Thiết kế bài học khối 1 - Tuần số 6

Thiết kế bài học khối 1 - Tuần số 6

Học vần:

Bài 22 : p – ph, nh

I. Mục tiêu Giúp học sinh:

 - Đọc được: p – ph, nh, phố xá, nhà lá ; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được : p – ph, nh, phố xá, nhà lá.

 - Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị x?.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I

- Bộ ghép chữ tiếng Việt.

- Tranh minh hoạ cho từ khoá: phố xá, nhà lá.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: chợ, phố, thị x?.

 - GV có thể sưu tầm các đồ vật, tranh ảnh hoặc sách báo cho bài dạy có âm chữ mới: p – ph, nh.

 

docx 22 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 1 - Tuần số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày tháng 10 năm 2011
Học vần:
Bài 22 : p – ph, nh
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
	- Đọc được: p – ph, nh, phố xá, nhà lá ; từ và câu ứng dụng.
	- Viết được : p – ph, nh, phố xá, nhà lá.
	- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị x?.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ cho từ khoá: phố xá, nhà lá.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: chợ, phố, thị x?.
	- GV có thể sưu tầm các đồ vật, tranh ảnh hoặc sách báo cho bài dạy có âm chữ mới: p – ph, nh.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp viết bảng con (4 học sinh lên bảng viết): thợ xẻ, chả cá, củ sả, cá rô, kẻ ô, rổ khế.
GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
GV treo tranh và hỏi: Các em cho cô biết trong tranh vẽ gì?
Trong tiếng phố và nhà có chữ và dấu thanh nào đ? học?
Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em các con chữ, âm mới: p – ph, nh.
2.2.Dạy chữ ghi âm
a) Nhận diện chữ:
Ai có thể cho cô biết chữ p gồm những nét nào? 
So sánh chữ p và chữ n?
Yêu cầu học sinh tìm chữ p trong bộ chữ.
Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm
-Phát âm.
GV phát âm mẫu: âm p .
Lưu ý học sinh khi phát âm uốn lưỡi, hơi thoát mạnh, không có tiếng thanh.
GV chỉnh sửa cho học sinh.
Âm ph.
a) Nhận diện chữ
Ai có thể cho cô biết chữ ph được ghép bởi những con chữ nào?
So sánh chữ ph và p?
b) Phát âm và đánh vần tiếng
-Phát âm. 
GV phát âm mẫu: âm ph (lưu ý học sinh khi phát âm môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra nhẹ, không có tiếng thanh).
-Giới thiệu tiếng:
GV gọi học sinh đọc âm ph.
GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Có âm ph muốn có tiếng phố ta làm như thế nào? 
Yêu cầu học sinh cài tiếng phố.
GV nhận xét và ghi tiếng phố lên bảng.
Gọi học sinh phân tích tiếng phố.
Hướng dẫn đánh vần
GV hướng dẫn đánh vần 1 lân.
Gọi đọc sơ đồ 1.
GV chỉnh sữa cho học sinh. 
Âm nh.
- Chữ “nh” được ghép bởi chữ n và h.
- So sánh chữ “nh” và chữ “kh”.
-Phát âm: GV phát âm mẫu: âm nh: mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thoát hơi qua miệng và mũi.
-Viết: Điểm kết thúc của chữ n là điểm bắt đầu của chữ h, không nhấc bút khi viết.
-Giới thiệu tiếng:
GV gọi học sinh đọc âm nh.
GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
Có âm nh muốn có tiếng nhà ta làm như thế nào? 
Yêu cầu học sinh cài tiếng nhà.
GV nhận xét và ghi tiếng nhà lên bảng.
Gọi học sinh phân tích tiếng nhà.
Đọc lại 2 cột âm.
Viết bảng con: p – phố, nh – nhà.
GV nhận xét và sửa sai.
Dạy tiếng ứng dụng:
GV ghi lên bảng: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
Gọi học sinh lên gạch chân dưới những tiếng chứa âm mới học.
GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.
Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. 
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
3. Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học
Đọc lại bài
NX tiết 1.
Tiết 2
Luyện đọc trên bảng lớp.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
GV nhận xét.
- Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: nhà dì na ở phố, nhà dì na có chó xù.
Gọi đánh vần tiếng nhà, phố, đọc trơn tiếng.
Gọi đọc trơn toàn câu.
GV nhận xét.
- Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề (GV tuỳ trình độ lớp mà đặt câu hỏi gợi ý)
VD:
Trong tranh vẽ cảnh gì?
Nhà em có gần chợ không?
Nhà em ai đi chợ?
Chợ dùng để làm gì?
Giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
GV đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con.
GV nhận xét cho điểm.
-Luyện viết:
GV cho học sinh luyện viết ở vở Tiếng Việt trong 3 phút.
GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng.
Theo dõi và sửa sai.
Nhận xét cách viết.
4. Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học 
5. Liên hệ: Nhìn tranh phân biệt được phố và thị xã. Em có hay được dẫn đi chợ không?
6. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na đoc bài tốt.
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đọc bài.
N1: thợ xẻ, chả cá; N2: củ sả, cá rô; N3: kẻ ô, rổ khế.
Vẽ cảnh phố xá và một ngôi nhà lá.
Có âm ô, a , thanh sắc, thanh huyền.
Theo dõi và lắng nghe.
Chữ p gồm một nét xiên phải, một nét sổ thẳng và một nét móc ngược hai đầu.
Giống nhau: Đều có nét móc hai đầu.
Khác nhau: Chữ p có một nét xiên phải và nét sổ thẳng, còn chữ n có nét móc trên.
Tìm chữ p đưa lên cho cô giáo kiểm tra.
Lắng nghe.
Quan sát làm mẫu và phát âm nhiều lần (cá nhân, nhóm, lớp).
Chữ p và h.
Giống nhau: Đều có chữ p.
Khác nhau: Chữ ph có thêm h sau p.
Lắng nghe.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Lắng nghe.
Ta thêm âm ô sau âm ph, thanh sắc trên âm ô.
Cả lớp
1 em
Đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2.
2 em.
Lớp theo dõi.
Giống nhau: Đều có chữ h.
Khác nhau: Chữ nh có thêm chữ n, chữ kh có thêm chữ k.
Lớp theo dõi hướng da?n của GV.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Lắng nghe.
Ta thêm âm a sau âm nh, thanh huyền trên âm a.
Cả lớp
1 em
2 em.
Toàn lớp.
1 em đọc, 1 em gạch chân: phở, phá, nho, nhổ.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
1 em.
Đại diện 2 nhóm, mỗii nhóm 2 em.
CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
Học sinh tìm âm mới học trong câu (tiếng nhà, phố).
CN 6 em.
CN 7 em.
“chợ, phố, thị xã”.
Học sinh trả lời theo hướng dẫn của GV.
VD:
Vẽ cảnh chợ, cảnh xe đi lại ở phố và nhà cửa ở thị xã.
Có ạ (không ạ).
Mẹ.
Dùng để mua và bán đồ ăn.
CN 10 em
Toàn lớp thực hiện.
Lắng nghe.
Đạo đức:
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
Biết được tác dụng vở, đồ dùng học tập.
Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
Thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân.
Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ như SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : Hỏi bài trước : Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
GV nêu câu hỏi : Em thường làm gì để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
Giữ gìn đồ dùng học tập có lợi hay hại cho việc học tập của em.
GV nhận xét.
2. Bài mới :
Hoạt động 1 : Thi sách vở ai đẹp nhất? GV yêu cầu học sinh bầu BGK chấm thi.
