Thiết kế bài học khối 1 - Tuần số 16

Thiết kế bài học khối 1 - Tuần số 16

 Học vần

Bài 64: im – um

I. Mục tiêu Giúp học sinh:

- Đọc được im, um, chim câu, trùm khăn; từ và các câu ứng dụng.

- Viết được im, um, chim câu, trùm khăn.

- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.

- Rèn đọc đúng bài học vần om, am.

- GD học sinh thích học môn Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ từ khóa.

- Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.

- Tranh minh hoạ luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng.

- Bộ ghép vần của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 1 - Tuần số 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
 Học vần
Bài 64: im – um
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
- Đọc được im, um, chim câu, trùm khăn; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được im, um, chim câu, trùm khăn.
- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.
- Rèn đọc đúng bài học vần om, am.
- GD học sinh thích học môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ từ khóa.
- Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
- Tranh minh hoạ luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng.
- Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần im, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần im.
Lớp cài vần im.
GV nhận xét.
So sánh vần im với am.
HD đánh vần vần im.
Có im, muốn có tiếng chim ta làm thế nào?
Cài tiếng chim.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng chim.
Gọi phân tích tiếng chim. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng chim. 
Dùng tranh giới thiệu từ “chim câu”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng chim, đọc trơn từ chim câu.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần um (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: im, chim câu, um, trùm khăn.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Con nhím: Con vật nhỏ có bộ lông là những gai nhọn, có thể dù lên.
Tủm tỉm: Cười nhỏ nhẹ không nhe răng và không hở môi.
Mũm mĩm: Đưa tranh em bé mập mạp, trắng trẻo và giới thiệu.
Con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ: Con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3. Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Bức tranh vẽ gì?
Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng:
Khi đi em hỏi
Khi về em chào
Miệng em chúm chím
Mẹ có yêu không nào?
Gọi học sinh đọc.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói: Chủ đề: “Xanh, đỏ, tím, vàng”.
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Tổ chức cho các em thi nói về các màu sắc em yêu.
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
4. Củng cố: Gọi đọc bài.
Trò chơi:
Tìm vần tiếp sức:
Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 6 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Cách chơi:
Học sinh nhóm này nêu vần, học sinh nhóm kia nêu tiếng có chứa vần vừa học, trong thời gian nhất định nhóm nào nói được nhiều tiếng nhóm đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5. Liên hệ: Chim câu là chim có ích chúng ta cần chăm sóc nó cẩn thận .
6. Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
7. Nhận xét: Tuyên dương Ý, Na, Tuân, Diệp, Chương, Thành phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 5 -> 8 em
N1: que kem; N2: ghế đệm.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau: kết thúc bằng m.
Khác nhau: im bắt đầu bằng i.
i – mờ – im. 
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm ch đứng trước vần im.
 Toàn lớp.
CN 1 em.
chờ – im – chim.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng chim.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau: kết thúc bằng m
Khác nhau: um bắt đầu bằng u, im bắt đầu bằng i. 
3 em
1 em.
Toàn lớp viết
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
Nhím, tìm, tủm tỉm, mũm mĩm.
CN 2 em.
CN 2 em, đồng thanh.
Vần im, um.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm.
CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
Em bé chào mẹ để đi học.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Học sinh nói theo hướng dẫn của Giáo viên.
Học sinh khác nhận xét.
Hai nhóm mỗi nhóm 5 em thi tìm các màu sắc ở các đồ vật.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
----------------------------------------------------------
Đạo đức
 Trật tự trong trường học (Tiết 1)
I.Mục tiêu Học sinh hiểu:
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng, khi ra vào lớp.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Rèn HS biết giữ trật tự khi nghe cô thầy giảng bài .
- GDHS yêu thích môn đạo đức.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
	- Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp.
	- Điều 28 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Hỏi bài trước: 
Hỏi học sinh về nội dung bài cũ.
GV nhận xét KTBC.
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 : 
Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận:
GV chia nhóm và yêu cầu học sinh quan sát tranh và thảo luận về việc ra vào lớp của các bạn trong tranh.
Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Nêu yêu cầu cho học sinh cả lớp tranh luận:
Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong tranh 2?
Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
GV kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
Hoạt động 2:
Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ:
GV thành lập BGK gồm GV và cán sự lớp.
GV nêu YC cuộc thi:
Tổ trưởng bết điều khiển các bạn (1 điểm)
Ra vào lớp không chen lấn, xô đẩy (1 điểm)
Đi cách đều nhau, cầm hoặc mang cặp sách gọn gàng (1 điểm)
Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn (1 điểm)
3. Cho các nhóm thực hành
BGK chấm điểm công bố kết qủa và phát thưởng cho tổ xếp tốt nhất.
4. Củng cố: Hỏi tên bài.
Gọi nêu nội dung bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
5. Liên hệ: HS phải giữ trật tự khi nghe giảng, khi vào lớp.
6. Dặn dò: Học bài, xem bài mới
7. Nhận xét: Tuyên dương Ý, Na, Tuân, Diệp, Chương, Thành phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
HS nêu tên bài học.
4 học sinh trả lời.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh mỗi nhóm quan sát tranh, thảo luận và trình bày trước lớp.
Học sinh nhóm khác nhận xét.
Các nhóm thực hành xếp hàng ra vào lớp theo điều khiển của lớp trưởng. Thi đua nhau giữa các nhóm.
Học sinh nêu tên bài học.
Học sinh nêu nội dung bài học.
Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt.
-----------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 13 tháng 12 năm 2011
Toán
 Luyện tập 
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
- Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Rèn HS tính toán chính xác.
- GD HS thích học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.
- Bộ đồ dùng toán 1
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
Hỏi tên bài, gọi nộp vở.
Gọi vài học sinh lên bảng để kiểm tra về bảng trừ trong phạm vi 10.
Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
3.Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh theo bàn đứng dậy mỗi em nêu 1 phép tính và kết quả của phép tính đó lần lượt từ bàn này đến bàn khác.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Ở dạng toán này ta thực hiện như thế nào? Gợi ý học sinh nêu: Điền số thích hợp vào chỗ chấm để có kết qủa đúng.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cô treo tranh tranh, gọi nêu đề bài toán.
Gọi lớp làm phép tính ở bảng con.
Gọi nêu phép tính, cô ghi bảng.
4. Củng cố: 
Hỏi tên bài.
Gọi đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi đã học. 
5. Liên hệ: Làm được tính trừ trong phạm vi 10 một cách thành thạo.
6. Dặn dò: Tuyên dương, dặn học sinh học bài, xem bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dương Ý, Na, Tuân, Diệp, Chương, Thành phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
1 em nêu “ Phép trừ trong phạm vi 10”
Vài em lên bảng đọc các công thức trừ trong phạm vi 10.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh nêu: Luyện tập.
Học sinh lần lượt làm các cột bài tập 1.
Học sinh chữa bài.
Điền số thích hợp vào chỗ chấm để có kết qủa đúng.
Học sinh làm VBT.
Học sinh nêu đề toán và giải : 
8 – 2 = 6 (quả)
Học sinh đọc lại phép tính GV ghi để khắc sâu cách giải.
Học sinh xung phong đọc bảng cộng và trong phạm vi đã học.
--------------------------------------------------------------------
Học vần
Bài 65: iêm – yêm 
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
- Đọc được iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.
- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: Điểm mười.
- Rèn đọc đúng bài học vần om, am.
- GD học sinh thích học môn Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ từ khóa.
- Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng, luyện nói.
- Thanh kiếm, cái yếm.
- Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần iêm, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần iêm.
Lớp cài vần iêm.
GV nhận xét 
So sánh vần êm với iêm.
HD đánh vần vần iêm.
Có iêm, muốn có tiếng kiếm ta làm thế nào?
Cài tiếng kiếm.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng kiếm.
Gọi phân tích tiếng kiếm. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng kiếm. 
Dùng tranh giới thiệu từ “dừa xiêm”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học
Gọi đánh vần tiếng xiêm, đọc trơn từ dừa xiêm.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần yêm (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
HD viết bảng con: iêm, dừa xiêm, yêm, cái yếm.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Thanh kiếm: Giáo viên đưa thanh kiếm cho học sinh xem.
