Vai trò của cha mẹ và giáo viên trong tham vấn ở cấp tiểu học

Vai trò của cha mẹ và giáo viên trong tham vấn ở cấp tiểu học

 Một khía cạnh của chương trình tham vấn phát triển là sự tham gia mạnh mẽ của cha mẹ. Điều này là một thực tế trong giáo dục tiểu học, ở đó, cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của con em họ.

Các nhà tham vấn tiểu học dựa nhiều vào sự tham gia của cha mẹ trong việc giúp đỡ trẻ em đưa ra kế hoạch và đạt được mục tiêu phát triển. Nếu không có sự hỗ trợ của phụ huynh trong chương trình giáo dục, sự ủng hộ của họ trong việc trợ giúp các nhà tham vấn và giáo viên với học sinh thì tiến trình này thực hiện sẽ rất khó khăn.

 

doc 8 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của cha mẹ và giáo viên trong tham vấn ở cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của cha mẹ và giáo viên
trong tham vấn ở cấp tiểu học
 Một khía cạnh của chương trình tham vấn phát triển là sự tham gia mạnh mẽ của cha mẹ. Điều này là một thực tế trong giáo dục tiểu học, ở đó, cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của con em họ. 
Các nhà tham vấn tiểu học dựa nhiều vào sự tham gia của cha mẹ trong việc giúp đỡ trẻ em đưa ra kế hoạch và đạt được mục tiêu phát triển. Nếu không có sự hỗ trợ của phụ huynh trong chương trình giáo dục, sự ủng hộ của họ trong việc trợ giúp các nhà tham vấn và giáo viên với học sinh thì tiến trình này thực hiện sẽ rất khó khăn.
Khi cha mẹ ủng hộ trong việc kết nối chương trình tham vấn phát triền lồng ghép với chương trình giảng dạy hàng ngày, bao gồm cả việc tham vấn cá nhân và tham vấn nhóm cho con của họ, đó như là mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Trường học là nơi kêu gọi sự tham gia của cha mẹ, thông báo về những vấn đề ảnh hưởng đến con cái của họ, và khuyến khích cha mẹ tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, điều này sẽ có thể giúp các em đạt được những thành công. (Epstein, 1991).
Nhà tham vấn bậc tiểu học đánh giá sự tham gia của cha mẹ trong những mối quan hệ tham vấn của họ với trẻ. Để giành được sự hợp tác của cha mẹ, nhà tham vấn thông báo với họ về chương trình tham vấn thông qua các tài liệu quảng cáo, các buổi thuyết trình tại buổi họp phụ huynh. “Giữ bí mật” là một điều kiện trong tham vấn với trẻ em cũng như đối với các khách hàng khác, nhưng đồng thời nhà tham vấn tiểu học cần đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các phụ huynh, điều đó giúp cho con cái họ trong việc giải quyết các vấn đề, thay đổi hành vi, và thiết lập mục tiêu trong tương lai. Vì lý do này, nhà tham vấn tiểu học cần khuyến khích trẻ nhỏ cho phép cha mẹ tham gia vào quá trình giúp đỡ càng sớm càng tốt. Trong những trường hợp hiếm, chẳng hạn, như lạm dụng thể chất, sự tham gia này có thể không có được, nhưng trong đa số các trường hợp, nhà tham vấn cần khuyến khích các mối quan hệ hợp tác với cha mẹ để giúp trẻ em tập trung vào mối quan tâm và có những lựa chọn thích hợp.
Cha mẹ, giáo viên, và nhà tham vấn cần ngồi với nhau, trở thành đối tác trong việc giúp trẻ em phát triển theo một hướng tích cực và lành mạnh. Sự tham gia của gia đình luôn là một thành phần thiết yếu trong tham vấn tiểu học. Nhiều năm trước đây, Meeks (1968), mô tả vai trò của cha mẹ: (1) giúp nhà trường hiểu được con em họ, (2) bản thân họ có sự hiểu biết tốt hơn về con cái mình, (3) học và đánh giá cao những gì mà nhà trường đang làm để giúp con em họ tiến bộ, và (4) sử dụng cách động viên cũng như cách tiếp cận tích cực để có được sự những thay đổi hành vi mang tính xây dựng. Vai trò của cha mẹ được hiểu như là các "chuyên gia" đóng góp cho nhà trường trong việc hiểu được những nhu cầu cá nhân của trẻ. Thực tế, đó là sự kết hợp về vai trò của cha mẹ với kiến thức chuyên môn giảng dạy của giáo viên và chương trình tham vấn phát triển để hình thành một mối quan hệ hợp tác có hiệu quả.
Việc nhà tham vấn khuyến khích sự tham gia của phụ huynh có nhiều hình thức, như: tham gia hội thảo phụ huynh-giáo viên, đăng ký chương trình tập huấn cho phụ huynh về các chủ đề như: Kỉ luật tích cực, giúp con cái làm bài tập, cách xử trí sự đối đầu giữa con cái trong nhà, và cách giao tiếp hiệu quả với con cái của họ, và tình nguyện hỗ trợ trong các chương trình của nhà trường. Tất nhiên, sự tham gia của giáo viên lại là một thành phần quan trọng khác trong chương trình tham vấn học đường bậc tiểu học.
Sự tham gia của cha mẹ sẽ giúp cho trẻ phát triển gấp bội ở trường học, vì nó tiến tới mục đích quan trọng: đó là thiết lập một chương trình tham vấn tiểu học toàn diện, bao gồm các dịch vụ tư vấn trực tiếp cho phụ huynh.
Để thiết lập các dịch vụ mang tính hiệu quả trong trường tiểu học, nhà tham vấn cần phát triển tốt mối quan hệ với giáo viên và nhân viên khác của trường.
Bằng cách đó, nhà tham vấn sẽ trở thành thành viên kết nối giữa các nhân viên trong trường và chương trình tham vấn của họ. Họ nhận ra rằng sự thành công của chương trình tham vấn chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ cá nhân và mối quan hệ đồng nghiệp được thiết lập giữa các giáo viên trong trường. Những mối quan hệ này sẽ thể hiện được những mục tiêu chung - được thiết lập giữa giáo viên và nhà tham vấn: rằng trẻ em sẽ có sự tiến bộ trong phát triển giáo dục, xã hội, và nhân cách của họ.
Sự tham gia của giáo viên bắt đầu với ý kiến đánh giá của họ và những gợi ý cho việc thiết kế chương trình tham vấn học đường. Những đóng góp này thể hiện dưới hình thức như là bảng hỏi dành cho giáo viên, báo cáo của ủy ban cố vấn, và báo cáo đánh giá chương trình hàng năm. Ngoài ra, giáo viên tiểu học sẽ tích cực tham gia trong chương trình tham vấn học đường thông qua các hoạt động hướng dẫn mà họ kết hợp trong bài giảng hàng ngày. Họ lên giáo án cho những bài giảng này kết hợp với mục tiêu của toàn trường cũng như mục tiêu được đưa ra cho từng cấp học.
Giáo viên tiểu học cũng có một vai trò quan trọng trong các quá trình giới thiệu cho trẻ em - những dịch vụ tham vấn cần thiết. Bởi vì, chính các giáo viên tiểu học có sự liên hệ với các học sinh của mình trong thời gian dài và dạy các em các chủ đề học tập. Họ ở một vị trí lý tưởng để quan sát sự phát triển của học sinh và phát hiện ra những trở ngại cho sự tiến bộ của trẻ. Theo đó, nhà tham vấn có thể dựa vào kỹ năng quan sát của giáo viên và sự chẩn đoán của giáo viên để hướng các em tới các dịch vụ.
Giáo viên Tiểu học là người thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các học sinh của mình, trở thành người giúp đỡ trực tuyến đầu tiên tại trường và điều đó có thể giúp cho các nhà tham vấn đặt sự chú ý quan tâm tới những trường hợp đặc biệt từ các ý kiến phản hồi của giáo viên.
Một lĩnh vực khác trong sự tham gia của giáo viên tiểu học với vấn đề tham vấn học đường, đó là mối quan hệ phụ huynh-nhà trường. Bởi vì, chính phụ huynh là những người rất quan tâm tới phúc lợi của con em mình, dó đó, sự giao tiếp giữa giáo viên và cha mẹ là buộc phải có. Giáo viên là người đánh giá dịch vụ của các chương trình tham vấn học đường, họ là người thông báo cho các nhà tham vấn về những nhu cầu mà phụ huynh chia sẻ, chỉ ra những gia đình có vấn đề về rối loạn chức năng gia đình, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến trẻ em trong trường học. Khi có thể, giáo viên tiểu học, gồm cả các nhà tham vấn tham dự buổi họp phụ huynh-giáo viên với mục đích đóng góp những thông tin, tạo điều kiện trao đổi lẫn nhau, và hướng tới cách giải quyết các mối quan tâm được đưa ra.
Cuối cùng, những giáo viên có chuyên môn trong lĩnh vực phát triển trẻ em chính là nguồn nhân lực cho sự phát triển đội ngũ nhân viên của trường. Một số giáo viên tiểu học có kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng đặc biệt là người có tiếng nói đối với đồng nghiệp của họ. Trong những trường hợp như vậy, nhà tham vấn nên tận dụng các giáo viên này, vì họ sẽ chấp nhận tham gia tập huấn từ những người có kinh nghiệm trong trường. Do đó, các nhà tham vấn cần tìm ra những giáo viên là những người xuất sắc và được tôn trọng trong trường và mời họ trở thành người điều hành hội thảo và thuyết trình.
Nguồn Viện Tâm lý học TTH (dịch)

Tài liệu đính kèm:

  • docVai tro cua cha me va giao vien.doc