GV yêu cầu có 2 gìn thi: thi ở tổ, thi ở lớp.
Tiêu chuẩn chấm thi: phải có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, tất cả đều sạch sẻ gọn gàng.
BGK khảo chấm và công bố kết quả.
Hoạt động 2: Cả lớp cùng hát bài: Sách bút thân yêu ơi!
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài.
Kết luận chung:
Cần giữ sách vở đồ dùng học tập giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học của chính bản thân mình.
3. Củng cố: Nêu lại nội dung bài học, đọc câu thơ cuối bài.
4. Liên hệ: Vở các em có bị quăn góc không, có bị bôi bẩn không ?
5. Dặn dò : Học bài, xem bài mới.
6. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
HS trả lời
HS trả lời
BGK gồm: Lớp trưởng, lớp phó học tập.
Chọn 1 -> 2 bạn có đồ dùng học tập sạch đẹp nhất để thi gìn 2.
Học sinh hát và vỗ tay.
Học sinh đọc.
Nhắc lại.
4 -> 6 em.
Thứ ba ngày tháng 10 năm 2011
Toán:
Số 10
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
 	Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10 ; đọc, đếm được từ 0 đến 10 ; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
II. Đồ dùng dạy học:
Nhóm vật mẫu có số lượng là 10 như :10 hình vuông, 10 chiếc xe, chữ số 10 , các số từ 0 đến 10, VBT, SGK, bảng  .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
Hỏi tên bài cũ, gọi HS nộp VBT để chấm điểm.
Gọi 2 HS làm bảng lớp.
Gọi HS nêu số từ 0 -> 9 và ngược lại
Lớp làm bảng con :
2. Bài mới :
Lập số 10 :
Thực hiện ví dụ 1 :
GV hỏi : Cô đính mấy hình vuôngì
Cô đính thêm mấy hình vuôngì
GV nêu : Có 9 hình vuông thêm 1 hình vuông là mấy hình vuôngì
Gọi HS đọc phần nhận xét đ? ghi bảng.
Ví dụ 2, 3 : Thực hiện tương tự ví dụ 1.
GV hỏi : Hình vuông, quả xoài, xe đều có số lượng là mấy?
GV giới thiệu số 10 in, 10 viết thường GV đọc, HS đọc.
Vậy số 10 so với số 0 th? như thế nào?
GV hỏi HS để ghi dòy số từ 0 -> 10, gọi đếm
GV chỉ và nói : số 10 đứng liền sau số 9.
GV hỏi HS để ghi dòy số từ 10 -> 0, gọi đếm
Cho HS cài bảng từ 0 ->10 và từ 10 ->0
Hướng dẫn viết mẫu số 10.
Học sinh thực hành về cấu tạo số 10 bằng que tính (chia thành 2 nhóm và nêu : số 10 gồm 1 và 9, 10 gồm 9 và 1  )
Giới thiệu SGK: GV giới thiệu và hỏi nội dung SGK.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu các em viết vào VBT.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
GV gợi ? học sinh dựa vào thứ tự dòy số từ 1 đến 10 để điền số thích hợp vào các ô trống. Thực hiện bảng từ theo 2 nhóm.
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
Yêu cầu thực hiện bảng con.
4. Củng cố: 
Hỏi tên bài.
Gọi học sinh nêu lại cấu tạo số 10.
Số 10 lớn hơn những số nào?
Những số nào bé hơn số 10?
Đọc lại dòy số từ 0 ->10 và ngược lại.
5. Liên hệ: Số 10 có mấy chữ số, số nào đứng trước, số nào đứng sau.
6. Dặn dò :
Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
HS nêu tên bài “Số 0” và nộp vở
Điền dấu thích hợp vào chỗ trống : 
01 , 2 0 , 0 0, 7 0
1 HS nêu từ 0 ->9 và 1 HS nêu ngược lại.
9 hình vuông.
1 hình vuông.
10 hình vuông.
(Cho đếm trên trực quan )
Số lượng là10
5->7 em đọc số 10, nhóm đồng thanh
Số 10> số 0
3 HS nêu từ 0 ->10, nhóm 1 và 2
HS nêu lại.
3 HS nêu từ 10 ->0, nhóm 3 và 4
Lớp thực hành.
Lớp viết bảng con số 10, đọc số 10
Đếm xuôi ngược cấu tạo số 10.
HS quan sát và trả lời HS thực hành bài tập vào VBT
HS nêu nội dung.
Viết số 10 vào VBT.
Đếm số hình và ghi vào ô trống.
Quan sát và nêu:
Thực hiện bảng con:
số 7
số 10
số 6
Nêu lại cấu tạo như trên.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Đọc. 
Học vần:
Bài 23 : g, gh
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
	- Đọc được: g, gh, gà ri, ghế gỗ ; từ và câu ứng dụng.
	- Viết được : g, gh, gà ri, ghế gỗ.
	- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ đàn gà, ghế gỗ. 
 ... để tạo tiếng mới (ngừ).
GV nhâïn xét và gọi đọc bài.
GV hướng dẫn đánh vần
GV giới thiệu từ cá ngừ
Gọi đọc sơ đồ 1
Âm ngh dạy tương tự âm ng.
Gọi đọc toàn bảng.
Hướng dẫn viết bảng con : ng , ngh , cá ngừ, ngh, củ nghệ.
Giới thiệu từ : ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ , nghé ọ
3. Củng cố tiết 1: Hỏi âm mới học
Đọc bài, nêu trò chơi.
NX tiết 1.
Tiết 2
Luyện đọc bảng.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng.
GV gọi đọc trơn toàn câu.
Luyện nói :Chủ đề “bê, nghé, bé”
GV gợi ? bằng hệ thống câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Luyện viết vở TV (3 phút)
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết.
4.Củng cố: Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học.
5. Liên hệ: Nhà em có em bé không, em có yêu thương em không, em có nhường nhịn em không ?
6. Dặn dò: Về nhà học bài, xem bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na đọc bài tốt.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : nhà ga . N2 : ghi nhớ
CN 1 em
Cả lớp.
HS cài bảng : ngừ.
CN 6 -> 8 em.
CN 6 -> 8 em ĐT.
HS đánh vần ngừ , đọc trơn : cá ngừ.
CN 2 em ĐT
CN 3 em ĐT.
Lớp viết. 
HS đánh vần tiếng có âm mới học và đọc trơn từ đó, CN 6 -> 8 em, nhóm
HS trả lời.
CN 6 -> 8 em.
HS tìm tiếng mới học trong câu.
Đánh vần, phân tích, đọc trơn tiếng.
CN 6 -> 8 em, ĐT
HS nhắc lại chủ đề.
Luyện nói theo hướng dẫn của GV.
CN 6 -> 8 em, ĐT.
Toàn lớp.
CN 2 em, đại diện 2 nhóm thi đua đọc.
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu Giúp HS :
Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10 ; biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, thứ tự của mỗi số trong dòy sốù từ 0 đếm 10.
II. Đồ dùng dạy học:
Các bài tập, VBT, SGK, bảng  .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS 
1. KTBC:Hỏi tên bài, gọi nộp vở.
Gọi 2 HS lên bảng.
Gọi 2 em nêu miệng từ 0 -> 10 và 10->0
GV hỏi số bé nhất là số nào?, số lớn nhất là số nào trong dòy số từ 0 -> 10.
GV đọc, lớp làm bảng con.
Nhận xét KTBC
2. Bài mới :
GT trực tiếp : Ghi tựa “Luyện tập chung”
3. Hướng dẫn làm các bài tập :
Cô đính các nhóm số.
Cô nêu yêu cầu bài : 
Bài 1 :Nối số với mẫu vật thích hợp.
GV hướng dẫn mẫu 
Bài 3 :
a) Viết số từ 10 ->1
b) Viết số từ 0 ->10
Bài 4 : Viết các số 6, 1, 3, 7, 10 
Thứ tự từ bé đến lớn.
Thứ tự từ lớn đến bé.
4. Củng cố: 
Đếm từ 0 ->10, từ 10 ->0
5. Liên hệ : Số nào lớn nhất trông dòy số từ 0 đến 10, số nào bé nhất.
6. Dặn dò: 
Làm lại bài ở nhà, xem bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
1 em nêu “ Luyện tập”
Tổ 4 nộp vở, 2 em lêm bảng.
10 gồm 8 và mấy.
10 gồm 6 và mấy.
1 em nêu 0 là số bé nhất, 10 là số lớn nhất.
10  9, 4 5,
Vài em nêu tựa bài.
HS mở SGK làm các bài tập.
Thực hiện VBT và nêu kết quả.
Viết các số từ 0 đến 10 vào VBT.
HS viết : 10, 9, 8 , 1
HS viết : 1, 3, 6, 7, 10
HS viết : 10, 7, 6, 3, 1
3 em đếm từ 0 ->10 , 10 ->0
Thủ công:
Xé dán hình quả cam
I. Mục tiêu Giúp học sinh :
 	- Biết cách xé, dán hình quả cam.
	- Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá.
* Với HS khéo tay :
	- Xé, dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa. Hình dán phẳng.
