Tổ chức một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt dưới cờ

Tổ chức một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt dưới cờ

Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT –BGD ĐT của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong trường học giai đoạn 2008 - 2013, Thực hiện cuộc vận động 2 không 4 tiêu chuẩn trong giáo dục “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Chống vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh không đủ chuẩn lên lớp.” Để tạo môi trường thân thiện và phát huy được tính tích cực trong học tập và sinh hoạt của học sinh là một Tổng phụ trách đội tuy mới vào trường công tác, nhưng tôi có những suy nghĩ và trăn trở mình phải làm thế nào để đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ năm học này. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu về việc thay đổi một số nội dung hoạt động trong tiết chào cờ nhằm tạo sự thân thiện và đoàn kết trong học đường.

doc 14 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1866Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt dưới cờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÀN Ý KHÁI QUÁT CỦA ĐỀ TÀI
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
B. NỘI DUNG TIẾN HÀNH
1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
2. THỰC TRẠNG TRƯỜNG HỌC
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
4. CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN
4.1. KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG CỤ THỂ
4.2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN
4.3. CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
4.4. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
5. NỘI DUNG CHI TIẾT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM
6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT –BGD ĐT của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong trường học giai đoạn 2008 - 2013, Thực hiện cuộc vận động 2 không 4 tiêu chuẩn trong giáo dục “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Chống vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh không đủ chuẩn lên lớp.” Để tạo môi trường thân thiện và phát huy được tính tích cực trong học tập và sinh hoạt của học sinh là một Tổng phụ trách đội tuy mới vào trường công tác, nhưng tôi có những suy nghĩ và trăn trở mình phải làm thế nào để đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ năm học này. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu về việc thay đổi một số nội dung hoạt động trong tiết chào cờ nhằm tạo sự thân thiện và đoàn kết trong học đường.
Tiết sinh hoạt chào cờ là một trong những tiết sinh hoạt luôn gắn liền và hỗ trợ giáo dục các em học sinh rèn luyện đạo đức, phát huy tính tích cực trong học tập... Nhưng thực tế hiện nay tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở mỗi trường thực hiện mỗi khác, đôi lúc lãng phí thời gian, không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong học sinh. Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay chúng ta phải làm thế nào và bằng cách nào để có một tiết chào cờ đầu tuần hiệu quả, nhưng vẫn giữ được tính chất thiêng liêng của một buổi chào cờ, gây sự chú ý, thích thú của học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu Tổ quốc, yêu dân tộc, tạo được sự hứng thú trong học tập, rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh, đồng thời giúp các em nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặc chưa có điều kiện để ôn lại. Triển khai và thực hiện tốt kế hoạch trong tuần trong tháng.
 	Từ ý tưởng đó, những tháng đầu kỳ I của năm học 2009 – 2010 này, được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã phối kết hợp với Ban NGLL xây dựng và thực hiện một số chương trình hoạt động ngoại khóa chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học. Và nhận thấy rằng học sinh đón nhận một cách tự nhiên, sôi động, hứng thú khi tham gia vào những hoạt động đó, góp phần to lớn vào việc nâng cao kiến thức hiểu biết và sự thư giãn thoải mái cho các em, góp phần giáo dục các em, giúp các em nâng cao hiểu biết kiến thức tự nhiên, xã hội, lịch sử, địa lýđồng thời giúp cho các em tìm hiểu về kiến thức xã hội, lịch sử địa phương, tổ chức được các trò chơi dân gian trong tiết sinh hoạt giữa giờ củng như tiết chào cờ đầu tuần. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn kiến nghị với lãnh đạo nhà trường cho phép tổ chức một số Hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết Sinh hoạt chào cờ. 
