Thiết kế bài học khối 1 - Tuần số 19

Thiết kế bài học khối 1 - Tuần số 19

Học vần

Bài 77: ăc - âc

I. Mục tiêu Gióp häc sinh:

- Đọc được ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và các câu ứng dụng.

- Viết được ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

- Rèn HS đọc thành thạo bài học vần ăc ,âc.

- GDHS thích học môn tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.

- Tranh minh hoạ luyện nói: Ruộng bậc thang.

- Bộ ghép vần của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 1 - Tuần số 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày tháng 1 năm 2012
Học vần
Bài 77: ăc - âc
I. Mục tiêu Gióp häc sinh:
- Đọc được ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
- Rèn HS đọc thành thạo bài học vần ăc ,âc.
- GDHS thích học môn tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
- Tranh minh hoạ luyện nói: Ruộng bậc thang.
- Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần ăc, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần ăc.
Lớp cài vần ăc.
GV nhận xét.
HD đánh vần vần ăc.
Có ăc, muốn có tiếng mắc ta làm thế nào?
Cài tiếng mắc.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng mắc.
Gọi phân tích tiếng mắc. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng mắc. 
Dùng tranh giới thiệu từ “mắc áo”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng mắc, đọc trơn từ mắc áo.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần âc (dạy tương tự )
So sánh 2 vần
Đọc lại 2 cột vần.
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con: ac, mắc áo, âc, quả gấc.
GV nhận xét và sửa sai.
Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng.
Màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.
Gọi đánh vần các tiếng có chứa vần mới học và đọc trơn các từ trên.
Đọc sơ đồ 2.
Gọi đọc toàn bảng.
3.Củng cố tiết 1: 
Hỏi vần mới học.
Đọc bài.
Tìm tiếng mang vần mới học.
NX tiết 1
Tiết 2
Luyện đọc bảng lớp :
Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu: GT tranh rút câu ghi bảng:
Những đàn chim ngói
Mặc áo màu nâu
Đeo cườm ở cổ
Chân đất hồng hồng
Như nung qua lửa.
Gọi học sinh đọc.
GV nhận xét và sửa sai.
Luyện nói: Chủ đề: “Ruộng bậc thang”.
GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề “Ruộng bậc thang”.
GV giáo dục TTTcảm.
Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu 1 lần.
GV Nhận xét cho điểm.
Luyện viết vở TV.
GV thu vở một số em để chấm điểm.
Nhận xét cách viết.
4. Củng cố : Gọi đọc bài.
Trò chơi: Kết bạn.
Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 12 em. Thi tìm bạn thân.
Cách chơi:
Phát cho 12 em 12 thẻ và ghi các từ có chứa vần ăc, âc. Học sinh biết được mình mang từ gì và chuẩn bị tìm về đúng nhóm của mình. Những học sinh mang vần ăc kết thành 1 nhóm, vần âc kết thành 1 nhóm. Những học sinh không mang các vần trên không kết được bạn. Sau khi GV hô “kết bạn” thì học sinh tìm bạn và kết thành nhóm. Học sinh nào kết sai nhóm thì bị phạt lò cò xung quanh lớp 1 vòng.
GV nhận xét trò chơi.
5. Liên hệ: Quả gấc có màu gì, gấc dùng để nấu gì?
6. Dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
7. Nhận xét: Tuyên dương Giang, Diệp, Ý, Tuân, Na, Ngân phát biểu sôi nổi.
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1: con cóc; N2: bản nhạc.
Học sinh nhắc lại.
HS phân tích, cá nhân 1 em
Cài bảng cài.
á – cờ – ăc. 
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
Thêm âm m đứng trước vần ăc và thanh sắc trên đầu âm ă.
 Toàn lớp.
CN 1 em.
Mờ – ăc – măc – sắc – mắc.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT.
Tiếng mắc.
CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
CN 2 em
Giống nhau: kết thúc bằng c
Khác nhau: ăc bắt đầu bằng ă, âc bắt đầu bằng â. 
3 em
1 em.
Toàn lớp viết
Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV.
HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em.
CN 2 em.
CN 2 em, đồng thanh.
Vần ăc, âc.
CN 2 em
Đại diện 2 nhóm.
CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh.
HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 2 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
Học sinh nói theo hướng dẫn của Giáo viên.
Học sinh khác nhận xét.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em.
Học sinh lắng nghe.
Toàn lớp.
CN 1 em
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 12 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi.
Học sinh khác nhận xét.
----------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 1)
I. Mục tiêu Học sinh:
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết nhắc nhở bạn bè phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Rèn HS vâng lời thầy cô giáo.
- GDHS thích học môn đạo đức .
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
