Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 6 - Trường tiểu học Nam Xuân

Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 6 - Trường tiểu học Nam Xuân

Tiết 1 + 2: tiếng việt

Bài 22: p - ph, nh

A- Mục tiêu:

 - Đọc đợc: p, ph, nh, phố xá, nhà lá ; từ và câu ứng dụng.

 - Viết đợc: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

B- Đồ dùng dạy - Học:

 - Sách tiếng việt 1, tập 1. Bộ ghép chữ tiếng việt 1.

 - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói.

C- Các hoạt động dạy - học:

Tiết 1

I- Kiểm tra bài cũ:

- Viết và đọc bài 21:

- Đọc câu ứng dụng trong SGK.

- GV nhận xét, ghi điểm.

II- Dạy - học bài mới

1- Giới thiệu bài: (trực tiếp)

2- Dạy chữ ghi âm: p

- GV ghi bảng chữ p và đọc mẫu.

- So sánh chữ p và n ?

- GV phát âm mẫu: p (giải thích)

- Lệnh HS ghép âm p.

- GV theo dõi, chỉnh sửa.

 ph

 

doc 26 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 6 - Trường tiểu học Nam Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 + 2: 	tiếng việt
Bài 22: p - ph, nh
A- Mục tiêu:
 - Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá ; từ và câu ứng dụng. 
 - Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
B- Đồ dùng dạy - Học:
 - Sách tiếng việt 1, tập 1. Bộ ghép chữ tiếng việt 1.
 - Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc bài 21:
- Đọc câu ứng dụng trong SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- Dạy - học bài mới
1- Giới thiệu bài: (trực tiếp)
2- Dạy chữ ghi âm:	p
- GV ghi bảng chữ p và đọc mẫu.
- So sánh chữ p và n ?
- GV phát âm mẫu: p (giải thích)
- Lệnh HS ghép âm p.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
 ph
- GV ghi bảng ph và hỏi: âm ph được tạo bởi những con chữ nào ?
- Hãy so sánh p và ph ?
- GV phát âm mẫu: (giải thích)
- Tìm và ghép âm ph trong bộ chữ.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
3 - Dạy tiếng:
- GV ghi bảng: phố
- Phân tích tiếng phố.
- Đánh vần: phờ - ô - phô - sắc - phố. 
- Hãy tìm thêm âm ô ghép với âm ph và thêm dấu sắc trên ô để tạo thành tiếng mới.
4 - Dạy từ khoá:
- Tranh vẽ gì ?
- GV viết bảng và đọc mẫu: phố xá
- Cho HS đọc tổng hợp: ph, phố, phố xá 
 nh (Quy trình tương tựnhư âm ph)
* Nghỉ giải lao giữa tiết
5 - Đọc tiếng và từ ứng dụng:
- GV viết các từ ứng dụng: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
- Tìm và gạch dưới những tiếng có âm mới.
- Cho HS phân tích các tiếng vừa gạch chân.
- Cho HS đọc từ ứng dụng.
- GV giải nghĩa nhanh và đọc mẫu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
6 - Củng cố:
+ Trò chơi “ Thi đọc tiếng có âm vừa học”
- Nhận xét chung giờ học.
- Viết bảng con T1, T2, T3 mỗi tổ viết 1từ: xe chỉ, củ sả, kẻ ô.
- 2 -> 3 HS đọc.
- HS đọc theo GV: p - ph, nh
- HS đọc cá nhân.
- Giống nhau: có nét móc 2 đầu.
- Khác nhau: p có 1 nét xiên phải và nét sổ thẳng; n có nét móc xuôi.
- HS phát âm cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép âm p.
- Âm ph được tạo bởi chữ p và h, p đứng trước, chữ h đứng sau.
- Giống nhau: Đều có chữ p
- Khác nhau: ph có thêm chữ h đứng sau.
- HS phát âm cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép âm ph.
- 1 số em đọc: phố
- Tiếng phố có ph đứng trước ô đứng sau dấu ( ựự) trên ô.
- HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép tiếng phố
- phố xá 
- HS đọc cá nhân. 
- HS đọc trơn cá nhân, nhóm, lớp.
+ HS thực hiện.
* Lớp trưởng điều khiển
- Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc to.
- HS gạch chân: phở, phá, nho, nhổ.
- Một số HS đọc và phân tích.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- 2 -> 3 HS đọc lại.