	- Có thể xé được thêm hình quả cam có kích thước, hình dạng, màu sắc khác.
	- Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.
II. Đồ dùng dạy học GV chuẩn bị:
- Bài mẫu về xé dán quả cam.
 	- Hai tờ giấy màu khác nhau (màu tương phản).
	- Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
* Học sinh: Giấy thủ công màu, giẫy nháp có kẻ ô, hồ dán, bút ch?, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. KTBC: KT dụng cụ học tập môn thủ công của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
Hoạt động 2: Vẽ và xé hình 
GV thao tác mẫu để đánh dấu, đếm ô và vẽ 1 hình vuông có cạnh 8 ô.
Xé hình vuông ra khỏi tờ giấy màu.
Lần lượt xé 4 góc của hình vuông theo đường đ? vẽ, sau đó xé dàn dần, chỉnh sửa thành quả cam.
Yêu cầu học sinh thực hiện trên giấy nháp có kẻ ô vuông, tập đánh dấu, vẽ, xé hình quả cam từ hình vuông có cạnh 8 ô.
Hoạt động 3: Dán hình
Sau khi xé xong hình quả cam. GV hướng dẫn học sinh thao tác dán hình: 
Ướm đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán.
Phải dán hình bằng một lớp hồ mỏng, đều.
Miết tay cho phẳng các hình. 
Hoạt động 4: Thực hành
GV yêu cầu học sinh xé một hình quả cam, nhắc học sinh cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội xé không đều c?n nhiều vết răng cưa.
Yêu cầu các em kiểm tra lại hình trước khi dán.
Yêu cầu các em dán vào vở thủ công.
4. Đánh giá sản phẩm: 
GV cùng học sinh đánh giá sản phẩm:
Các đường xé tương đẹp, ít răng cưa.
Hình xé cân đói, gần giống mẫu.
Dán đều, không nhăn.
5. Củng cố :
Hỏi tên bài, nêu lại cách xé dán hình vuông, hình tròn.
7. Liên hệ : Sau tiết thủ công các em gom giấy vụn các em xé ra bỏ ra và bỏ vào sọt rác để cho lớp sạch sẽ để góp phần bảo vệ môi trường.
6. Dặn dò:
Về nhà chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài sau.
8. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na xé dán đẹp, phẳng.
Hát 
Học sinh đưa đồ dùng để trên bàn cho GV kiểm tra.
Nhắc lại.
Theo do
Xé hình vuông trên giấy nháp có kẻ ô vuông.
Theo dõi
Xé hình tròn trên giấy nháp có kẻ ô vuông.
Lắng nghe và thực hiện.
Xé một quả cam và dán vào vở thủ công.
Nhận xét bài làm của các bạn.
Nhắc lại cách xé dán hình vuông, hình tròn.
Chuẩn bị ở nhà.
Thứ sáu ngày tháng 9 năm 2011
Học vần:
Bài 26: y - tr
I. Mục tiêu Giúp HS:
	- Đọc được: y, tr, y tá, tre ngà ; từ và câu ứng dụng.
	- Viết được : y, tr, y tá, tre ngà.
	- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề: nhà trẻ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ từ khóa y tá, tre ngà.
- Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng :bé bị ho 
- Tranh minh hoạ: Nhà trẻ.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2. Bài mới :GV giới thiệu tranh rút ra âm , y và ghi bảng.
Hướng dẫn phát âm y :
GV phát âm và gọi HS phát âm kết hợp sữa sai cho học sinh.
Ghi bảng và cho đọc.
GV giới thiệu âm y cũng được gọi là tiếng y.
Cài âm y.
GV ghi bảng y.
Gọi CN đọc.
Giới thiệu từ y tá.
Cài từ y tá.
Gọi đọc.
GV ghi bảng từ y tá.
Gọi các em đọc.
Gọi đọc sơ đồ 1.
Âm tr dạy tương tự âm y.
Gọi đọc toàn bảng.
HD viết bảng con : y tá, tr tre ngà.
Giới thiệu từ : y tế, chú ?, cá trê, trí nhớ.
Gọi đọc toàn bài ở bảng lớp.
3. Củng cố tiết 1: 
Hỏi âm mới học.
Đọc bài, nêu trò chơi.
NX tiết 1.
Tiết 2
Luyện đọc bảng.
Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng.
“Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế x?” 
GV gọi đọc trơn toàn câu.
Luyện nói :Chủ đề “nhà trẻ”
GV gợi ? bằng hệ thống câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Luyện viết vở TV (3 phút)
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết. 
4. Củng cố : Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học.
5. Nhận xét, dặn dò:
Đọc bài, xem bài trước ở nhà.
6. Liên hệ : Em đã đi tiêm chưa, em có đau không, có khóc không?
7. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
HS nêu tên âm đ? học hôm trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
N1 : ngì tư . N2 : nghé ọ
HS nhắc lại.
CN 6 em nhóm 1 và2
CN 6 -> 8 em nhóm 3 và 4
Vài HS nêu lại
HS cài bảng từ
3 em nhóm 1 và 2
Vài em nêu lại
HS cài bảng y tá
CN 6 -> 8 em
CN 6 -> 8 em ĐT
1 em
CN 2 em ĐT
Lớp viết 
HS đánh vần tiếng có âm mới học và đọc trơn từ đó, CN 6 -> 8 em, nhóm.
3 em
HS trả lời.
6 -> 8 em.
HS tìm tiếng mới học trong câu.
Đánh vần, phân tích, đọc trơn tiếng.
CN 6 -> 8 em, ĐT
HS nhắc lại chủ đề.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của GV.
CN 6 -> 8 em, ĐT.
Toàn lớp.
2 em đại diện 2 nhóm thi đua đọc.
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu Giúp học sinh:
So sánh được các số trong phạm vi 10 ; cấu tạo của số 10. Sắp xếp được các số theo thứ tự đã xác định trong sẽ phạm vi 10.
II. Đồ dùng dạy học:
Các bài tập, VBT, SGK, bảng  .
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS 
1. Ổn định :
2. KTBC :
Kiểm tra đồ dùng của các em.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài, ghi tựa
*Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn cách thực hiện bài tập.
Bài 2: HS nêu yêu cầu : Điền dấu , = vào chỗ chấm:
Bài 3: Điền số vào ô trống:
Bài 4:Viết các số 8, 5, 2, 9, 6
*Theo thứ tự từ bé đến lớn
*Theo thứ tự từ lớn đến bé
4. Củng cố Hỏi tên bài.
Nêu lại cấu tạo các số từ số 5 đến số 10.
Nhận xét tuyên dương
5. Liên hệ: Trong dòy số từ 1 đến 10 số nào lớn nhất, số nào bé nhất, số nào đứng trước số 10, số nào đứng sau số 0.
6. Dặn dò : 
Làm lại bài ở nhà, học bài, xem bài mới.
7. Nhận xét: Tuyên dươmg Tuân, Lưu Giang, Ý, Vân, Na phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
Hát, điểm danh.
Vài em nhắc lại tựa bài.
HS mở SGK theo dõi và làm các bài tập
1
2
3
9
10
8
8
7
6
5
HS thực hành
810 , 10  9 , 7  7 , 
 9 , 3< < 5
HS thực hành:
2, 5, 6, 8, 9
9, 8, 6, 2, 5
HS nêu tên bài.
5 gồm 1 và 4, gồm 4 và 1.
5 gồm 2 và 3, gồm 3 và 2.
Thực hiện ở nhà.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục đích, yêu cầu.
	- GV nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần và vạch phương hướng tuần tới	
1. Nề nếp:
	- Các em đi học đúng giờ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Chăm sóc cây xanh đảm bảo.
2. Học tập.
	- Các em mua đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
	- Bao bọc cẩn thận.
	- Các em chăm ngoan, siêng năng phát biểu xây dựng bài tốt: Na, Tiên, Ý, Quân, Dũng, Chương, Thành, Vân, Lưu giang
3. Các hoạt động khác.
	Các em tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, của Đội đề ra.
II. Phương hướng tuần tới
1. Nề nếp.
 	Duy trì nề nếp tốt.
2. Học tập.
	- Rèn đọc và rèn viết vào buổi chiều.
	- Bắt tay rèn viết và rèn đọc cho em : Vũ, Uyên, Hữu Huy, Tùng
	- 
 3. Hoạt động khác.
 	- Tham gia đóng góp đầy đủ các khoản tiền trường	.
- Các em tích cực tham gia mọi hoạt động của trường, của đội đề ra để đưa phong trào lớp ngày một đi lên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxT 6 Phuc.docx