B. NỘI DUNG TIẾN HÀNH
1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Để giáo dục cho học sinh phát triển hoàn thiện về mọi mặt, rèn luyện đạo đức cho các em cũng như tạo được sự phấn khởi trong học tập, nhất là tạo được hứng thú cho học sinh khi tham gia hoạt động trong tiết sinh hoạt chào cờ. Vậy nội dung sinh hoạt chào cờ nên chăng phải phong phú, đa dạng phù hợp với từng lứa tuổi học sinh và có tính giáo dục cao? phải lồng ghép được nội dung hoạt động chủ điểm của từng tháng phù hợp với chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đồng thời tổ chức các nội dung nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường. Bên cạnh phải lồng ghép các nội dung giáo dục về lịch sử địa phương, giáo dục việc xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp và lồng ghép các trò chơi dân gian vào các chương trình hoạt động. Đối tượng ở đây là học sinh TH, vì việc thực hiện hoạt động trong tiết sinh hoạt chào cờ hàng tuần trong trường TH nhằm giáo dục học sinh rèn luyện đạo đức, nhân cách con người, giáo kỷ năng sống, đem lại hiệu quả cao nhất trong học tập và tạo được sự thân thiện đối, phát huy được tính tích cực của học sinh.
2. THỰC TRẠNG TRƯỜNG HỌC
2.1. Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu và hội cha mẹ học sinh trong nhà trường.
	- Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh.
	- Phần lớn học sinh là người địa phương nên thuận lợi cho việc trao đổi với gia đình trong việc giáo dục con em mình.
	- Được sự quan tâm, hỗ trợ từ phụ huynh học sinh để mọi hoạt động giáo dục trong trường đạt kết quả tốt.
	- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội khá đầy đủ.
2.2. Khó khăn
	- Trường trãi dài trên 2 cơ sở cách xa nhau nên việc triệu tập học sinh tham gia sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.
	- Học sinh đang ở độ tuổi thiếu niên nên tâm lý chưa ổn định, đang muốn tìm tòi những điều mới mẽ trong cuộc sống, chưa nhận thức được việc học một cách đầy đủ, dễ bị dụ dỗ, đua đòi, ham chơi,..
	- Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nên ít có thời gian quan tâm đến việc học hành của con em mình. Phần vì một số phụ huynh trình độ còn thấp, nhận thức chưa cao trong việc theo dõi, khuyên nhủ, và kiểm tra việc học của con em mình.
	- Tại địa phương có rất nhiều tụ điểm game, internet, đã ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.
	- Tình hình học sinh không đến trường, trốn học, bỏ học đi chơi cũng là vấn đề cần quan tâm nhiều. 
II.3.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
	Hiện nay hầu hết các trường TH đều có phân bố tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần. Thành phần tham dự: học sinh trong buổi học, giáo viên chủ nhiệm lớp, ban giám hiệu, tổng phụ trách đội. Thời lượng tiết chào cờ là 35 phút, nội dung và chương trình đều giao cho tổng phụ trách đảm nhiệm. Nội dung cụ thể của tiết chào cờ ở nhiều trường hiện nay như sau:
Ổn định tổ chức: công việc này thường giao cho BCH liên đội.
Nghi lễ chào cờ: hát Quốc ca, đội ca, hô khẩu hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Thông qua điểm thi đua của các lớp trong tuần, trong tháng.
Đánh giá kết quả học tập của các lớp thường giao cho giáo viên trực tuần.
Đánh giá chung: TPT đánh giá tất cả các mặt hoạt động trong tuần, đánh giá ưu điểm, tồn tại, kiểm điểm những cá nhân vi phạm nội quy học sinh.
Triển khai công tác trong tuần.