Quý hiếm: Cái gì đó r ...  tiếng hót, đọc trơn từ tiếng hót.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần at (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: ot, tiếng hót, at, ca hát.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Bánh ngọt, trái nhót, bãi cát, chẻ lạt.
Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ: Bánh ngọt, trái nhót, bãi cát, chẻ lạt.
Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2
Gọi đọc toàn bảng
3. Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn:
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
Bức tranh vẽ gì?
Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng:
Ai trồng cây 
Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây
Chim hót lời mê say.
Gọi học sinh đọc.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói: Chủ đề: “Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát”.
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV giáo dục TTTcảm
Đọc sách kết hợp bảng con
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
4. Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi: Thi hát:
GV hướng dẫn 2 đội mỗi đội 5 người. Lần lượt từng đội sẽ hát hoặc đọc câu hát, câu thơ, câu văn có chứa vần ot hoặc at. Đến lượt đội mình mà các bạn trong đội không hát, đọc được thì đếm 5 tiếng và sẽ mất lượt hát, đọc đó. Cuối cùng đội nào được nhiều lượt đọc hoặc hát sẽ thắng
GV nhận xét trò chơi.
5. Liên hệ: Ở nhà em có hay hát không, em thích hát bài gì nhất?
6. Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
7. Nhận xét: Tuyên dương Ý, Na, Tuân, Diệp, Chương, Thành phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 5 -> 8 em
N1: lưỡi liềm; N2: nhóm lửa.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
Giống nhau: Bắt đầu bằng o.
Khác nhau: ot kết thúc bằng t.
o – tờ – ot. 
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm h đứng trước vần ot và thanh sắc trên âm o. 
Toàn lớp.
CN 1 em.
Hờ – ot – hot – sắc - hót.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng hót.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau : kết thúc bằng t
Khác nhau: at bắt đầu bằng a, ot bắt đầu bằng o. 
3 em
1 em.
Toàn lớp viết
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
Ngọt, nhót, cát, lạt.
CN 2 em
CN 2 em, đồng thanh
Vần ot, at.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm
CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
Con cò lộn cổ xuống ao.
Hai bạn nhỏ đang trồng và chăm sóc cây, trên cành chim đang hót.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 5 em, đồng thanh.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 5 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
------------------------------------------------------------------------
Toán
Bài: Luyện tập chung
I.Mục tiêu Giúp học sinh:
- Biết đếm, so sánh, thứ tự các số từ 0 đến 10; biết làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10; viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
- Rèn HS tính toán chính xác.
- GD HS thích học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.
- Bộ đồ dùng toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
Hỏi tên bài.
Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính. 
Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
3.Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh đếm trong ô có bao nhiêu chấm tròn thì viết vào dưới số thích hợp.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Gọi học sinh đọc:
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Ở dạng toán này ta thực hiện như thế nào?
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Bài này yêu cầu ta làm gì?
GV phát phiếu học tập cho học sinh làm bài 3, 4 vào phiếu.
Gọi học sinh nêu miệng bài tập.
Bài 5: Câu a.
GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng, gọi học sinh nhìn tóm tắt đọc đề toán:
Tóm tắt:
Có : 5 quả
Thêm : 3 quả
Có tất cả: ? quả.
GV hỏi: Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi ta điều gì?
Gọi lớp làm phép tính ở bảng con.
Gọi nêu phép tính, cô ghi bảng.
Cho học sinh đọc lại bài giải.
Câu b Tóm tắt:
Có: 7 viên bi
Bớt: 3 viên bi
Còn: ? viên bi
GV hỏi: Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi ta điều gì?
Gọi lớp làm phép tính ở bảng con.
Gọi nêu phép tính, cô ghi bảng.
Cho học sinh đọc lại bài giải.
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài.
Gọi đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.
5. Liên hệ: Học thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10 để tính toán chính xác.
6. Dặn dò: Tuyên dương, dặn học sinh học bài, xem bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dương Ý, Na, Tuân, Diệp, Chương, Thành phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
Học sinh nêu tên bài “Luyện tập”
5 + 3 = , 10 + 0 =
9 – 6 = , 8 + 2 =
10 – 1 = , 10 + 0 =
10 – 0 = , 9 + 1 =
Học sinh nêu: Luyện tập chung.
Học sinh lần lượt đếm và viết vào ô trống số chỉ chấm tròn tương ứng.
1 em đọc từ 0 -> 10
1 em đọc từ 10 -> 0
Học sinh khác đọc lặp lại.
Viết các số thẳng cột với nhau.
