Giáo án Lớp 1 Tuần 25 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Giáo án Lớp 1 Tuần 25 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

TẬP ĐỌC

OANG – OĂNG

I/ Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.

 Nhận ra các tiếng có vần oang - oăng. Đọc được từ, câu ứng dụng.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.

II/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tranh, bảng gắn, bộ chữ cái

 Học sinh: Bộ ghép chữ.

III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 Học sinh viết: bài toán, băn khoăn ,tóc xoăn, (Bảo, Giang, Cường)

 Học sinh đọc bài:ngoan ngoãn, cây xoan , khoẻ khoắn , tóc xoăn, hoàn toàn,

( Mai, My, Trinh)

 Đọc câu ứng dụng. (Vũ

 

doc 38 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 939Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 25 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:5/ 03/2006
	Ngày dạy:Thứ hai 6/3/2006
CHÀO CỜ
š&›
TẬP ĐỌC
OANG – OĂNG 
I/ Mục tiêu:
v Học sinh đọc và viết được oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
v Nhận ra các tiếng có vần oang - oăng. Đọc được từ, câu ứng dụng.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh, bảng gắn, bộ chữ cái
v Học sinh: Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Học sinh viết: bài toán, băn khoăn ,tóc xoăn, (Bảo, Giang, Cường)
v Học sinh đọc bài:ngoan ngoãn, cây xoan , khoẻ khoắn , tóc xoăn, hoàn toàn,
( Mai, My, Trinh)
v Đọc câu ứng dụng. (Vũ
3/Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Hoạt động 1: Dạy vần
*Gắn bảng: oang.
v Hỏi: Đây là vần gì?
v Phát âm: oang.
v Hướng dẫn học sinh gắn vần oang.
v Hướng dẫn học sinh phân tích vần oang.
v Hướng dẫn học sinh đánh vần vần oang.
v Đọc: oang.
v Hươáng dẫn học sinh gắn: hoang.
v Hươáng dẫn học sinh phân tích tiếng hoang. 
v Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng hoang.
v Đọc: hoang.
v Treo tranh giới thiệu: vỡ hoang.
v Đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
v Đọc phần 1.
*Gắn bảng: oăng.
v Hỏi: Đây là vần gì?
v Phát âm: oăng.
v Hướng dẫn học sinh gắn vần oăng.
v Hướng dẫn học sinh phân tích vần oăng.
v So sánh:
v Giống: g cuối.
v Khác: oa – oă đầu.
v Hướng dẫn học sinh đánh vần vần oăng.
v Đọc: oăng.
v Hướng dẫn học sinh gắn tiếng hoẵng.
v Hướng dẫn học sinh phân tích tiếng hoẵng.
v Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng hoẵng.
v Đọc: hoẵng.
v Treo tranh giới thiệu: con hoẵng.
v Gíaoviên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc từ : con hoẵng
v Đọc phần 2.
v Đọc bài khóa.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Viết bảng con: 
 oang – oăng 
 vỡ hoang - con hoẵng.
v Hướng dẫn cách viết.
v Nhận xét, sửa sai.
*Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng.
 áo choàng	liến thoắng
 oang oang	dãi ngoẵng
Giảng từ
v Hướng dẫn học sinh nhận biết tiếng có oang – oăng.
v Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ.
v Đọc toàn bài.
*Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
v Đọc bài tiết 1.
v Treo tranh.
v Hỏi: Tranh vẽ gì?
v Đọc bài ứng dụng:
 Cô dạy em tập viết
 Gió đưa thoảng hương nhài
 Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài.
v Giáo viên đọc mẫu.
v Đọc toàn bài.
*Hoạt động 2: Luyện viết.
v Lưu ý nét nối giữa các chữ và các dấu.
v Thu chấm, nhận xét.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện nói:
v Chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
v Treo tranh:
v Hỏi: Tranh vẽ gì?
v Hỏi: Khi nào mặc áo choàng?
v Hỏi: Khi nào mặc áo len?
v Hỏi: Khi nào mặc áo sơ mi?
v Hỏi: Em có những loại áo nào?
v Nêu lại chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
*Hoạt động 4: Học sinh đọc bài trong sách giáo khoa.
Vần oang
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Vần oang có âm o đứng trước,âm a đứng giữa, âm ng đứng sau: Cá nhân
o- a – ngờ – oang : cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Tiếng hoang có âm h đứng trước, vần oang đứng sau.
hờ – oang – hoang : cá nhân.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm.
Vần oăng.
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Vần oăng có âm o đứng trước, âm ă đứng giữa, âm ng đứng sau: cá nhân.
So sánh.
o - ă – ngờ - oăng: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Tiếng hoẵng có âm h đứng trước, vần oăng đứng sau, dấu ngã đánh trên âm ă: cá nhân.
hờ – oăng – hoăng – ngã - hoẵng: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa
Học sinh viết bảng con.
2 – 3 em đọc
choàng, oang oang, thoắng, ngoẵng.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
Cô dạy, các bạn học sinh.
2 em đọc.
Nhận biết tiếng có oang.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Viết vào vở tập viết.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
Bạn mặc áo choàng, áo len, áo sơ mi.
Trời lạnh.
Trời lạnh.
Đi học lúc trời nóng.
Tự trả lời.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
4/ Củng cố:Chơi trò chơi tìm tiếng mới: loang lổ, dài ngoẵng, hoàng hôn, bàng hoàng...
5/ Dặn dò: Dặn học sinh học thuộc bài. OANH – OACH 
I/ Mục tiêu:
v Học sinh đọc và viết được oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
v Nhận ra các tiếng có vần oanh - oach. Đọc được từ, câu ứng dụng.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh.
v Học sinh: Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Học sinh đọc viết bài: oang – oăng, hoàng hôn ,con hoẵng ,thoang thoảng , nước khoáng , liếng thoắng , khua khoắng,áo choàng, mở toang . (Trinh, Khánh như, Nhung, Phụng)
v Đọc câu ứng dụng. (Lâm, Yên)
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Hoạt động 1: Dạy vần
*Gắn bảng: oanh.
Hỏi: Đây là vần gì?
-Phát âm: oanh.
-Hướng dẫn học sinh gắn vần oanh.
-Hướng dẫn học sinh phân tích vần oanh.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần vần oanh.
-Đọc: oanh.
-Hươáng dẫn học sinh gắn: doanh.
-Hươáng dẫn học sinh phân tích tiếng doanh. 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng doanh.
- Đọc : doanh
 -Treo tranh giới thiệu: doanh trại.
-Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc.
-Đọc phần 1.
* Gắn bảng: oach.
- Hỏi: Đây là vần gì?
-Phát âm: oach.
-Hướng dẫn học sinh gắn vần oach.
-Hướng dẫn học sinh phân tích vần oach.
-So sánh:
+Giống: oa đầu.
+Khác: nh – ch cuối.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần vần oach.
-Đọc: oach.
-Hướng dẫn học sinh gắn tiếng hoạch.
-Hướng dẫn học sinh phân tích tiếng hoạch.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng hoạch.
-Đọc: hoạch.
-Treo tranh giới thiệu: thu hoạch
-Gíao viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc từ : thu hoạch
-Đọc phần 2.
-Đọc bài khóa.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2: Viết bảng con: 
 oanh – oach 
 doanh trại - thu hoạch.
-Hướng dẫn cách viết.
-Nhận xét, sửa sai.
*Hoạt động 3: Đọc từ ứng dụng.
 khoanh tay	kế hoạch
 mới toanh	loạch xoạch
Giảng từ
-Hướng dẫn học sinh nhận biết tiếng có oanh – oach.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng, đọc trơn từ.
-Đọc toàn bài.
*Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
-Đọc bài tiết 1.
-Treo tranh.
-Đọc câu ứng dụng:
 “Chúng em ... kế hoạch nhỏ”
-Giáo viên đọc mẫu.
-Đọc toàn bài.
*Hoạt động 2: Luyện viết.
-Lưu ý nét nối giữa các chữ và các dấu.
-Thu chấm, nhận xét.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện nói:
-Chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
-Treo tranh:
Hỏi: Em thấy cảnh gì ở trong tranh?
Hỏi: Ở nhà máy có ai làm việc?
Hỏi: Ở cửa hàng có ai?
Hỏi: Ở doanh trại có ai?
-Nêu lại chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
*Hoạt động 4: Học sinh đọc bài trong sách giáo khoa.
Vần oanh
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Vần oanh có âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm nh đứng sau: Cá nhân
o - a – nhờ – oanh: cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Tiếng doanh có âm d đứng trước, vần oanh đứng sau.
dờ – oanh – doanh : cá nhân.
Cá nhân, lớp.
 Quan sát tranh
Cá nhân, nhóm, lớp. 
Cá nhân, nhóm , lớp
Vần oach.
Cá nhân, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Vần oach có âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm ch đứng sau: cá nhân.
 Học sinh so sánh
o- a – chờ – oach : cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Thực hiện trên bảng gắn.
Tiếng hoạch có âm h đứng trước, vần oach đứng sau, dấu nặng đánh dưới âm a: cá nhân.
hờ – oach – hoach – nặng - hoạch: cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa
Học sinh viết bảng con.
2 – 3 em đọc
khoanh, toanh, hoạch, loạch xoạch.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
2 em đọc.
Nhận biết tiếng có oach.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Viết vào vở tập viết.
Hát múa.
Cá nhân, lớp.
Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
Công nhân.
Người mua, người bán.
Các chú bộ đội.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
4/ Củng cố:
v Chơi trò chơi tìm tiếng mới: l oanh quanh, ngã oành oạch
 tung hoành , loách choách,
 xoành xoạch.
5/ Dặn dò:
v Dặn học sinh học thuộc bài.
 Về nhà tìm tiếng mới ghi vào giấy , tiết sau thi tìm tiếng nhanh
OAT – OĂT 
I/ Mục tiêu:
v Học sinh đọc và viết được oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt.
v Nhận ra các tiếng có vần oat - oăt. Đọc được từ, câu ứng dụng.
v Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Phim hoạt hình.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh, bảng gắn, bộ chữ cái.
v Học sinh: Bộ ghép chữ, sách giáo khoa, vở.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Học sinh đọc viết bài: oanh – oach. (Anh, Phụng , Lợi)
v Đọc câu ứng dụng. (Chính).
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Hoạt động 1: Dạy vần
*Gắn bảng: oat.
Hỏi: Đây là vần gì?
-Phát âm: oat.
-Hướng dẫn học sinh gắn vần oat.
-Hướng dẫn học sinh phân tích vần oat.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần vần oat.
-Đọc: oat.
-Hươáng dẫn học sinh gắn: hoạt.
-Hươáng dẫn ho ... , 40, 17, 8.
-Làm bài, sửa bài.
Nêu yêu cầu và làm bài:
	70
 + 20
	90
Nêu yêu cầu và làm bài
 50 + 20 = 70 
Trao đổi, sửa bài
Hát múa 
-Đọc bài toán
-Lớp 1A : 20 bức tranh
 Lớp 1B : 30 bức tranh
-Cả 2 lớp vẽ bức tranh?
-Cộng
-Làm bài,1 học sinh lên bảng sửa bài
Số tranh cả hai lớp vẽ là:
 20 + 30 = 50 ( bức tranh )
 Đáp số: 50 bức tranh
 Cả lớp sửa bài
 Thi đua 2 nhóm
4/ Củng cố:	
Thu chấm, nhận xét
5/ Dặn dò :	
Về ôn bài. 
š&›
	Ngày soạn: 07/ 3/ 2006
	Ngày dạy :	Thứ sáu 09/ 3/ 2006
TẬP ĐỌC
MƯU CHÚ SẺ
I. Mục tiêu:
v Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các phụ âm đầu n, l: nén ( sợ ), lễ ( phép ); v/x : vuốt (râu), xoa (mép); có phụ âm cuối t ( mặt, vuốt, vụt ); c (tức); các từ ngữ: chộp, hoảng lắm, sạch sẽ, tức giận. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.
Ôn các vần: uôn, uông; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôn, uông.
v Hiểu các từ ngữ trong bài: chộp, lễ phép.
v Hiểu được sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát nạn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh, bảng phụ.
- Học sinh : Sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Oanh, Hồng, Lợi)
 Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ai dậy sớm “ và trả lời câu hỏi
H : Khi dậy sớm ,điều gì chờ đón em ở ngoài vườn ?(Hoa ngát hương đang chờ đón)
H : Khi dậy sớm ,điều gì chờ đón em trên cánh đồng ?(Có vừng đông đang chờ đón)
H : Khi dậy sớm ,điều gì chờ đón em trên đồi ?(Có đất trời đang chờ đón)
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1:
- Giới thiệu bài . Ghi đề bài :Mưu chú Sẻ 
*Hoạt động 1 : Luyện đọc âm, vần, tiếng, từ
-Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn học sinh đọc thầm( giao việc)
- Tìm tiếng có vần uôn
-Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh vần tiếng: muốn
- Luyện đọc các từ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ. 
- Giảng từ:chộp, lễ phép
 -Hướng dẫn học sinh đọc các từ 
 *Hoạt động 2: Luyện đọc câu.
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu 
-Chỉ không thứ tự
-Hướng dẫn cách đọc nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm.
-Gọi học sinh đọc theo nhóm, tổ
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn,bài.
-Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn.
-Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
-Giáo viên hướng dẫn cách đọc
 *Hoạt động 4: Chơi trò chơi củng cố.
-Treo tranh
 -Gọi học sinh lên gắn từ thích hợp với tranh. 
 H : Tiếng nào có vần uôn, uông ?
-Thi tìm tiếng có vần uôn, uông
-Gọi 2 học sinh lên thi đọc hay.
H : Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo?
H :Sẻ đã làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
*Nghỉ chuyển tiết
Tiết 2:
*Hoạt động 1: Luyện đọc bài trên bảng.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn, cả bài (Chỉ thứ tự hoặc không thứ tự)
*Hoạt động 2: Luyện đọc bài trong sách giáo khoa 
-Gọi học sinh đọc cả bài.
-Hướng dẫn cả lớp đọc thầm (giao việc).
H: Trong bài có mấy câu? 
-Hướng dẫn học sinh đọc câu, đoạn
(đọc nối tiếp)
- Hướng dẫn học sinh đọc cả bài.
*Nghỉ giữa tiết
*Hoạt động 3 : Luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Gọi học sinh đọc từng đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi.
-Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1 :Từ đầu ...rửa mặt
-H : Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo?
-Gọi học sinh đọc đoạn 2: Nghe vậy...muộn mất rồi.
H: Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
+Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về Sẻ trong bài?
-Luyện đọc kết hợp trả lời câu hỏi
*Trò chơi giữa tiết.
 *Hoạt động 4: Chơi học sinh chơi đóng vai. 
- Đọc đề cá nhân, lớp
-Theo dõi
- Đọc thầm
uôn (muốn)
- Phân tích :tiếng muốn có âm m đứng trước,vần uôn đứng sau, dấu sắc đánh trên âm ô: cá nhân .
-Đánh vần: mờ – uôn – muôn – sắc – muốn cá nhân, nhóm.
Cá nhân
Đọc đồng thanh
Đọc nối tiếp :cá nhân 
Cá nhân
Đọc nối tiếp theo nhóm, tổ.
Hát múa.
Cá nhân, nhóm, tổ. 
 Đọc đồng thanh
Quan sát
 Tranh con chuồn chuồn : gắn từ chuồn chuồn ( Chuồn có vần uôn)
Tranh buồng chuối : gắn từ buồng chuối
( buồng có vần uông) 
buôn bán, cuốn vở, chiếc xuồng, cái chuông...
Mẹ em buôn bán cà phê.
Chiếc xuồng chở khách sang sông
Đọc cá nhân, cả lớp nhận xét
 Sao anh không rửa mặt.
Sẻ vụt bay đi.
 Hát múa
Cá nhân
- Sách giáo khoa 
 1 học sinh đọc cả bài
Đọc thầm
6 câu
Cá nhân
- 1 em đọc toàn bài
 Hát múa
 Sẻ nói: “Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt? “
Sẻ vụt bay đi
-Sẻ + thông minh
Cá nhân
Đóng vai Sẻ và Mèo
4/ Củng cố:
-Thi đọc đúng, diễn cảm: 2 em đọc.
 -Khen những học sinh đọc tốt.
5/ Dặn dò:
-Học bài và trả lời câu hỏi.
š&›
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ II)
š&›
KỂ CHUYỆN
RÙA VÀ THỎ
I/ Mục tiêu:
vHọc sinh nghe giáo viên kể chuyện, nhớ và kể lại được câu chuyện
vBiết đổi giọng để phân biệt Rùa, Thỏ.
vHiểu lời khuyên của câu chuyện.
vGiáo dục học sinh tính kiên trì, nhẫn nại.
II/ Chuẩn bị:
vGiáo viên: Tranh minh họa.
vHọc sinh: Sách giáo khoa.
III/ Hoạt động của giáo viên:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra dụng cụ:
vGiáo viên kiểm tra sách giáo khoa.
3/ Dạy h ọc bài mới:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1:
-Giới thiệu về Rùa và Thỏ.
-Kể lần 1 câu chuyện.
-Kể lần 2 có tranh minh họa
-Hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn, câu chuyện theo tranh.
-Gọi 1 em đọc câu hỏi, 1 em trả lời.
*Nghỉ giữa tiết:
*Hoạt động 2:
-Hướng dẫn phân vai kể toàn bộ kể chuyện.
-Hướng dẫn kể toàn câu chuyện.
Hỏi: Vì sao Thỏ thua Rùa?
Hỏi: Câu chuyện khuyên em điều gì?
Theo dõi, lắng nghe.
Nghe và quan sát từng tranh.
Tranh 1: H: Vẽ cảnh gì? (Rùa tập chạy, Thỏ mỉa mai...)
Tranh 2: Rùa trả lời: Anh đừng giễu tôi...)
Tranh 3: Rùa đã cố sức chạy thật nhanh.
Tranh 4: Rùa thắng cuộc.
Hát múa.
Đóng vai Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện và kể lại chuyện.
2 – 3 nhóm thi kể, đóng vai.
Thỏ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn.
Chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ, học tập bạn Rùa. Rùa chậm chạp nhưng kiên trì, nhẫn nại nên dẫn đến thành công.
4/ Củng cố:
vGiáo dục học sinh qua câu chuyện.
vTập tính kiên trì, nhẫn nại.
5/ Dặn dò:
vKể lại câu chuyện cho cả nhà nghe
KỂ CHUYỆN
TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu:
v Học sinh nghe giáo viên kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. Sau đó kể lại được toàn bộ câu chuyện.
v Tập cách đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, Trâu, người và lời người dẫn chuyện.
v Thấy sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ. Hiểu: trí khôn và sự thông minh của con người làm chũ được muôn loài.
II. Chuẩn bị:
v Giáo viên: Tranh.
v Học sinh : Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
v Yêu cầu học sinh mở SGK / 63 bài kể chuyện “ Cô bé trùm khăn đỏ”.
v Gọi 4 học sinh tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn.
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài: “ Trí Khôn “
 -Kể lần 1 câu chuyện.
 -Kể lần 2, kết hợp tranh minh hoạ.
 -Hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
*Trò chơi giữa tiết.
 -Hướng dẫn phân vai kể toàn bộ câu chuyện
 -Hướng dẫn kể toàn câu chuyện.
 -Câu chuyện này cho em biết điều gì?
-Nhắc đề cá nhân.
-Theo dõi và nghe.
-Nghe và quan sát từng tranh.
 +Tranh 1: Hổ nhìn thấy gì? (thấy Trâu)
 +Tranh 2: Hổ và Trâu nói gì với nhau?
 ( Này,.trí khôn ).
 +Tranh 3: Hổ và người nói gì với nhau?
 ( Người..mà xem )
 +Tranh 4: Câu chuyện kết thúc thế nào? 
 ( Hổ bị người châm lửa đốt )
Múa, hát
-Đóng vai Hổ, Trâu, người nông dân, người dẫn chuyện.
- 2, 3 nhóm thi kể, đóng vai .
 +Con Hổ to xác nhưng rất ngu ngốc, không biết trí khôn là gì.
 +Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn.
 +Con người thông minh, tài trí tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi..
4/ Củng cố: 
vGiáo dục học sinh: con người muốn thành công mọi việc là nhờ ở trí thông minh.
5/ Dặn dò:
vVề nhà ôn bài. 
š&›
SINH HOẠT LỚP – VUI CHƠI
I/ Mục tiêu:
v Học sinh nắm được yêu, khuyết điểm của mình trong tuần.
v Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
v Giáo dục học sinh mạnh dạn và biết tự quản.
II/ Chuẩn bị:
v Giáo viên: Nội dung sinh hoạt, trò chơi, bài hát.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1: Nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
vCác em chăm ngoan, lễ phép, chuyên cần, nghỉ học có phép, đi học đúng giờ.
vChuẩn bị bài tốt, học và làm bài đầy đủ. Có đầy đủ dụng cụ học tập.
vCác em đều tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
vThi đua giành nhiều hoa điểm 10. Biết rèn chữ giữ vở.
vNề nếp lớp tốt. 
-Tồn tại: còn 1 số em hay quên dụng cụ, đọc viết chậm
*Hoạt động 2: Ôn bài hát “Bầu trời xanh”.
vChơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.
 *Hoạt động 3: Nêu phương hướng tuần tới
- Thi đua học tập chào mừng ngày8 -3 
-Ôn tập thi định kì 3 
-Nhắc nhở 1 số em còn mắc khuyết điểm, cần phấn đấu trong tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 25.doc