Ban giám hiệu nhà trường phát biểu, nội dung chủ yếu: nhắc nhở đôn đốc, đôi lúc lặp lại công việc công việc TPT đã triển khai, nhắc lại việc học sinh vi phạm nội quy
	Từ chương trình trên chúng ta thấy một điều: sự việc lặp đi lặp lại, hết tuần này sang tuần khác, từ đó gây sự nhàm chán trong học sinh. Nhiều em đón nhận tiết chào cờ một cách thụ động, một số em bỏ tiết chào cờ hay ngồi trong lớp không xuống chào cờ vì biết mình sẽ bị kiểm điểm trước cờ, sẽ xấu hổ với bạn bè, thầy cô. Tâm lý ở lứa tuổi này của các em là thích vui chơi, thích tìm hiểu những điều mới lạ, thích thể hiện mình, thích sự thay đổi, kiến thức lĩnh hội được từ người thầy phải đến một cách tự nhiên, không gò ép. Từ đó ta thấy một điều là hiệu quả tiết chào cờ không cao, chưa góp phần vào việc giáo dục và nâng cao hiểu biết cho các em, đôi lúc lãng phí thời gian.
4. CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN
4.1. LẬP KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG CỤ THỂ
Để đảm bảo kiến thức, thời gian, nguồn kiến thức, nguồn lựccủa chương trình, TPT phải phối hợp với Ban hoạt động NGLL, các tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch tổng thể cho chương trình sinh hoạt chào cờ cả năm học, thông qua ban giám hiệu nhà trường. Nội dung kế hoạch như sau:
Chương trình sinh hoạt chủ điểm từng tháng trong năm.
Thời gian thực hiện từng hoạt động trong tháng.
Nguồn kiến thức, một số trò chơi dân gian.
Công tác phối hợp các đoàn thể trong nhà trường.
Dự trù kinh phí giải thưởng cho học sinh trong từng tuần từng tháng, từng hoạt động và cả năm học.
4.2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN
Việc tổ chức sinh họat trong tiết chào cờ
Ban tæ chøc ho¹t ®éng Th¾p s¸ng ­íc m¬ thiÕu nhi ViÖt Nam lµ ho¹t ®éng lín mang tÝnh quy m« trªn toµn tỉnh. V× vËy, BTC ph¶i ®Çy ®ñ c¸c thµnh phÇn tham gia vµ ®­îc hiÖu tr­ëng ra quyÕt ®Þnh nh­ sau:
BGH - TPT - BAN H§NGLL - GVCN - Héi cha mÑ häc sinh.
4.3. CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	Đây là công việc rất khó khăn đòi hỏi tổng phụ trách phải có kiến thức cơ bản về tin học, sự chịu khó tìm tòi học hỏi, sự cẩn trọng trong trong sưu tầm và tổng hợp nguồn kiến thức từ giáo viên, học sinh, các tạp chí, sách hoạt động ngoài giờ, các trang Web, các sách tham khảotạo thành kho kiến thức chung cho việc xây dựng chương trình hoạt động. 
Sắp xếp kho kiến thức phải khoa học, theo thứ tự thời gian, theo chủ điểm, chủ đề để phù hợp với chương trình, chủ điểm từng tháng của năm học.
Lượng kiến thức, trò chơi phục vụ cho mỗi hoạt động phải phù hợp, không nặng nề khiến học sinh nhàm chán, không quá dài thời gian làm cho quá tải tiết chào cờ.
Giao lưu kiến thức qua các thông tin của đơn vị bạn nhằm làm giàu thêm kho kiến thức vui học của trường.
Thường xuyên làm tốt công tác tư vấn với giáo viên bộ môn để đảm bảo kiến thức vững chắc, trách sai sót nhầm lẫn khiến học sinh có thể hiểu nhầm, hiểu lệch.
4.4. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
	* Trước hết TPT phải xác định: “Sinh hoạt chào cờ” là một phần thời lượng trong chương trình chào cờ đầu tuần. Không lạm dụng tiết chào cờ để trở thành một tiết học nặng nề, ngập tràn kiến thức phổ thông hoặc nội dung công tác tuần hay nhận xét phê bình học sinh, sẽ khiến học sinh nhàm chán. Mỗi chương trình chào cờ đầu tuần TPT phải soạn như một tiết dạy trên lớp, nội dung hoạt động chủ điểm theo từng tuần, từng tháng, hướng dẫn và phân công từng việc cho Ban chỉ huy Liên đội thực hiện như là một phần bắt buộc trong chương trình, xuyên suốt các buổi chào cờ đầu tuần.
