Giáo án tổng hợp Tuần 3 Lớp 1

Giáo án tổng hợp Tuần 3 Lớp 1

Tiết 1: CHÀO CỜ

Tiết 2: Mĩ thuật:

MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN

Đ/c Tuyết soạn giảng.

Tiết 3,4: Tiếng Việt: (T1,2)

BÀI 8: L , H

I. Mục tiêu:

- Đọc được: l, h, lê, hè. Từ và câu ứng dụng.

- Viết được l, h, lê, hè (Viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Le le.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I.

- Bộ ghép chữ tiếng Việt.

- Tranh minh hoạ từ khoá: lê, hè.

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: “ve ve ve, hè về”, phần luyện nói: “le le”.

 

doc 20 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 3 Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3
Ngày soạn: 15 /9 /2012
Ngày dạy: Sáng thứ hai, ngày 17 /9/2012
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: 	Mĩ thuật:
MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
Đ/c Tuyết soạn giảng.
Tiết 3,4: Tiếng Việt: (T1,2)
BÀI 8: L , H
I. Mục tiêu: 
- Đọc được: l, h, lê, hè. Từ và câu ứng dụng.
- Viết được l, h, lê, hè (Viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Le le.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I.
- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ từ khoá: lê, hè.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: “ve ve ve, hè về”, phần luyện nói: “le le”.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Hỏi bài trước.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
- Chia lớp thành 2 nhóm viết bảng con.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Các tranh này vẽ gì?
- GV viết bảng: lê, hè.
- Trong tiếng lê và hè, chữ nào đã học?
- Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ mới còn lại: l, h.
- GV viết bảng l, h. 
2.2. Dạy chữ ghi âm.
a) Nhận diện chữ:
Âm l.
- GV hỏi: Chữ l giống với chữ nào đã học?
- Yêu cầu HS so sánh chữ l viết thường với chữ b viết thường.
- Yêu cầu HS tìm âm l trên bộ chữ.
- Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
- Phát âm.
- GV phát âm mẫu: âm l.
- Lưu ý khi phát âm l, lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía 2 bên rìa lưỡi, xát nhẹ.
- Giới thiệu tiếng:
- GV gọi HS đọc âm l.
- GV theo dõi, chỉnh sữa cho HS.
Có âm l muốn có tiếng lê ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu HS cài tiếng lê.
- GV nhận xét và ghi tiếng lê lên bảng.
- Gọi HS phân tích.
- Hướng dẫn đánh vần
- GV hướng dẫn đánh vần 1 lân.
- Gọi đọc sơ đồ 1.
- GV chỉnh sữa cho HS. 
Âm h (dạy tương tự âm l).
- Chữ “h” gồm 2 nét, nét khuyết trên và nét móc 2 đầu.
- So sánh chữ “h và chữ “l”.
- Đọc lại 2 cột âm.
* Hướng dẫn viết:
 l lê, h hè.
- GV nhận xét và sửa sai.
* Dạy tiếng ứng dụng:
- GV ghi lên bảng: lê - lề - lễ, he - hè - hẹ.
- GV gọi HS đánh vần và đọc trơn tiếng.
- Gọi HS đọc trơn tiếng ứng dụng. 
- Gọi HS đọc toàn bảng.
 3. Củng cố tiết 1: 
- Tìm tiếng mang âm mới học
- Đọc lại bài
- NX tiết 1.
Tiết 2
* Luyện đọc trên bảng lớp.
- Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
- GV nhận xét.
* Luyện câu:
- GV trình bày tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
Tranh vẽ gì?
Tiếng ve kêu thế nào?
Tiếng ve kêu báo hiệu điều gì?
- GV rút câu ghi bảng: ve ve ve, hè về.
- Gọi đánh vần tiếng hè, đọc trơn tiếng.
- Gọi đọc trơn toàn câu.
- GV nhận xét.
* Luyện viết 
 - HS viết vào vở tập viết theo mẫu 
 - GV theo dõi, sữa sai
 - Thu chấm nhận xét.
* Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- GV nêu câu hỏi SGK.
- GV giáo dục tư tưởng tình cảm.
- Đọc sách kết hợp bảng 
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc sách + đọc tiếng từ ở bảng
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố : 
- Gọi HS đọc bài, tìm tiếng có âm mới học 
5. Nhận xét, dặn dò:
- Đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài sau./.
- Học sinh nêu tên bài trước.
- Học sinh đọc bài.
N1: ê, bê, N2: v, ve.
- Lê, hè.
- ê, e
Giống chữ b
Giống nhau: đều có nét khuyết trên.
Khác: Chữ l không có nét thắt cuối chữ.
- Lắng nghe.
- CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3.
- Ta cài âm l trước âm ê.
- Cả lớp
- 1 em
- CN đánh vần 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3.
- Lớp theo dõi.
Giống nhau: cùng có nét khuyết trên.
Khác nhau: Âm h có nét móc 2 đầu.
- CN 2 em.
- HS viết bảng con
* Nghỉ 5 phút.
- Toàn lớp.
- CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
- 1 em và đại diện 3 nhóm 3 em.
- Các bạn nhỏ đang bắt ve để chơi.
- Ve ve ve.
- Hè về.
- HS tìm âm mới học (tiếng hè).
- CN 6 em.
- CN 7 em.
“le le”.
- HS thực hiện vào vở tập viết 
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- CN 10 em
- Toàn lớp thực hiện.
- Lắng nghe.
Chiều thứ hai, ngày 17/9/2012, đ/c Thân soạn và dạy.
Sáng thứ ba, ngày 18 /9/2012, đ/c Thân soạn và dạy.
Ngày soạn: 15 /9 /2012
Ngày dạy: Chiều thứ ba, ngày 18 /9/2012
Tiết 1: Luyện Tiếng Việt:
O – C
I. Mục tiêu:
- Giúp HS đọc đúng, viết đúng các tiếng, từ có chứa âm O, C.
- Rèn kỉ năng đọc trơn cho HS khá, giỏi ; HS trung bình, yếu đọc đánh vần.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi đọc, viết cho em (Lệ, Đạt)
II. Đồ dùng dạy học:	- Vở bài tập + SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: - Viết âm l, h 
 - Tiếng lê, hè 
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a) Luyện đọc:
- Luỵện đọc bài o, c.
- Rèn thêm HS yếu đọc.
- Đọc bài theo nhóm.
- Khen nhóm đọc to, trôi chảy.
- Đọc cả lớp.
b) Luyện viết: Viết mẫu và hướng dẫn cách viết
 o c bò cỏ 
- Chữ nào cao 2 li?
- Chữ nào cao 5 li?
- K/cách giữa các chữ là bao nhiêu? 
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm. 
c) Làm bài tập:
- Treo tranh hỏi: Tranh vẽ gì?
- Hướng dẫn HS nối tranh phù hợp với nội dung
Bài 1: Nối: o hay c với tranh thích hợp.
Bài 2: Điền: o hay c ?
- GV hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
Bài 3: Viết vào vở: bò cỏ 
- Theo dõi, giúp đỡ những em viết còn chậm.
- Chấm, nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Xem trước bài mới: ô, ơ 
- Viết bảng con
- HS khá, giỏi đọc trơn, HS khá giỏi đọc trơn, HS trung bình đọc đánh vần toàn bài, HS yếu đánh vần tiếng từ
- Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp đọc đồng thanh 2 lần
- Quan sát nhận xét.
- Chữ cao 2 li : o, c.
- Chữ cao 5 li : b.
- K/cách giữa các chữ 1 ô li.
- Luyện viết bảng con. 
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi, đọc các chữ ghi sẳn, điền chữ vào ô trống
- Đọc bài trên bảng lớp
- HS nhắc lại yêu cầu bài tập và làm vào vở
 - bò, cỏ 
- Viết vào vở mỗi chữ một hàng,theo VBT. 
Tiết 2: Luyện Âm nhạc:
MỜI BẠN VUI MÚA CA
Đ/c Lực soạn và dạy
Tiết 3: Luyện Toán: 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết số lượng 1, 2, 3.
- Đọc, viết, đếm các số 1, 2, 3. 
- Giáo dục tính cẩn thận trong làm bài. 
 II. Đồ dùng dạy học:
- HS vở bài tập, bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: 
- Hỏi tên bài.
- Gọi HS đọc các số 1, 2, 3.
- Nhận xét KTBC.
2. Bài mới: GT bài ghi đề bài học.
- Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Cho HS quan sát hình bài tập 1, yêu cầu HS ghi số thích hợp vào ô trống.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS làm VBT. Khi làm xong gọi HS đọc từng dãy số.
3. Củng cố: - Hỏi tên bài.
4. Dặn dò: Về nhà viết số 1, 2, 3.(3 dòng) 
 - 3 HS đọc các số 1, 2, 3.
- Nhắc lại.
- Làm VBT và nêu kết quả.
- Làm VBT
Đọc: 1, 2, 3 ; 3, 2, 1.
- Nhắc lại tên bài học.
- Thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 16 /9 /2012
Ngày dạy: thứ tư, ngày 19 /9/2012
Tiết 1:	Toán:
BÉ HƠN – DẤU <
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ bé hơn và dấu < để so sánh các số. 
- Rèn HS đọc, viết đúng dấu. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ô tô, chim như SGK phóng to.
- Tranh 3 bông hoa, 4 bông hoa, 4 con thỏ, 5 con thỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
- Nhận biết số lượng và đọc viết số.
- Nhận xét KTBC.
2. Bài mới: Giới thiệu bài và ghi đề
*Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bé hơn.
- Giới thiệu dấu bé hơn “<”
Giới thiệu 1 < 2 (qua tranh vẽ như SGK) Hỏi: 	
- Bên trái có mấy ô tô?
- Bên phải có mấy ô tô?
- Bên nào có số ô tô ít hơn?
- 1 ô tô ít hơn 2 ô tô (cho HS nhắc lại).
Treo tranh hình vuông và thực hiện tương tự để HS rút ra: 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.
- Viết 1 < 2, (dấu <) được gọi là dấu bé hơn, đọc là bé hơn, dùng để so sánh các số.
- GV đọc và HS đọc lại: Một bé hơn 2
Giới thiệu 2 < 3
- GV treo tranh 2 con chim và 3 con chim. Nêu nhiệm vụ tương tự, yêu cầu các em thảo luận theo cặp để so sánh số chim mỗi bên.
- Gọi HS nêu và nhận xét.
2 con chim ít hơn 3 con chim
- Tương tự hình tam giác để HS so sánh và nêu được.
2 tam giác ít hơn 3 tam giác
- Qua 2 ví dụ quy nạp trên, GV cho HS nêu được: 2 bé hơn 3 và yêu cầu các em viết vào bảng con 2 < 3
Giới thiệu 3 < 4 , 4 < 5
- Thực hiện tương tự như trên.
- GV yêu cầu HS đọc: 
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: GV hướng dẫn các em viết dấu < vào vở.
Bài 2: GV hướng dẫn HS quan sát hình mẫu và đọc 3 < 5.
- Yêu cầu HS nhìn hình và viết dấu so sánh vào dưới các hình còn lại.
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2, yêu cầu HS đọc lại các cặp số đã được so sánh.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm vở và gọi HS đọc kết quả.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi tên bài.
* Trò chơi: Nối ô trống với số thích hợp theo mẫu.
- GV chuẩn bị 2 bảng từ như bài tập số 5. - Yêu cầu mỗi nhóm cử 4 HS để thi tiếp sức, nhóm nào nối nhanh và đúng nhóm đó thắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới./.
- 3 HS đọc viết số theo hướng dẫn của GV.
Nhắc lại
- Có 1 ô tô.
- Có 2 ô tô.
- Bên trái có ít ô tô hơn.
- 1 ô tô ít hơn 2 ô tô (HS đọc lại).
- 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.
- HS đọc: 1 < 2 (một bé hơn hai), dấu < (dấu bé hơn).
- HS đọc.
- Thảo luận theo cặp.
- Đọc lại.
- Thảo luận theo cặp.
- Đọc lại.
2 < 3 (hai bé hơn ba), đọc lại.
- HS đọc.
3 < 4 (ba bé hơn bốn).
4 < 5 (bốn bé hơn năm).
- Thực hiện vở 2 dòng 
2 < 4, 4 < 5 (HS đọc).
2 < 5, 3 < 4, 1 < 5 (HS đọc).
- Thực hiện vở và nêu kết quả.
- Đại diện 2 nhóm thi đua.
- HS lắng nghe, thực hiện ở nhà.
	Tiết 2,3: Tiếng Việt:
BÀI 10: Ô, Ơ
I. Mục tiêu: 
 	- Đọc được ô, ơ, cô, cờ; từ và câu ứng dụng.
 	- Viết được ô, ơ, cô, cờ. 
 	- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bờ hồ. 
 	- Đọc, viết đúng trình bài sạch đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Tranh minh hoạ của các từ khoá: cô cờ và câu ứng dụng: bé có vở vẽ.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói: bờ hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Hỏi bài trước.
- Đọc sách kết hợp bảng con.
- Đọc câu ứng dụng: 
- Viết bảng con: bò, cỏ.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
- GV đưa tranh thứ 1 hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV đưa ra lá cờ hỏi: Trên tay cô có gì?
- Trong tiếng cô, cờ có âm gì và dấu thanh gì đã học?
- Hôm nay, chúng ta sẽ học chữ và âm mới: ô, ơ (viết bảng ô, ơ)
2.2. Dạy chữ ghi âm:
a) Nhận diện chữ:* Âm ô
- Chữ ô giống với chữ nào  ... rống với số thích hợp theo mẫu.
- GV chuẩn bị 2 bảng từ như bài tập số 5. 
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 4 HS để thi tiếp sức, nhóm nào nối nhanh và đúng nhóm đó thắng.
- Nhận xét, tuyên dương
4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới.
- Làm việc trên phiếu, 1HS làm bài trên bảng lớp.
- So sánh, đối chiếu bài của mình và bài trên lớp.
- Điền số hoặc dấu thích hợp vào ô trống.
- Nhắc lại
- Có 2 con bướm.
- Có 1 con bướm.
- Bên trái có nhiều con bướm hơn.
- 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm.
- 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông.
- HS đọc: 2 > 1 (hai lớn hơn một), dấu > (dấu lớn hơn).
- HS đọc.
Thảo luận theo cặp.
- Đọc lại.
- Thảo luận theo cặp.
- Đọc lại.
- 3 > 2 (ba lớn hơn hai), đọc lại.
- HS đọc.
4 > 3 (bốn lớn hơn ba).
5 > 4 (năm lớn hơn bốn).
- Năm lớn hơn bốn, bốn lớn hơn ba, ba lớn hơn hai, hai lớn hơn một (liền mạch)
- Khác tên gọi, cách viết, cách sử dụng, khi viết 2 dấu này đầu nhọn luôn hướng về số nhỏ hơn.
- Thực hiện vở.
- 4 > 2, 3 > 1 (HS đọc).
- 5 > 2, 4 > 3, 5 > 4, 3 > 2 (HS đọc).
- Thực hiện VBT và nêu kết quả.
- Đại diện 2 nhóm thi đua.
- HS lắng nghe, thực hiện ở nhà.
Ngày dạy: Chiều thứ năm, ngày 20 /9/2012
Tiết 1:	Luyện Toán: 
BÉ HƠN, DẤU BÉ
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc cách viết , cách so sánh các số với dấu < 
- Rèn cho HS có kĩ năng làm toán thành thạo.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
1 , 5, 4, 2 , 3.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi bảng
*Bài 1: Điền dấu 
- H. dẫn HS biết so sánh số lớn số bé để điền dấu đúng.
 3.....4 1.....3 4 ......5
 4.....3 3.....1 5.......3
 5.....2 4......5 2.......4
- Khi điền dấu mũi nhọn quay về số nào?
*Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống:
3
<
>
1
2
>
4
<
<
4
3
>
- Nhận xét , sửa sai.
*Bài 3:
 a)Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 5 , 1 , 4 , 3
 b)Viết các số theo thứ tự từ lớnđến bé: 5 , 2 , 1 , 3 , 4
- Theo dõi giúp đỡ em làm chậm.
- Thu chấm, nhận xét, sửa sai.
*Bài 4: Nối với số thích hợp.
 1 2 3 4 5 
1 < 2 < 3 < 4 <
- Hướng dẫn cách làm: Mỗi ô vuông có thể nối nhiều số.
- Nhận xét khen nhóm nối đúng, nhanh.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại dấu > , dấu <./.
- Lớp viết bảng con, 1 em lên làm trên bảng lớp.
Nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng làm
lớp làm bảng con.
- Quay về số bé hơn.
- Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài.
- Làm vào vở ô li, 2 HS lên bảng làm.
- Tổ chức trò chơi: 3 tổ thi nối, tổ nào nối đúng, nhanh tổ đó thắng.
- Lớp theo dõi động viên các tổ.
1 < 2 , 1< 3 , 1 < 4 , 1 < 5
2 < 3 , 2 < 4 , 2 < 5
3 < 4 , 3 < 5 ; 4 < 5
- Nêu cách so sánh hai số.
Tiết 2:	Thủ công
XÉ DÁN HÌNH CHỮ NHẬT . HÌNH TAM GIÁC
đ/c Nhi soạn và dạy
Tiết 3: 	Tự nhiên xã hội:
LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc tác dụng của các giác quan.
- Rèn cho H S có thói quen biết bảo vệ, giữ gìn các giác quan.
- Giáo dục H S biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
H1.Sự lớn lên của các bạncó giống nhau không ?
H2.Nêu các tục ngữ, ca dao nói về sự lớn lên của trẻ
- GV nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Nêu tác dụng của các giác quan
+ Mục tiêu: Nắm được HSdụng của các giácquan
+ Tiến hành:
- Chia nhóm 4: Các HS trong nhóm thay nhau hỏi trả lời.
- Mắt để làm gì ?
- Nếu mắt bị hỏng thì điều gì sẽ xảy ra ?
- Tai dùng để làm gì ?
- Mũi để làm gì ?
- Lưỡi để làm gì ?
- Da tay để làm gì ?
- Nếu một trong các giác quan bị hỏng thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào ?
+ Thảo luận nêu cách bảo vệ các giác quan
- Nhận xét bổ sung hoàn chỉnh. Khen nhóm làm việc tốt.
Hoạt động 2: Làm VBT.
+ Mục tiêu: HS làm đúng, trình bày đep.
+ Tiến hành:
- Nối hình vẽ ở cột 1 phù hợp với hình vẽ cột 2.
- Theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: Trò chơi:
+ Mục tiêu:
- H chơi trò chơi " Bịt mắt nhận biết vật "
- H thực hiện đúng
+ Tiến hành: Nối tiếp nhau lên chơi.
3. Hoạt động nối tiếp: 
- Thực hiện giữ vệ sinh thân thể.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- Thảo luận nhóm 4 ( 5 phút )
- Mắt để nhìn.
- Không nhìn thấy mọi vật xung quanh.
- Tai để nghe
- Mũi để ngửi
- Lưỡi để nếm
- Da để sờ
- Không nhận biết đầy đủ các vật xung quanh mình.
- Rửa mặt bằng nước sạch, không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt, không lấy que nhọn cứng cho vào tai. Thường xuyên tắm rửa.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Làm bài cá nhân và nêu bài làm của mình trước lớp. nhận xét.
- Nhận biết hoa, quả, bút, sách, vở,...
Ngày soạn: 18 /9 /2012
Ngày dạy: Sáng thứ sáu, ngày 21 /9/2012
Đ/c Thân soạn và dạy.
Ngày dạy: Chiều thứ sáu, ngày 21 /9/2012
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc được : ê, v, l, h, o, c, ô, ơ; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11.
- Viết được : ê, v, l, h, o, c, ô, ơ, các từ ngữ ứng dụng từ bài 7 đến bài 11; 
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : hổ.
 	- Rèn cho HS có kĩ năng đọc viết các âm, từ đã học thành thạo.
 	- Giáo dục HS sống phải biết ơn khi được người khác giúp đỡ.
 	- Giúp HS làm đúng các bài tập với dạng nối, điền.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Viết: hổ, bơ
- Đọc bài ô, ơ.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a) Luyện đọc: HS đọc đúng tiếng, từ, câu có chứa ê, v, l, h, o, c, ô, ơ; 
- Luyện đọc bài âm ôn tập
- Nhận xét chỉnh sửa
- Rèn cho một số HS đọc yếu
- Thi đọc bài giữa các nhóm.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, nhắc nhở khuyến khích nhóm đọc còn chậm.
- Đọc bài cả lớp
b) Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Nối: Hướng dẫn HS đọc các từ ở 2 cột rồi nối từ ở cột trái với từ ở cột phải để tạo thành câu có nghĩa. 
 Le le cỏ
 Cô bé vơ ở hồ
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2: Điền chữ o thích hợp vào chỗ chấm.
 c... c... h...
Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Viết : 1 hàng vò, 1 hàng lê.
- Viết mẫu lên bảng lớp và hướng dẫn cách viết.
- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
- K cách giữa các tiếng trong một từ là bao nhiêu?
- Hướng dẫn HS viết vào vở ô li
- Theo dõi giúp đỡ những HS còn chậm.
3. Củng cố dặn dò: đọc lại bài
- Nhận xét giờ học, xem trước bài n, m.
 - Viết bảng con
- 2 em đọc bài ô, ơ.
- Luyện đọc cá nhân: HS khá, giỏi đọc trơn toàn bài ; HS trung bình đánh vần toàn bài; HS yếu đánh vần tiếng, từ ứng dụng.
- Lệ, Lâm, Tuân, Đăng, Đạt, ...
Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét tuyên dương nhóm đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
- đọc bài 2 lần.
- HS nêu yêu cầu bài tập
le le cỏ
cô bé vơ ở hồ
- HS nêu yêu cầu BT, làm vào vở
 Cỏ, cọ, ho.
- Quan sát GV viết mẫu.
- Cách nhau 1 ô li
- Cách nhau con chữ o
- Luyện viết bảng con
- Viết vào vở ô li mỗi chữ 1 hàng
- Làm VBT
- Đọc lại các tiếng từ trên bảng.
Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN VIẾT LÒ CÒ, VƠ CỎ
I. Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng 
- Rèn cho HS có kĩ năng viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
- Giáo dục HS biết giữ gìn vở sạch, rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Vở Bài tập Tiếng việt, Bộ đồ dùng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Viết hổ, bở
- Nhận xét , sửa sai.
2. Bài mới:
1. Quan sát mẫu:
- Treo bảng phụ yêu cầu HS quan sát đọc thầm các âm, tiếng trên bảng.
- Bài viết có những âm nào?
- Có những chữ nào cao 2 ô li ?
- Có những chữ nào cao 5 ô li ?
- Viết vị trí dấu thanh đặt ở chỗ nào?
- Khi viết khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- Các tiếng trong một từ như thế nào?
2. Luyện viết:
- Viết mẫu, hướng dẫn cách viết 
Chỉnh sửa 
- Theo dõi giúp đỡ em Lệ, Tuân, Đạt, ..., 
Thu vở chấm 1/3 lớp, nhận xét, chỉnh sửa
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Luyện viết thêm ở nhà mỗi chữ một hàng.
- Lớp viết bảng con
- Quan sát, đọc cá nhân, tổ, lớp
- l, o, c, v, ơ 
- o, c, v, ơ
- l
Dấu huyền đặt trên chữ o.
Dấu hỏi đặt trên chữ o.
Cách nhau 1 ô li, 
Cách nhau một con chữ o.
- Quan sát nhận xét 
Luyện viết bảng con
Viết vở ô li
2 hàng từ lò cò
2 hàng từ vơ cỏ
Đọc các chữ vừa viết
Tiết 3: 	Hoạt động tập thể:
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- HS hiểu và biết được truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong nhiều năm qua.
- Biết được ý nghĩa của tên trường. 
- Giáo dục HS biết giữ gìn, bảo vệ ngôi trường sạch đẹp.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài mới:
* Hoạt động 1: Truyền thống của nhà trường.
- Mục tiêu: HS biết được những truyền thống tốt đẹp trong những năm qua của trường.
- Tiến hành:
Trường của mình đang ngồi học có tên gì?
- Trường tiểu học Lê Thế Hiếu trong những năm qua trường đạt nhiều HS giỏi giáo viên giỏi, cấp Huyện, Tỉnh ... Các phong trào văn nghệ, đố vui để học, Hội thi ATGT, giao lưu học sinh giỏi cấp cụm, cấp huyện đạt giải cao.
* Hoạt động 2: Ý nghĩa tên trường.
- Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa tên của trường. 
- Tiến hành:
- Em hiểu gì về tên trường của mình?
=> Tên trường mang ý nghĩa sâu sắc : Đồng chí Lê Thế Hiếu sinh năm 1892, hy sinh ngày 1/4/1947. Ông là một người con ưu tú của nhân dân Quảng trị là một trong những người có công trong việc truyền bá chủ nghĩa yêu nước là một chiến sĩ kiên cường, anh dũng ... Ông bị bắt giam tại nhà lao Quảng Trị đến mùa thu năm 1929 ông bị đày lên Lao Bảo bị tra tấn rất dã man nhưng Ông vẫn rất kiên cường, anh dũng. 
*Hoạt động 3: HS Làm gì để xứng đáng là HS của trường...
- Mục tiêu: Biết và hành động để xứng đáng là hs của trường Lê Thế Hiếu.
- Tiến hành: Em đã làm gì để xứng đáng là HS của trường?
+> Các em phải cố gắng học tập, ngoan ngoãn rèn luyện tốt để trở thành con ngoan trò giỏi.
3. Củng cố dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về ông Lê Thế Hiếu. Nhận xét giờ học.
- Trường Tiểu học Lê Thế Hiếu
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Nêu những hiểu biết của mình về trường.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Tự nêu ý kiến
Hát bài: Em yêu trường em
 Lớp chúng mình

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 1 TUAN 3 2012.doc