - Khắc phục những tồn tại trên.
 - Phát huy và duy trì những ưu điểm đã có.
------------------------------------------------------------
An toàn giao thông: bài 1: an toàn và nguy hiểm
A- Mục tiêu:
 - HS nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi trên đường.
- kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt được các hành vi và tình huống an toàn và không an toàn.
- Tránh những nơi nguy hiểm hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi.
B - Chuẩn bị: 
 - GV chuẩn bị tranh ( như SGK).
c- các hoạt động chính:
 Giáo viên
 Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn
- GV giới thiệu bài học.
- Cho HS quan sát các tranh vẽ.
* Hỏi: 
 Tranh 1: Em chơi với búp bê là đúng hay sai ?
 - Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau hay chảy máu không ?
 GV: Em và các bạn chơi với búp bê là đúng, sẽ không bị làm sao cả. Như vậy là an toàn.
Tranh 2: Cầm kéo doạ nhau đúng hay sai? Có thể gặp nguy hiểm gì ? 
- Em và các bạn có được cầm kéo doạ nhau không ?
GV: Em cầm kéo cắt thủ công là đúng, nhưng doạ bạn là sai vì có thể gây nguy hiểm cho bạn.
* Tương tự GV hỏi với các tranh còn lại.
- GV ghi lên bảng 2 cột an toàn, không an toàn ( nguy hiểm)
Kết luận: Ô tô xe máy chạy trên đường, dùng dao kéo doạ nhau, trẻ em đi bộ qua đường không có người lớn dắt, đứng gần cây có cành dễ bị gẫy có thể làm ta bị đau, bị thương. Như thế là nguy hiểm.
- Tránh những tình huống nguy hiểm trên là đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh. 
Hoạt động 2: Kể chuyện
- GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu các bạn kể cho nhau nghe mình đã từng bị đau như thế nào ?
GV hỏi thêm: Vật nào đã làm em bị đau ? Lỗi đó do ai ? Như thế là an toàn hay nguy hiểm ? Em có thể tránh không bị đau bằng cách nào ?
Kết luận: Khi đi chơi, ở nhà, ở trường, hay lúc đi đường em có thể gặp 1 số nguy hiểm. Ta cần tránh tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai
- Cho HS chơi sắm vai .
+ Cặp thứ nhất: Em đóng vai người lớn 2 tay đều không xách túi, em kia nắm tay và 2 em đi lại trong lớp.
+ Cặp 2: Em đóng vai người lớn xách túi 1 tay, em kia nắm vào tay không xách túi. Hai em đi lại trong lớp.
+ Cặp 3: Em đóng vai người lớn xách túi cả 2 tay, em kia nắm vào vạt áo. Hai em đi trong lớp.
- Nếu cặp nào thực hiện chưa đúng, GVgọi HS nhận xét và làm lại.
Kết luận: Khi đi bộ trên đường, các em phải nắm tay người lớn, nếu tay người lớn bận xách đồ em phải nắm tay vào vạt áo người lớn.
D- Cũng cố:
- Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần :
+ Không chơi các trò chơi nguy hiểm(dùng dao kéo doạ nhau, đá bống trên vỉa hè).
+ Không đI bộ một mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô vì có thể gây nguy hiểm cho các em.
+ Không chạy chơi dưới lòng đường.
+ Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường.
- HS thảo luận nhóm đôi và chỉ ra những tình huống, đồ vật nguy hiểm.
- 1 số HS trình bày ý kiến.
- Đúng.
- Không.
- Sai vì có thể gây nguy hiểm cho bạn.
- Không.
- HS thực hiện theo HD.
- HS nghe.
- 1 số HS lên kể.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- Từng cặp lên chơi.
=====================================================
Buổi chiều:
Tiết 1: Tiếng Việt: Ôn luyyện bài 21
A- Mục tiêu:
 - Đọc được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh ; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21.
 - Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Thỏ và sư tử.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài :
2- Luyện đọc:
+ Luyện đọc bảng ôn.
- Cho HS đọc bảng ôn.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Luyện đọc từ ứng dụng:
- Ghi từ ứng dụng lên bảng: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
- Cho HS đọc từ ứng dụng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Luyện đọc câu ứng dụng:
- GV viết bảng câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.
- Cho HS đọc câu ứng dụng.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc bài trong SGK.
3- Kể chuyện: Thỏ và sư tử
- Cho HS đọc tên truyện
+ GV kể diễn cảm hai lần .
- GV nêu Y/c và giao việc: mỗi nhóm sẽ thảo luận và kể 1 tranh.
- Nội dung từng tranh
Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn
Tranh 2: Đối đáp giữa thỏ và sư tử
Tranh 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cái giếng. Sư tử nhìn xuống đó thấy 1 con sư tử hung dữ đang chằm chằm nhìn mình.
Tranh 4: Tức mình, nó liền nhảy xuống địnhcho sư tử kia một trận; sư tử giãy giụa mãi rồi sặc nước và chết.
+ Cho HS thi kể chuyện.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
4 Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Tìm tiếng có âm vừa ôn.
- Cho HS đọc lại các tiếng trong bảng ôn.
- Cho HS đọc các từ.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc đồng thanh.
- Thi kể cá nhân theo đoạn.
- Thi kể giữa các nhóm.
- Kể toàn chuyện, phân vai.
- Các nhóm cử đại diện lên chơi
- HS đọc ĐT (1 lần)
- 2 HS đọc.
-------------------------------------------------------------------
Tiết 2:	 Toán : Ôn luyện 
A- Mục tiêu:
 + Viết được số 0; đọc và đếm được từ 0 đến 9 ; biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
 + Làm bài tập 1, 2, 3.
b. Đồ dùng dạy học:
 + GV chuẩn bị 4 tranh vẽ như sgk, phấn mầu.
 + HS: Bộ đồ dùng toán lớp 1, bút, thước kẻ, que tính.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
8 .... 6 > .... 9 < ....
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét và cho điểm.
Bài 2: Điền dấu ( , = ) vào chỗ chấm.
 0  2	6  10	 9  10	8  8
 7  0	1  0	 9  5 0  4
- GV nhận xét, chấm điểm.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
ủủủủủủủủủ
ủủủủủủủ
ủủủủủ
ủủủủủ
- Cho HS nhận xét, GV chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- Cho HS đếm từ 0 - 10 và từ 10 - 0 để giúp các em nắm được thứ tự các số từ 0 - 10 và từ 10 - 0
- Nhận xét chung giờ học. 
* HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
* HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
* HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bảng con.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS thực hiện theo HD.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1 T5.doc