	* Thứ tự chương trình cụ thể như sau:
Chuẩn bị sân lễ và bàn ghế phục vụ những hoạt động cho tiết chào cờ: lớp trực tuần hoàn thành trước 5 phút. 
Ổn định tổ thức: 2 phút
Nghi lễ chào cờ: 3 phút
Nội dung sinh hoạt chính thức: 30 phút.
5. NỘI DUNG CHI TIẾT TRONG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM
	Ở trường TH hoạt động giáo dục theo chủ điểm thường vào các buổi chào cờ thông qua chủ điểm theo từng tháng. Để chương trình hoạt động đi theo định hướng nhất định, người biên tập chương trình cần biên soạn theo chủ đề cụ thể nhằm tương tác tốt với môn hoạt động NGLL do Bộ GD quy định. Tôi đã soạn thảo nội dung chi tiết chương trình hoạt động từng tuần theo chủ điểm từng tháng. Điển hình một số hoạt động như sau: 
Chủ điểm tháng 9 “Truyền thống nhà trường” 
Hát múa: “Em yêu trường em”
Triển khai công tác trong tháng.
Tuần 1: 
Nội dung:
- Hướng dẫn nội quy học sinh, ổn định tổ chức đầu năm
- Phân công học sinh lao động chuẩn bị cho khai giảng
- Hướng dẫn học sinh tiểu sử Liên đội + chi đội 
- Biên chế tên chi đội
Tuần 2: 
Nội dung:
Tổ chức tuyên truyền ý nghĩa về ATGT, học sinh ký cam kết thực hiện đúng luật ATGT.
Tuần 3: 
Nội dung:
ChuÈn bÞ cho ®¹i héi chi ®éi mÉu vµ ®¹i héi chi ®éi c¸c líp tiến đến Đại hội Liên đội toàn trường.
Tæ chøc vui trung thu cho thiÕu nhi
Tæ chøc thùc hiÖn:
Líp 5/2 tæ chøc ®¹i héi chi ®éi mÉu vµo ngµy 21/9
Trao nhiều phÇn quµ trung thu có gi¸ cao cho c¸c em häc sinh con gia ®×nh th­¬ng binh vµo ngµy và học sinh nghèo học giỏi vào hôm Đại hội Liên đội.
Tuần 4: 
Nội dung:
- Tæ chøc Héi thi “T×m hiÓu truyÒn thèng nhµ tr­êng”
Chủ điểm tháng 10 	“Chăm ngoan học giỏi”
Hát múa: “Ngôi sao của Mẹ”
Đánh giá kết quả hoạt động trong tháng qua và triển khai công tác tháng tới.
Tuần 1: 
Nội dung:
- Tæ chøc chuyªn ®Ò gi¸o dôc xung quanh ta, Nãi chuyÖn vÒ C«ng ­íc Liªn hîp quèc vÒ quyền trÎ em
Tuần 2: 
Nội dung:
- Triển khai kế hoạch thi kể chuyện đạo đức và thi viết chữ đẹp.
- Tæ chøc tuyªn truyền ý nghĩa ngày mất của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi 15/10.
Tuần 3: 
Nội dung:
- Tæ chøc kû niÖm ngµy Liªn hiÖp phô n÷ ViÖt Nam 20/10 và Thi tìm hiểu tiểu sử anh hùng Lý Tự Trọng.
Tuần 4: 
Nội dung:
- Tổ chức thi kể chuyện đạo đức và thi viết chữ đẹp.
- Tuyªn truyÒn thùc hiÖn tèt vệ sinh an toµn thùc phÈm trong häc ®­êng và phòng chống sốt xuất huyết.