Viết số thích hợp vào ô trống.
Học sinh làm ở phiếu học tập và nêu kết qủa.
Có 5 quả, thêm 3 quả nữa. Hỏi có tất cả mấy quả?
Học sinh nêu và trình bày bài giải.
Giải:
5 + 3 = 8 (quả)
Có 7 viên bi, bớt 3 viên bi. Hỏi còn lại mấy viên bi?
Học sinh nêu và trình bày bài giải.
Giải:
7 - 3 = 4 (viên bi)
Học sinh nêu tên bài.
Một vài em đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.
-----------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I. Mục đích, yêu cầu:
GV nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần vừa qua.
Vạch phương hướng tuần tới.
1. Nề nếp:
Các em đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
Chăm sóc cây xanh đảm bảo,vệ sinh trường, lớp sạch sẽ .
2. Học tập.
Các em ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối HK I.
Có nhiều bạn đọc tốt và siêng năng phát biểu xây dựng bài sôi nổi như bạn:Ý, Tuân, Thành, Diệp, Na,Vân, Tiên, Chương...
 Một số bạn đọc và viết còn yếu: Vũ,Thanh Tùng .
3. Các hoạt động khác: Các em tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, của Đội đề ra.
II. Phương hướng tuần tới
1. Nề nếp: Duy trì nề nếp tốt.
2. Học tập: Rèn đọc và rèn viết cho các em còn yếu Thanh Tùng, Vũ .Rèn tính toán cho em Quang Huy, em Vũ, em Tùng.
3. Hoạt động khác: Các em tích cực tham gia mọi hoạt động của trường, của đội đề ra
Âm nhạc Nghe Hát Quốc Ca:	
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
 I. YÊU CẦU: 
-Làm quen với bài hát Quốc ca. Biết khi chào cờ, hát Quốc ca phải đứng nghiêm.
	-Biết nội dung câu chuyện Nai Ngọc và nhớ, nhắc lại một vài chi tiết ở nội dung câu chuyện 
II. CHUẨN BỊ:
- Máy nghe, băng nhạc bài Quốc ca.
- Nắm rõ nội dung câu chuyện Nai Ngọc.
	- Nắm nội dung trò chơi “Tên tôi, tên bạn.”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
	1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên các bài hát đã ôn ở tiết trước, hát và vỗ tay theo phách hoặc tiết tấu lời ca. GV nhận xét, đánh giá.
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Nghe Quốc ca.
- GV Giới thiệu đôi nét ngắn gọn về Quốc ca: Là bài hát chung của cả nước do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Trước đây có tên là bài Tiến quân ca.
- Hỏi HS: + Quốc ca được hát khi nào?
 + Khi chào cờ và khi hát Quốc ca đứng như thế nào?
- GV nhắn lại cho HS hiểu và nhớ: Quốc ca được hát khi chào cờ và hát Quốc ca phải đứn thẳng, nghiêm trang, mắt hướng về Quốc kì.
- Cho HS nghe Quốc ca qua băng nhạc.
- Hướng dẫn HS đứng chào cờ, nghe Quốc ca với thái độ trang nghiêm (Nếu HS thuộc bái hát có thể cho các em tập chào cờ và hát một lần).
*Hoạt động 2: Kể chuyện Nai Ngọc
- GV kể (hoặc đọc chạm, diễn cảm) “Câu chuyện Nai”.
- GV nêu một vài câu hỏi sau khi kể cho HS để xem các em có nắm được nội dung câ chuyện không. Ví dụ:
 + Tại sao các loại vật lại quên cả việc phá nương rẫy, mùa màng?
 + Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không muốn về?
- GV kết luận để HS ghi nhớ: Tiếng hát tuyệt vời của Nai Ngọc có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được muông thú phá hoại mùa màng, nương rẫy. Mọi người đều yêu quí Nai Ngọc và tiếng hát của em.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Tên tôi, tên bạn”.
- Hướng dẫn HS tập nói tên theo tiết tấu của câu hát trong bài Sắp đến Tết rồi:Tên tôi là Nam
 Bạn tên là gì?
- Hướng dẫn trò chơi: Em thứ nhất đứng lên tự giới thiệu Tên mình và hỏi tên bạn bên cạnh hoặch chỉ một bạn khác (nói theo tiết tấu )
- Em được chỉ định phải lập tức đứng lên trả lời và hỏi tiếp bạn khác tiết tấu và câu nói đã quy định. Bạn tiếp theo lại trả lời và tiếp tục hỏi, Nếu em nào trả lời chậm hoặc nói không đúng tiết tấu đã quy định đều bị coi là phạm luật và không được tiếp tục chỉ định người khác. Trò chơi cứ thế tiếp tục.
- Cùng cách nói theo tiết tấu trên, nhưng thay vì giới thiệu tên mình, HS có thể giới thiệu về “cây’’ hoặc “con vật’’. 
* Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
- Kết thúc tiết học, GV nhận xét (khen cá nhân, và những nhóm học tốt,tích cự tham gia trò chơi; nhắc nhở những cá nhân, những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn).
- Dặn HS ghi nhớ tư thế và thái độ khi chào cờ, hát Quốc ca và thực hiện tốt trong các buổi chào cờ đầu tuần.
* Hoạt động 4: Nhận xét
Tuyên dương Ý, Tuân, Na, Diệp phát biểu sôi nổi.
- Ngồi ngay ngắn nghe giới thiệu về Quốc ca.
- HS trả lời (theo khả năng hiểu biết của các em).
- Lắng nghe và ghi nhớ
- HS nhắc lại
- HS nghe Quốc ca, ngồi ngay ngắn.
- HS tập đứng chào cờ và nghe Quốc ca nghiêm túc theo hướng dẫn
- HS tập trung, chú ý lắng nghe.
- Nghe GV hỏi và trả lời:
+ Vì mãi mê nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé.
+ Vì tiếng hát của Nai Ngọc hay quá.
- HS nghe và ghi nhớ
- HS thực hiện nói tên theo hướng dẫn.
- HS luyên tập nhiều lần để thuộc câu nói trước khi tham gia trò chơi.
- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 16 Phuc.doc