- Các nhóm cử đại diện đọc thi theo hướng dẫn.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
7 - Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1 ở bảng lớp.
+ Đọc câu ứng dụng: 
- Tranh vẽ gì ? 
- Bạn nào đọc câu ứng dụng cho cô
- Tìm và gạch chân tiếng có chứa âm mới.
- Cho HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm.
- GV đọc mẫu.
+ Đọc trong SGK.
* Nghỉ giải laogiữa tiết
8 - Luyện viết: 
+ GV viết mẫu và nêu quy trình viết: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ Hướng dẫn cách trình bày vào vở và nêu tư thế ngồi viết.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
9 - Luyện nói: 
+ Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận.
+ Gợi ý:
- Trong tranh vẽ cảnh gì ?
- Nhà em có gần chợ không ?
- Nhà em có ai đi chợ ?
- Chợ dùng để làm gì ?
III - Củng cố - dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- Trò chơi: Thi viết chữ có âm vừa học. 
- Nhận xét chung giờ học.
ờ: Học lại bài. Xem trước bài 23.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- nhà dì na ở phố và có chó xù.
- 1 vài HS đọc.
- HS tìm: nhà, phố
- HS đọc cá nhân.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Lớp trưởng điều khiển
- HS viết trên trên bảng con.
- 1 HS nêu cách ngồi viết.
- HS viết bài theo mẫu.
- chợ, phố, thị xã.
- HS quan sát tranh và thảo luận N2 về chủ đề luyện nói hôm nay.
- chợ, phố, thị xã.
- HS nêu.
- HS đọc ĐT.
- HS chơi theo HD.
- HS nghe và ghi nhớ.
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3:	Toán
số 10
A- Mục tiêu:
 + Biết 9 thêm 1 được 10, viết được số 10; đọc, đếm được từ 0 đến 10 ; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
 + Bài tập cần làm: Bài 1, 4, 5 trong SGK.
B. Đồ dùng dạy học:
 + GV: Các nhóm đồ vật có số lượng là 10.
 + HS: Bộ đồ dùng toán 1.
C- Các hoạt động dạy - học:
	Giáo viên 
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT.
- Gọi 2 HS tiếp lên bảng viết các số.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (linh hoạt)
2. Giới thiệu số 10:
a. Lập số 10:
* Cho HS lấy ra 9 que tính và hỏi: Trên tay em bây giờ có mấy que tính ?
- Cho HS thêm 1 que tính nữa và hỏi: Trên tay bây giờ có mấy que tính ?
+ Cho HS nhắc lại: "9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính".
- GV lấy ra 9 chấm tròn rồi lấy thêm 1 chấm tròn nữa và hỏi: Có tất cả mấy chấm tròn ?
- Cho HS nhắc lại "9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 10 chấm tròn".
* Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- Có bao nhiêu bạn làm rắn ?
- Có bao nhiêu bạn làm thầy thuốc ?
- Tất cả có bao nhiêu bạn ?
+ Cho HS nhắc lại: "9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn".
- Cho HS quan sát hình thứ 2 để nêu được: "9 con tính thêm 1 con tính là 10 con tính".
- GV nói: Các nhóm này đều có số lượng là 10 nên ta dùng số 10 để chỉ các nhóm đó.
b. Giới thiệu chữ số 10 in và viết:
* GV treo mẫu chữ số 10, nêu "đây là chữ số 10".
- Số 10 gồm mấy chữ số ghép lại ?
- Đó là những chữ số nào ?
- Nêu vị trí của các chữ số trong số ?
+ Cho HS đọc.
- Viết mẫu và nêu quy trình viết chữ số 10.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
c. Nhận xét vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
* Cho HS đếm từ 0 -> 10, từ 10 -> 0.
+ Cho 1 HS lên bảng viết: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Số nào đứng liền trước số 10 ?
- Số nào đứng liến sau số 9 ?
3. Luyện tập:
Bài 1: Bài yêu cầu gì ?
- Hướng dẫn HS viết số 10 ngay ngắn vào từng ô.
- GV theo dõi, nhận xét.
Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
+ Hướng dẫn và giao việc.
 0
 1
 4
 8
10
 1
- 10 đứng sau những số nào ?
- Những số nào đứng trước số 10 ?
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 5: Bài yêu cầu gì ?
a) 4 , 2 , ‡
b) 8 , 10 , 9
c) 6 , 3 , 5
 Cho HS quan sát phần a và hỏi ?
- Trong ba số 4, 2, 7 ta khoanh vào số nào ?
- Số 7 là số lớn hay bé trong ba số đó ?
- Vậy bài tập yêu cầu làm gì ?
- Lệnh HS làm bài vào vở ô li.
- GV nhận xét, chữa bài.
III. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Nhận biết số lượng là 10.
- Cho HS đếm từ 0 -> 10, từ 10 -> 0.
- Nhận xét chung giờ học.
 HS 1 HS 2
0 . 1 2 .. 8
3 .... 5 0 .. 9
9 ..0 7....6
HS1: Viết các số từ 0 -> 9.
HS2: Viết các số từ 9 -> 0.
- 9 que tính.
- 10 que tính.
- 1 vài em nhắc lại.
- 10 chấm tròn.
- 1 số em nhắc lại.
- 9 bạn.
- 1 bạn.
- 10 bạn.
- 1 số em nhắc lại.
- HS quan sát.
- 2 chữ số.
- Số 1 và số 0.
- HS nêu.
- HS đọc : " mười"
- HS viết lên bảng con.
- HS đếm.
- 1 HS viết.
- Số 9.
- Số 10.
* Viết số 10.
- HS viết số 10 theo HD.
* Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
* Khoanh vào số lớn nhất.
- Số 7.
- Số lớn.
- Khoanh vào số lớn theo mẫu.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS chơi cả lớp.
- HS đếm cả lớp.
------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức 
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (T2)
A- Mục tiêu:
 - Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
 - Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 - Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
B- Tài liệu và phương tiện:
 - Vở bài tập đạo đức 1. Sáp màu.
 - Phần thưởng cho cuộc thi "Sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất".
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ?
- Để sách vở, đồ dùng được bền đẹp cần tránh những việc gì ?
II- Dạy học bài mới:
1- HĐ1: Làm bài tập 3.
+ Yêu cầu HS thảo luận N2 để xác định những bạn nào trong những tranh ở bài tập 3 biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- GV theo dõi, giúp đỡ. 
+ Yêu cầu HS nêu kết quả trước lớp.
KL: Các bạn ở các tranh 1, 2, 6 biết giữ gìn đồ dùng học tập, lau cặp sách sạch sẽ, để thước vào hộp, treo cặp đúng nơi quy định.
2- HĐ2: Thi "Sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất" (BT4).
+ Yêu cầu HS xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình lên bàn sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
+ GV tuyên bố thể lệ thi, tiêu chuẩn đánh giá của BGK.
+ Thể lệ: Tất cả mọi HS đều tham gia. Cuộc thi được tiến hành theo 2 vòng (vòng 1 ở tổ, vòng 2 ở lớp).
+ Đánh giá theo 2 mức: Số lượng, chất lượng và hình thức giữ gìn.
- Số lượng: Đủ sách vở, đồ dùng học tập (phục vụ cho buổi học đó).
- Về chất lượng: Sách vở sạch sẽ, phẳng phiu, không bị quăn mét, đồ dùng sạch đẹp.
- BGK: CN, lớp trưởng, tổ trưởng.
+ Ban giám khảo chấm vòng 2.
- Những bộ thi ở vòng 2 được trưng bày ở bàn riêng tạo điều kiện cho cả lớp quan sát rõ.
- BGK xác định những bộ đoạt giải kể cho lớp nghe mình đã giữ gìn như thế nào?
+ GV nhận xét và trao phần thưởng.
3- HĐ3: Cho HS đọc câu thơ cuối bài trong VBT.
KL: Caàn phaỷi giửừ gỡn saựch vụỷ, ủoà duứng hoùc taọp.
- Giửừ gỡn saựch vụỷ, ủoà duứng hoùc taọp giuựp cho caực em thửùc hieọn toỏt quyeàn ủửụùc hoùc cuỷa chớnh mỡnh.
III- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi cất sách vở, đồ dùng học tập nhanh, gọn.
- Nhận xét giờ học.
: Thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- HS trả lời.
 - HS thảo luận N2.
- Đại diện từng nhóm nêu kết quả theo từng tranh trước lớp.
- Chú ý nghe và ghi nhớ.
- HS thi theo tổ (vòng 1).
- 1 vài em kể.
- Những em đạt giải nhận quà.