- Tæ chøc ho¹t ®éng chñ ®iÓm: Ch¨m ngoan häc giái, 
Chủ điểm tháng 11 	“Tôn sư trọng đạo”
Hát múa: “Bông hồng tặng mẹ và cô, Thầy cô mến yêu”
Đánh giá kết quả hoạt động trong tháng qua và triển khai công tác tháng tới.
 Tuần 1: 
Nội dung:
- Tổ chức thi đua tháng học tốt dành nhiều hoa điểm 10 tặng thầy cô.
- Tập huấn công tác đội (tập hát múa các bài hát sinh hoạt mới).
- Tổ chức bón phân và chăm sóc cây xanh xum quanh trường.
Tuần 2:
Nội dung:
- Lập kế hoạch đưa học sinh đi thi kể chuyện đạo đức cấp huyện.
- Triển khai kế hoạch sinh hoạt ngoại khóa chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tuần 3:
Nội dung:
- Tổ chức tuyên truyền ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Tập huấn phút sinh hoạt truyền thống mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tuần 4:
Nội dung:
- Sinh hoạt kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Đưa học sinh đi thi viết chữ đẹp cấp huyện.
Chủ điểm tháng 12 	“Uống nước nhớ nguồn”
Hát múa: “Nụ hoa cách mạng, Niềm vui khi em có Đảng”
Đánh giá kết quả hoạt động trong tháng qua và triển khai công tác tháng tới.
Tuần 1:
Nội dung:
- Triển khai kế hoạch thi hát dân ca, thi Mỹ Thuật, Tin học.
- Tuận huấn và kiểm tra dự giờ 2 tiết Đội – Sao mẫu.
Tuần 2:
Nội dung:
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách và dự giờ tiết sinh hoạt đội – sao của một số lớp.
Tuần 3:
Nội dung:
- Tổ chức thi hát dân ca, Mỹ thuật, Tin học.
- Tổ chức thăm và tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Tổ chức cho học sinh tham quan và chăm sóc nhà lưu niệm Bác Võ Chí Công.
Tuần 4:
Nội dung: 
- Tổ chức ôn thi học kỳ I đạt kết quả cao.
Chủ điểm tháng 1 & 2 	“Mừng Đảng - Mừng xuân”
Hát múa: “Đảng là mùa xuân”
Đánh giá kết quả hoạt động trong tháng qua và triển khai công tác tháng tới.
Tuần 1:
Nội dung:
- Chuẩn bị nội dung sơ kết học kỳ I.
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày học sinh – sinh viên Việt Nam 09/01.
- Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa “Giao lưu học sinh giỏi khối 4 – 5” chào mừng ngày học sinh - sinh viên Việt Nam.
Tuần 2:
Nội dung:
- Sơ kết học kỳ I
Tuần 3:
Nội dung:
- Tổ chức đưa học sinh đi thi HKPĐ cấp huyện.
- Tập huấn thi hát dân ca, Mỹ thuật. Tin học.
Tuần 4:
Nội dung:
- Tổ chức thi tìm hiểu luật ATGT.
Chủ điểm tháng 3	 “Tiến bước lên Đoàn”
Hát múa:
Đánh giá kết quả hoạt động trong tháng qua và triển khai công tác tháng tới.
Tuần 1:
Tuần 2:
Tuần 3:
Tuần 4:
Chủ điểm tháng 4	 “Hoà bình và hữu nghị”
Hát múa:
Đánh giá kết quả hoạt động trong tháng qua và triển khai công tác tháng tới.
Tuần 1:
Tuần 2:
Tuần 3:
Tuần 4:
Chủ điểm tháng 5	 “Thiếu nhi vui khoẻ”
Hát múa:
Đánh giá kết quả hoạt động trong tháng qua và triển khai công tác tháng tới.