	- Một số đồ vật phục vụ cho diễn tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Hỏi bài trước: 
Hỏi học sinh về nội dung bài cũ.
Hỏi học sinh về nội dung bài cũ.
GV nhận xét KTBC.
2. Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 : 
Học sinh làm bài tập 3
a) Giáo viên gọi học sinh kể trước lớp nội dung bài tập 3.
b) Cho cả lớp trao đổi.
c) Giáo viên kể 1, 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường về việc lễ phép và vâng lời thầy (cô) giáo.
Cho học sinh nhận xét: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo (cô) giáo?
Hoạt động 2:
Thảo luận theo nhóm (bài tập 4)
Giáo viên chia nhóm theo tổ (4 nhóm) và nêu yêu cầu:
Em sẽ làm gì nếu bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo?
Tổ chức cho các em thảo luận.
Gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
GV kết luận: Khi các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
Hoạt động 3: Học sinh vui múa hát về chủ đề: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vui múa theo chủ đề.
3. Củng cố: Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nêu nội dung bài học và đọc 2 câu thơ cuối bài.
Nhận xét, tuyên dương. 
4. Liên hệ: HS hằng ngày lễ phép với thầy, cô giáo.
5. Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài sau.
6. Nhận xét:Tuyên dương Giang, Diệp, Ý, Tuân, Na, Ngân phát biểu sôi nổi.
HS nêu tên bài học.
4 học sinh trả lời.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh kể trước lớp theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh trao đổi nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nhận xét phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
Học sinh thực hành theo nhóm.
Khi các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở và khuyên bạn không nên như vậy.
Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh sinh hoạt tập thể múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
Học sinh nêu tên bài và nhắc lại nội dung bài học, đọc 2 câu thơ cuối bài.
---------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày tháng 1 năm 2012
Toán
Bài: mười một – mười hai
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
- Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai; biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số; 11 (12) gồm 1 chục và 1 (2) đơn vị.
- Rèn HS tính toán chính xác .
- GDHS thích học toán .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. Bó chục que tính và các que tính rời.
- Bộ đồ dùng toán 1.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
Giáo viên nêu câu hỏi:
10 đơn vị bằng mấy chục?
1 chục bằng mấy đơn vị?
Gọi học sinh bài bài tập số 2 trên bảng lớp.
Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
a. Giới thiệu số 11
Giáo viên cho học sinh lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính?
Giáo viên ghi bảng : 11
Đọc là : Mười một
Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy:
Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau.
b. Giới thiệu số 12
Giáo viên cho học sinh lấy 1 bó chục que tính và 2 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính?
Giáo viên ghi bảng : 12
Đọc là : Mười hai.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy:
Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có 2 chữ số viết liền nhau: 1 ở bên trái và 2 ở bên phải.
3. Học sinh thực hành: (Luyện tập)
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Cho học sinh đếm số ngôi sao và điền số vào ô trống.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu và nêu “Vẽ thêm 1 (hoặc 2) chấm tròn vào ô trống có ghi 1 (hoặc 2) đơn vị”.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh đếm số hình tam giác và hình vuông rồi tô màu theo yêu cầu của bài.
4. Củng cố:
Hỏi tên bài.
5. Liên hệ: Số 11 được viết bằng mấy con số. Số 12 được viết bằng mấy con số.
6. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới.
7. Nhận xét:Tuyên dương Giang, Diệp, Ý, Tuân, Na, Ngân phát biểu sôi nổi.
10 đơn vị bằng 1 chục.
1 chục bằng 10 đơn vị.
Học sinh làm ở bảng lớp.
Học sinh nhắc tựa.
Có 11 que tính.
Học sinh đọc.
Học sinh nhắc lại cấu tạo số 11.
Có 12 que tính.
Học sinh đọc.
Học sinh nhắc lại cấu tạo số 12.
Học sinh làm VBT.
Học sinh thực hiện VBT và nêu kết quả.
Học sinh tô màu theo yêu cầu và tập.
Học sinh nêu tên bài và cấu tạo số 11 và số 12.
---------------------------------------------------
Học vần
Bài 78: uc - ưc
I. Mục tiêu Gióp häc sinh:
- Đọc được uc, ưc, cần trục, lực sĩ; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
- Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất.
- Rèn HS đọc đúng bài học vần uc, ưc.
- GDHS thích học môn tiếng Việt .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