- HS đọc theo GV.
- HS chơi theo HD.
=====================================================
Buổi chiều:
Tiết 1+2:	 Tiếng Việt : Ôn luyện bài 22:
A- Mục tiêu:
 - Luyện đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá ; từ và câu ứng dụng.
 - Luyện viết: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ và câu ứng dụng nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù..
 - Lu ... ài: (trực tiếp)
2. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và làm bài theo mẫu.
+ Chữa bài: Cho 2 HS ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả của bạn.
- GV nhận xét đưa ra kết quả đúng.
Bài 3: Hãy nêu yêu cầu của bài ?
a) Hướng dẫn HS dựa vào việc đếm số từ 0 đến 10 sau đó điền các số vào toa tàu.
- Yêu cầu HS đọc kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm.
b) Hướng dẫn HS dựa vào các số từ 0 đến 10 để viết các số vào mũi tên.
- Gọi 1 số HS đọc kết quả.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu của bài 4.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
- GV đánh giá, cho điểm.
III. Củng cố dặn dò:
+ Trò chơi: Thi viết số theo thứ tự từ 1 đến 10.
- Cho HS đọc dãy số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- Nhận xét chung giờ học.
: Chuẩn bị bài sau.
- HS nhận biết và nêu.
- 1 vài HS đọc.
* Nối (theo mẫu):
- HS quan sát tranh đếm số lượng và nối với số thích hợp.
- 1 HS đọc kết quả.
* Số.
- HS làm bài theo HD.
- 2 HS đọc.
- HS làm BT theo HD.
* Viết các số 6, 1, 3, 7, 10:
- HS làm bài.
a) từ bé đến lớn: 1, 3, 7, 10
b) từ lớn đến bé: 10, 7, 3, 1
- HS chơi thi giữa các tổ.
- HS đọc đồng thanh.
==============================================
Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 + 2:	tiếng việt
Bài 26: y, tr
A- Mục tiêu:
 - Đọc được: y, tr, y tá, tre ngà ; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: y, tr, y tá, tre ngà.
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Sách tiếng việt 1, tập 1. Bộ ghép chữ tiếng việt.
 - Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C- Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu viết: ngã tư, nghé ọ, nghệ sĩ.
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Dạy - học bài mới:
1. Gới thiệu bài: (trực tiếp)
2. Dạy chữ ghi âm: y 
- GV viết lên bảng và đọc mẫu: y
- So sánh y và u:
- GV phát âm mẫu: y (giống i)
- Tìm y trong bộ chữ.
3. Dạy tiếng:
- Âm y trong bài đứng một mình tạo thành tiếng y.
4. Dạy từ khoá:
- GVghi bảng và đọc mẫu: y tá
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ?
- Cho HS đọc tổng hợp: y, y, y tá
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
	tr : (Quy trình dạy tương tự như âm y) 
+ Âm tr được ghép bởi mấy con chữ ?
GV: tr là chữ kép duy nhất có chứa r.
+ So sánh tr với t:
+ Phát âm: tr (trờ) đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng bật ra không có tiếng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết
5 - Đọc từ ứng dụng:
- GV viết lên bảng các từ ngữ ứng dụng: y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.
- Tìm và gạch chân tiếng chứa chữ mới.
- Cho HS đọc trơn tiếng, từ.
- GVgiải thích 1 số từ và đọc mẫu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
6 - Củng cố:
Trò chơi: Đọc nhanh tiếng chứa âm vừa học.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng viết, mỗi em viết 1 từ.
- 1 vài HS đọc.
- HS đọc y, tr.
- HS đọc cá nhân.
- Giống: đều có 1 nét xiên phải và 1 nét móc ngược.
 Khác: u có thêm nét móc ngược.
y có 1 nét khuyết dưới.
- HS phát âm cá nhân, nhóm lớp.
- HS ghép âm: y
- HS đọc cá nhân, nhóm lớp.
- Tranh vẽ cô y tá.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS thực hiện theo HD.
- tr được ghép 2 con chữ t và r.
- Giống: đều có t.
 Khác: tr có thêm r 
- HS phát âm cá nhân, nhóm, cả lớp.
* Múa hát tập thể
- HS đọc thầm, 1 em đọc to.
- y, ý, trê, trí.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- 3 HS đọc lại.
- HS thực hiện trò chơi theo tổ.
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
7. Luyện đọc: 
+ Đọc lại bài tiết 1 ở bảng lớp.
+ Đọc câu ứng dụng: Tranh vẽ gì ?
- GVviết câu ứng dụng lên bảng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
- Tìm và gạch chân tiếng chứa chữ mới.
- GV đọc mẫu và giải thích tranh.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Đọc trong SGK.
* Giải lao giữa tiết
8 - Luyện viết:
- GVviết mẫu và HD quy trình viết: y, tr, y tá, tre ngà.
- GV nhận xét, bổ sung. 
- Cho HS nêu tư thế ngồi viết.
- Lệnh HS viết trong vở tập viết.
- GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
- GV chấm 1 số vở và nhận xét.
9 - Luyện nói:
- HS đọc tên bài luyện nói.
* Yêu cầu HS thảo luận:
+ Gợi ý:
- Trong tranh vẽ gì ?
- Các em bé đang làm gì ?
- Hồi bé em có đi nhà trẻ không ?
- Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là gì ?
- Nhà trẻ khác lớp 1 ở chỗ nào ?
III. Củng cố dặn dò:
+ Trò chơi: Tìm chữ có âm vừa học.
- Nhận xét chung giờ học.
: Đọc lại bài, xem trước bài 27.
- HS đọc cá nhân, nhóm , lớp.
- Mẹ và bé ra y tế xã.
- HS đọc thầm, 1 em đọc to.
- y.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS đọc đồng thanh.
* Thể dục vui khoẻ
- HS theo dõi và viết bảng con.
- 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- HS tập viết vào vở theo mẫu.
- 1 số em đọc: nhà trẻ.
- HS quan sát tranh và thảo luận N2 về chủ đề luyện nói hôm nay.
- Vẽ nhà trẻ.
- vui chơi.
- Có.
- Cô trông trẻ.
- HS nêu.
- HS chơi thi giữa các tổ.
- HS nghe và ghi nhớ.
--------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
Luyện tập chung
A- Mục tiêu:
 - So sánh được các số trong phạm vi 10; cấu tạo của số 10 . Sắp xếp được các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 20.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 trong SGK.
B- Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ, SGK, VBT.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết các số 1, 4, 5, 7, 6, theo thứ tự từ bé đến lớn; từ lớn đến bé.
- Số nào là lớn nhất ? số nào bé nhất ?
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS dựa vào thứ tự từ bé đến lớn của các số trong phạm vi 10 để điền số thích hợp vào ô trống.
0
2
11111
- GV đưa ra kết quả đúng để HS kiểm tra lại bài của mình.
Bài 2: Bài yêu cầu gì ?
4 ... 5 2 ... 5 8 ... 10 7 ... 7
7 ... 5 4 ... 4 10 ... 9 7 ... 9
- Lệnh HS làm bài vào vở ô li.
- GV chấm và chữa bài.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS đọc các số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0.
- Hướng dẫn HS dựa vào thứ tự để điền số thích hợp vào ô trống.
- Lệnh HS làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm và đọc kết quả.
- GV chấm và chữa bài.
III. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi viết các số từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0.
- Nhận xét chung giờ học.
: Ôn lại bài để khắc sau hơn về nhận biết số và thứ tự của số.
- 2 HS lên bảng viết.
- Số 7 lớn nhất, số 1 bé nhất.
* Số ?
- HS làm bài và đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nhận xét bài của bạn.
* Điền dấu ( >, <, =) thích hợp.
- HS làm bài sau đó lên bảng chữa.
* Số ?
 4
10
0
- HS làm bài và chữa bài.
 9 3 <
- 1 HS lên bảng làm.
* Viết các số 8, 5, 2, 9, 6:
- HS làm vở, 1 HS lên bảng làm.
a) Từ bé đến lớn: 2, 5, 6, 8, 9
b) Từ lớn đến bé: 9, 8, 6, 5, 2
- HS thực hiện trò chơi.
	---------------------------------------------------------------------
Tiết 4:	Sinh hoạt lớp tuần 6
A- Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: - Đi học đầy đủ đúng giờ.
 - Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
 - Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài: Nam, Nhật, Xuân, Linh, Lan Anh.
2. Tồn tại:
 - 1 số em viết còn yếu: Nhất, Mỹ, Thuận, Quý Đức, Bách.
 - Vệ sinh thân thể còn bẩn: Quý Đức, Thuận, Sáng.
 - Trong giờ học còn trầm, nhút nhát: Hương, Công Đức, Khánh.
B. Kế hoạch tuần 7:
 - Thực hiện đúng nội quy lớp.
 - Khắc phục những tồn tại trên.
 - Phát huy và duy trì những ưu điểm đã có.
=========================================
Buổi chiều:
Tiết 1: Tiếng Việt : Ôn luyện
 chú ý, cá trê, trí nhớ, ngã tư, qua đò
A- Mục tiêu:
 - Viết đúng các chữ : chú ý, cá trê, trí nhớ, ngã tư, qua đò; Câu ứng dụng bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã; kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
2. Quan sát mẫu nhận xét.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- Cho HS đọc chữ trong bảng phụ: chú ý, cá trê, trí nhớ, ngã tư, qua đò.
 - Cho HS phân tích chữ và nhận xét về độ cao chữ: 
- GV theo dõi, bổ sung.
3. Hướng dẫn và viết mẫu.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ : chú ý, cá trê, trí nhớ, ngã tư, qua đò.
 - GV theo dõi, chỉnh sửa.
4. Hướng dẫn HS tập viết vào vở ô li.
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Lệnh cho HS viết bài vào vở từ chú ý, cá trê, trí nhớ, ngã tư, qua đò. Câu ứng dụng bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- Nhắc nhở, chỉnh sửa cho những HS ngồi viết và cầm bút chưa đúng quy định (nếu có ).
- GV chấm bài, chữa lỗi sai phổ biến.
5. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Nhận xét chung giờ học, tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
: Luyện viết lại bài.
- HS đọc cá nhân, cả lớp.
- HS nhận xét và phân tích.
- HS theo dõi và tập viết vào bảng con.
- 1 HS nêu.
- HS tập viết từng dòng theo hiệu lệnh.
- Các tổ cử đại diện lên chơi.
----------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán : Luyện tập
A- Mục tiêu:
 - So sánh được các số trong phạm vi 10; cấu tạo của số 10 . Sắp xếp được các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 20.
 - Làm bài tập: 1, 2, 3.
B- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1:
- Cho HS nêu y/c của bài.
- Hướng dẫn HS dựa vào thứ tự từ bé đến lớn của các số trong phạm vi 10 để điền số thích hợp vào ô trống.
4
1
0
7
5
- GV đưa ra kết quả đúng để HS kiểm tra lại bài của mình.
Bài 2: Bài yêu cầu gì ?
- HD và giao việc.
4 . 5 2 . 5 8 . 10 7 . 7
7 . 5 4 . 4 10 . 9 1 . 0
9 . 9 3 . 2 7 . 9 5 . 8
- GV cho HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Cho HS nêu y/c của bài.
- GV hướng dẫn và giao việc.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Thi viết các số từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0.
- Nhận xét chung giờ học.
: Ôn lại bài để khắc sâu hơn về nhận biết số, thứ tự của số.
* Số ?
- HS làm bài và đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nhận xét bài của bạn.
* Điền dấu ( >, <, =) thích hợp vào chỗ trống.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
- Dưới lớp nhận xét bài của bạn.
* Viết các số 3, 8, 5, 2, 10, 6 theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- HS làm vở, 2 HS lên bảng làm.
a) 2, 3, 5, 6, 8, 10.
b) 10, 8, 6, 5, 3, 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1 T6.doc