Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 11

Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 11

Tiết 3, 4. HỌC VẦN: Bài 41: iêu - yêu

I. Mục tiêu:

- HS đọc được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và câu ứng dụng.

- HS viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý

- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.

HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ từ khoá: diều sáo, yêu quý

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về và phần luyện nói: Bé tự giới thiệu (SGK).

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc ở bảng con: iu, êu, líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.

- HS viết vào bảng con: Tổ 1: líu lo Tổ 2: chịu khó Tổ 3: cây nêu

- 1 HS đọc câu ứng dụng.

- 1 HS đọc bài SGK.

GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 24 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học Khối 1 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2011
Chào cờ
Tập trung chào cờ toàn trường
_________________________________________
Tiết 2. Mĩ thuật: Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm
(Có giáo viên chuyên trách)
_________________________________________
Tiết 3, 4. Học vần: Bài 41: iêu - yêu
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ từ khoá: diều sáo, yêu quý 
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về và phần luyện nói: Bé tự giới thiệu (SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: iu, êu, líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: líu lo Tổ 2: chịu khó Tổ 3: cây nêu
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: iêu
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: iêu
- GV đọc
? Vần iêu có mấy âm ghép lại? So sánh với vần êu? 
b. Ghép chữ, đánh vần:
- Ghép vần iêu?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: iê - u - iêu.
? Có vần iêu bây giờ muốn có tiếng diều ta ghép thêm âm gì và dấu thanh gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: 
dờ - iêu - diêu - huyền - diều.
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là diều sáo. Tiếng diều có trong từ diều sáo.
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần iêu có 2 âm ghép lại, âm đôi iê đứng trước và âm u đứng sau.
- HS cài vần iêu vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần iêu.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần iêu, muốn có tiếng diều ta ghép thêm âm d đứng trước và dấu huyền trên ê.
- HS cài tiếng diều vào bảng cài.
- HS phân tích: Tiếng diều gồm âm d đứng trước, vần iêu đứng sau và dấu huyền trên ê.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: iêu - diều - diều sáo, diều sáo - diều - iêu.
yêu
(Quy trình tương tự dạy vần iêu)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: buổi chiều yêu cầu
 hiểu bài già yếu
GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- GV theo dõi và sửa sai cho HS (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý
- HS đọc lại toàn bài. 
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu ứng dụng: 
Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý 
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Trong tranh vẽ gì?
? Bạn nào trong tranh đang tự giới thiệu?
? Em năm nay lên mấy tuổi?
? Em đang học lớp nào? Cô giáo nào đang dạy em?
? Nhà em có mấy anh em?
? Em có thích hát và vẽ không? Nếu biết hát em hát cho cả lớp nghe 1 bài nào?
GV phát triển thêm: Năm nay em học lớp Một. Lớp em là lớp 1A. Em rất yêu cô giáo của em,...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần iêu, yêu.
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng.
- HS đọc lại.
- HS đọc theo nhóm, cá nhân, cả lớp.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý 
- HS đọc tên bài luyện nói: Bé tự giới thiệu
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- ... 
- ... 
- ...
- ...
- ...
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
_________________________________________________
Tiết 5. Toán: Phép trừ trong phạm vi 5 (58)
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 5
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Các vật mẫu ở bộ đồ dùng dạy học toán 1
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con (mỗi tổ làm 1 bài): 4 - 1 =...; 4 - 2 =...; 4 - 3 =...
GV chốt kq, nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài. 
2. Dạy bài mới:
a. Hướng dẫn HS làm phép trừ 5 - 1 = 3.
GV đính 5 con bướm lên bảng:
? Trên bảng có mấy con bướm? 
GV bớt 1 con bướm.
? Có mấy con bướm vừa bay đi? 
? 5 con bướm bay đi 1 con bướm còn mấy con bướm?
 - GV: “5 bớt 1 còn 4”.
GV: Ta viết “5 bớt 1 còn 4” như sau: 
 5 - 1 = 4. 
* Hướng dẫn HS viết dấu trừ, phép tính 
5 - 1 = 4
GV viết mẫu, hd quy trình viết:
GV chỉnh sửa, nhận xét.
- Trên bảng có 5 con bướm 
- Có 1 con bướm vừa bay đi.
- HS nêu: 5 con bướm bay đi 1 con bướm còn 4 con bướm
- HS: “5 bớt 1 còn 4”.
- HS tìm dấu trừ trong bảng cài, ghép 5 - 1 = 4.
- HS đọc: “năm trừ một bằng bốn”
- HS viết bảng con.
b. Hướng dẫn HS phép trừ: 5 - 2 = 3, 5 - 3 = 2, 5 - 4 = 1.
(Các bước tương tự như hd 5 - 1 = 4 với cây cam có 5 quả rồi làm động tác bớt lần lượt)
c. Cho HS đọc lại công thức: 5 - 1 = 4, 5 - 2 = 3, 5 - 3 = 2, 5 - 4 = 1
- GV chỉ bảng
- HS đọc: 5 - 1 = 4, 5 - 2 = 3, 5 - 3 = 2, 5 - 4 = 1
d. Hướng dẫn HS biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Cho HS qsát hình vẽ số chấm tròn và nêu bài toán:
* Có 4 chấm tròn, thêm 1 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn? 
* Có 1 chấm tròn, thêm 4 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
HS lập phép cộng: 4 + 1 = 5
 1 + 4 = 5
? Từ phép cộng, hãy lập phép trừ?
HS lập phép trừ: 5 - 1 = 4 
 5 - 4 = 1
GV: Đây chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Tương tự với 5 - 2 = 3, 5 - 3 = 2
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1: GV nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách làm 
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 3, 4, 5 để làm bài.
- HS tự làm bài vào vở, nêu kq.
- GV chữa bài, chốt kq.
Bài 2 (cột 1): HS tự làm bài.
Lưu ý: Dựa vào bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 5 vừa học để làm bài.
Bài 3: GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS cách viết phép trừ theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc (tương tự phép cộng).
- HS làm vào vở.
- GV chữa bài, chốt kq: 
 5 5 5 5 4 4
 - - - - - - 
 3 2 1 4 2 1
 2 3 4 1 2 3
Bài 4 (a): Viết phép tính thích hợp:
GV gợi ý: 
? Lúc đầu trên cây có mấy quả táo?
? Bạn nhỏ lấy xuống mấy quả táo?
- Lúc đầu có 5 quả táo.
- Bạn nhỏ lấy xuống 2 quả táo
HS nêu đề toán: Lúc đầu trên cây có 5 quả táo. Sau đó bạn nhỏ lấy đi 2 quả táo. Hỏi trên cây còn lại mấy quả táo?
? Muốn biết còn lại mấy quả táo ta làm phép tính gì?
- HS viết phép tính thích hợp vào ô trống, nêu kq.
- GV nhận xét, chốt kq (Viết 5 - 2 = 3).
C. Nối tiếp:
- GV hỏi HS: Bốn trừ một bằng mấy, năm trừ hai bằng mấy,... để củng cố thêm.
- Tuyên dương 1 số bạn làm bài tốt.
- Dặn đọc thuộc các phép cộng: 5 - 1 = 4, 5 - 2 = 3, 5 - 3 = 2, 5 - 4 = 1
____________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. Tập viết: Tuần 9: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo,...
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng các chữ: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
HS K- G: Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn bài tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng các từ cần viết, đọc mẫu
- GV giải nghĩa một số từ: líu lo, hiểu bài, yêu cầu 
+ Cho HS xem: cái kéo, tranh sáo sậu, tranh trái đào
- HS đọc theo GV
- HS lắng nghe
2. Hướng dẫn viết:
a. Luyện viết trên bảng con:
- GV viết mẫu, hd quy trình (lưu ý nét nối và vị trí đánh dấu thanh) 
- GV hướng dẫn giúp đỡ thêm. 
- Nhận xét, sửa lỗi trực tiếp cho HS. 
- HS luyện viết lần lượt trên bảng con: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu 
b. Luyện viết ở vở Tập viết:
- GV nêu yêu cầu bài viết GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi 
viết và khoảng cách giữa các chữ, giữa từ với từ.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm 1 số bài - Nhận xét bài viết của HS.
- HS viết vào vở Tập viết.
3. Nối tiếp:
- Nhận xét sự tiến bộ của từng HS.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
____________________________________________
Tiết 2. Đạo đức: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ (T2)
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
- Yêu quý anh chị em trong gia đình.
- Cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
HS K- G: Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với anh chị em trong gia đình
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
III. Các PP/ KT dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Thảo luận nhóm, đóng vai, xửỷ lí tình huống
IV. Phương tiện dạy - học: 
- Các hình ở SGK
- Vở bài tập đạo đức 1
V. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Khám phá
2. Kết nối
1. HS làm bài tập 3
- GV đọc yêu cầu bài tập 3: Em hãy nối các bức tranh với chữ “nên” hoặc “không nên” cho phù hợp.
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi 1 số HS làm bài tập ở bảng.
- GV chốt ý nêu được: Tranh 1, 4: Không nên.
 Tranh 2, 3, 4: Nên
3. Thực hành
2. HS chơi đóng vai
- GV chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của bài  ... on bây giờ muốn có tiếng con ta ghép thêm âm gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: cờ - on - con. 
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là mẹ con. Tiếng con có trong mẹ con.
 GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần on có 2 âm ghép lại, âm o đứng trước và âm n đứng sau.
- HS cài vần on vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần on.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần on, muốn có tiếng con ta ghép thêm âm c đứng trước.
- HS cài tiếng con vào bảng cài.
- HS phân tích: Tiếng con gồm âm c đứng trước, vần on đứng sau.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: on - con - mẹ con, mẹ con - con - on.
an
(Quy trình tương tự dạy vần on)
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
GV ghi bảng: rau non thợ hàn
 hòn đá bàn ghế
GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
 GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: on, an, mẹ con, nhà sàn theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. 
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: on, an, mẹ con, nhà sàn
- HS đọc lại toàn bài. 
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu ứng dụng: 
Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: on, an, mẹ con, nhà sàn 
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Trong tranh vẽ mấy bạn?
? Các bạn ấy đang làm gì?
? Bạn của em là những ai ? Họ ở đâu?
? Em và các bạn thường chơi những trò gì?
? Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những công việc gì?
GV phát triển thêm: Bé khoe với các bạn bé được mẹ mua cho búp bê. Bé cùng chơi búp bê với các bạn. ở trường, bé thường chơi nhảy dây với các bạn,...
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: on, an, mẹ con, nhà sàn 
- HS đọc tên bài luyện nói: Bé và bạn bè.
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- Trong tranh vẽ 3 bạn.
- Các bạn ấy đang nói chuyện với nhau.
- ... 
- ...
- ...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần on, an 
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng 
- HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
__________________________________________________________________Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tiết 1, 2. Học vần: Bài 45: ân - ă - ăn
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: ân, ăn, cái cân, con trăn; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: ân, ăn, cái cân, con trăn.
- Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi.
HS K- G: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh hoạ ở SGK; biết đọc trơn, viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một).
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ từ khoá: cái cân, con trăn.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn và phần luyện nói: Nặn đồ chơi (SGK).
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc ở bảng con: on, an, rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: rau non Tổ 2: thợ hàn Tổ 3: bàn ghế
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- 1 HS đọc bài SGK.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần mới: ân
a. Nhận diện vần:
- GV ghi bảng: ân
- GV đọc
? Vần ân có mấy âm ghép lại? So sánh với vần an? 
b. Ghép chữ, đánh vần.
- Ghép vần ân?
GV kiểm tra, quay bảng phụ
- GV đánh vần mẫu: â - n - ân.
? Có vần ân bây giờ muốn có tiếng cân ta ghép thêm âm gì?
- GV chỉ thước 
- GV đánh vần mẫu: cờ - ân -cân. 
- GV đưa tranh và giới thiệu: đây là cái cân. Tiếng cân có trong từ cái cân.
- GV giảng từ, ghi bảng. 
- HS đọc theo.
- Vần ân có 2 âm ghép lại, âm â đứng trước và âm n đứng sau.
- HS cài vần ân vào bảng cài.
- HS đọc và nhắc lại cấu tạo vần ân
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Có vần ân, muốn có tiếng cân ta ghép thêm âm c đứng trước.
- HS cài tiếng cân vào bảng cài.
- HS phân tích: Tiếng cân gồm âm c đứng trước, vần ân đứng sau.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc: ân - cân - cái cân, cái cân - cân - ân.
ăn
(Quy trình tương tự dạy vần ân)
Lưu ý: - GV ghi ă lên bảng.
 - GV đọc mẫu rồi cho HS đọc
 - So sánh với âm a?
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- GV ghi bảng: bạn thân khăn rằn
 gần gũi dặn dò
- GV gạch chân tiếng mới:
- GVđọc mẫu, giảng từ.
GV nhận xét, chỉnh sửa.
d. Hướng dẫn viết bảng con: 
- GV viết mẫu lần lượt lên bảng lớp: ân, ăn, cái cân, con trăn theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- GV theo dõi và sửa sai cho HS. (Lưu ý điểm đặt bút, điểm kết thúc, nét nối giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong từ và vị trí đánh dấu thanh).
- GV chỉ bảng 
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc lại.
- HS viết trên không.
- HS viết lần lượt vào bảng con: ân, ăn, cái cân, con trăn
- HS đọc lại toàn bài
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc: 
* Đọc lại bài tiết 1:
Cho HS đọc lại bài ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
* Luyện đọc câu ứng dụng
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Bức tranh vẽ gì? 
GV giới thiệu câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn.
- GV gạch chân.
- GV đọc mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
 - Cho HS viết vào vở tập viết: ân, ăn, cái cân, con trăn
- GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chấm điểm và nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
? Trong tranh vẽ các bạn đang làm gì?
? Các bạn ấy nặn những con vật gì?
? Thường đồ chơi được nặn bằng gì?
? Em đã nặn được những đồ chơi gì?
? Trong số các bạn của em, ai nặn đồ chơi đẹp?
? Em có thích nặn đồ chơi không?
? Sau khi nặn đồ chơi xong, em phải làm gì?
GV phát triển thêm: Giờ Mĩ thuật, cô giáo dạy em nặn con chim. Bạn Nam khéo tay nên nặn được con chim đẹp nhất,...
- HS đọc theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- HS qsát, trả lời.
- HS tìm tiếng mới.
- HS đọc tiếng, từ.
- HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS viết vào vở: ân, ăn, cái cân, con trăn.
- HS đọc tên bài luyện nói: Nặn đồ chơi
- HS quan sát tranh và trả lời: 
- Trong tranh vẽ các bạn đang nặn đồ chơi.
- ... 
- ...
- ...
- ... 
- ...
- Sau khi nặn đồ chơi xong, em phải rửa tay,...
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ân, ăn. 
- HS nêu nối tiếp.
- GV lựa chọn, ghi nhanh lên bảng - HS đọc lại.
C. Nối tiếp:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà đọc lại bài.
___________________________________________________
Tiết 3. Đạo đức: Thực hành kĩ năng giữa học kỳ 1
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại các bài đạo đức đã học từ đầu năm lại nay.
- Luyện tập 1 số kĩ năng, hành vi đạo đức đã học.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. a. GV nêu yêu cầu cần luyện tập:
- Đi học đúng giờ.
- Kĩ năng về giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Kĩ năng về lễ phép vơi anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
b. GV nêu tình huống trước lớp:
* Nhiều lần em bị bố mẹ đưa đến lớp muộn, em sẽ nói gì với bố mẹ để khỏi chậm học.
- HS thảo luận và nêu trước lớp.
* Em lỡ đi học muộn giờ. Em sẽ nói gì với lớp, với cô?
- HS lên thể hiện trước lớp
c. Hãy nêu các cách để giữ gìn sách vở.
- HS nêu trước lớp:
VD: + Em bọc sách vở cẩn thận.
 + Em không để sách vở quăn góc.
 + Em gấp sách vở nhẹ nhàng vào cặp...
d. Kiểm tra sách vở lẫn nhau: 2 em 1 bàn đổi sách vở cho nhau.
- GV kiểm tra và nêu kết quả trước lớp.
C. Nối tiếp:
- Tuyên dương những em đi học đúng giờ, thực hiện đúng những điều đã học.
____________________________________________
Tiết 4. Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Tổng kết hoạt động tuần 11.
- Kế hoạch tuần 12.
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Tổng kết hoạt động tuần 11
- GV đánh giá các mặt hoạt động:
+ Nề nếp
+ Vệ sinh ( trường lớp, cá nhân)
+ Tinh thần, thái độ học tập
+ Thực hiện nội quy của lớp, của trường.
 ..................
HĐ2: Kế hoạch tuần 12
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.
- Học tập tích cực.
- Nghiêm túc thực hiện nội quy trường, lớp.
 ..................
HĐ4: Tổng kết.
____________________________________________
Buổi chiều
Tiết 1. Tập viết: Tuần 10: chú cừu, rau non, thợ hàn, khâu áo, ...
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng các chữ: chú cừu, rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
HS K- G: Viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bộ chữ dạy tập viết.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
1. Giới thiệu bài:
- GV ghi bảng các từ cần viết, đọc mẫu
- GV giải nghĩa một số từ: rau non, khâu áo, cây nêu, dặn dò
+ Cho HS xem: tranh thợ hàn, chú cừu
- HS đọc theo GV
- HS lắng nghe
2. Hướng dẫn viết:
a. Luyện viết trên bảng con:
- GV viết mẫu, hd quy trình (lưu ý nét nối và vị trí đánh dấu thanh) 
- GV hướng dẫn giúp đỡ thêm. 
- Nhận xét, sửa lỗi trực tiếp cho HS. 
- HS luyện viết lần lượt trên bảng con: chú cừu, rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò
b. Luyện viết ở vở Tập viết:
- GV nêu yêu cầu bài viết GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi 
viết và khoảng cách giữa các chữ, giữa từ với từ.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm 1 số bài 
- Nhận xét bài viết của HS.
- HS viết vào vở Tập viết.
3. Nối tiếp:
- Nhận xét sự tiến bộ của từng HS.
- Nhận xét chung tiết học 
- Dặn về nhà luyện viết thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 11.doc