- Tranh minh hoạ luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất.
- Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
GV giới thiệu tranh rút ra vần uc, ghi bảng.
Gọi 1 HS phân tích vần uc.
Lớp cài vần uc.
GV nhận xét.
So sánh vần uc với ut.
HD đánh vần vần uc.
Có uc, muốn có tiếng trục ta làm thế nào?
Cài tiếng trục.
GV nhận xét và ghi bảng tiếng trục.
Gọi phân tích tiếng trục. 
GV hướng dẫn đánh vần tiếng trục. 
Dùng tranh giới thiệu từ “cần trục”.
Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học.
Gọi đánh vần tiếng trục, đọc trơn từ cần trục.
Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
Vần 2 : vần ư ... tựa.
Có 16 que tính.
Học sinh đọc.
Học sinh nhắc lại cấu tạo số 16.
Học sinh nhắc lại cấu tạo các số 17, 18, 19 và nêu được đó là các số có 2 chữ số.
Học sinh làm VBT.
11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
Học sinh thực hiện VBT và nêu kết quả.
Học sinh nối theo yêu cầu và tập.
Học sinh nêu lại nội dung bài học.
Học sinh nêu tên bài và cấu tạo số 16, 17 18 và số 19.
---------------------------------------------------------
Thủ công
Bài: Gấp mũ ca lô (tiết 1)
I. Mục tiêu Giúp HS:
- Biết cách gấp cái mũ ca lô bằng giấy.
	- GÊp được cái mũ ca lô bằng giấy. C¸c nÕp gÊp t­¬ng ®èi th¼ng, ph¼ng.
*Víi häc sinh khÐo tay:
	- GÊp được cái mũ ca lô bằng giấy. Mò c©n ®èi. C¸c nÕp gÊp th¼ng, ph¼ng.
- Rèn HS biết cách gấp mủ ca lô
- GDHS thích học môn Thù công.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu gấp mũ ca lô bằng giấy mẫu.
- 1 tờ giấy màu hình vuông.
	- Học sinh: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
a.Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Cho học sinh xem chiếc mũ ca lô bằng giấy
Đặt câu hỏi để học sinh trả lời về hình dáng và tác dụng của mũ ca lô.
b.Giáo viên hướng dẫn mẫu:
Hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô.
Cách tạo tờ giấy hình vuông.
Gấp lấy đường dấu giữa theo đường chéo (H2)
Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở H2 ta được H3.
Gấp đôi H3 để lấy đường dấu giữa, sao đó mở ra, gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa H4.
Lật H4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự ta được H5
Gấp lớp giấy phía dưới của H5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp như H6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên H7 ta được H8.
Lật H8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy ta được H10
Cho học sinh tập gấp hình mũ ca lô trên giấy nháp hình vuông để các em thuần thục chuẩn bị cho học tiết sau.
4. Củng cố: 
Học sinh nhắc lại quy trình gấp mũ ca lô.
5. Liên hệ: HS gom giấy bỏ vào sọt rác.
6. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.
7. Nhận xét: Tuyên dương Giang, Diệp, Ý, Tuân, Na, Ngân phát biểu sôi nổi.
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra.
Vài HS nêu lại
1 học sinh đội mũ ca lô lên đầu.
Lớp quan sát và trả lời các câu hỏi.
Học sinh lắng nghe các quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy.
Học sinh nhắc lại quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy.
Học sinh thực hành gấp thử mũ ca lô bằng giấy.
Học sinh nêu quy trình gấp mũ ca lô bằng giấy.
----------------------------------------------------
Thứ 6 ngày tháng 1 năm 2011
Tập viết 
Bài: tuốt lúa – hạt thóc – màu sắc
I. Mục tiêu Giúp HS:
	- Viết đúng các chữ: tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc, lọ mực, nóng mực chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai.
	- HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 2, tập hai.
	- Rèn HS nắn nót viết chữ đẹp .
	- GDHS thích học môn tập viết .
II. Đồ dùng dạy học:
 Mẫu bài viết, vở viết, bảng .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: 
Đánh giá chung việc học môn tập viết ở học kỳ I. Kiểm tra sự chuẩn bị học môn tập viết ở học kỳ II.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5. Liên hệ :Về nhà viết mỗi từ hai dòng vào vở nháp .
6. Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
7. Nhận xét:Tuyên dương Giang, Diệp, Ý, Tuân, Na, Ngân phát biểu sôi nổi.
Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm cho học kỳ II.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc, lọ mực, nóng mực.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu: các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: l, h. Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t .Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, y , còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ (riêng s cao 2.25 dòng kẻ).
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc, lọ mực, nóng mực.
--------------------------------------------------------------
Tập viết 
Bài: con ốc – đôi guốc – thuộc bài 
I.Mục tiêu Giúp HS:
	- Viết đúng các chữ: con ốc, đôi guốc, thuộc bài, cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
	- HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
	- Rèn HS nắn nót viết chữ đẹp .
	- GDHS thích học môn tập viết .
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu bài viết, vở viết, bảng .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 6 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5. Liên hệ :Về nhà viết mỗi từ hai dòng vào vở nháp .
6. Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
7. Nhận xét:Tuyên dương Giang, Diệp, Ý, Tuân, Na, Ngân phát biểu sôi nổi.
1 HS nêu tên bài viết tuần trước.
6 học sinh lên bảng viết:
Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc, lọ mực, nóng mực.
Chấm bài tổ 2.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
Con ốc, đôi guốc, thuộc bài, cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu: các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: k, h. Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: đ. Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t .Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, kéo xuống tất cả 4 dòng kẻ là: p, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ (riêng r cao 2.25 dòng kẻ).
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.
----------------------------------------------------------------
Toán
Hai mươi – hai chục
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
- Nhận biết được số hai mươi gồm 2 chục; biết đọc, viết số 20; phân biệt số chục, số đơn vị.
- Rèn HS đọc và viết đúng số 20.
- GDHS thích học môn toán .
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Tranh vẽ, các bó chục que tính, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra: 
Giáo viên nêu câu hỏi:
Các số 16, 17, 18 và 19 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
Gọi học sinh lên bảng viết số 16, 17, 18, 19 và cho biết số em viết có mấy chữ số, đọc số vừa viết.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: GT bài, ghi tựa.
Giới thiệu số 20
Giáo viên đính mô hình que tính như tranh SGK lên bảng, cho học sinh lấy 1 bó chục que tính, rồi lấy thêm 1 bó chục que tính nữa. Hỏi học sinh được tất cả mấy que tính?
Giáo viên nêu: Hai mươi còn gọi là 2 chục.
Giáo viên cho học sinh viết số 20 vào bảng con (viết chữ số 2 rồi viết chữ số 0 vào bên phải chữ số 2)
Giáo viên giúp học sinh nhận thấy số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Số 20 là số có 2 chữ số. Số 2 là hai chục, số 0 là 0 đơn vị.
3.Học sinh thực hành:
Bài 1: Cho học sinh viết vào tập các số từ 10 đến 20, viết ngược lại từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Cho học sinh viết theo mẫu:
Mẫu: số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Rồi gọi học sinh đọc các số đã viết.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Cho học sinh viết số vào vạch tia số rồi đọc các số trên tia số. 
 10 19 
6.Củng cố: Hỏi tên bài.
5. Liên hệ: Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị.
6. Dặn dò:Làm lại các bài tập trong VBT.
7. Nhận xét: Tuyên dương Giang, Diệp, Ý, Tuân, Na, Ngân phát biểu sôi nổi.
Học sinh nêu: các số 16, 17, 18, 19 gồm: 1 chục và (6, 7, 8, 9) đơn vị
Học sinh viết các số đó.
Các số đó đều là số có 2 chữ số.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh đếm và nêu: 
Có 20 que tính 
Học sinh nhắc lại
Học sinh viết số 20 vào bảng con.
Cho học sinh nhắc lại số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị.
Học sinh viết: 10, 11, ..20
20, 19, 10
Gọi học sinh nhận xét mẫu.
Học sinh viết: 
Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị.
Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị.
Học sinh viết và đọc các số trên tia số.
Học sinh nêu tên bài học.
Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị, số 20 là số có 2 chữ số.
--------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I. Mục đích, yêu cầu:
GV nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần vừa qua.
Vạch phương hướng tuần tới.
1. Nề nếp:
Các em đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
Chăm sóc cây xanh đảm bảo,vệ sinh trường, lớp sạch sẽ .
2. Học tập.
Các em đã kiểm tra cuối HK I đạt điểm cao.
Có nhiều bạn đọc tốt và siêng năng phát biểu xây dựng bài sôi nổi như Ý, Chương, Na, Vân, Mỹ Tiên...
 Một số bạn đọc, viết, làm toán tiến bộ Uyên, Vũ, Quang Huy.
3. Các hoạt động khác: Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, của Đội đề ra.
II. Phương hướng tuần tới
1. Nề nếp: Duy trì nề nếp tốt.
2. Học tập: Rèn đọc và rèn viết cho em Tùng, Nam .
3. Hoạt động khác: Các em tích cực tham gia mọi hoạt động của trường, của đội đề ra .

Tài liệu đính kèm:

  • docT 19 Phuc.doc