Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 1

Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 1

Tiết 2,3. HỌC VẦN: Ổn định tổ chức

I. Mục tiêu

- Cho HS làm quen với môn học Tiếng Việt, làm quen với quyển sách Tiếng Việt

- Biết một số đồ dùng học tập cần cho việc học môn Tiếng Việt.

- Làm cho các em yêu thích môn Tiếng Việt, từ đó biết yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình.

- Học sinh mạnh dạn làm quen với bạn.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành.

- Bảng con, phấn, bút chì, thước kẻ, vở Tập viết (tập một),.

III. Các hoạt động dạy- học:

 A. GV lên lớp thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Giới thiệu một số đồ dùng cần thiết cho môn học:

- GV: Để học tốt môn Tiếng Việt các em cần có:

 + Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành.

 + Sách Tiếng việt 1, vở Tập viết in, vở ô li để thực hành luyện viết.

 + Bảng con, thước kẻ, phấn, bút chì.

- GV kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- GV giới thiệu cuốn sách Tiếng Việt 1 tập 1.

2. Hướng dẫn HS cách sử dụng:

- GV hướng dẫn HS cách sử dụng sách, cách gấp sách, giở sách, giữ gìn sách.

- HS thực hành mở, gấp, cất sách.

- GV kiểm tra, hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi, cách viết, cách cầm phấn, cầm bút đúng tư thế, cách đặt bảng, đặt vở . đúng vị trí.

- GV hướng dẫn HS cách sử dụng vở Tập viết.

 

doc 16 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai, ngày 22 tháng 8 năm 2011
Chào cờ
Tập trung chào cờ toàn trường
____________________________
Tiết 2,3. học vần: ổn định tổ chức
I. Mục tiêu
- Cho HS làm quen với môn học Tiếng Việt, làm quen với quyển sách Tiếng Việt
- Biết một số đồ dùng học tập cần cho việc học môn Tiếng Việt.
- Làm cho các em yêu thích môn Tiếng Việt, từ đó biết yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình.
- Học sinh mạnh dạn làm quen với bạn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành.
- Bảng con, phấn, bút chì, thước kẻ, vở Tập viết (tập một),...
III. Các hoạt động dạy- học:
 a. GV lên lớp thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Giới thiệu một số đồ dùng cần thiết cho môn học:
- GV: Để học tốt môn Tiếng Việt các em cần có:
	+ Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành.
	+ Sách Tiếng việt 1, vở Tập viết in, vở ô li để thực hành luyện viết.
	+ Bảng con, thước kẻ, phấn, bút chì.
- GV kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- GV giới thiệu cuốn sách Tiếng Việt 1 tập 1.
2. Hướng dẫn HS cách sử dụng:
- GV hướng dẫn HS cách sử dụng sách, cách gấp sách, giở sách, giữ gìn sách...
- HS thực hành mở, gấp, cất sách.
- GV kiểm tra, hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng.
- GV hướng dẫn HS cách ngồi, cách viết, cách cầm phấn, cầm bút đúng tư thế, cách đặt bảng, đặt vở ... đúng vị trí.
- GV hướng dẫn hs cách sử dụng vở Tập viết.
3. Những ký hiệu trong sách.
- GV nói rõ từng việc, từng yêu cầu cho HS rõ các mục ở SGK như: Nghe- đọc- nói- viết.
4. Nêu yêu cầu cần phải đạt sau khi học xong môn Tiếng Việt.
- Học xong chương trình lớp 1 các em phải: Viết được, hiểu được những âm vần, tiếng, từ, bài được in sẵn trong SGK và từ đó chúng ta sẽ đọc được những bài báo, sách truyện...
B. HS tự làm quen với bạn:
- HS đứng lên tự giới thiệu về mình.
- Nói lại tên các bạn trong tổ mình, bàn mình.
- Múa hát tập thể.
- Chơi trò chơi (GV tự tổ chức)
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương một số em ngồi học nghiêm túc.
- Nhắc ghi nhớ những điều vừa học.
Tiết 4. toán: Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học Toán, các hoạt động học tập trong giờ họcToán.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Sách Toán 1.
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1.
- GV cho HS xem sách Toán 1.
- GV giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1.
- Cho HS thực hành mở, gấp sách, cách giở sách, cách giữ gìn sách.
2. Hướng dẫn HS làm quen với 1 số hoạt động học Toán ở lớp 1.
- GV hướng dẫn HS lấy sách Toán 1: HS mở SGK trang có bài "Tiết học đầu tiên"
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Môn Toán ở lớp 1 thường có những hoạt động nào, sử dụng những đồ dùng gì?
- HS trao đổi, thảo luận.
- HV tổng kết theo nội dung từng ảnh:
ảnh 1: Có khi GV phải giới thiệu, giải thích.
ảnh 2: Có khi làm việc với các que tính; các hình bằng gỗ, bìa để học số.
ảnh 3: Đo độ dài bằng thước.
ảnh 4: Có khi làm việc chung trong lớp.
ảnh 5: Có khi phải học nhóm để trao đổi ý kiến với các bạn.
 ...............................
3. Giới thiệu với HS các yêu cầu đạt được sau khi học toán 1.
- GV: Học toán 1 các em sẽ biết:
+ Đếm từ 1 đến 100.
+ Đọc các số như: 5, 1, 0, 16, 20, 99...( năm, một, không...)
+ Viết số như: 4, 25, 16, 89...
+ So sánh 2 số: 3 và 5 (3 < 5),...
+ Làm tính cộng trừ: 2 + 3 = 5 10 + 5 =15
 4 - 2 = 2 26 - 4 = 22
- Ngoài ra muốn học giỏi toán các em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ...
4. Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán của HS:
- GV cho HS lấy bộ đồ dùng học Toán lớp 1
- GV nêu tên gọi, HS nêu theo:
Ví dụ: hình tròn, hình vuông, que tính, đồng hồ...
- GV giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó thường dùng để làm gì...
Cuối cùng GV hdẫn HS cách mở hộp lấy đồ dùng theo yêu cầu của GV, cất vào đúng vị trí, đậy nắp, cất hộp,... 
- GV Hdẫn cách bảo quản đồ dùng học toán.
5. HS tự làm quen với bạn:
- HS đứng lên tự giới thiệu về mình.
- Nói lại tên các bạn trong tổ mình, bàn mình.
- Múa hát tập thể.
- Chơi trò chơi (GV tự tổ chức)
6. Nối tiếp:
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những điều vừa học.
__________________________________________
Tiết 5. tự nhiên và xã hội : Cơ thể chúng ta
I. Mục tiêu:
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
HS K- G: Phân biệt được bên trái, bên phải cơ thể.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình trong bài 1 ở SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới.
HĐ1: Các bộ phận chính của cơ thể.
Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần chính: đầu, mình, tay và chân.
Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm nhỏ, Quan sát các hình trang 5 SGK.
? Hãy chỉ và nói xem các bạn trong hình đang làm gì.
? Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể chúng ta gồm có mấy phần chính?
- Ai có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, tay và chân như các bạn trong hình.
? Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần chính?
GV kết luận: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần chính: đầu, mình, chân và tay.
HĐ2: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
Cách tiến hành: 
- HS hoạt động theo cặp.
+ GV cho hs quan sát các hình ở trang 4 SGK.
? Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
+ GV theo dõi và giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động.
- Hoạt động cả lớp: GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
GV kết luận: Cơ thể chúng ta gồm 3 phần chính: đầu, mình, chân tay và các bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.. Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ.
HĐ3. Tập thể dục
Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
Cách tiến hành: GV hướng dẫn cả lớp học bài hát:
 Cúi mãi mỏi lưng
 Viết mãi mỏi tay
 Thể dục thế này
 Là hết mệt mỏi.
- GV làm mẫu từng động tác vừa làm, vừa hát. HS làm theo.
- GV gọi một số HS lên đứng trước thực hiện các động tác thể dục để cả lớp nhìn theo và cùng làm. Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát.
* Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- GV làm trọng tài, bấm thời gian( khoảng 1 phút).
- 1 HS lên nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể, vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ trong thời gian 1 phút.
- HS khác đếm xem bạn kể được bao nhiêu bộ phận và chỉ có đúng vị trí của bộ phận đó không. Bạn nào kể được nhiều nhất các bộ phận bên ngoài của cơ thể và kể đúng là thắng cuộc.
C. Nối tiếp:
- GV tuyên dương những em tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.
______________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 23 tháng 8 năm 2011
Tiết 1. mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi vui chơi
(Có giáo viên chuyên trách)
_________________________________________
Tiết 2. toán: Nhiều hơn - ít hơn (6)
I .Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ nhiều hơn- ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Sử dụng các tranh của toán 1 và một số nhóm đồ vật cụ thể.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới.
1. So sánh số lượng cốc và số lượng thìa
- GV cầm 1 nắm thỡa trong tay (4 cỏi) và núi: Cú 1 số thìa.
- GV cầm 1 nắm cốc trong tay (5 cỏi) và núi: Cú 1 số cốc.
- Gọi 1 em lên bảng đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa và hỏi cả lớp: 
? Còn cốc nào chưa có thìa? 
- GV nói: Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói: Số cốc nhiều hơn số thìa ”.
- GV nờu tiếp: Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì khụng còn thìa để đặt vào cốc còn lại. Ta nói: Số thìa ít hơn số cốc.
2. Giới thiệu cách so sánh số lượng hai nhóm số lượng:
GV hướng dẫn HS quan sát từng hình vẽ trong bài học rồi nêu các bước:
- Ta nối 1... chỉ với 1...
- Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.
VD:- Số chai ít hơn số nút chai, số nút chai nhiều hơn số chai
- Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt, số củ cà rốt ít hơn số thỏ.
Tương tự với số nồi và số vung, số ổ cắm và phích cắm điện...
Ngoài ra GV có thể lấy một số VD khác rồi rút ra KL.
3. Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn.
- GV đưa ra hai nhóm đò vật có số lượng khác nhau (5 bạn gái và 3 bạn trai, 2 bút chì và 3 vở...)
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
C. Nối tiếp:
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn về nhà tìm hiểu thêm.
- 1 em lên bảng thực hiện
- HS vừa trả lời vừa chỉ vào cốc chưa có thìa
- HS nhắc lại: "Số cốc nhiều hơn số thìa”.
- 1 số HS nêu: Số cốc nhiều hơn số thìa.
 Số thìa ít hơn số cốc.
- Cả lớp đồng thanh.
- HS quan sát rồi nhắc lại:
- Cho HS thi đua nêu nhanh xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn , nhóm nào có số lượng ít hơn.
- HS phải nêu được: 
 "Số bạn gái nhiều hơn số bạn trai, số bạn trai ít hơn số bạn gái".
 "Số bút chì ít hơn số vở, số vở nhiều hơn số bút chì".
_____________________________________________
Tiết 3, 4. học vần: Các nét cơ bản
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết các nét cơ bản trong khi viết chữ cái
 - HS biết gọi tên và viết đúng các nét cơ bản đó.
- Bước đầu biết sử dụng bảng con, phấn, bút chì, vở.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ có viết các nét cơ bản.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Giới thiệu bài: 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu các nét cơ bản:
- GV treo bảng phụ có viết các nét cần học lên bảng.
- GV phát âm mẫu
- HS nhìn và đọc tên các nét.
- GV Hdẫn từng nét.
	+ Nét ngang ( - )
	+ Nét sổ ( )
	+ Nét xiên trái ( \ )
	+ Nét xiên phải ( / )
	+ Nét móc xuôi ( )
	+ Nét móc ngược ( )
	+ Nét móc hai đầu ( )
	+ Nét cong hở- phải ( )
	+ Nét cong hở- trái ( )
	+ Nét cong kín ( )
	+ Nét khuyết trên ( )
	+ Nét khuyết dưới ( )
	+ Nét thắt ( )
2. Luyện viết các nét vào bảng con:
- GV viết mẫu ở bảng (lưu ý điểm bắt đầu)
- HS luyện viết vào bảng con. Mỗi nét viết 3 lần.
- GV theo dõi giúp đỡ những em viết yếu.
- GV cho HS đọc lại các nét cơ bản đã học
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc, viết ở bảng
- GV gọi HS lên bảng đọc cá nhân, đồng thanh các nét vừa học ở T1.
- Cả l ...  đã học có màu sắc, kích thước khác nhau
- Đại diện 3 nhóm thi chọn hình theo yêu cầu: 
	N1: hình vuông; 
	N2: hình tròn; 
	N3: hình tam giác.
- Nhóm nào chọn nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
C. Nối tiếp:
- Hdẫn HS tìm các vật có hình tam giác ở lớp học, ở nhà.
- Cho HS nhắc lại bài học.
- Dặn: Về nhà tìm những vật có hình tam giác.
____________________________________________
Tiết 2,3. học vần: Bài 2: b
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được chữ và âm b.
- Đọc được: be.
- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
HS K- G: Luyện nói 4- 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Chữ cái b mẫu.
- Tranh minh hoạ (hoặc các vật mẫu) các tiếng: bé, bê, bóng, bà.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói (SGK).
III.Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết vào bảng con: e, bé, me, xe, ve.
- HS lên bảng chỉ chữ e trong các tiếng trên.
- HS viết e vào bảng con.
- GV nhận xét.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?
- GV: bé, bê, bóng, bà là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm b.
GV chỉ chữ b trong bài và cho HS phát âm đồng thanh
2. Dạy chữ ghi âm:
a. Nhận diện chữ:
- GV viết bảng: b 
- GV tô lại chữ b đã viết sẵn trên bảng và nói: Chữ b gồm có 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt.
- GV thao tác trên sợi dây cho HS xem.
? Chữ b và chữ e giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
b. Nhận diện âm và phát âm
- GV viết lên bảng chữ b và nói: Đây là chữ b (bờ).
- GV phát âm âm: bờ: môi ngậm lại, bật hơi ra, có tiếng thanh.
- GV phát âm mẫu. 
- GV sửa lỗi cụ thể.
? Hãy tìm tiếng, từ chứa âm b vừa học?
- GV ghi bảng, nhận xét.
c. Ghép chữ và phát âm:
- GV cho HS lấy bộ đồ dùng học vần ra ghép âm b và âm e cho ta tiếng be.
- GV viết lên bảng và cho HS đọc
? Tiếng be gồm có mấy âm? Đó là những âm nào?.
- GV chữa lỗi phát âm cho HS.
d. Hướng dẫn viết chữ trên bảng con:
- GV viết mẫu lên bảng. GV vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết( lưu ý nét nối).
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
- HS quan sát.
- HS nhắc lại: Chữ b gồm có 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt.
+ Giống:nét thắt của e và nét khuyết trên của b.
+ Khác: chữ b có thêm nét thắt.
- HS chú ý, theo dõi cách phát âm của GV.
- HS phát âm: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS tìm và nêu.
- HS ghép tiếng be.
- HS đọc: cá nhân, tổ, nhóm.
- Tiếng be có 2 âm ghép lại: âm b đứng trước, âm e đứng sau
- HS đánh vần, đọc trơn theo: cá nhân, tổ, nhóm.
- HS viết chữ lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết vào bảng con.
- HS viết vào bảng con
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
- Cho HS lần lượt phát âm âm b và tiếng be theo: cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp.
- GV nhận xét và sửa sai cho HS..
b. Luyện viết:
- Cho HS tập tô chữ b, be trong vở tập viết.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
c. Luyện nói: Việc học tập của từng cá nhân.
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi:
? Ai đang học bài?
? Ai đang viết chữ e? 
? Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không?
? Ai đang kẻ vở ? 
? Hai bạn gái đang làm gì? 
? Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau?
- GV nhận xét.
C. Nối tiếp:
- HS nhìn SGK đọc lại toàn bài.
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
- HS lần lượt phát âm âm b và tiếng be theo: cá nhân, tổ, nhóm, cả lớp.
- HS tập tô chữ b, be trong vở tập viết.
- HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Chim đang học bài
- Bạn gấu đang viết chữ e
- Bạn voi đang đọc sách, bạn ấy không biết đọc 
- Bé đang kẻ vở
- Hai bạn gái đang xếp hình
- HS trả lời.
Tiết 4. đạo đức: Em là học sinh lớp Một (T1)
Kho Mục tiêu:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp...
HS K-G: Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
- Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức lớp 1.
- Bài hát: Ngày đầu tiên đi học.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ1: "Vòng tròn giới thiệu tên” (Bài tập 1)
Mục tiêu: Giúp HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên.
Cách tiến hành:
B1: HS đứng thành vòng tròn điểm danh từ 1 đến hết. Lần lượt giới thiệu tên của mình cho bạn nghe.
B2: Thảo luận:
? Trò chơi giúp em điều gì?
? Em có thấy vui khi được giới thiệu tên của mình với bạn không ?.
B3: GV nêu kết luận: Mỗi người đều có một cái tên của mình. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
HĐ2: HS tự giới thiệu về sở thích của mình. (Bài tập 2)
Mục tiêu: Giúp HS biết giới thiệu về sở thích của mình 
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu
- HS tự giới thiệu trong nhóm 2 người.
- GV gọi 1 số HS nêu trước lớp.
Thảo luận: Những điều bạn thích có hoàn toàn giống em không?
GV kết luận: Mỗi người chúng ta có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống và khác nhau...
HĐ3: Kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
Mục tiêu: Giúp HS biết kể về ngày đầu tiên đi học của mình
Cách tiến hành:
- GV nêu nhiệm vụ:
? Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của mình?.
? Em đã chuẩn bị gì cho ngày đầu tiên đi học?
? Bố mẹ đã giúp em những gì?
? Em có thấy vui không?
- HS tự nêu trước lớp (khuyến khích HS K-G nói lưu loát)
GV nêu một số ví dụ rồi kết luận: Vào lớp 1 em sẽ có thêm nhiều bạn, nhiều thầy giáo, cô giáo mới...
+ Được đi học là quyền lợi, là niềm vui của trẻ em.
+ Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp 1
+ Em và các bạn sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi.
HĐ nối tiếp:
- Nhận xét chung tiết học.
- Cả lớp hát bài: Ngày đầu tiên đi học.
______________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 26 tháng 8 năm 2011
Tiết 1. âm nhạc: Học hát: Quê hương tươi đẹp
 (Có giáo viên chuyên trách)
______________________________________________
Tiết 2,3. học vần: Bài 3: Dấu sắc
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được dấu sắc và thanh sắc.
- Đọc được tiếng bé.
- Trả lời được 2- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
HS K- G: Luyện nói 4- 5 câu xoay quanh chủ đề: Các hoạt động khác nhau của trẻ em.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các tiếng:bé, cá, lá( chuối), chó, khế
- Tranh minh hoạ phần luyện nói: một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường( SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết vào bảng con: e, be.
- HS lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng :bé, bê, bóng, bà.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?
- GV giải thích: bé, cá, lá (chuối), chó, khế là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu và thanh sắc.
- GV nói tên dấu này là dấu sắc.
2. Dạy dấu thanh:
a. Nhận diện dấu:
- GV viết lên bảng dấu sắc
- GV tô lại dấu sắc và nói: dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải.
? Dấu sắc giống cái gì? 
- GV cho HS lấy bộ đồ dùng học vần và lấy dấu sắc.
b. Ghép chữ và phát âm
- GV phát âm mẫu
- Cho HS lấy âm b, lấy tiếp âm e và thêm dấu sắc để ghép tiếng bé.
- GV quay bảng phụ. 
? Vị trí của dấu sắc trong tiếng bé?
c. Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
- GV viết mẫu trên bảng. Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình viết.
- GV nhận xét và sữa lỗi cho HS
- Dấu sắc giống cái thước đặt nghiêng,...
- HS lấy dấu sắc.
- HS phát âm theo: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS ghép tiếng bé.
- HS đọc: cá nhân, tổ, nhóm.
- HS đánh vần: bờ e - be - sắc - bé (cá nhân, tổ, cả lớp.)
- Dấu sắc được đặt bên trên con chữ e.
- HS viết trên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết vào bảng con.
- HS viết vào bảng con dấu sắc, tiếng bé. 
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
- Cho HS lần lượt phát âm tiếng bé theo: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
b. Luyện viết:
- Cho HS tập tô be, bé trong vở tập viết.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
c. Luyện nói:
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi gợi ý:
? Quan sát tranh các em thấy những gì?.
? Các bức tranh này có gì khác nhau?.
? Em thích bức tranh nào nhất?Vì sao?.
? Ngoài các hoạt động kể trên em và các bạn em còn những hoạt động nào nữa?.
? Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất?.
? Em đọc tên của bài này.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài trong SGK.
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau
- HS lần lượt phát âm tiếng bé theo: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS tập tô be, bé trong vở tập viết.
- HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
...............................
______________________________________________
Tiết 4. Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Tổng kết hoạt động tuần 1.
- ổn định tổ chức lớp.
- Kế hoạch tuần 2.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Tổng kết hoạt động tuần 1
- GV đánh giá các mặt hoạt động:
+ Nề nếp
+ Vệ sinh ( trường lớp, cá nhân)
+ Tinh thần, thái độ học tập
+ Thực hiện nội quy của lớp, của trường.
 ..................
HĐ2: ổn định tổ chức lớp
* GV sắp xếp lại chỗ ngồi.
- Chia tổ, cử tổ trưởng, tổ phó, giao nhiệm vụ,... 
* Giaựo vieõn hửụựng daón hoùc sinh sinh hoaùt:
- Giaựo vieõn ủoùc vaứ giaỷng veà 5 ủieàu Baực Hoà daùy cho hoùc sinh nghe; taọp cho caực em ủoùc thuoọc tửứng caõu (ủieàu).
* Quy ủũnh veà neà neỏp lụựp
- Nhaộc nhụỷ hoùc sinh ra vaứo lụựp, ủi hoùc ủuựng giụứ, hoùc chuyeõn caàn, nghổ hoùc phaỷi xin pheựp, maởc ủoàng phuùc aựo traộng vào các ngày thứ hai,...
- Caựch xeỏp haứng ra vaứo lụựp, khi taọp theồ duùc vaứ khi ra veà.
- Caựch giửừ gỡn veọ sinh caự nhaõn, giửừ veọ sinh trửụứng lụựp phaỷi saùch seừ.
- Hửụựng daón cho caực em caựch chaứo hoỷi leó pheựp vụựi ngửụứi lụựn, phaỷi luoõn thửụng yeõu, giuựp ủụừ baùn beứ, thaọt thaứ vaứ trung thửùc...
HĐ3: Kế hoạch tuần 2
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
- Học tập tích cực.
- Nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp.
 ..................
HĐ4: Tổng kết.
- Dặn thực hiện những điều đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 1.doc