Điểm ở giữa – trung điểm của đoạn thẳng
A. mục tiêu. CKTKN: 66
Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng.
BT1,2
B. Đồ dùng dạy học.
q Vẽ sẵn hình bài tập 2 vào bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Thứ hai. ngày 4 tháng 1 năm 2010 Tuần : 20 Tiết : 96 ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG A. MỤC TIÊU. CKTKN: 66 Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng. BT1,2 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Vẽ sẵn hình bài tập 2 vào bảng phụ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 2 học sinh làm bài 4 và 5/97 SGK. + Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: a). Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu điểm ở giữa. A O B + Nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, theo thứ tự trên. O là điểm ở giữa hai điểm A & B. + Hoạt động 2: Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên. b). Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng. 3cm 3 cm A M B + Gv nhấn mạnh: Hai điều kiện để M là trung điểm của đoan AB. - M là điểm ở giữa hai điểm A & B. - AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm). + Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên. c) Thực hành: Bài tập 1.HSY A M B O C N D Bài tập 2. + Giáo viên gơi ý cho học sinh trả lời. Yêu cầu học sinh nêu lý do sai đúng? Bài tập 3.Nếu còn thời gian cho HS thực hiện + Giáo viên treo bảng phụ vẽ hình bài 3 và gọi học sinh trả lời theo yêu cầu của SGK. + 2 học sinh lên bảng làm bài. + Lớp theo dõi và nhận xét. + Vài học sinh nhắc lại: “O là điểm ở giữa hai điểm A và B, A ở bên trái điển O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng”. + Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên. + Vài học sinh nhắc lại: “M là trung điểm của đoạn A & B, với điều kiện M là điểm ở giữa A & B, đồng thời đoạn thẳng AM = MB” + Học sinh trả lời. + Học sinh trả lời theo yêu cầu SGK. a) ba điểm thẳng hàng là : A,M,B ; M,O,N ; C,N,D. b) - M là điểm ở giữa hai điểm A & B. - N là điểm ở giữa hai điểm C & D. - O là điểm ở giữa hai điểm M & N. + Kết quả: Câu a và e đúng. Câu b, c, d là câu sai + Học sinh giải thích: - I là trung điểm của BC , vì B,C,I thẳng hàng và BI = IC. + Tương tự: - O là trung điểm của đoạn thẳng AD. - O là trung điểm của đoạn thẳng IK. - K là trung điểm của đoạn thẳng GE. B I C A O D G K E IV. Củng cố và dặn dò: + Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nội dung của bài mẫu 1 và 2 sách trang 98. + Một điểm như thế nào gọi là điểm ở giữa? + Một điểm như thế nào gọi là trung điểm? + Nhận xét, đánh giá tiết học. Thứ ba, ngày 5 tháng 1 năm 2010 Tuần : 20 Tiết : 97 LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU. CKTKN: 66 Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng. BT1,3 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Chuẩn bị cho bài 3 (thực hành gấp giấy). C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 2 học sinh nêu miệng bài tập 3/98. + Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hành các bài tập sau: Bài tập 1. + Giáo viên cho học sinh thực hành theo bài 1a sách GK (yêu cầu học sinh biết xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước, Nếu đọan thẳng AM bằng một nửa đoạn thẳng AB thì M là “trung điểm” của đoạn thẳng AB). + Bài 1b. Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề và thực hành đo và xác định trung điểm của đoạn thẳng CD Bài tập 2. + Cho mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật rồi làm như phần thực hành của sách giáo khoa. + Giáo viên theo dõi và ghi điểm cho học sinh làm nhanh và chính xác nhất. + 2 học sinh trả lời, lớp theo dõi và nhận xét. + Học sinh dùng thước đo cm, đo đoạn thẳng AB, AM và nhận xét AM = AB, nên điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. + Học sinh dùng thước đo cm đo đoạn thẳng CD, sau đó lấy độ dài của đoạn thẳng CD chia cho 2, rồi xác định Trung điểm của đoạn thẳng CD tương tự như bài mẫu 1a. + Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Củng cố & dặn dò: + Cho học sinh thực hành bằng sợi dây hoặc xác định trung điểm của một thước kẻ có vạch cm và cho biết trước độ dài của đọan thẳng cần tìm trung điểm. Ví dụ: 8 cm, 14 cm, 20 cm ... + Nhận xét và đánh giá tiết học. Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2010 Tuần : 20 Tiết : 98 SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 A. MỤC TIÊU. CKTKN:66 Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000. Biết so sánh các đại lượng cùng loại. BT1a,2 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Phấn màu, Bảng con. Viết sẵn bài tập 1, 2 lên bảngï. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 97. + G.viên nhận xét và ghi điểm cho học sinh. 2. Bài mới: + Hoạt động 1: Giới thiệu bài (xem sách GV trang172) + H.dẫn so sánh các số trong phạm vi 10 000. So sánh hai số có các chữ số khác nhau. + Giáo viên viết lên bảng 999 ... 1000 và yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống các dấu thích hợp ( ; =) + Hãy so sánh 9999 với 10 000 ? b) So sánh hai số có cùng số chữ số. + Yêu cầu học sinh điền dấu ( ; =) vào chỗ trống : 9000 ... 8999. + Vì sao em điền như vậy? + Khi so sánh các số có ba chữ số khác nhau, chúng ta so sánh như thế nào? Gv: Với các số có bốn chữ số, chúng ta cũng so sánh như vậy. Dựa vào cách so sánh các số có ba chữ số, em nào nêu được cách so sánh các số có bốn chữ số với nhau ? + Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh. Chúng ta bắt đầu so sánh từ đâu ? + Yêu cầu học sinh so sánh 6579 với 6580 và giải thích kết quả so sánh ? Hoạt động 2: Luyện tập. Bài tập 1. Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài + Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng. Bài tập 2. + Tiến hành tương tự như bài 1. ( yêu cầu học sinh giải thích cách điền của tất cả các dấu điền trong bài) Bài tập 3.Nếu còn thời gian + Yêu cầu học sinh tự làm bài + Yêu cầu lớp nhận xét bài trên bảng. + Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một bài. + Nghe giáo viên giới thiệu bài. + 2 học sinh lên bảng điền dấu, lớp làm vào vở nháp. + Học sinh điền: 9999 > 10 000. Học sinh điền : 9000 > 8999. + Học sinh nêu ý kiến + Gọi 1 học sinh trả lời, lớp nhận xét bổ sung + Học sinh suy nghĩ và trả lời. + Chúng ta bắt đầu so sánh các chữ số cùng hàng với nhau, lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp (từ trái sang phải) số nào có hàng nghìn lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại, nếu bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh ở hàng trăm, hàng chục cho đến hàng đơn vị. + 6579 < 6580 vì hai số có số hàng nghìn, hàng trăm bằng nhau nhưng số hàng chục 7 < 8 nên 6579 < 6580. + 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. 1942 > 998 9650 < 9651 1999 6951 6742 > 6722 1965 > 1956 9000 + 9 = 9009 6591 = 6591 + Học sinh nhận xét đúng sai. + 1km > 985m ; vì 1km = 1000m 70 phút > 1 giờ ; vì 1 giờ = 60 phút ... + 1 học sinh lên bảng khoanh tròn vào số lớn nhất trong phần a và số bé nhất trong phần b. + Lớp nhận xét bài của bạn trên bảng. + Gọi 2 học sinh nêu lại cách so sánh trước lớp. IV . Củng cố & dặn dò: + Yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh các số có bốn chữ số với nhau dựa vào so sánh các chữ số của chúng. + Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập vào vở bài tập. Thứ năm,. ngày 7. tháng 1 năm 2010 Tuần : 20 Tiết : 99 LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU. CKTKN; 66 Biết so sánh các số trong phạm vi 10.000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm ( nghìn ) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. BT1,2,3,4a. B. CHUẨN BỊ: Thước 1m để vẽ tia số. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên cho Hs làm BT3 + Nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài (theo SGV) Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài như cách làm bài 1, 2 tiết 98. Bài tập 2. + Yêu cầu học sinh tự làm bài Bài tập 3. + Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng thi viết số với nhau. + Giáo viên chữa bài trên bảng a) 100 ; b) 1000 ; c) 999 ; d) 9999 Bài tập 4a. + Giáo viên treo bảng phụ có vẽ sẵn các tia số trong bài. + Yêu cầu học sinh làm phần a. + ? Mỗi vạch trẹn tia số ứng với số nào? + 2 học sinh lên bảng làm bài. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + 2 Học sinh lên bảng làm bài, Lớp làm vào vở bài tập. 7766 > 7676 8453 > 8435 9102 < 9120 5005 >4905 Hs tự làm bài a) 4082; 4208; 4280; 4802. b) 4802; 4280; 4208; 4082. + 2 học sinh lên bảng thi viết với nhau, lớp làm vào vo73 bài tập, sau 2 phút 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau, ai làm đúng và nhanh hơn là thắng cuộc. + Học sinh quan sát tia số. + Lớp làm vào vở bài tập. + Gọi 1 học sinh lên bảng vừa chỉ vào các vạch, vừa đọc số tương ứng với vạch đó như sau: A B 0 100 200 300 400 500 600 + Trung điểm của đoạn thẳng AM là điểm nào? + Yêu cầu họ ... trên bảng, nhận xét cách đặt tính và kết quả phép tính? + Nhận xét và cho điển học sinh. Bài tập 3. + Gọi 1 học sinh đọc đề bài và tự làm bài. + Giáo viên nhận xét và cho điểm. Bài tập 4. + Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8 cm rồi xác định trung điểm O của đoạn thẳng đó? + Em làm thế nào để tìm được trung điểm O của đoạn thẳng AB. + GV nhận xét chung và cho điểm học sinh. + Muốn trừ các số có bốn chữ số với nhau ta làm như sau: “ Đặt tính, sau đó ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng đơn vị). + Vài học sinh dọc đề bài, 4 học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập. ; ; ; 3458 2655 959 2637 + 2 học sinh nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. + Yêu cầu ta đặt tính và thực hiện phép tính. + 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. ; ; ; 3526 5923 3327 1828 + 1 học sinh đọc đề và lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. Tóm tắt Có : 4283m Đã bán : 1635m Còn lại : ... m ? Bài giải Số mét vải cửa hàng còn lại là: 4283 – 1635 = 2648 (m) Đáp số: 2648 mét. + 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.(học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng dài 8 dm) + Học sinh trả lời, lớp nhận xét IV . Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. Thứ tư. ngày 13 tháng 1 năm 2010 Tuần : 21 Tiết : 103 LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU. CKTKN: 67 Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số. Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính. BT1,2,3,4 ( giải được một cách). B. CHUẨN BỊ: Viết sẵn bàng mẫu BT1 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 102. + Nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên. * Hoạt động 1: Hướng dẫn luyyện tập. Bài tập 1.HSY + Giáo viên viết phép tính lên bảng 8000 – 5000 = ? + Em nào có thể nhẩm được 8000 – 5000 = ? + Yêu cầu học sinh tự làm bài. Bài tập 2.HSY Giáo viên viết phép tính lên bảng: 5700 – 200 = ? + Em nào có thể nhẩm 5700 – 200 = ? + Yêu cầu học sinh tự làm bài. Bài tập 3. + Hướng dẫn học sinh làm bài như cách làm ở bài tập 2 tiết 102. Bài tập 4. + Gọi 1 học sinh đọc đề bài, giáo viên hướng dẫn tóm tắt. Có : 4720 kg Chuyển lần 1 : 2000 kg. Chuyển lần 2 : 1700 kg. Còn lại : ... ? + Gọi 2 học sinh lên bảng giải + Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh. + Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Lớp theo dõi và nhận xét. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + Học sinh theo dõi. + Học sinh nhẩm và nêu kết quả: 8000 – 5000 = 3000 + Học sinh tự làm bài, giáo viên gọi 1 học sinh chữa bài trước lớp. + Học sinh theo dõi. + Nhẩm và nêu kết quả: 5700 – 200 = 5500 + Học sinh tự làm bài, sau đó gọi 1 học sinh chữa bài miệng trước lớp. ; ; ; 3756 4558 828 3659 + học sinh theo dõi và đọc đề toán SGK. + 2 học sinh lên bảng giải theo 2 cách, lớp làm vào vở bài tập cả 2 cách. + Cách 1. Số muối cả hai lần chuyển là: 2000 + 1700 = 3700 (kg) Số muối còn lại trong kho: 4720 – 3700 = 1020 (kg) Đáp số 1020 kg. + Cách 2. Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1 4720 – 2000 = 2720 (kg) Số muối còn lại trong kho là: 2720 – 1700 = 1020 (kg) Đáp số : 1020 kg. IV. Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. Thứ năm, ngày 14 tháng 1. năm 2010 Tuần : 21 Tiết : 104 LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU. CKTKN: 67 Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000. Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. BT1 (cột 1,2),2,3,4 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Mỗi học sinh chuẩn bị 8 hình tam giác vuông cân như sách giáo khoa. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH . Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 103. + Nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên. * Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1.HSY + Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc phép tính và nhẩm trước lớp. + Yêu cầu học sinh viết kết quả các con tính vào vở bài tập. Bài tập 2.HSY + Yêu cầu học sinh tự làm bài. + Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một phép tính cộng và một phép tính trừ trong bài. + Nhận xét và cho điểm học sinh. Bài tập 3. + Gọi 1 học sinh đọc đề bài. + Yêu cầu học sinh tự vẽ sơ đồ và giải bài toán. Tóm tắt: 948 cây Đã trồng : ? cây Trồng thêm : + Nhận xét và cho điển học sinh. Bài tập 4. + Yêu cầu học sinh đọc đề và cho biết yêu cầu của đề bài. + Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Bài tập 5. + Yêu cầu học sinh lấy các hình tam giác đã chuẩn bị ra để trước mặt bàn, quan sát hình trong SGK và xếp hình. + Gọi một số học sinh lên xếp trên bảng. + Tổng kết bài làm đúng của học sinh. + Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài. + Lớp theo dõi và nhận xét. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + học sinh tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm, mỗi học sinh nhẩm kết quả của một con tính, lớp theo dõi để kiểm tra. 5200 + 400 = 5600 6300 + 500 = 6800 5600 – 400 = 5200 6800 – 500 = 6300 + 2 học sinh lên bàng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. ; ; ; 8460 6354 4826 3651 + 2 học sinh trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét. + Học sinh đọc đề theo SGK / 106. + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải Số cây trồng thêm là 948 : 3 = 316 (cây) Số cây trồng được tất cả là: 948 + 316 = 1264 (cây) Đáp số: 1264 cây + Tìm x (tìm thành phần chưa biết của phép tính) + Học sinh làm bài. a) X + 1909 = 2050 X = 2050 – 1909 X = 141 b) X – 586 = 3705 X = 3705 + 586 X = 4291 c) 8462 – X = 762 X = 8462 – 762 X = 7700 + Học sinh tự xếp hình. + 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi và nhận xét. + Học sinh cần xếp được hình như sau: IV . Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. Thứ sáu,. ngày 14 tháng 1 năm 2010 Tuần : 21 Tiết : 105 THÁNG - NĂM A. MỤC TIÊU. CKTKN: 67 Biết các đơn vị đo thời gian tháng năm. Biết 1 năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Tờ lịch năm 2005. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 104. + Nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên. * Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong các tháng. a) Các tháng trong một năm. + Treo tờ lịch năm 2005 như sách GK hoặc tờ lịch năm hiện hành, yêu cầu học sinh quan sát. + Một năm có bao nhiêu tháng, đó là những tháng nào? + Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ tờ lịch và nêu tên 12 tháng của năm. Theo dõi học sinh nêu và ghi tên các thang lên bảng. b) Giới thiệu số ngày trong từng tháng + Yêu cầu học sinh quan sát tiếp tờ lịch, tháng 1 và hỏi: tháng một có bao nhiêu ngày? + Những tháng còn lại có bao nhiêu ngày? + Những tháng nào có 31 ngày? + Những tháng nào có 30 ngày? + Tháng Hai có bao nhiêu ngày? + Lưu ý học sinh: Trong năm bình thường có 365 ngày thì tháng hai có 28 ngày, những năm nhuận có 366 ngày thì tháng hai có 29 ngày, vậy tháng hai có 28 hoặc 29 ngày. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài tập 1. + học sinh quan sát tờ lịch và hỏi: tháng hai năm nay có bao nhiêu ngày? + Tháng Tư, Năm, Tám,Chín, mười hai có bao nhiêu ngày? Bài tập 2. Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và trả lời các câu hỏi của bài, hướng dẫn học sinh cách tìm thứ của một ngày trong tháng là: “ Tìm ô có ghi số 19 trong tờ lịch, từ ô này dóng thẳng đến cột thứ của tờ lịch thì thấy rơi vào ô ghi thứ Sáu, vậy ngày 19 tháng 8 năm 2005 là ngày thứ Sáu. + Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. + Lớp theo dõi và nhận xét. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + Học sinh quan sát tờ lịch. + Một năm có 12 tháng, đó là Tháng một, tháng hai ... tháng mười một, tháng mười hai. + Tháng một có 31 ngày. + Học sinh quan sát và tự trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét. + Những tháng có 31 ngày là: tháng Một, ba, năm, bảy, tám, mười, mười hai. + Những tháng có 30 ngày là: Tháng tư, sáu, chín và tháng mười một. + Tháng hai có 28 ngày. + học sinh lắng nghe. + Học sinh quan sát tờ lịch và trả lời, lớp nhận xét. + Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó tiến hành trả lời từng câu hỏi trong bài; Tìm xem những ngày Chủ nhật trong tháng 8 là những ngày nào? IV . Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau. DUYỆT TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm: