Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần 26 năm 2010

Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần 26 năm 2010

TẬP ĐỌC

Bàn tay mẹ

 I. Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, .

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.

 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).

II.ĐDDH:

 - Sử dụng tranh SGK.

III. Các HĐDH chủ yếu:

Tiết 1

1. KTBC: - 2 HS đọc bài “ Cái nhãn vở ” và trả lời câu hỏi:

 ? Giang viết những gì lên nhãn vở?

 ? Nhãn vở có tác dụng gì?

 - Chấm nhãn vở tự làm của HS.

2. Dạy học bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn HS luyện đọc:

 * GV đọc mẫu lần 1: Giọng chậm dãi, nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm.

 * HD luyện đọc.

 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:

- GV viết: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.

- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.

- Phân tích tiếng nhất, nấu, nắng, xương.

- Ghép theo dãy: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng.

- GV giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương.

 

doc 16 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 1 - Tuần 26 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tập đọc 
Bàn tay mẹ
 I. Mục tiêu:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, ...
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
II.ĐDDH:
	- Sử dụng tranh SGK.
III. Các HĐDH chủ yếu: 
Tiết 1
1. KTBC: - 2 HS đọc bài “ Cái nhãn vở ” và trả lời câu hỏi:
	 ? Giang viết những gì lên nhãn vở?
	 ? Nhãn vở có tác dụng gì?
	 - Chấm nhãn vở tự làm của HS.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * GV đọc mẫu lần 1: Giọng chậm dãi, nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm.
 * HD luyện đọc.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- GV viết: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng nhất, nấu, nắng, xương.
- Ghép theo dãy: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng.
- GV giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương.
 . Luyện đọc câu.
- Bài có mấy câu? ( 5 câu ).
- Dấu hiệu nhận biết câu là gì? (Chữ đầu viết hoa, kết thúc có dấu chấm).
- Mỗi câu 2 HS đọc.
- Mỗi bàn đọc nối tiếp 1 câu.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
- Bài chia làm mấy đoạn? ( 3 đoạn ).
- Dấu hiệu nhận biết đoạn là gì? ( Chữ đầu viết hoa lui vào, kết thúc dấu chấm 
 xuống dòng.
	 - 3 HS đọc đoạn 1, 3 HS đọc đoạn 2, 3 HS đọc đoạn 3.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn theo dãy.
- 2 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
 . Thi đọc trơn cả bài.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần an, at:
 * Tìm tiếng trong bài có vần an: bàn.
- HS đọc, phân tích tiếng bàn.
 * Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc từ mẫu.
	 - Cho HS thi đua tìm từ có vần an, at.
	 - Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
	 - GV đọc mẫu lần 2.
	 - 2 HS đọc đoạn 1, đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bàn tay mẹ đã làm những gì cho chị em Bình?
	 - 2 HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bàn tay mẹ Bình như thế nào?
	 - 1 HS đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ.
	 - GV: Bài thơ nói lên tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
	 - Cho 3 HS đọc toàn bài. GV nhận xét cho điểm.
 * Luyện nói:
 - Nêu chủ đề của bài luyện nói: (Trả lời câu hỏi theo tranh). 
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu, thực hành hỏi đáp theo mẫu.
	 M: Ai nấu cơm cho bạn ăn?
	 Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.
	 - Khuyến khích HS hỏi những câu hỏi khác. 
 3. Củng cố – Dặn dò:
 - 1 HS đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi: Vì sao bàn tay mẹ lại trở nên gầy gầy, xương xương?
 - Về đọc bài. Chuẩn bị bài “ Cái Bống”.
Toán
Các số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50.
	- Nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50.
II. ĐDDH: 
- GV: Các bó chục và các que tính rời.
- HS: Bộ TTH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. KTBC: - HS lên bảng làm BT:
 50 + 30 = 50 + 10 =
	 	80 – 30 =	 50 – 10 = 
 80 – 50 = 50 – 40 =
 - HS dưới lớp nhẩm nhanh kết quả:
	30 + 20 , 50 – 20 , 40 + 20. 	 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu các số từ 20 đến 50.
	. Giới thiệu các số từ 20 đến 30.
	- GV yêu cầu HS lấy 2 bó que tính, GV gài bảng 2 bó que tính.
	- GV viết số 20.
	- HS đọc “Hai mươi”.
	- GV: Lấy thêm 1 que tính, GV gài thêm 1 que tính. Được tất cả bao nhiêu que tính? ( 21 ).
	- Để chỉ số que tính vừa lấy chúng ta có số nào? ( 21 ).
	- GV viết số 21.
	- HS đọc “Hai mươi mốt”.
	- Số 21 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Tương tự giới thiệu các số 22 dến 30. Đến số 30 hỏi: 
	+ Tại sao 29 thêm 1 là 30?
	+ Cho HS thay 10 que tính bằng 1 bó chục và GV gài bảng.
	+ HS đọc “Ba mươi”.
	+ Số 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Cho HS đọc các số từ 20 đến 30.
	. Tiếp tục giới thiệu các số từ 31 đến 50 (tương tự). 
 c. Luyện tập.
* Bài 1: + HS nêu yêu cầu.
 + GV: Câu a cho biết cách đọc số các con cần viết số. Câu b mỗi vạch chỉ viết 1 số. 
 + HS làm bài, 2 HS lên bảng.
 + Nhận xét. Đổi vở KT
* Bài 3: +Tương tự bài 1.
* Bài 4: + Bài yêu cầu gì?
 + HS làm bài. 3 HS lên chữa bài. 
 + Nhận xét sau đó cho HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số.
3. Củng cố dặn dò:
	- Các số từ 20 đến 29 có gì giống và khác nhau?
	- Tương tự với 30 đén 39, 40 đến 49.
	- Bài 2 làm vào tiết luyện. 
________________________________________
Hát nhạc
( GV chuyên)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Tập viết
 Tô chữ hoa C, D, Đ
 I. Mục tiêu:
	- Tô được các chữ hoa: C, D, Đ.
	- Viết đúng các vần: an, at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập 2.
	- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2.
II.ĐDDH: 
 Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ:
- Chữ hoa C, D, Đ.
- Các vần an, at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC: - Viết bảng con theo dãy: mái trường, sao sáng, mai sau.
 - Chấm 1 số vở của HS. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn tô chữ hoa: 
- Treo bảng phụ có chữ mẫu: Chữ hoa C gồm những nét nào?
 - GV giới thiệu chữ mẫu và HD quy trình viết.
 - HS viết bảng con.
 - GV uốn nắn, sửa sai.
 - GV giới thiệu cách viết chữ hoa D, Đ ( Tương tự chữ C ).
 - HS viết bảng con.
c. Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng.
 - GV treo bảng phụ có các từ ứng dụng.
	- HS đọc cá nhân, đồng thanh, phân tích tiếng bàn, hạt, gánh, sạch.
	- GV nhắc lại cách nối các con chữ.
	- HS viết bảng con.
	- GV nhận xét, sửa sai.
d. Hướng dẫn HS viết vở.
	- GV cho 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
	- HS viết vở từng dòng: an, at, anh, ach, bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ.
	- HS khá giỏi viết cả bài.
	- GV uốn nắn tư thế và các lỗi khi viết.
	- Thu, chấm một số bài.
	- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Tìm thêm những tiếng có vần an, at, anh, ach.
 - Về viết những dòng còn lại.
Chính tả 
Bàn tay mẹ 
I. Mục tiêu:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “ Hằng ngày,  chậu tã lót đầy”: 35chữ trong khoảng 15 – 17 phút.
	- Điền đúng vần an, at; chữ g, gh vào chỗ trống bài tập 2, 3 (SGK).
II. ĐDDH:
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn và 2BT.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC:
- 2 HS lên bảng làm BT 2( a, b ) – SGK ( T 51 ).
- Chấm vở của 1 số HS về nhà viết lại.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tập chép.
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc đoạn văn (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết ( hằng ngày, bao nhiêu, nấu cơm, giặt, . )
 - Phân tích tiếng hằng, nhiêu, nấu, giặt.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (2HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
	- GV thu chấm 1 số bài.
c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
 * Bài tập 2: Điền vào chỗ trống vần an hay at?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh:
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 * Bài tập 3: Điền g hay gh?
	- Tiến hành tương tự BT2.
	- GV chữa bài, nhận xét.
	- Chấm 1 số bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài.
_________________________________
Toán 
 Các số có hai chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69.
	- Nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
II. ĐDDH: 
- GV: Các bó chục và các que tính rời.
- HS: Bộ TTH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
KTBC: - HS lên bảng làm BT: Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số:
 22 24
 40 43 48 
 - HS dưới lớp đọc các số theo thứ tự từ 35 đến 50 và ngược lại. 	
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu các số từ 50 đến 69.
	. Giới thiệu các số từ 50 đến 60.
	- GV yêu cầu HS lấy 5 bó que tính, GV gài bảng 5 bó que tính.
	- GV viết số 50.
	- HS đọc “Năm mươi”.
	- GV: Lấy thêm 1 que tính, GV gài thêm 1 que tính. Được tất cả bao nhiêu que tính? ( 51 ).
	- Để chỉ số que tính vừa lấy chúng ta có số nào? ( 51 ).
	- GV viết số 51.
	- HS đọc “Năm mươi mốt”.
	- Số 51 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Tương tự giới thiệu các số 52 dến 60. Đến số 60 hỏi: 
	+ Tại sao 59 thêm 1 là 60?
	+ Cho HS thay 10 que tính bằng 1 bó chục và GV gài bảng.
	+ HS đọc “Sáu mươi”.
	+ Số 60 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Cho HS đọc các số từ 50 đến 60.
	. Tiếp tục giới thiệu các số từ 61 đến 69 (tương tự). 
 c. Luyện tập.
* Bài 1: + HS nêu yêu cầu.
 + GV: Bài cho biết cách đọc số các con cần viết số.
 + HS làm bài, HS lên bảng.
 + Nhận xét. Đổi vở KT
* Bài 2: +Tương tự bài 1.
* Bài 3: + Bài yêu cầu gì?
 + Lưu ý viết số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 + HS làm bài, chữa bài. 
 + Nhận xét sau đó cho HS đọc xuôi, đọc ngược các dãy số.
	* Bài 4: +HS nêu yêu cầu ( đúng ghi Đ, sai ghi S )
 + HS làm bài.
 + GV hỏi: Vì sao điền Đ ( S )?
3. Củng cố dặn dò:
	- Các số từ 50 đến 69 đều là số có mấy chữ số?
	- Trong những số đó số nào có hàng chục và hàng đơn vị giống nhau?
	- Về chuẩn bi tiết sau “ Các số có hai chữ số tiếp theo”. 
_______________________________________
Đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi ( T1 )
I.Mục tiêu: 
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
- Lấy CC2, 3 – NX6.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn học tập	
	* HĐ 1: Phân tích tranh BT 1. 
- Cho HS quan sát tranh.
- Trong từng tranh có những ai?
- Họ đang làm gì?
- Họ đang nói gì? Vì sao?
. GVKL: Tranh 1: 1 bạn được nhận quà nên nói cảm ơn.
 Tranh 2: 1 bạn đi học muộn nên xin lỗi cô giáo.
* HĐ 2: Thảo luận theo cặp BT 2.
	? Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì?
	- HS thảo luận. Đại diện trình bày.
	. GVKL: GV kết luận từng tranh.
	* HĐ 3: Liên hệ thực tế.
	- Em đã nói lời cảm ơn, xin lỗi ai? Chuyện gì xảy ra khi đó?
	- Kết quả thế nào?
	- Gv khen ngợi những em biết nói cảm ơn, xin lỗi.
 3. Củng cố dặn dò.
	- Khi nào nói cảm ơn, xin lỗi?
- Cần thực hiện nói cảm ơn, xin lỗi.
__________________ ... à ghép theo dãy: khéo sảy, đường trơn, mưa ròng.
- GV giải nghĩa từ: đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng.
 . Luyện đọc câu.
- Mỗi HS đọc 1 câu theo hình thức nối tiếp.
- Từng bàn đọc câu theo hình thức nối tiếp.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
- 3 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần anh, ach:
 * Tìm tiếng trong bài có vần anh: gánh.
- HS đọc, phân tích tiếng gánh.
 * Nói câu có tiếng chứa vần anh, ach.
 	- Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
- Cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần anh, ach.
- Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 2.
- 2 HS đọc 2 câu thơ đầu và trả lời câu hỏi:
+ Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
- 2 HS đọc 2 câu thơ cuối và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
 - GV: Bài thơ nói lên tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.
- Cho 3 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét cho điểm.
 * Học thuộc lòng:
	- HD học thuộc lòng bài thơ theo cách xoá dần.
	- HS thi đua đọc thuộc bài thơ.
	- GV nhận xét, cho điểm.
 * Luyện nói:
- Chủ đề bài luyện nói là gì? (ở nhà, em làm gì giúp mẹ). 
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- HS trả lời theo nội dung tranh và khuyến khích các em hỏi đáp theo cách tự nghĩ. 
 3. Củng cố – Dặn dò:
 	- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
 	- Về đọc thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị tiết sau KTGK II.
______________________________________________
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010
Chính tả
Cái Bống
 I. Mục tiêu:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng giao “Cái Bống ” trong khoảng 10– 15 phút.
	- Điền đúng vần anh, ach ; chữ ng, ngh vào chỗ trống bài tập 2, 3 (SGK).
II. ĐDDH:
- Bảng phụ chép sẵn bài thơ “Cái Bống” và BT2, 3.
III. Các HĐDH chủ yếu:
1. KTBC:
- 3 HS lên viết : nhà ga, cái ghế, ghê sợ. Dưới lớp viết bảng con theo dãy.
- Chấm 1 số vở của HS phải viết lại bài Bàn tay mẹ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS tập chép.
- Treo bảng phụ.
 - HS đọc bài thơ (3 – 5 em).
 - Tìm tiếng khó viết ( khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng ).
 - Phân tích tiếng khó viết: sảy, sàng, ròng.
 - GV cất bảng. HS viết bảng (3HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con).
	- GV hướng dẫn cách trình bày thể thơ lục bát.
 - HS chép bài chính tả vào vở.
	- Soát lỗi: GV đọc. HS đổi vở để soát lỗi.
c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
 * Bài tập 2: Điền vần anh hay ach?
 - GV gọi HS đọc yêu cầu.
	- Cho HS quan sát tranh:
	? Tranh vẽ cảnh gì?
	- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 * Bài tập 2: Điền chữ ng hay ngh?
- Tương tự BT2.
	- Chấm 1 số bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
	- Khen những em viết đẹp.
 - Về chữa lỗi chính tả viết sai trong bài.
_________________________________________
Tiếng việt
Ôn tập
I. Mục tiêu:
	- Đọc trơn cả bài tập đọc “Vẽ ngựa”. Đọc đúng các từ ngữ: bao giờ, sao em biết, bức tranh.
 - Hiểu nội dung bài: Tính hài hước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
II.ĐDDH:
	- Sử dụng tranh SGK.
III. Các HĐDH chủ yếu: 
Tiết 1
1. KTBC: - 2 HS đọc thuộc lòng bài “ Cái Bống ” và trả lời câu hỏi:
	 ? Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
	 ? Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về?
	 - 3 HS viết: mưa ròng, khéo sàng, đường trơn. Dưới lớp viết bảng con theo dãy.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
 * GV đọc mẫu lần 1: Giọng vui, giọng bé hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
 * HD luyện đọc.
 . Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
	 - Trong bài có tiếng, từ nào khi phát âm cần chú ý?
- GV viết: sao, bao giờ, bức tranh.
- HS luyện đọc cá nhân, dãy, lớp.
- Phân tích tiếng: sao, giờ, bức.
- Ghép theo dãy: sao, bao giờ, bức tranh.
 . Luyện đọc câu.
- Mỗi câu 1 HS đọc theo hình thức nối tiếp.
- Mỗi bàn đọc nối tiếp 1 câu.
 . Luyện đọc đoạn, bài.
	 - Mỗi đoạn 4 HS đọc.
 . Thi đọc trơn cả bài.
- Mỗi dãy cử 1 HS đọc bài.
- HS đọc cá nhân.
- GV nhận xét, ghi điểm.
c. Ôn các vần ua, ưa:
 * Tìm tiếng trong bài có vần ưa: ngựa, chưa, đưa.
- HS đọc, phân tích tiếng ngựa, chưa, đưa.
 * Tìm tiếng ngoài bài có vần ua, ưa.
 * Nói câu chứa tiếng có vần ua hoặc ưa.
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu.
	 - Cho HS thi đua tìm câu có vần ua, ưa.
	 - Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2
d. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
 * Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc.
	 - GV đọc mẫu lần 2.
	 - 2 HS đọc cả bài và trả lời câu hỏi:
	 	+ Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
	 	+ Vì sao nhìn tranh, bà lại không nhận ra con ngựa?
	 - 1 HS đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ.
	 - GV: Bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.
	 - HD làm BT 3:
	 + Cho HS đọc yêu cầu BT 3
	 + HS quan sát tranh, 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.
 * Luyện đọc phân vai:
	 - GVHD:
	+ Giọng người dẫn chuyện: vui, chậm rãi.
	+ Giọng bé: hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
	+ Giọng chị: ngạc nhiên.
	 - HS đọc phân vai theo nhóm ( 3 em ).
 * Luyện nói:
 - Nêu chủ đề của bài luyện nói: (Bạn có thích vẽ không? Bạn thích vẽ gì?) 
 	 - Cho HS quan sát tranh, đọc câu mẫu, thực hành hỏi đáp theo mẫu.
	 M: Bạn có thích vẽ không?
	 Tôi rất thích vẽ.
	 Bạn thích vẽ gì? 	
	 - Khuyến khích HS hỏi những câu hỏi khác. 
 3. Củng cố – Dặn dò:
 - 1 HS đọc lại toàn bài.
 - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài “ Hoa ngọc lan”.
Toán
So sánh các số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
	- Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số.
II. ĐDDH: 
- GV: Các bó chục và các que tính rời.
- HS: Bộ TTH.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. KTBC: - 2HS lên bảng làm BT:Viết số.
 a) Từ 70 đến 80 b) Từ 80 đến 90
 - HS dưới lớp đọc số từ 90 đến 99, từ 99 về 90. Phân tích số 84, 95. 
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu 62 < 65.
	- GV lấy 6 bó chục và 2 que tính rời.
	- GV: Cô vừa lấy được bao nhiêu que tính? ( 62 ).
	- Để chỉ số que tính vừa lấy chúng ta có số nào? ( 62 ).
	- Số 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- Tương tự lấy 6 bó chục và 5 que tính rời được số 65.
	- Số 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
	- So sánh hàng chục của 2 số này? ( Đều là 6 chục ).
	- Hàng đơn vị của 2 số này thế nào? ( 2 bé hơn 5 ).
	- Vậy số 62 thế nào so với số 65? ( 62 bé hơn 65 ). GV viết 62 < 65
	- Số 65 thế nào so với số 62? ( 65 lớn hơn 62). GV viết 65 > 62.
	- HS đọc 62 62.
	- Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục giống nhau thì phải làm thế nào?
	- Cho HS so sánh 34 và 38.
 c. Giới thiệu 63 > 58 ( Tương tự như trên ).
	- Khi so sánh 2 số mà chữ số hàng chục khác nhau có cần so sánh hàng đơn vị không? 
 d. Luyện tập.
* Bài 1: + Bài yêu cầu gì? ( Điền dấu >, <, = ). 
 + HS làm bài, 3 HS lên bảng.
 + Nhận xét. Đổi vở KT.
 + GV hỏi lại cách so sánh.
* Bài 2: + HS nêu yêu cầu ( Khoanh vào số lớn nhất ).
 + Chúng ta phải so sánh mấy số với nhau?( 3 số ).
 + HS làm câu a, b. 2 HS lên chữa bài, nêu lại cách làm.
* Bài 3: +Tương tự bài 2.
* Bài 4: + HS đọc yêu cầu.
 + HS làm bài. 2 HS lên chữa bài. 
 + Nhận xét sau đó cho HS đọc lại.
3. Củng cố dặn dò:
	- Khi so sánh 2 số có hàng chục giống nhau ( Khác nhau ) ta làm thế nào? 
___________________________________
Thể dục
Bài thể dục. Trò chơi “ tâng cầu ”
I. Mục tiêu: 
	- Biết cách thực hiện các động tác của bài TD PT chung. 
 	- Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân tung lên cao rồi bắt lại.
	- Lấy CC 1 – NX7.
II.Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường.GV có còi.
III. Nội dung và PP lên lớp:
1.Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, YC bài học.
	- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân trường.
	- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
	- Xoay khớp cổ tay và các ngón tay, xoay khớp cẳng tay và cổ tay, xoay cánh tay, xoay đầu gối, xoay hông.
 2. Phần cơ bản:
 * Ôn toàn bài thể dục: 3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp:
	- GV chú ý sửa chữa động tác sai.
 * Tâng cầu: 10 – 12 phút.
	- HS tập cá nhân.
	- Tập theo tổ.
	- Thi đua giữa các tổ tìm ra người vô địch.
 3. Phần kết thúc:
	- Đi thường 2 - 4 hàng dọc theo nhịp và hát.
	- Ôn động tác điều hòa của bài thể dục PTC.
	- Hệ thống bài học.
	- Nhận xét giờ học, giao BT về nhà. 
Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010
 Tiếng việt 
Kiểm tra giữa học kì 2
 I. Mục tiêu:
	- Đọc được các bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng: 25 tiếng/ phút.
	- Trả lời 1 – 2 câu hỏi đơn giản về nội dung bài đọc.
	- Viết được các từ ngữ , bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng: 25 tiếng/ 15 phút.
 II.Đề bài: Hiệu phó chuyên môn ra đề.
_________________________________
Thủ công
Cắt, dán hình vuông ( t1)
I. Mục tiêu:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông.
	- Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản.Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
	- HS khéo tay đường cắt thẳng, hình dán phẳng. Kẻ, cắt, dán được hình vuông có kích khác. 
	- Lấy CC2 – NX7.
II. Chuẩn bị 
	- GV: HV mẫu cỡ to. Giấy kẻ ô có kích thước lớn. 
	- HS: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, keo. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài. 
	2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
	- Hình vuông có mấy cạnh?
	- Độ dài của các cạnh như thế nào?
 3. GV hướng dẫn mẫu.
	 * Hướng dẫn cách kẻ HV.
	- Để kẻ HV ta phải làm như thế nào?
	- GV hướng dẫn:
	 + Ghim tờ giấy màu lên bảng.
	 + Đánh đấu 4 điểm . Nối 4 điểm được HV. 
	 * Hướng dẫn Cắt dời HV và dán.
	- Cắt theo các cạnh vừa kẻ.
	- Bôi 1 lớp keo mỏng, dán cân đối, phẳng. 
 * HS thực hành: GV giúp đỡ những em còn lúng túng.
 4. Hướng dẫn cách kẻ hình vuông đơn giản.
	 - Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của HV. Ta chỉ cần kẻ 2 cạnh còn lại sau đó cắt theo 2 cạnh vừa kẻ. Được HV đơn giản.
	- HS thực hành.
	5. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị bài sau: Cắt dán hình vuông tiết 2.
Ngày tháng 3 năm 2010.
Nhận xét, kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP1TUAN 26 CKTKN.doc