Tuần 1:
Tuần 2:
Tuần 3:
Tuần 4
6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua một thời gian thực hiện chương trình ngoại khóa và “Sinh hoạt dưới cờ” tại trường, tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của BGH, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường. Chính vì yếu tố tác động to lớn đến giáo dục, chính vì kết quả tác động đến học sinh một cách rõ rệt, vì vậy đội ngũ làm công tác giáo dục tại trường đã ủng hộ hết mình với tấm lòng vì đàn em thân yêu.
Quá trình thực hiện chương trình tôi được sự cố vấn nhiệt tình, tận tâm của các đồng chí là giáo viên bộ môn. Đặc biệt là các câu hỏi kiến thức từ “cộng tác viên” là học sinh.
Chương trình sinh hoạt chủ điểm hàng tuần đã được sự đón nhận nhiệt tình từ học sinh toàn trường. Các em rất vui và trông chờ đến thứ 2 đầu tuần để được tham gia. Nhiều em đã mạnh dạn gửi bài về chương trình mong được tham gia.
Các em đã thực sự chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò ép.
Chương trình sinh hoạt chủ điểm hàng tuần vào tiết sinh hoạt chào cờ là một sân chơi bổ ích cho tất cả học sinh trong toàn trường, giúp các em tự khẳng định mình trước mọi người, giúp các em hứng thú, thoải mái ngay ngày đầu tuần, ngày mà các em bắt đầu một tuần học căng thẳng.
Chương trình sinh hoạt chủ điểm đã góp phần to lớn vào việc giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức tự hào dân tộc và lòng yêu quê hương đất nước của mỗi học sinh. Giúp các em xác định, định hướng được tư tưởng, hướng phấn đấu của việc học tập sau này.
Chương trình đã góp một phần to lớn vào việc giáo dục, nâng cao ý thức xã hội, tầm hiểu biết của các em thực sự được nâng cao, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống.	
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện chương trình sinh hoạt chủ điểm dưới cờ, tôi đã đúc rút ra những kinh nghiệm sau:
Phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về kiến thức, nội dung và kinh phí cho cả một năm thực hiện.
Phải xác định tư tưởng: Đã là người giáo viên thì phải chịu khó học hỏi, tự học, tự tìm tòitừ đó mới tự tin, quyết tâm thực hiện chương trình.
Vận động tất cả đồng nghiệp cùng tham gia chương trình và cố vấn chương trình, trong đó có cả “cộng tác viên” là học sinh.
Phải có ý thức về việc sắp xếp, hệ thống kiến thức theo từng chủ đề một cách khoa học. Làm tốt công tác biên tập, tổng hợp kiến thức một cách tỉ mỉ, hạn chế tối đa việc sai sót.
Người biên tập, tổ chức thực hiện chương trình phải thực sự say mê, chịu khó tìm tòi, luôn sáng tạo nhạy bén trong phương pháp tổ chức nhằm cuốn hút học sinh tham gia.
Phải có ý thức lắng nghe từ đồng nghiệp, các em cộng tác viên nhằm làm chương trình càng gần gũi với các em hơn, hiệu quả hơn.
Người biên tập, tổ chức chương trình cần có một kiến thức cơ bản về tin học sẽ giúp hoàn thành tốt hơn về nhiệm vụ của mình.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách hoạt động ngoài giờ.
Báo thiếu niên tiền phong.
Các trang Web của Bộ giáo dục, sở giáo dục các tỉnh thành.
Các báo Thanh Niên, Tuổi trẻ 
Kho sách thư viện của trường.
Nguồn kiến thức của các thầy cô giáo cung cấp.
Học sinh giỏi gửi về tham gia chương trình
	Trên đây là một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt chào cờ trường TH Lý Tự Trọng.
	Rất mong nhận được sự chỉ đạo của Cấp trên, sự góp ý nhiệt tình của Quý Thầy cô để tôi được học hỏi thêm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM.doc